Isaia 60: 1-6; Tvịnh 71; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Mátthêu 2:1-12

Lễ Hiển Linh là một lễ rất xưa trong Giáo Hội. Giáo Hội ấn định vào ngày 6 tháng giêng vì đó là ngày Đông Chí, là ngày mừng ánh sáng trở lại và làm cho ngày càng dài hơn. Hiển Linh nghĩa là "tỏ ra" hay “hiện ra”. Và vì thế khi chúng ta mừng lễ Hiển Linh là chúng ta mừng Chúa Kitô là ánh sáng của thế gian. Ngài đến để xua tan tội lỗi và bóng tôi âm u.

Lễ này không phải chỉ là lễ dành riêng cho một tôn giáo hay một dân tộc nào. Vì Chúa Kitô là "ánh sáng của thế gian". Vì thế các nhà đạo sĩ diễn tả: người ngoại theo ánh sáng của ngôi sao để đi tìm Chúa Kitô vì Ngài là nguồn ánh sáng.

Khi đến mùa Giáng Sinh, trong các nhà thờ giáo xứ có tổ chức hoạt cảnh trình bày các nhà đạo sĩ đang quỳ gần máng cỏ trong thinh lặng. Nhưng, bài phúc âm hôm nay sống động hơn. Mô tả các nhà đạo sĩ đi từ xa đến, thăm hỏi về một vua mới sinh ra và theo ngôi sao họ tìm đến Chúa Kitô Hài Đồng. Các nhà đạo sĩ gặp Chúa Hài Đồng ở nhà chứ không phải ở trong hang đá ở Bêlem nơi Ngài sinh ra. Lễ Giáng Sinh mừng ngày Chúa Kitô giáng sinh. Thiên Chúa nhập thể làm người. Lễ Hiển Linh không phải là lễ Chúa Kitô giáng sinh. Các nhà đạo sĩ từ xa đến giúp chúng ta tôn vính ánh sáng cứu rỗi của Thiên Chúa cho tất cả loài người.

Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cùng với các nhà đạo sĩ tìm đến nhà Chúa Kitô và thờ lạy Ấnh Sáng Thế Gian. Chúng ta cũng chấp nhận trách nhiệm của mình là phải soi sáng. Chúng ta không chỉ theo ánh sáng, nhưng chúng ta được mời gọi đem ánh sáng Chúa Kitô cho thế giới tối tăm của chúng ta. Đừng để hình ảnh máng cỏ và các nhà đạo sĩ trong thinh lặng đánh lừa chúng ta. Thánh Mátthêu nói là khi các nhà đạo sĩ đến, các vị "quỳ xuống và thờ lạy" Chúa Kitô nơi nhà Ngài. Họ để của lể xuống trước mặt Chúa Kitô Hài Đồng, và rồi trong đêm tối họ được bảo là nên trở về nước họ qua đường khác. Họ trở về nhà, họ đã thay đổi vì họ đã gặp được ánh sáng mà họ thờ lạy.

Ngôn sứ Isaia loan báo ánh sáng Thiên Chúa sẽ chiếu rọi vào dân chúng đang đấu tranh xây dựng lại đất nước và đời sống của họ sau thời gian bị lưu đày. Ngôn sự hứa là thành Giêrusalem bị sụp đổ sẽ được xây dựng lại "Hãy đứng lên, hãy bừng sáng lên, Giêrusalem!" Thành Giêrusalem mới sẽ chói lòa với ánh sáng của Thiên Chúa và "chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi. Tất cả những người từ Sơ va kéo đến, đều mang theo vàng với nhũ hương và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa ".

Bởi thế, trong phúc âm thánh Mátthêu, người đầu tiên thờ lạy Chúa Kitô Hài Đồng không phải là thần sứ hay mục đồng (như trong phúc âm thánh Luca), nhưng là những nhà đạo sĩ dân ngoại. Họ quỳ xuống, bái lạy và dâng của lễ. Thiên Chúa đã mở cửa cho dân ngoại. Và họ nhanh chóng đáp lời. Đây là một chủ đề của phúc âm thánh Máthêu như ngôn sứ Isaia loan báo "chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước".

Trong phúc âm có điều khác lạ. Các thượng tế, kinh sư Do thái có Kinh Thánh và lời tiên tri về Đấng Mêsia sẽ đến. Nhưng họ lại không để ý đế sự giáng sinh của Ngài. Sau đó họ sẽ tìm cách giết Ngài. Nhưng, các nhà đạo sĩ đã được biết trước vì có ngôi sao, rồi sau đó có Kinh Thánh ghi nhận Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Các nhà đạo sĩ thờ lạy Đấng Mêsia. Khi đến Giêrusalem họ hỏi "Đức Vua dân Do thái mới sinh hiện ở đâu?" Trong câu hỏi đó không có gì đáng buồn cười, vì họ gọi Chúa Giêsu là "Đức Vua dân Do thái". Sau đó thì kẻ thù Chúa Giêsu để dòng chữ đó đó trên cây thập giá khi đóng đinh Ngài. Vua Herode và các người thân cận của ông từ chối Chúa Giêsu là Vua, nhưng những người dân ngoại lại không.

Chúng ta nên nhớ là thánh Mátthêu viết phúc âm cho người Do thái trở lại. Nên khi thánh Mátthêu nói câu chuyện về các nhà đạo sĩ, dân ngoại, thánh Mátthêu khuyến khích các người Do thái trở lại hãy đón tiếp niềm nở các người dân ngoại trở lại. Đây cũng là chủ đế ngay từ đầu của phúc âm thánh Máthêu. Nói một cách khác, bài phúc âm đọc hôm nay là tóm tắt toàn phúc âm: Chúa Giêsu là “sự xuất hiện” (Hiển Linh) của Đấng Mêsia và là sự thành toàn của Kinh Thánh Do thái. Các thủ lãnh chính trị bối rối khi nghe tin vua Do thái sinh ra. Nhưng Chúa Giêsu sẽ dựng xây một nước Israel mới, sẽ chấp nhận các người dân ngoại (Mt 8:11). Bài phúc âm hôm nay vang lại lời ngôn sứ Isaia diễn tả những ngày cuối cùng khi Giêrusalem dược chiếu tỏa như một ngôi sao sáng và thu hút tất cả các dân tộc "mang vàng và nhũ hương và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa".

Tôi nghĩ đến nhiều người tốt lành mà tôi thường tiếp xúc, họ không cùng đức tin với chúng ta. Nhưng lòng tốt của họ luôn tỏa sáng, đây là điều mà chúng ta hãy nghĩ đến đó là ánh sáng của Thiên Chúa đang hiện diện ở trong đời sống của chính họ. Tôi muốn chia sẻ đức tin của tôi với họ bằng cách cho họ biết là Thiên Chúa đã ở với họ. Làm thế nào chúng ta nói được điều đó nếu không biết lên tiếng rao giảng. Vì hiển linh là "tỏ ra", thì chúng ta nên nói đến cách sống đức tin của chúng ta như thế nào để chứng tỏ có sự hiện diện của Chúa Kitô trong nhiều hành vi của mình. Việc các nhà đạo sĩ xuất hiện đến thờ lạy Chúa Giêsu Hài Đồng đáng lẽ giúp chúng ta nên phá bỏ ý những ý nghĩ là chúng ta khác với “người ngoại”. Lễ hôm nay nhắc chúng ta rằng Chúa Giêsu đã đến cho tất cả mọi người.

Đáp lại câu hỏi của các nhà đạo sĩ, vua Herode triệu tập các vị thượng tế, kinh sư và hỏi họ cho biết Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu? Họ dùng lời ngôn sứ Mica trả lời "phần ngươi, hởi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa". Vậy thì Đâng Mêsia sinh ra ở nơi bé mọn. Và đây nữa thánh Mátthêu tóm tắt chủ đề của phúc âm. Thí dụ, thánh Máthêu nói về dụ ngôn Chúa Giêsu nói về ngày phán xét cuối cùng. Chúa Kitô chúc lành những người săn sóc những anh em bé nhỏ nhất. "Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25:40).

Đức Chúa đến với chúng ta như thế nào? Ngài đến trong những người bé nhỏ nhất. Câu chuyện các nhà đạo sĩ được kể cho trẻ con là một câu chuyện về lễ Giáng Sinh. Trong khung cảnh máng cỏ các nhà đạo sĩ là những vị khách quý. Nhưng, chúng ta nên nhớ họ là những dân ngoại. Họ thách đố chúng ta hãy đón tiếp những dân ngoại trong chúng ta: người di cư, người vô gia cư người tù tội, người thất nghiệp v.v... Như khi chúng ta đón tiếp Chúa Kitô ở giữa những người bé mọn, chúng ta để ý thấy họ cũng như các nhà chiêm tinh đem quà quý báu đến cho chúng ta, bắt đầu với sự hiện diện của Chúa Kitô.

Câu chuyện các nhà đạo sĩ kết thúc bằng một điều thách thức. Khi biết vua Herode có ý xấu mời họ trở lại "Họ trở về xứ họ qua đường khác". Hình ảnh trong Kinh Thánh về "thay đường lối khác" nhắc đến việc gặp Chúa Giêsu thì đời sống chúng ta thay đổi... Đó không phải là điều xãy ra cho chúng ta trong mùa lễ Hiển Linh này sao? Chúng ta đã gặp Đức Chúa và sự gặp gở đó đã thay đổi đời sống chúng ta chưa?, cho dù chỉ một chút ít thôi?

Bạn có thói quen này về lễ Hiển Linh không? Đây là lễ chúng ta thường làm phép nhà cho chúng ta. Chúng ta đi chung quanh nhà hát bài BA VUA rồi rảy nước thánh trong mỗi phòng, cầu nguyện cho người ở trong phòng đó. Chúng ta cũng cầu nguyện cho khách đến nhà, bằng cách lấy phấn viết trên khung cửa vào 20+C+ M+B+19 Đó là những số chỉ năm 2019, và tên các nhà đạo sĩ. Và cũng là tiếng la tinh (Christus mansionem benedicat nghĩa là Chúa Kitô chúc lành cho nhà này). Chúng ta cầu nguyện cho những người vào nhà chúng ta năm nay, và họ sẽ được chúc phúc và sẽ được gặp Chúa Kitô trong chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


THE EPIPHANY OF THE LORD
Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12

Epiphany is an ancient feast in the church. The date was fixed on January 6 because that was the date of the winter solstice, which celebrated the rising of the sun god. Light was returning, the days growing longer. The word "epiphany" means "manifestation," or "appearance." Thus, we celebrate Christ as the Light of the World; he dispels our sin and darkness.

This feast is not just for one people, one religion; for Christ is the "Light of the World." That’s what the visit of the Magi represents; Gentiles following the light of the star to Christ, the source of light.

When Christmas is observed in parishes and dramatized in pageants, the Magi are depicted kneeling by the manger, immobile. But in today’s gospel the Magi are very much on the move. They travel a long distance, ask questions and then follow the star again to the Christ child. He is found in his home, not in Bethlehem, his birthplace. On Christmas we celebrated Christ’s birth, God-made-flesh. Epiphany is not a birth story; the Magi foreigners help us focus on celebrating the light of God’s saving presence for all peoples.

On this feast we arrive with the Magi at Christ’s home and do homage to the Light of the World. We also accept our responsibilities to be transparent. We not only follow the light of Christ, we are called to shine in a way that brings Christ’s light to the darkness of this world of ours. Don’t be fooled by the Nativity scenes and the immobile Magi. Matthew tells us when they arrived at Christ’s house they "prostrated themselves and did him homage." They laid their gifts before the Christ child and then, warned in a dream, depart for their country by another way. They leave to return home – changed by the Light to whom they gave homage.

Isaiah prophesied that God’s light would shine on the people as they struggled to rebuild their nation and their lives after the exile. He promised that the fallen city of Jerusalem would rise from its ashes. "Rise up in splendor Jerusalem!" The new city would shine with God’s glory and would draw the nations to it, offering their wealth in homage – "gold and frankincense" – and joining with the returned exiles in praising God.

Thus, in Matthew’s Gospel, the first to do homage to the Christ child were not the angels, or shepherds (that’s from Luke’s account), but the Gentile astrologers. They fall down, worship and offer their gifts. God has opened the door to the Gentiles and they are quick to respond. This will be a theme throughout Matthew’s Gospel, just as Isaiah prophesied, "Nations shall walk by your light and kings by your shining radiance."

There is a paradox in the Gospel account. The Jewish leaders had the Scriptures and the prophecies about the coming Messiah. Yet, they missed his birth. Later they will even conspire to put him to death. But the Magi, guided first by the star and then the Scriptures, accept Jesus as Messiah and worship him. When they arrive in Jerusalem they ask, "Where is the newborn king of the Jews?" There is no little irony in their question and the title they attribute to Jesus – "king of the Jews." Later that will be the inscription his enemies put on the cross at his crucifixion. Herod and his advisers reject Jesus, but not the Gentiles.

Remember that Matthew was writing for Jewish converts. So, in telling the story of the Magi foreigners, he was encouraging those converts to welcome the Gentiles who were coming into the church. This is a theme from the beginning of the gospel. In a way, today’s reading is a summary of the entire gospel: Jesus is the "appearance" (epiphany) of the Messiah and the fulfillment of the Hebrew Scriptures. The political powers are troubled at the news, but Jesus will establish a new Israel that will embrace the outsiders – the Gentiles (Matthew 8:11). Today’s gospel echoes the Isaiah reading which describes the final days when Jerusalem will shine like a bright star and draw all nations together, "bearing gold and frankincense and proclaiming the praises of the Lord."
I’m thinking of all the very good people I know who do not profess our faith. But goodness shines forth from them. It’s not hard to attribute this goodness to God’s presence and work in their lives. I want to share my faith with them by naming God’s presence already with them. How can we do that without sounding patronizing, judgmental, or "preachy?" Since "epiphany" means "manifestation" or "appearance," then we must look beyond the privacy of our own world of faith to show forth Christ’s presence in his many manifestations. The surprise of the Magi’s appearance worshiping the infant Jesus should break down the mental and physical barriers we have towards "others." Today reminds us that Jesus came for everyone.

To respond to the Magi’s inquiry Herod turned to the chief priests and the scribes of the people: "He inquired of them where the Christ was to be born." They respond by quoting the prophet Micah: "And you, Bethlehem, land of Judah, least among the rulers of Judah...." So, it is among the least that the Messiah will be born. Again, Matthew is summarizing a central theme in his gospel. For example, he repeats it in the parable of the Last Judgment. Christ blesses those who cared for the neediest saying, "I assure you, as often as you did it for one of my least sisters and brothers, you did it for me" (25:40).

How does the Lord come to us? He comes in the least. The story of the Magi is told to children as a Christmas tale. In our nativity sets they are depicted as distinguished visitors. But remember they were outsiders and, they challenge us to welcome the outsiders among us – immigrants, homeless, prisoners, unemployed, etc. When we do acknowledge Christ among the least we also notice they, like the Magi, bring valuable gifts to us, starting with the very presence of Christ.

The story of the Magi ends in a challenging way. When they learned of Herod’s evil intentions they, "left for their own country by another road." This biblical symbolism – a change of path – suggests that having found Jesus the encounter changed their lives. Is that what has begun to happen for us this Epiphany season? Have we met the Lord anew and has the encounter also changed our lives – even a little bit?

Do you have this Epiphany custom? On this feast we bless our homes. We process through the house singing, "We Three Kings," and sprinkle holy water in each room praying for the persons who will rest and work in them. We also pray for those will come as guests. It is also a custom to inscribe in chalk on the lintel of the door: 20+C+M+B+19. It is the year and the traditional initials for the Magi. Which is also the abbreviation of the Latin blessing: "Christus mansionem benedicat" ("Christ bless this home"). We pray that those who enter our homes this year will be blessed and find Christ among us.