Chúa Nhật Thứ 11 Mùa Thường Niên - Năm C
Con người được nên công chính không phải nhờ đã làm những gì luật dạy nhưng nhờ lòng tin, tin vào tình yêu của Thiên Chúa. Chủ đề này đã được thánh Tông đồ dân ngoại triển khai với nhiều minh chứng hùng hồn đặc biệt trong hai thư gửi tín hữu Galata và Rôma. Được nên công chính hay được công chính hóa nghĩa là gì? Công chính hóa là quá trình một tội nhân được hòa giải với Thiên Chúa. Công chính hóa là thay đổi từ tình trạng con cái Ađam cũ (tình trạng tội lỗi) sang tình trạng làm con cái Thiên Chúa nhờ công trạng của Ađam mới (x.Dz 1524). Về mặt tiêu cực đó là tình trạng được thứ tha tội lỗi. Về mặt tích cực đó là tình trạng được giao hòa với Thiên Chúa, được làm con cái Thiên Chúa, được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu Thiên Chúa ban tặng. (x.Tự Điển Công Giáo phổ thông – Công chính hóa – J.A.Hardon)
Tình trạng tội lỗi, bất xứng, bất toàn của con người: Giáo lý Công giáo truyền dạy rằng do bởi sự bất tuân của Ađam cũ, nhân loại bị đắm chìm trong tình trạng tội nhơ. Và con người dù lớn hay bé, dù chứ phận cao hay thấp, dù nam hay là nữ…đều có thể phạm tội, tội mọn cũng như tội nặng. Bài đọc thứ nhất trích sách Samuel và bài Tin Mừng thánh Luca được trích đọc trong Chúa Nhật XI TN C làm một minh họa.
Được Thiên Chúa ưu ái tuyển chọn, xức dầu phong vương làm vua, được Thiên Chúa yêu thương ban nhiều ân lộc, cụ thể là cả một đất nước, một vương triều với nhiều cung tần phi nữ, thế mà Đavít đã làm điều dữ đáng ghê tởm. Đavit không chỉ phạm tội ngoại tình mà còn âm mưu giết Uria để cướp lấy vợ của ông ta. Và đây, một phụ nữ không tên tuổi xuất hiện tại nhà người biệt phái đã mời Chúa Giêsu dùng bữa. Tin Mừng ghi chị “vốn là người tội lỗi trong thành”. Không biết chị đã phạm những tội gì, nhưng chắc chắn là tội công khai và gây gương mù gương xấu.
Một nam và một nữ, cả hai đều là tội nhân. Một chức cao quyền lớn và một nữ nhi vô danh bé phận, cả hai đều phạm tội và chắc hẳn tội không nhỏ. Trong câu chuyện người phụ nữ phạm tội bị bắt quả tang mà Tin Mừng thánh Gioan tường thuật có chi tiết khá hiện sinh về tình trạng tội lỗi của con người. Sau khi Chúa Giêsu ngẩng mặt lên và nói: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”, thì cả đám đông, đều rút lui cách trật tự, bắt đầu từ người lớn tuổi (x.Ga 8,1-11). Ngay thánh Tông đồ dân ngoại cũng đã từng thú nhận: “Sự thiện tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.”(Rm 8,19).
Ơn tha thứ là hồng ân vượt quá khả năng của con người. Tự sức mình, trong phận thụ tạo thấp hèn, con người không thể có khả năng giao hòa với Đấng Toàn năng. Ơn công chính hóa con người nhận lãnh là do Thiên Chúa đoái thương thi ân. Như thế cần khẳng định rằng Thiên Chúa là nguyên nhân tác thành, là điều kiện ắt có của ơn công chính hóa mà con người thụ hưởng. Sự đáp trả của con người trước tình thương của Thiên Chúa được xem như là điều kiện đủ mà thôi. Và điều kiện đủ ấy chính là niềm tin, tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Chúng ta cùng xem xét một vài hình thức biểu lộ lòng tin.
1.Khiêm nhu nhìn nhận tội lỗi của mình: Đavít đã khiêm nhu nói với Nathan: “Tôi đắc tội với Đức Chúa”(2Sm 12,13). Và tiên tri Nathan đã phán rằng Thiên Chúa đã bỏ qua tội lỗi cho Đavít. Chúa Kitô cũng đã từng kể câu chuyện hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái và một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng tạ ơn Chúa và kể lể công trạng mình là không chỉ không trộm cắp, không ngoại tình, không xấu xa như người thu thuế đứng phía sau mà còn ăn chay một tuần hai lần, dâng cúng cho Chúa mười phần trăm thu nhập. Thế mà Chúa Kitô kết luận ông này ra về không được công chính hóa. Trong khi đó người thu thuế thì khiêm nhu đứng đằng xa, cúi mặt xuống đấm ngực thú nhận mình là kẻ tội lỗi và xin Chúa thương xót thì lại được nên công chính (x.Lc18,9-14). “Con đã xưng tội ra với Ngài, chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con. Con tự nhủ: ‘Nào ta đi thú tội với Chúa,’ và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con”(Tv 32) Những lời Thánh Vịnh trên đây chắn chắn là tâm tình của vua Đavít, một người vốn đầy tội lỗi thế mà đã được gọi là thánh vương, không phải vì công trạng gì của ngài mà chỉ nhờ ngài tin vào lòng lân tuất của Thiên Chúa.
2.Yêu mến Chúa nồng nàn: Yêu thương là một cách thế biểu lộ lòng tin cách tuyệt hảo. Yêu thương ai thì trao dâng cho người ấy những gì tốt nhất, quý giá nhất của mình. Chị phụ nữ đã dâng trao cho Chúa Giêsu những gì là quý giá nhất của chị. Trước hết đó là danh dự của chị, khi chị không ngại ngần đến chổ công khai để gặp Chúa Giêsu. Gặp Chúa rồi, chị tiếp tục dâng dòng nước mắt của mình, mái tóc của mình, đôi môi của mình và dầu thơm để nâng niu bàn chân của Chúa. Qua cử chỉ mến yêu ấy, Chúa Giêsu thấy được lòng tin của chị để rồi phán: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”(Lc 7,50). Đâu có hơn gì Giuđa hay các anh em còn lại, Phêrô đã ba lần chối bỏ Thầy, thậm chí trước cả một đầy tớ gái. Thế nhưng Phêrô đã nhận được hồng ân thứ tha, ơn công chính hóa, nhờ cái tình dành cho Thầy mình, một cái tình đã được minh định rõ trên bờ hồ Tibêria sau khi Chúa phục sinh (x.Ga 21,15-19). Chính thánh nhân đã để lại cảm nghiệm của ngài cho chúng ta: “Tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi”(x.1P 4,8).
Là Kitô hữu, chúng ta vốn khát mong được làm con cái Thiên Chúa trong ân sủng hầu được hưởng gia nghiệp muôn đời là hạnh phúc vĩnh cửu. Đây là ân ban của Thiên Chúa. Không một ai có thể tự mình chiếm lấy hạnh phúc này. Chúng ta chỉ có thể đón hạnh phúc này bằng đức tin. Để biểu lộ niềm tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì chúng ta cần khiêm nhu nhìn nhận thân phận bất xứng, tội nhơ của mình và đồng thời yêu mến Thiên Chúa hết lòng. Một người đã chân thành nhìn nhận sự bất toàn, bất xứng và tội nhơ của mình thì chắc chắn sẽ có lòng khoan dung với lầm lỗi của tha nhân. Một người đã hết lòng mến yêu Thiên Chúa thì cũng sẽ sống hết lòng, hết tình với tha nhân, nhất là với những người bé mọn. Chính Chúa Kitô đã nhiều lần khẳng định sự thật này: “Anh em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán!”(Mt 7,1). “Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha”(Lc 6,37). “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy để thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thưở tạo thiên lập địa…vì các người đã biết yêu thương đồng loại, đặc biệt những người bé mọn, cho dù các ngươi không biết là đã làm cho chính Ta.”(x.Mt 25,31-46).
Con người được nên công chính không phải nhờ đã làm những gì luật dạy nhưng nhờ lòng tin, tin vào tình yêu của Thiên Chúa. Chủ đề này đã được thánh Tông đồ dân ngoại triển khai với nhiều minh chứng hùng hồn đặc biệt trong hai thư gửi tín hữu Galata và Rôma. Được nên công chính hay được công chính hóa nghĩa là gì? Công chính hóa là quá trình một tội nhân được hòa giải với Thiên Chúa. Công chính hóa là thay đổi từ tình trạng con cái Ađam cũ (tình trạng tội lỗi) sang tình trạng làm con cái Thiên Chúa nhờ công trạng của Ađam mới (x.Dz 1524). Về mặt tiêu cực đó là tình trạng được thứ tha tội lỗi. Về mặt tích cực đó là tình trạng được giao hòa với Thiên Chúa, được làm con cái Thiên Chúa, được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu Thiên Chúa ban tặng. (x.Tự Điển Công Giáo phổ thông – Công chính hóa – J.A.Hardon)
Tình trạng tội lỗi, bất xứng, bất toàn của con người: Giáo lý Công giáo truyền dạy rằng do bởi sự bất tuân của Ađam cũ, nhân loại bị đắm chìm trong tình trạng tội nhơ. Và con người dù lớn hay bé, dù chứ phận cao hay thấp, dù nam hay là nữ…đều có thể phạm tội, tội mọn cũng như tội nặng. Bài đọc thứ nhất trích sách Samuel và bài Tin Mừng thánh Luca được trích đọc trong Chúa Nhật XI TN C làm một minh họa.
Được Thiên Chúa ưu ái tuyển chọn, xức dầu phong vương làm vua, được Thiên Chúa yêu thương ban nhiều ân lộc, cụ thể là cả một đất nước, một vương triều với nhiều cung tần phi nữ, thế mà Đavít đã làm điều dữ đáng ghê tởm. Đavit không chỉ phạm tội ngoại tình mà còn âm mưu giết Uria để cướp lấy vợ của ông ta. Và đây, một phụ nữ không tên tuổi xuất hiện tại nhà người biệt phái đã mời Chúa Giêsu dùng bữa. Tin Mừng ghi chị “vốn là người tội lỗi trong thành”. Không biết chị đã phạm những tội gì, nhưng chắc chắn là tội công khai và gây gương mù gương xấu.
Một nam và một nữ, cả hai đều là tội nhân. Một chức cao quyền lớn và một nữ nhi vô danh bé phận, cả hai đều phạm tội và chắc hẳn tội không nhỏ. Trong câu chuyện người phụ nữ phạm tội bị bắt quả tang mà Tin Mừng thánh Gioan tường thuật có chi tiết khá hiện sinh về tình trạng tội lỗi của con người. Sau khi Chúa Giêsu ngẩng mặt lên và nói: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”, thì cả đám đông, đều rút lui cách trật tự, bắt đầu từ người lớn tuổi (x.Ga 8,1-11). Ngay thánh Tông đồ dân ngoại cũng đã từng thú nhận: “Sự thiện tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.”(Rm 8,19).
Ơn tha thứ là hồng ân vượt quá khả năng của con người. Tự sức mình, trong phận thụ tạo thấp hèn, con người không thể có khả năng giao hòa với Đấng Toàn năng. Ơn công chính hóa con người nhận lãnh là do Thiên Chúa đoái thương thi ân. Như thế cần khẳng định rằng Thiên Chúa là nguyên nhân tác thành, là điều kiện ắt có của ơn công chính hóa mà con người thụ hưởng. Sự đáp trả của con người trước tình thương của Thiên Chúa được xem như là điều kiện đủ mà thôi. Và điều kiện đủ ấy chính là niềm tin, tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Chúng ta cùng xem xét một vài hình thức biểu lộ lòng tin.
1.Khiêm nhu nhìn nhận tội lỗi của mình: Đavít đã khiêm nhu nói với Nathan: “Tôi đắc tội với Đức Chúa”(2Sm 12,13). Và tiên tri Nathan đã phán rằng Thiên Chúa đã bỏ qua tội lỗi cho Đavít. Chúa Kitô cũng đã từng kể câu chuyện hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái và một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng tạ ơn Chúa và kể lể công trạng mình là không chỉ không trộm cắp, không ngoại tình, không xấu xa như người thu thuế đứng phía sau mà còn ăn chay một tuần hai lần, dâng cúng cho Chúa mười phần trăm thu nhập. Thế mà Chúa Kitô kết luận ông này ra về không được công chính hóa. Trong khi đó người thu thuế thì khiêm nhu đứng đằng xa, cúi mặt xuống đấm ngực thú nhận mình là kẻ tội lỗi và xin Chúa thương xót thì lại được nên công chính (x.Lc18,9-14). “Con đã xưng tội ra với Ngài, chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con. Con tự nhủ: ‘Nào ta đi thú tội với Chúa,’ và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con”(Tv 32) Những lời Thánh Vịnh trên đây chắn chắn là tâm tình của vua Đavít, một người vốn đầy tội lỗi thế mà đã được gọi là thánh vương, không phải vì công trạng gì của ngài mà chỉ nhờ ngài tin vào lòng lân tuất của Thiên Chúa.
2.Yêu mến Chúa nồng nàn: Yêu thương là một cách thế biểu lộ lòng tin cách tuyệt hảo. Yêu thương ai thì trao dâng cho người ấy những gì tốt nhất, quý giá nhất của mình. Chị phụ nữ đã dâng trao cho Chúa Giêsu những gì là quý giá nhất của chị. Trước hết đó là danh dự của chị, khi chị không ngại ngần đến chổ công khai để gặp Chúa Giêsu. Gặp Chúa rồi, chị tiếp tục dâng dòng nước mắt của mình, mái tóc của mình, đôi môi của mình và dầu thơm để nâng niu bàn chân của Chúa. Qua cử chỉ mến yêu ấy, Chúa Giêsu thấy được lòng tin của chị để rồi phán: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”(Lc 7,50). Đâu có hơn gì Giuđa hay các anh em còn lại, Phêrô đã ba lần chối bỏ Thầy, thậm chí trước cả một đầy tớ gái. Thế nhưng Phêrô đã nhận được hồng ân thứ tha, ơn công chính hóa, nhờ cái tình dành cho Thầy mình, một cái tình đã được minh định rõ trên bờ hồ Tibêria sau khi Chúa phục sinh (x.Ga 21,15-19). Chính thánh nhân đã để lại cảm nghiệm của ngài cho chúng ta: “Tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi”(x.1P 4,8).
Là Kitô hữu, chúng ta vốn khát mong được làm con cái Thiên Chúa trong ân sủng hầu được hưởng gia nghiệp muôn đời là hạnh phúc vĩnh cửu. Đây là ân ban của Thiên Chúa. Không một ai có thể tự mình chiếm lấy hạnh phúc này. Chúng ta chỉ có thể đón hạnh phúc này bằng đức tin. Để biểu lộ niềm tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì chúng ta cần khiêm nhu nhìn nhận thân phận bất xứng, tội nhơ của mình và đồng thời yêu mến Thiên Chúa hết lòng. Một người đã chân thành nhìn nhận sự bất toàn, bất xứng và tội nhơ của mình thì chắc chắn sẽ có lòng khoan dung với lầm lỗi của tha nhân. Một người đã hết lòng mến yêu Thiên Chúa thì cũng sẽ sống hết lòng, hết tình với tha nhân, nhất là với những người bé mọn. Chính Chúa Kitô đã nhiều lần khẳng định sự thật này: “Anh em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán!”(Mt 7,1). “Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha”(Lc 6,37). “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy để thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thưở tạo thiên lập địa…vì các người đã biết yêu thương đồng loại, đặc biệt những người bé mọn, cho dù các ngươi không biết là đã làm cho chính Ta.”(x.Mt 25,31-46).