BRUSSELS - Hoa kỳ có lời hoan nghênh quyết định của khối NATO sẽ giúp Ba Lan trong vai trò nước này lãnh đạo lực lượng đa quốc gia gìn giữ hoà bình ở Iraq.
Đại sứ Mỹ ở NATO Nick Burns nói là khối liên minh đã vượt qua được các chia rẽ trước đây và ông không loại trừ khả năng NATO sẽ còn giữ một vai trò lớn hơn cho tương lai của Iraq.
Thế nhưng theo nhận định của phóng viên BBC Oana Lungescu từ Brussels, thì ủng hộ của NATO còn ở mức dè chừng.
Trong tuần này, giới chuyên gia quân sự NATO sẽ sang Warszawa để nghiên cứu xem Ba Lan cần gì để có thể đảm nhiệm công việc quản lý khu vực ở trung tâm Iraq, nằm giữa vùng do Anh và Mỹ kiểm soát.
Giới chức ngoại giao nói quyết định về lời đề nghị giúp Ba Lan hệ thống vận tải và liên lạc sẽ được NATO cân nhắc trong đêm nay. Mặc dù chỉ mang tính tượng trưng, nhưng đại sứ Mỹ ở NATO Nick Burn hoan ngênh một bước tiến mà ông cho là to lớn này.
- Bước tiến này cho phép NATO giữ vai trò mà chúng tôi cho rằng chính là vai trò mà tổ chức này được lập ra để giữ. Và cùng với quyết định của chúng tôi dẫn đầu và chịu toàn bộ trách nhiệm với lực lượng gìn giữ hòa bình ở Afganistan, thì không có gì nghi ngờ có phải NATO nằm ngoài chiến tuyến hay không, trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố.
Và sẽ không có cờ NATO bay trên đất Iraq hay Afganistan, nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử 54 năm tồn tại của NATO, lực lượng chính thức của toàn bộ NATO đưa quân ra ngoài khu vực châu Âu.
Ông Burns cũng không loại trừ khả năng là trong tương lai NATO sẽ giữ một vai trò then chốt ở Iraq.
Nhìn lại thì quyết định của NATO sẽ giúp hàn gắn lại các chia rẽ trong khối từ hồi đầu năm, khi Pháp và Đức công khai chống Hoa Kỳ quanh vấn đề Iraq.
Ông Burn thì cho rằng cơn khủng hoảng đã kết thúc.
Nhưng từ một phía khác, có thể nhìn thấy đó là câu xác nhận cho các lo lắng là NATO có khả năng, dù chậm nhưng chắc chắn, trở thành một dụng cụ sai khiến của Hoa Kỳ.(bbc)
Đại sứ Mỹ ở NATO Nick Burns nói là khối liên minh đã vượt qua được các chia rẽ trước đây và ông không loại trừ khả năng NATO sẽ còn giữ một vai trò lớn hơn cho tương lai của Iraq.
Thế nhưng theo nhận định của phóng viên BBC Oana Lungescu từ Brussels, thì ủng hộ của NATO còn ở mức dè chừng.
Trong tuần này, giới chuyên gia quân sự NATO sẽ sang Warszawa để nghiên cứu xem Ba Lan cần gì để có thể đảm nhiệm công việc quản lý khu vực ở trung tâm Iraq, nằm giữa vùng do Anh và Mỹ kiểm soát.
Giới chức ngoại giao nói quyết định về lời đề nghị giúp Ba Lan hệ thống vận tải và liên lạc sẽ được NATO cân nhắc trong đêm nay. Mặc dù chỉ mang tính tượng trưng, nhưng đại sứ Mỹ ở NATO Nick Burn hoan ngênh một bước tiến mà ông cho là to lớn này.
- Bước tiến này cho phép NATO giữ vai trò mà chúng tôi cho rằng chính là vai trò mà tổ chức này được lập ra để giữ. Và cùng với quyết định của chúng tôi dẫn đầu và chịu toàn bộ trách nhiệm với lực lượng gìn giữ hòa bình ở Afganistan, thì không có gì nghi ngờ có phải NATO nằm ngoài chiến tuyến hay không, trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố.
Và sẽ không có cờ NATO bay trên đất Iraq hay Afganistan, nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử 54 năm tồn tại của NATO, lực lượng chính thức của toàn bộ NATO đưa quân ra ngoài khu vực châu Âu.
Ông Burns cũng không loại trừ khả năng là trong tương lai NATO sẽ giữ một vai trò then chốt ở Iraq.
Nhìn lại thì quyết định của NATO sẽ giúp hàn gắn lại các chia rẽ trong khối từ hồi đầu năm, khi Pháp và Đức công khai chống Hoa Kỳ quanh vấn đề Iraq.
Ông Burn thì cho rằng cơn khủng hoảng đã kết thúc.
Nhưng từ một phía khác, có thể nhìn thấy đó là câu xác nhận cho các lo lắng là NATO có khả năng, dù chậm nhưng chắc chắn, trở thành một dụng cụ sai khiến của Hoa Kỳ.(bbc)