Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Hiển Linh 2010
Tiên Tri Isaia đã thị kiến toàn cảnh của ngày Cứu Thế:
“Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi.Vinh quang của ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả trên ngươi. Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi, ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi. Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước”. (Is 60, 1-3)
Và hôm nay, toàn cảnh ấy đã hiển hiện:
“Đức Vua dân Dothái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người”
Ba đạo sĩ theo ánh sao đến Belem, rất rõ mục đích: đến để bái lạy Chúa Cứu Thế Giáng Sinh. Họ không đến vì một mục đích nào khác. Mục đích ấy chứng tỏ thiện tâm của họ, nên họ xứng đáng lãnh nhận Bình an Giáng sinh của Chúa Cứu Thế. Chưa nói đến lễ phẩm quí giá thì tấm lòng của họ đã là một của lễ đẹp lòng Thiên Chúa.
Trong khi đó, Herode nói, nghe thật dễ thương, thật khả tín: “Các khanh hãy đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho trẫm, để cả trẫm cũng đến triều bái Người”. Thoạt nghe, tưởng như ông là người có lòng ngay. Nhưng chỉ có Thiên Chúa mới biết rõ lòng của ông. Và nếu ba đạo sĩ không tỉnh táo lắng nghe và đọc được dấu chỉ của Chúa, thì chắc chắn họ đã lầm, và họ cũng theo đường cũ mà về báo lại cho Herode biết rồi. Herode không có thiện tâm thiện chí đến để triều bái Người như lời ông nói, nhưng ông sẽ nói một đường làm một nẻo, vì trong ông có một âm mưu thực hiện ý đồ đen tối là tẩy chay Đấng Cứu Thế. Ông không gặp được Chúa, không gặp được ơn cứu độ.
Ở một Giáo xứ kia, trong sinh hoạt thiếu nhi chiều 25 có câu đố có thưởng, thế này: “Khi Chúa Giêsu sinh ra, ca đoàn các Thiên Thần hát bài gì?” Có em đáp: “bài Mùa Đông Năm Ấy”. Cô GLV lắc đầu. Em khác: “thưa cô, bài Đêm Đông Lạnh Lẽo”. “Hổng phải thưa cô, bài Nơi Belem”. Cô lắc đầu. Một em khác “ Thưa cô, bài Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời, Bình An Dưới Thế Cho Người Lòng Ngay”. “Đúng rồi, mời em lên đây”. Cô có thêm câu hỏi phụ: “ca đoàn Thiên Thần có bao nhiêu ca viên” “24 ca viên thưa cô”. “Sao em biết 24?” “Thưa cô, đêm canh thức có 24 thiên thần múa bài này”. “À há! Em nào có đáp án khác?” “Thưa cô 15”, “thưa cô 50”…”100”… “thưa cô quá nhiều không đếm nổi…...vô số…. “. Vỗ tay mừng các em.
Câu chuyện của ba đạo sĩ đến thờ lạy Chúa là câu chuyện tình của Thiên Chúa bao dung rộng lượng. Ngài không hẹp hòi giấu cất ơn cứu độ cho dân riêng của Ngài, mà sẵn lòng ban phát cho mọi dân nước, sẵn lòng tỏ bày tình thương của Ngài, sắn lòng hiển linh một tình yêu vô hình đã thành hữu hình trong dung nhan một hài nhi đơn sơ, nghèo hèn, bé nhỏ.
Nhưng, câu chuyện Ba đạo sĩ đến thờ lạy Chúa còn là câu chuyện của những người có lòng ngay. Họ khiêm tốn tìm đến Chúa, họ thành tâm thờ lạy Chúa, họ cung kính dâng lễ vật lên Chúa, và họ đã được quà tặng giáng sinh là bình an tâm hồn- đúng như lời sứ thần hát: “bình an dưới thế cho người lòng ngay”
Chỉ người có lòng ngay: đơn sơ, khiêm tốn nhìn nhận thân phận con người của mình luôn cần có sự can thiệp của thần linh, mới tiếp nhận được ánh sáng diệu kỳ của Ngôi Lời Thiên Chúa. Và ánh sáng ấy, khơi dậy nơi họ niềm tin, tình yêu mến, lòng cậy trông và nhất là khát vọng được cứu độ.
Chỉ người có lòng ngay, biết sống theo lẽ phải, biết yêu chuộng sự thật, biết tôn trọng công lý, biết thăng hoa phẩm giá con người đúng tầm cao của một thụ tạo tuyệt mỹ, biết xây dựng bình an thật trong tâm hồn và trong cuộc sống, biết thương cảm, biết sẻ chia, biết cứu độ mới có thể nhận ra ánh sáng mới, con đường mới, và được Chúa ban phúc cho nhìn thấy ánh vinh quang của Người.
Chỉ người có lòng ngay mới đón nhận được ánh sáng Hiển Linh của Chúa.
Chỉ người có lòng ngay, mới có bình an thật của Chúa.
Vâng, và chỉ người có lòng ngay mới có thể reo lên rằng: “Khắp cùng cùng bờ cõi địa cầu, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa chúng ta”, “mọi dân tộc trên địa cầu đều thờ lạy Chúa” (Tv 71,11). “Hãy ca mừng Chúa vì Ngài “giải thoát kẻ nghèo khó khỏi tay người quyền thế, cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ, thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, cứu mạng sống của người cùng khổ” (Tv 71).
Lời ca tụng ấy dành cho Thiên Chúa chúng ta thật là chính đáng.
Mấy ngày trước Lễ Giáng Sinh, khắp các nhà thờ đều rộn ràng “mừng Chúa Giáng Sinh”. Chính quyền các cấp cũng được chỉ thị từ trên và họ đã đến các nhà thờ để “mừng Lễ Giáng Sinh”, một lẵng hoa, chút quà cáp, lời thăm hỏi và chúc mừng Lễ Giáng Sinh… đàng hoàng, lịch sự, dễ thương, khả tín lắm…. Nhưng, đó có phải là tín hiệu vui rằng “ mọi dân nước đều thờ lạy Chúa” không? Hay chỉ là một cử chỉ hoàn toàn mang tính xã hội. Đã vậy, nhân cơ hội này, có người còn mừng quá hứa rằng sẽ đồng hành với xã hội mà xây dựng một thành phố văn minh, một đất nước giàu mạnh theo đường lối của thế gian; lại có người hứa và đã chuyển lời thăm hỏi, chúc mừng “lễ Giáng Sinh” đến mọi thành phần dân Chúa.
Tôi bỗng nhớ chuyện trang trí trong những ngày lễ. Thỉnh thoảng tôi vẫn còn thấy trước các tiền đường những băng-rôn như thế này: “Hân Hoan Mừng Lễ Giáng Sinh” “Hân Hoan Mừng Lễ Phục Sinh” “Hân Hoan Mừng Lễ Hiện Xuống”…. Một vài cụ già đã phàn nàn: “mừng Lễ Giáng Sinh hay Mừng Chúa Giáng Sinh? Đời quá vậy! Có Đạo đâu! Sao không dám Hân Hoan Mừng Chúa Giáng Sinh?” Tôi chưa kịp hiểu ý các cụ.
Nay nhân lễ Chúa Hiển Linh và suy niệm đoạn Tin Mừng này, tôi mới ngộ ra chúng ta mừng nhiều lễ quá, mà không có gì mừng Chúa cả. Lễ bỗng trở thành ngày hội, lễ hội có tính cách xã hội nhiều hơn là tâm linh. Thế thì tâm tình “đến thờ lạy Chúa” bị ngộ độc tự bao giờ mà phải nhường lại tất cả cho cái hình thức bên ngoài mà thôi như thế, còn bên trong, rỗng tuếch. Chúng ta có lòng ngay chưa, khi thực hiện các công việc mà không có ý để “thờ lạy Thiên Chúa”, nhưng để cho thiên hạ biết rằng chúng ta có tự do. Tốn cả bạc triệu lo làm hang đá, mà hang đá chỉ đẹp vào ban đêm nhờ ánh đèn điện đủ sắc màu sặc sỡ, còn ban ngày thì nhìn chẳng được. Nó có là cái thực của hang đá trong lòng chúng ta không?
Người lòng ngay không thể đi theo lối gian tà, không thể chấp nhận để cái gian tà nó hiên ngang tiến bước. Gian tà bước ngoài đường, nhìn thấy đã ngán, nay lại bước thẳng vào trong nhà ta, thì còn gì để nói.
Vẫn biết rằng ơn cứu độ dành cho tất cả mọi người vì Thiên Chúa không hẹp hòi, không giấu cất, như Thánh Phaolô khẳng định: “Nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể, và đồng thông phần lời hứa của Người trong Đức Giêsu Kitô” (Eph 3, 5-6), nhưng, có phải hết thảy dân ngoại đều đang có lòng ngay đâu, có thành tâm thiện chí gì đâu! Cũng phải tỉnh táo như các đạo sĩ mà nhận ra dấu chỉ của Thiên Chúa để biết âm mưu của Herode rồi tìm đường khác mà về chứ. “Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình” (Mt 2,12).
Tin mừng Lễ Chúa Hiển Linh trong cuộc sống thường ngày các tín hữu, là nhận ra Chúa đang hiển linh trong từng lá cây ngọn cỏ, từng giọt sương mai, từng bữa cơm, trong từng mái ấm, trong từng hơi thở, từng phút sống tràn đầy ân sủng bởi Thiên Chúa. Từ đó, Đức Tin, Cậy, Mến phát xuất từ lòng đơn sơ ngay thật sẽ bền bỉ nhờ bởi đức khôn ngoan của Chúa Thánh Thần soi chiếu, làm sung mãn đời sống tâm hồn.
Đời sống đạo không chỉ là những rộn ràng lễ hội bên ngoài, nhưng phải là đời sống biết thờ lạy Chúa, tôn vinh Chúa, cảm tạ Chúa mọi lúc mọi nơi. Tất cả vinh quang dành cho Thiên Chúa chúng ta.
Lạy Chúa, Chúa ban bình an cho người có lòng ngay. Xin cho chúng con quyết tâm không đi theo lối gian tà, và luôn được ánh sáng Belem chiếu dọi: “đến để thờ lạy Thiên Chúa” đã hiển linh nơi Hài Nhi Giêsu khiêm cung, đơn sơ, thạt thà, nghèo hèn, bé nhỏ, với ước mong được ơn bình an và niềm vui cứu độ. A men
Tiên Tri Isaia đã thị kiến toàn cảnh của ngày Cứu Thế:
“Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi.Vinh quang của ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả trên ngươi. Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi, ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi. Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước”. (Is 60, 1-3)
Và hôm nay, toàn cảnh ấy đã hiển hiện:
“Đức Vua dân Dothái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người”
Ba đạo sĩ theo ánh sao đến Belem, rất rõ mục đích: đến để bái lạy Chúa Cứu Thế Giáng Sinh. Họ không đến vì một mục đích nào khác. Mục đích ấy chứng tỏ thiện tâm của họ, nên họ xứng đáng lãnh nhận Bình an Giáng sinh của Chúa Cứu Thế. Chưa nói đến lễ phẩm quí giá thì tấm lòng của họ đã là một của lễ đẹp lòng Thiên Chúa.
Trong khi đó, Herode nói, nghe thật dễ thương, thật khả tín: “Các khanh hãy đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho trẫm, để cả trẫm cũng đến triều bái Người”. Thoạt nghe, tưởng như ông là người có lòng ngay. Nhưng chỉ có Thiên Chúa mới biết rõ lòng của ông. Và nếu ba đạo sĩ không tỉnh táo lắng nghe và đọc được dấu chỉ của Chúa, thì chắc chắn họ đã lầm, và họ cũng theo đường cũ mà về báo lại cho Herode biết rồi. Herode không có thiện tâm thiện chí đến để triều bái Người như lời ông nói, nhưng ông sẽ nói một đường làm một nẻo, vì trong ông có một âm mưu thực hiện ý đồ đen tối là tẩy chay Đấng Cứu Thế. Ông không gặp được Chúa, không gặp được ơn cứu độ.
Ở một Giáo xứ kia, trong sinh hoạt thiếu nhi chiều 25 có câu đố có thưởng, thế này: “Khi Chúa Giêsu sinh ra, ca đoàn các Thiên Thần hát bài gì?” Có em đáp: “bài Mùa Đông Năm Ấy”. Cô GLV lắc đầu. Em khác: “thưa cô, bài Đêm Đông Lạnh Lẽo”. “Hổng phải thưa cô, bài Nơi Belem”. Cô lắc đầu. Một em khác “ Thưa cô, bài Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời, Bình An Dưới Thế Cho Người Lòng Ngay”. “Đúng rồi, mời em lên đây”. Cô có thêm câu hỏi phụ: “ca đoàn Thiên Thần có bao nhiêu ca viên” “24 ca viên thưa cô”. “Sao em biết 24?” “Thưa cô, đêm canh thức có 24 thiên thần múa bài này”. “À há! Em nào có đáp án khác?” “Thưa cô 15”, “thưa cô 50”…”100”… “thưa cô quá nhiều không đếm nổi…...vô số…. “. Vỗ tay mừng các em.
Câu chuyện của ba đạo sĩ đến thờ lạy Chúa là câu chuyện tình của Thiên Chúa bao dung rộng lượng. Ngài không hẹp hòi giấu cất ơn cứu độ cho dân riêng của Ngài, mà sẵn lòng ban phát cho mọi dân nước, sẵn lòng tỏ bày tình thương của Ngài, sắn lòng hiển linh một tình yêu vô hình đã thành hữu hình trong dung nhan một hài nhi đơn sơ, nghèo hèn, bé nhỏ.
Nhưng, câu chuyện Ba đạo sĩ đến thờ lạy Chúa còn là câu chuyện của những người có lòng ngay. Họ khiêm tốn tìm đến Chúa, họ thành tâm thờ lạy Chúa, họ cung kính dâng lễ vật lên Chúa, và họ đã được quà tặng giáng sinh là bình an tâm hồn- đúng như lời sứ thần hát: “bình an dưới thế cho người lòng ngay”
Chỉ người có lòng ngay: đơn sơ, khiêm tốn nhìn nhận thân phận con người của mình luôn cần có sự can thiệp của thần linh, mới tiếp nhận được ánh sáng diệu kỳ của Ngôi Lời Thiên Chúa. Và ánh sáng ấy, khơi dậy nơi họ niềm tin, tình yêu mến, lòng cậy trông và nhất là khát vọng được cứu độ.
Chỉ người có lòng ngay, biết sống theo lẽ phải, biết yêu chuộng sự thật, biết tôn trọng công lý, biết thăng hoa phẩm giá con người đúng tầm cao của một thụ tạo tuyệt mỹ, biết xây dựng bình an thật trong tâm hồn và trong cuộc sống, biết thương cảm, biết sẻ chia, biết cứu độ mới có thể nhận ra ánh sáng mới, con đường mới, và được Chúa ban phúc cho nhìn thấy ánh vinh quang của Người.
Chỉ người có lòng ngay mới đón nhận được ánh sáng Hiển Linh của Chúa.
Chỉ người có lòng ngay, mới có bình an thật của Chúa.
Vâng, và chỉ người có lòng ngay mới có thể reo lên rằng: “Khắp cùng cùng bờ cõi địa cầu, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa chúng ta”, “mọi dân tộc trên địa cầu đều thờ lạy Chúa” (Tv 71,11). “Hãy ca mừng Chúa vì Ngài “giải thoát kẻ nghèo khó khỏi tay người quyền thế, cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ, thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, cứu mạng sống của người cùng khổ” (Tv 71).
Lời ca tụng ấy dành cho Thiên Chúa chúng ta thật là chính đáng.
Mấy ngày trước Lễ Giáng Sinh, khắp các nhà thờ đều rộn ràng “mừng Chúa Giáng Sinh”. Chính quyền các cấp cũng được chỉ thị từ trên và họ đã đến các nhà thờ để “mừng Lễ Giáng Sinh”, một lẵng hoa, chút quà cáp, lời thăm hỏi và chúc mừng Lễ Giáng Sinh… đàng hoàng, lịch sự, dễ thương, khả tín lắm…. Nhưng, đó có phải là tín hiệu vui rằng “ mọi dân nước đều thờ lạy Chúa” không? Hay chỉ là một cử chỉ hoàn toàn mang tính xã hội. Đã vậy, nhân cơ hội này, có người còn mừng quá hứa rằng sẽ đồng hành với xã hội mà xây dựng một thành phố văn minh, một đất nước giàu mạnh theo đường lối của thế gian; lại có người hứa và đã chuyển lời thăm hỏi, chúc mừng “lễ Giáng Sinh” đến mọi thành phần dân Chúa.
Tôi bỗng nhớ chuyện trang trí trong những ngày lễ. Thỉnh thoảng tôi vẫn còn thấy trước các tiền đường những băng-rôn như thế này: “Hân Hoan Mừng Lễ Giáng Sinh” “Hân Hoan Mừng Lễ Phục Sinh” “Hân Hoan Mừng Lễ Hiện Xuống”…. Một vài cụ già đã phàn nàn: “mừng Lễ Giáng Sinh hay Mừng Chúa Giáng Sinh? Đời quá vậy! Có Đạo đâu! Sao không dám Hân Hoan Mừng Chúa Giáng Sinh?” Tôi chưa kịp hiểu ý các cụ.
Nay nhân lễ Chúa Hiển Linh và suy niệm đoạn Tin Mừng này, tôi mới ngộ ra chúng ta mừng nhiều lễ quá, mà không có gì mừng Chúa cả. Lễ bỗng trở thành ngày hội, lễ hội có tính cách xã hội nhiều hơn là tâm linh. Thế thì tâm tình “đến thờ lạy Chúa” bị ngộ độc tự bao giờ mà phải nhường lại tất cả cho cái hình thức bên ngoài mà thôi như thế, còn bên trong, rỗng tuếch. Chúng ta có lòng ngay chưa, khi thực hiện các công việc mà không có ý để “thờ lạy Thiên Chúa”, nhưng để cho thiên hạ biết rằng chúng ta có tự do. Tốn cả bạc triệu lo làm hang đá, mà hang đá chỉ đẹp vào ban đêm nhờ ánh đèn điện đủ sắc màu sặc sỡ, còn ban ngày thì nhìn chẳng được. Nó có là cái thực của hang đá trong lòng chúng ta không?
Người lòng ngay không thể đi theo lối gian tà, không thể chấp nhận để cái gian tà nó hiên ngang tiến bước. Gian tà bước ngoài đường, nhìn thấy đã ngán, nay lại bước thẳng vào trong nhà ta, thì còn gì để nói.
Vẫn biết rằng ơn cứu độ dành cho tất cả mọi người vì Thiên Chúa không hẹp hòi, không giấu cất, như Thánh Phaolô khẳng định: “Nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể, và đồng thông phần lời hứa của Người trong Đức Giêsu Kitô” (Eph 3, 5-6), nhưng, có phải hết thảy dân ngoại đều đang có lòng ngay đâu, có thành tâm thiện chí gì đâu! Cũng phải tỉnh táo như các đạo sĩ mà nhận ra dấu chỉ của Thiên Chúa để biết âm mưu của Herode rồi tìm đường khác mà về chứ. “Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình” (Mt 2,12).
Tin mừng Lễ Chúa Hiển Linh trong cuộc sống thường ngày các tín hữu, là nhận ra Chúa đang hiển linh trong từng lá cây ngọn cỏ, từng giọt sương mai, từng bữa cơm, trong từng mái ấm, trong từng hơi thở, từng phút sống tràn đầy ân sủng bởi Thiên Chúa. Từ đó, Đức Tin, Cậy, Mến phát xuất từ lòng đơn sơ ngay thật sẽ bền bỉ nhờ bởi đức khôn ngoan của Chúa Thánh Thần soi chiếu, làm sung mãn đời sống tâm hồn.
Đời sống đạo không chỉ là những rộn ràng lễ hội bên ngoài, nhưng phải là đời sống biết thờ lạy Chúa, tôn vinh Chúa, cảm tạ Chúa mọi lúc mọi nơi. Tất cả vinh quang dành cho Thiên Chúa chúng ta.
Lạy Chúa, Chúa ban bình an cho người có lòng ngay. Xin cho chúng con quyết tâm không đi theo lối gian tà, và luôn được ánh sáng Belem chiếu dọi: “đến để thờ lạy Thiên Chúa” đã hiển linh nơi Hài Nhi Giêsu khiêm cung, đơn sơ, thạt thà, nghèo hèn, bé nhỏ, với ước mong được ơn bình an và niềm vui cứu độ. A men