Trước chuyến công du của ĐGH Benedict, hệ thống truyền thông Anh Quốc đã có một mùa (2 tháng) đua nhau săn tin dữ và phê bình gay gắt bản thân ĐGH Benedict. Những nhà báo vô thần đã không ngớt lời xỉ vả, và ngay cả những hãng uy tín như BBC cũng trình chiếu một chương trình bất lợi cho Giáo Hội Công Giáo ngay trước cuộc công du.
Tưởng rằng ĐGH sẽ như một con chiên hiền xa vào bầy sói dữ.
Nhìn vào lịch sử bách hại Công Giáo của Anh quốc, cộng với thái độ "thẳng ruột ngựa" của ĐGH và của những cộng sự viên thân cận, thì ít có người hy vọng sẽ có một cuộc công du thỏai mái.
Nhưng ngài đã đến, đã thấy và đã chinh phục (Veni, Vidi, Vici).
Sau khi chiếc máy bay của ngài cất cánh đi về Roma, các hãng truyền thông Anh đã lên tiếng là hình ảnh xa lạ và độc đòan của ĐGH đã tan biến mầt sau chuyến viếng thăm lịch sử này.
Họ nói ngài đã thành công trong việc giới thiệu mình là một con người đáng yêu, một bậc lão thành, khác xa với hình ảnh của một con chó "Rottweiler" hung dữ. (một cách nói trại tên tục của ngài)
Bà Catherine Pepinster, biên tập viên của tờ báo Tablet, viết: "Thành công to lớn nhất mà chuyến viếng thăm mang lại là sự thống nhất những người Công giáo và nhân bản hóa (humanise) hình ảnh một giáo hoàng thường được coi là lạnh lùng, xa lạ và độc đoán,"
"Hình ảnh một con chó dữ 'Rottweiler' đã tan biến để lộ ra một con người rụt rè, ấm áp và 83 tuổi yếu ớt lúc nào cũng tìm dịp né tránh những chi tiết an ninh để chào đón mọi người, đặc biệt là giới trẻ và những bậc lão gia cùng tuổi."
Báo Times Daily thì víêt: "Trước lần thăm viếng đầu tiên tới nước Anh này, giáo hoàng Benedict đã được xem như là một "Hiệp Sĩ Teutonic hung tợn ".
"Nhưng ông đã xuất hiện dưới một ánh sáng hoàn toàn khác và đã đưa ra những phát biểu nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Anh giáo và Công giáo, chẳng hạn như về truyền thống và văn hóa chung. Những phát biểu này đóng góp một phần rất lớn trong sự thay đổi thái độ."
"Ratzinger hỗn danh Rottweiler đã chuyển thành chú thỏ Benny," tờ Times tán tụng như vậy, nêu tên tục của ĐGH Benedict trước kia, khi ngài còn là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger.
"Chúng tôi ai cũng muốn đến ôm ông ấy và xin ông chúc phúc cho con em của chúng tôi."
Chuyến công du bốn ngày của ĐGH đã đi qua Edinburgh, Glasgow, London và Birmingham, bất chấp những lo ngại rằng nó sẽ bị lu mờ bởi những cuộc biểu tình lớn.
Tờ báo Daily Mail viết "Đây là một chuyến viếng thăm nhiều thành công hơn là các giới chức Công giáo La Mã đã dám hy vọng,"
"Các đám đông đã lớn hơn là dự báo, nếu không phải là lớn như khi Giáo hoàng John Paul II đã đến 28 năm trước đây."
The Sun nói thêm: "chuyến thăm của Giáo Hòang đã chứng tỏ nhiều thực chất đáng kể hơn dự đoán."
Mặc dù khen ngợi rộng rãi cho chuyến đi - và ngạc nhiên rằng ĐGH đã thực hiện được một chuyến đi êm ả như vậy - một số báo chí cũng vẫn thấy có một số vấn đề giữa mối quan hệ lâu dài của Giáo hội Công giáo và Anh quốc.
Bà Pepinster than rằng giáo hội đã không làm hòa với những người Công giáo phe cấp tiến.
"Những người Công giáo đồng tính và giới phụ nữ vẫn tự hỏi:' Giáo hoàng Benedict và Vatican coi chúng tôi và vai trò của chúng tôi như thế nào, không phải chỉ là vai trò trong xã hội, nhưng mà là vai trò trong Giáo Hội? '," Bà viết.
The Guardian Daily cho biết, ĐGH Benedict đã không tìm cách mang lại cho tín hữu và người vô thần gần gũi hơn với nhau trong một quốc gia ngày càng bị tục hóa.
"Những nhu cầu hiệp thông giữa Tin Lành và Công Giáo thì không có nhiều như là giữa tôn giáo và phần còn lại (không có tin tưởng), và Benedict đã không khai thông chúng".
Đối với hầu hết dân Anh, chuyến thăm chỉ giống như là "một sự tò mò không hợp thời trang."
"Để có sự kết nối tâm linh với vương quốc Anh, giáo hoàng sẽ phải tham gia vào thực tế hiện đại, và đất nước sẽ phải lắng nghe," tờ Guardian viết.
Tờ báo The Independent thì tích cực hơn, cho rằng chuyến thăm có thể ít nhất là đã mang đến được sự chú ý tới đạo Công giáo từ một quốc gia mà phần lớn không quan tâm tới tôn giáo.
"Khi ông ấy rời nước Anh, thì đất nước này có thể đã có một tinh thần rộng mở hơn chút ít, rộng hơn là khi ông mới thấy nó".
Tưởng rằng ĐGH sẽ như một con chiên hiền xa vào bầy sói dữ.
Nhìn vào lịch sử bách hại Công Giáo của Anh quốc, cộng với thái độ "thẳng ruột ngựa" của ĐGH và của những cộng sự viên thân cận, thì ít có người hy vọng sẽ có một cuộc công du thỏai mái.
Nhưng ngài đã đến, đã thấy và đã chinh phục (Veni, Vidi, Vici).
Sau khi chiếc máy bay của ngài cất cánh đi về Roma, các hãng truyền thông Anh đã lên tiếng là hình ảnh xa lạ và độc đòan của ĐGH đã tan biến mầt sau chuyến viếng thăm lịch sử này.
Họ nói ngài đã thành công trong việc giới thiệu mình là một con người đáng yêu, một bậc lão thành, khác xa với hình ảnh của một con chó "Rottweiler" hung dữ. (một cách nói trại tên tục của ngài)
Bà Catherine Pepinster, biên tập viên của tờ báo Tablet, viết: "Thành công to lớn nhất mà chuyến viếng thăm mang lại là sự thống nhất những người Công giáo và nhân bản hóa (humanise) hình ảnh một giáo hoàng thường được coi là lạnh lùng, xa lạ và độc đoán,"
"Hình ảnh một con chó dữ 'Rottweiler' đã tan biến để lộ ra một con người rụt rè, ấm áp và 83 tuổi yếu ớt lúc nào cũng tìm dịp né tránh những chi tiết an ninh để chào đón mọi người, đặc biệt là giới trẻ và những bậc lão gia cùng tuổi."
Báo Times Daily thì víêt: "Trước lần thăm viếng đầu tiên tới nước Anh này, giáo hoàng Benedict đã được xem như là một "Hiệp Sĩ Teutonic hung tợn ".
"Nhưng ông đã xuất hiện dưới một ánh sáng hoàn toàn khác và đã đưa ra những phát biểu nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Anh giáo và Công giáo, chẳng hạn như về truyền thống và văn hóa chung. Những phát biểu này đóng góp một phần rất lớn trong sự thay đổi thái độ."
"Ratzinger hỗn danh Rottweiler đã chuyển thành chú thỏ Benny," tờ Times tán tụng như vậy, nêu tên tục của ĐGH Benedict trước kia, khi ngài còn là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger.
"Chúng tôi ai cũng muốn đến ôm ông ấy và xin ông chúc phúc cho con em của chúng tôi."
Chuyến công du bốn ngày của ĐGH đã đi qua Edinburgh, Glasgow, London và Birmingham, bất chấp những lo ngại rằng nó sẽ bị lu mờ bởi những cuộc biểu tình lớn.
Tờ báo Daily Mail viết "Đây là một chuyến viếng thăm nhiều thành công hơn là các giới chức Công giáo La Mã đã dám hy vọng,"
"Các đám đông đã lớn hơn là dự báo, nếu không phải là lớn như khi Giáo hoàng John Paul II đã đến 28 năm trước đây."
The Sun nói thêm: "chuyến thăm của Giáo Hòang đã chứng tỏ nhiều thực chất đáng kể hơn dự đoán."
Mặc dù khen ngợi rộng rãi cho chuyến đi - và ngạc nhiên rằng ĐGH đã thực hiện được một chuyến đi êm ả như vậy - một số báo chí cũng vẫn thấy có một số vấn đề giữa mối quan hệ lâu dài của Giáo hội Công giáo và Anh quốc.
Bà Pepinster than rằng giáo hội đã không làm hòa với những người Công giáo phe cấp tiến.
"Những người Công giáo đồng tính và giới phụ nữ vẫn tự hỏi:' Giáo hoàng Benedict và Vatican coi chúng tôi và vai trò của chúng tôi như thế nào, không phải chỉ là vai trò trong xã hội, nhưng mà là vai trò trong Giáo Hội? '," Bà viết.
The Guardian Daily cho biết, ĐGH Benedict đã không tìm cách mang lại cho tín hữu và người vô thần gần gũi hơn với nhau trong một quốc gia ngày càng bị tục hóa.
"Những nhu cầu hiệp thông giữa Tin Lành và Công Giáo thì không có nhiều như là giữa tôn giáo và phần còn lại (không có tin tưởng), và Benedict đã không khai thông chúng".
Đối với hầu hết dân Anh, chuyến thăm chỉ giống như là "một sự tò mò không hợp thời trang."
"Để có sự kết nối tâm linh với vương quốc Anh, giáo hoàng sẽ phải tham gia vào thực tế hiện đại, và đất nước sẽ phải lắng nghe," tờ Guardian viết.
Tờ báo The Independent thì tích cực hơn, cho rằng chuyến thăm có thể ít nhất là đã mang đến được sự chú ý tới đạo Công giáo từ một quốc gia mà phần lớn không quan tâm tới tôn giáo.
"Khi ông ấy rời nước Anh, thì đất nước này có thể đã có một tinh thần rộng mở hơn chút ít, rộng hơn là khi ông mới thấy nó".