CN XVIII TN/C:
Sứ mệnh của Đức Kitô không phải là việc phán quyết về của cải vật chất phù vân
(Gv 1,2; 2,21-23; Lc 12,13-21)
Bài Tin Mừng hôm nay mà chúng ta vừa nghe xong, được bắt đầu bằng một yêu cầu hoàn toàn tư riêng cá nhân: Một người kia cảm thấy bị người anh ruột của mình xử tệ và bất công trong vấn đề chia phần gia tài do cha mẹ anh ta để lại. Quyền lợi anh ta hình như không được tôn trọng. Do đó, ngay giữa đám đông, anh ta đã công khai cầu cứu Đức Giêsu can thiệp: «Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi!» (Lc 12,13).
Ở đây người ta tự hỏi: Vì lý do gì mà người kia lại thưa với Đức Giêsu một điều như thế, vì Người đâu phải là một quan tòa, đâu phải là một nhân viên quan thuế hay một viên công an của một cơ quan công quyền trong việc đi xử các vụ chia cắt gia tài của các gia đình ? Rất có thể do sự khôn ngoan và sự trung thực ngay thẳng nổi tiếng của Đức Kitô trong toàn dân, nên người ta nghĩ rằng trong mọi hoàn cảnh họ đều có thể chạy đến cầu cứu nơi Người !
Tuy nhiên, người kia đã hoàn toàn bị thất vọng. Đức Giêsu dứt khoát từ chối can thiệp vào những chuyện như thế: «Này anh bạn, ai đã đặt tôi làm quan tòa xử kiện hay chia gia tài cho các anh vậy?» (Lc 12,14). Vâng, Đức Giêsu không hề muốn dây mình vào những chuyện đó, vì Người không muốn liên lụy đến những lãnh vực mà Người không được giao phó, và Người cũng không muốn làm lẫn lộn sứ vụ rao giảng Lời Thiên Chúa với những xung đột trong phạm vi kinh tế nhân loại. Đối với Người, đó là một điều bất khả. Hơn nữa, chúng ta đã thấy rằng Đức Giêsu không hề can thiệp vào những chuyện như thế; Người không bao giờ nhận trách nhiệm đi phân giải các phe phái đối lập nhau, nghĩa là phán quyết cho người này đúng và kẻ kia sai. Đó là chuyện của chính con người phải tự giải quyết ổn thỏa với nhau. Người không để mình dây dưa vào những chuyện hòa giải kiểu đó được.
Vâng, Đức Giêsu đến trong thế gian để rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, sự ăn năn hối cải trở về cùng Thiên Chúa, đồng thời Người cũng tôn trọng các quyền con người. Đặc biệt nhất là Người không bao giờ can thiệp vào những vấn đề mà chính con người phải tự giải quyết lấy, nhưng Người lại chỉ cho con người cần phải giải quyết những vấn đề đó với tinh thần nào, để con người có thể phát huy đời sống tâm linh của mình, như Người đã nói với những người có mặt hôm đó rằng: «Các ngươi phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu» (Lc 12,15).
Để giúp những người thính giả của Người hiểu rõ được ý nghĩa câu trả lời của Người, Đức Giêsu đã kể cho họ nghe chuyện dụ ngôn về một người đại điền chủ giàu có vừa thu hoạch được một vụ mùa hết sức thành công, đến nỗi ông ta đã phải ra lệnh phá cái kho cũ đi để xây một cái khác vĩ đại hơn, hầu có đủ chỗ để chứa thóc lúa vừa mới thu hoạch được. Xong xuôi, ông ta tự nhủ lòng mình rằng: «Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê chề của cải, dư tiêu xài trong nhiều năm. Vậy, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đả ! » (Lc 12,19). Nhưng trong đêm hôm đó, ông ta chết. Vậy mọi của cải mà ông ta thu góp cất giữ sẽ thuộc về ai ?
Qua đó, Đức Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta rằng những kẻ chỉ lo lắng tích trữ mọi của cải chóng qua đời này mà lại sao nhãng việc tích trử các của cải thiêng liêng, tức thực thi các việc lành phúc đức bác ái, thì chỉ là những kẻ dại dột và thua thiệt. Vì một ngày kia, khi họ chết, thì họ sẽ làm được gì với những thứ của cải vật chất kia mà họ từng ký cóp cả đời? Họ đã trang bị, sửa soạn cho mình được những gì khi phải ra đứng trước tòa Thiên Chúa? Mọi vất vả khó nhọc của những kẻ sống như thế sẽ hoàn toàn vô ích!
Phải chăng lời của ông Cô-he-lét trong sách Giảng Viên, mà chúng ta vừa nghe: «Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân» (Gv 1,2), không phải là một tiếng kêu đầy thất vọng và chán chường sao? Tác giả của Sách Giảng Viên đã bày tỏ nỗi buồn và thất vọng của mình về sự đời, về những việc làm thuần túy nhân loại, vì chúng không mang lại lợi ích bền lâu cho những người ra công thực hiện chúng và chúng không hề có giá trị tồn tại vĩnh cửu.
Nhưng, phải chăng qua đó Thiên Chúa cảnh tỉnh chúng ta rằng tất cả mọi cố gắng của con người đều vô ích? Phải chăng Thiên Chúa muốn ngăn cản chúng ta trong ước nguyện muốn kiến tạo một xã hội công bằng hơn, một thế giới phồn thịnh hơn, nơi mà mọi tài nguyên thiên nhiên sẽ được khai thác một cách hợp lý hơn, với tất cả ý thức trách nhiệm đối với thiên nhiên hơn và các kỹ thuật cũng giúp cho con người trong việc làm chủ vũ trụ một cách hữu hiệu hơn, hầu con người có thể cải thiện được các điều kiện sống của mình hơn.
Nếu Thiên Chúa kết án, thì Người chỉ kết án tất cả những gì cướp dật và chiếm đoạt trọn vẹn mọi tâm tư ý nghĩ cũng như thời giờ của con người, nô lệ hóa con người. Thiên Chúa kết án những việc làm chiếm đoạt mọi sinh hoạt của chúng ta, tiêu hủy mọi sức lực của chúng ta, những việc làm đòi hỏi chúng ta phải cống hiến cho chúng mọi tài lực hiểu biết của chúng ta, v.v…Tất cả những điều đó, Sách Giảng Viên gọi là «phù vân! »
Vậy, Đức Giêsu trong Phúc Âm và tác giả Sách Giảng Viên đã nhắn nhủ chúng ta hay rằng, là cả một chuyện phù vân, là một chuyện lầm lẫn khi con người đặt hết tin tưởng của mình vào những sự vật chóng qua ở đời này. Đây là một lời dạy khôn ngoan luôn mang tính cách thời sự của nó. Và trong thời đại chúng ta ngày nay, tính cách thời sự đó càng rõ rệt hơn bao giờ hết, khi khuynh hướng con người ngày nay đang bỏ quên đi các giá trị tinh thần vĩnh cửu và cố chạy theo tìm kiếm những của cải và sự giàu có vật chất đời này. Dĩ nhiên, những của cải và những giàu có vật chất đời này không phải là xấu, nhưng tự bản chất, chúng không có giá trị bền vững. Vì thế, xấu là ở chỗ lòng con người bám bíu trọn vẹn vào chúng !
Tự mình, thế giới nhân loại chỉ quanh quẩn trong một ngõ cụt và không thể thoát ra khỏi sự vô lý của mình. Do đó, nếu con người chỉ đi tìm kiếm ý nghĩa đời mình trong các công việc mình thực hiện và trong những gì cụ thể họ nhìn thấy trước mắt mà thôi, họ sẽ không bao giờ tìm gặp.
Thế giới trong tình trạng hiện tại của nó và sự hiện hữu của con người như chúng ta từng chứng kiến, chỉ dẫn tới sự chết và qua đó mọi cố gắng của con người hoàn toàn phù vân.
Vậy, qua những suy tư trên, chúng ta thấy rằng câu chuyện về việc chia gia tài mà một người trong đám thính giả của Đức Giêsu nêu lên, đã được giải quyết. Nói cách khác, điều cơ bản cho cuộc sống vĩnh cửu mà con người cần phải tìm đạt tới, không phải là thế giới hữu hình với những sự giàu có của nó, nhưng là những thực tại của Nước Thiên Chúa, những thực tại tinh thần chứa đựng các giá trị vĩnh cửu.
Và giờ đây, trong Bí tích Thánh Thể mà chúng ta sắp sửa cử hành, Bí tích tự hiến vì tình yêu của Đức Kitô trên thập giá, chúng ta sẽ cảm nhận được thực tại vĩnh cửu đó.
Sứ mệnh của Đức Kitô không phải là việc phán quyết về của cải vật chất phù vân
(Gv 1,2; 2,21-23; Lc 12,13-21)
Bài Tin Mừng hôm nay mà chúng ta vừa nghe xong, được bắt đầu bằng một yêu cầu hoàn toàn tư riêng cá nhân: Một người kia cảm thấy bị người anh ruột của mình xử tệ và bất công trong vấn đề chia phần gia tài do cha mẹ anh ta để lại. Quyền lợi anh ta hình như không được tôn trọng. Do đó, ngay giữa đám đông, anh ta đã công khai cầu cứu Đức Giêsu can thiệp: «Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi!» (Lc 12,13).
Ở đây người ta tự hỏi: Vì lý do gì mà người kia lại thưa với Đức Giêsu một điều như thế, vì Người đâu phải là một quan tòa, đâu phải là một nhân viên quan thuế hay một viên công an của một cơ quan công quyền trong việc đi xử các vụ chia cắt gia tài của các gia đình ? Rất có thể do sự khôn ngoan và sự trung thực ngay thẳng nổi tiếng của Đức Kitô trong toàn dân, nên người ta nghĩ rằng trong mọi hoàn cảnh họ đều có thể chạy đến cầu cứu nơi Người !
Tuy nhiên, người kia đã hoàn toàn bị thất vọng. Đức Giêsu dứt khoát từ chối can thiệp vào những chuyện như thế: «Này anh bạn, ai đã đặt tôi làm quan tòa xử kiện hay chia gia tài cho các anh vậy?» (Lc 12,14). Vâng, Đức Giêsu không hề muốn dây mình vào những chuyện đó, vì Người không muốn liên lụy đến những lãnh vực mà Người không được giao phó, và Người cũng không muốn làm lẫn lộn sứ vụ rao giảng Lời Thiên Chúa với những xung đột trong phạm vi kinh tế nhân loại. Đối với Người, đó là một điều bất khả. Hơn nữa, chúng ta đã thấy rằng Đức Giêsu không hề can thiệp vào những chuyện như thế; Người không bao giờ nhận trách nhiệm đi phân giải các phe phái đối lập nhau, nghĩa là phán quyết cho người này đúng và kẻ kia sai. Đó là chuyện của chính con người phải tự giải quyết ổn thỏa với nhau. Người không để mình dây dưa vào những chuyện hòa giải kiểu đó được.
Vâng, Đức Giêsu đến trong thế gian để rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, sự ăn năn hối cải trở về cùng Thiên Chúa, đồng thời Người cũng tôn trọng các quyền con người. Đặc biệt nhất là Người không bao giờ can thiệp vào những vấn đề mà chính con người phải tự giải quyết lấy, nhưng Người lại chỉ cho con người cần phải giải quyết những vấn đề đó với tinh thần nào, để con người có thể phát huy đời sống tâm linh của mình, như Người đã nói với những người có mặt hôm đó rằng: «Các ngươi phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu» (Lc 12,15).
Để giúp những người thính giả của Người hiểu rõ được ý nghĩa câu trả lời của Người, Đức Giêsu đã kể cho họ nghe chuyện dụ ngôn về một người đại điền chủ giàu có vừa thu hoạch được một vụ mùa hết sức thành công, đến nỗi ông ta đã phải ra lệnh phá cái kho cũ đi để xây một cái khác vĩ đại hơn, hầu có đủ chỗ để chứa thóc lúa vừa mới thu hoạch được. Xong xuôi, ông ta tự nhủ lòng mình rằng: «Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê chề của cải, dư tiêu xài trong nhiều năm. Vậy, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đả ! » (Lc 12,19). Nhưng trong đêm hôm đó, ông ta chết. Vậy mọi của cải mà ông ta thu góp cất giữ sẽ thuộc về ai ?
Qua đó, Đức Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta rằng những kẻ chỉ lo lắng tích trữ mọi của cải chóng qua đời này mà lại sao nhãng việc tích trử các của cải thiêng liêng, tức thực thi các việc lành phúc đức bác ái, thì chỉ là những kẻ dại dột và thua thiệt. Vì một ngày kia, khi họ chết, thì họ sẽ làm được gì với những thứ của cải vật chất kia mà họ từng ký cóp cả đời? Họ đã trang bị, sửa soạn cho mình được những gì khi phải ra đứng trước tòa Thiên Chúa? Mọi vất vả khó nhọc của những kẻ sống như thế sẽ hoàn toàn vô ích!
Phải chăng lời của ông Cô-he-lét trong sách Giảng Viên, mà chúng ta vừa nghe: «Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân» (Gv 1,2), không phải là một tiếng kêu đầy thất vọng và chán chường sao? Tác giả của Sách Giảng Viên đã bày tỏ nỗi buồn và thất vọng của mình về sự đời, về những việc làm thuần túy nhân loại, vì chúng không mang lại lợi ích bền lâu cho những người ra công thực hiện chúng và chúng không hề có giá trị tồn tại vĩnh cửu.
Nhưng, phải chăng qua đó Thiên Chúa cảnh tỉnh chúng ta rằng tất cả mọi cố gắng của con người đều vô ích? Phải chăng Thiên Chúa muốn ngăn cản chúng ta trong ước nguyện muốn kiến tạo một xã hội công bằng hơn, một thế giới phồn thịnh hơn, nơi mà mọi tài nguyên thiên nhiên sẽ được khai thác một cách hợp lý hơn, với tất cả ý thức trách nhiệm đối với thiên nhiên hơn và các kỹ thuật cũng giúp cho con người trong việc làm chủ vũ trụ một cách hữu hiệu hơn, hầu con người có thể cải thiện được các điều kiện sống của mình hơn.
Nếu Thiên Chúa kết án, thì Người chỉ kết án tất cả những gì cướp dật và chiếm đoạt trọn vẹn mọi tâm tư ý nghĩ cũng như thời giờ của con người, nô lệ hóa con người. Thiên Chúa kết án những việc làm chiếm đoạt mọi sinh hoạt của chúng ta, tiêu hủy mọi sức lực của chúng ta, những việc làm đòi hỏi chúng ta phải cống hiến cho chúng mọi tài lực hiểu biết của chúng ta, v.v…Tất cả những điều đó, Sách Giảng Viên gọi là «phù vân! »
Vậy, Đức Giêsu trong Phúc Âm và tác giả Sách Giảng Viên đã nhắn nhủ chúng ta hay rằng, là cả một chuyện phù vân, là một chuyện lầm lẫn khi con người đặt hết tin tưởng của mình vào những sự vật chóng qua ở đời này. Đây là một lời dạy khôn ngoan luôn mang tính cách thời sự của nó. Và trong thời đại chúng ta ngày nay, tính cách thời sự đó càng rõ rệt hơn bao giờ hết, khi khuynh hướng con người ngày nay đang bỏ quên đi các giá trị tinh thần vĩnh cửu và cố chạy theo tìm kiếm những của cải và sự giàu có vật chất đời này. Dĩ nhiên, những của cải và những giàu có vật chất đời này không phải là xấu, nhưng tự bản chất, chúng không có giá trị bền vững. Vì thế, xấu là ở chỗ lòng con người bám bíu trọn vẹn vào chúng !
Tự mình, thế giới nhân loại chỉ quanh quẩn trong một ngõ cụt và không thể thoát ra khỏi sự vô lý của mình. Do đó, nếu con người chỉ đi tìm kiếm ý nghĩa đời mình trong các công việc mình thực hiện và trong những gì cụ thể họ nhìn thấy trước mắt mà thôi, họ sẽ không bao giờ tìm gặp.
Thế giới trong tình trạng hiện tại của nó và sự hiện hữu của con người như chúng ta từng chứng kiến, chỉ dẫn tới sự chết và qua đó mọi cố gắng của con người hoàn toàn phù vân.
Vậy, qua những suy tư trên, chúng ta thấy rằng câu chuyện về việc chia gia tài mà một người trong đám thính giả của Đức Giêsu nêu lên, đã được giải quyết. Nói cách khác, điều cơ bản cho cuộc sống vĩnh cửu mà con người cần phải tìm đạt tới, không phải là thế giới hữu hình với những sự giàu có của nó, nhưng là những thực tại của Nước Thiên Chúa, những thực tại tinh thần chứa đựng các giá trị vĩnh cửu.
Và giờ đây, trong Bí tích Thánh Thể mà chúng ta sắp sửa cử hành, Bí tích tự hiến vì tình yêu của Đức Kitô trên thập giá, chúng ta sẽ cảm nhận được thực tại vĩnh cửu đó.