Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống mời gọi chúng ta suy nghĩ về bản chất và sứ mạng của Hội Thánh, và nhắc nhở ta hãy yêu mến và tin tưởng Hội Thánh hơn.
1- Tôi tin Hội Thánh
Giáo Hội đã xuất hiện công khai trong ngày lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ (x. Cv 2,1-13), và lập tức các ngài toả ra đường phố rao giảng về Chúa Giêsu Kitô chết và phục sinh … Thời
của Giáo Hội đã khai mạc như thế, vào lúc mà các lời hứa và các sấm ngôn liên quan cách tỏ tường tới Đấng Bảo Trợ, tới Thần Khí ban sự sống và Thần Khí sự thật bắt đầu được thực hiện trên các Tông Đồ một cách mạnh mẽ và hiển nhiên. Đức Kitô là người sáng lập Giáo Hội, nhưng người ta cũng gọi Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập Giáo Hội. Những gì Chúa Thánh Thần đã làm với Chúa Giêsu trong cuộc đời và sứ vụ của Ngài ở trần gian thì Người cũng sẽ làm tương tự như vậy với Giáo Hội lữ hành. Vì thế, rồi đây mỗi khi cùng nhau lấy những quyết định hệ trọng, các Tông Đồ thường tuyên bố: Thánh Thần và chúng tôi quyết định …
Cộng đoàn Giáo Hội sẽ lớn lên; những tổ chức cơ cấu ngày càng phức tạp hơn sẽ phải được thiết lập như bất cứ tập thể xã hội nào, nhưng Chúa Thánh Thần mãi mãi là linh hồn của Giáo Hội, sức mạnh của Giáo Hội. Giáo Hội không thể hoàn thành sứ mạng nếu không có Thần Khí của Chúa Cha, cũng đồng thời là Thần Khí của Chúa Kitô tác sinh và hướng dẫn. Không trung thành với Thần Khí, Giáo Hội (dù ở cấp nào) luôn có nguy cơ chỉ còn là một cơ chế xã hội tìm kiếm và hoạt động theo sự khôn ngoan và tiêu chuẩn trần thế, xa lìa Tin Mừng, như lịch sử Hội Thánh vẫn cho thấy.
Như thế, chúng ta là con cái Giáo Hội phải hiểu Giáo Hội cho đúng bản chất và sứ vụ riêng của Giáo Hội. Chúng ta phải TIN Giáo Hội như ta vẫn tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Nếu Giáo Hội chỉ là một tổ chức xã hội, thì việc gì phải TIN? Ta tin Giáo Hội thánh thiện, công giáo và tông truyền. Thật là sai lầm những ai nói: chúng tôi tin Chúa Giêsu Kitô nhưng chúng tôi không tin Giáo Hội. Có đôi lúc người ta lìa bỏ Giáo Hội (hữu hình) để -như họ nói- trung thành với Chúa, với Tin Mừng. Nghĩ và hành động như thế thì đã hết là môn đệ Chúa Kitô rồi. Có những người chỉ muốn một Giáo Hội theo như ý họ: hoặc là một Giáo Hội tinh tuyền “vô tì tích” (như mai sau trên trời) hoặc một Giáo Hội đầy uy lực, hiệu năng với những phương tiện và đường hướng hoạt động như các tổ chức chính trị, xã hội khác. Đó không phải là Giáo Hội như Chúa Giêsu muốn.
Tôi không muốn biện minh cho những lỗi lầm của Giáo Hội, của các vị lãnh đạo Giáo Hội do những bất trung phản bội cố tình hay ngoan cố đối với Đấng Sáng Lập của mình. Giáo Hội là thánh thiện vì phát sinh từ Thiên Chúa và là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, nhưng Giáo Hội cũng bao gồm những con người yếu đuối mỏng giòn tội lỗi, phải chiến đấu luôn để ngày càng nên hoàn thiện hơn, xứng đáng hơn trong tư cách làm con cái Cha trên trời và môn đệ Chúa Kitô. Vì thế Công đồng Vaticanô II đã nhắc lại một nguyên tắc xưa cũ: Ecclesia semper reformanda, nghĩa là Giáo Hội phải được canh tân đổi mới không ngừng.
2- Vài hậu quả
Tóm lại những điều trên đây muốn nhấn mạnh rằng Giáo Hội là một mầu nhiệm.
Trong một bài giảng gần đây, Đức cha Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng nhắc nhở chúng ta không được quên chiều kích siêu việt, thần linh của Giáo Hội khi muốn nói về Giáo Hội hay đánh giá Giáo Hội. Không phải là một sự lưu ý không có lý do.
Tôi thấy thái độ của Đức nguyên TGM Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt trong tình hình nóng bỏng vừa qua thật đáng khâm phục. Ngài luôn nhìn vụ việc có liên quan đến mình một cách bình an tin tưởng trong tinh thần Giáo Hội, như một người con đích thực của Giáo Hội và như một chủ chăn đầy trách nhiệm; ngài tỏ ra “tự do” và “can đảm” khi lặp đi lặp lại rằng mình không hề bị áp lực mà chỉ muốn lợi ích của Hội Thánh mà thôi, cho dù biết rằng một tuyên bố như thế sẽ không hợp với chờ đợi của một số thành phần ủng hộ ngài. Và quả thực có những người không bằng lòng. Nếu người ta yêu mến ngài, thiết tưởng phải tin vào ngài, thay vì chỉ nhấn mạnh những điều đúng với ý mình và nghi ngờ những điều khác…
Nếu chúng ta yêu mến Giáo Hội và muốn điều tốt cho Giáo Hội, tưởng cũng phải tin vào Giáo Hội, vào Đức Thánh Cha, vào các giám mục chúng ta. Tại sao và nhân danh cái gì mà phê phán các ngài, bảo các ngài phải thế này không được thế kia, hoặc “chấm điểm” vị này “được” vị kia “không được”? Nên nghe theo các ngài là những đại diện Chúa Kitô hay nghe theo ai khác hoặc bám chắc vào ý kiến riêng mình, - đàng nào hợp lý hơn cho một người công giáo?
Đành rằng trong những vấn đề mới đây, các giám mục chúng ta đã có thể có những sai sót chi tiết nào đó nhưng không thể nói chủ trương chung là sai. Muốn tin vào Giáo Hội thì phải tin vào Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo Hội, và Người có thể -cùng với các giám mục- làm được những việc mà con người chúng ta nghĩ là không thể và với những phương cách mà ta coi là không thích hợp. Chúa là Chúa, ta chỉ là ta. Hãy uốn nắn tư tưởng của ta theo tư tưởng của Chúa, không phải tìm cách làm ngược lại! Lịch sử Giáo Hội buổi đầu mà Phụng vụ cho ta nghe lại trong suốt mùa Phục Sinh nhắc bảo ta như thế.
Xét cho cùng, những khác biệt và có khi đối nghịch giữa một bên là Toà Thánh và HĐGM Việt Nam và bên kia là một nhóm nào đó trong thời gian qua đã phát sinh do mỗi bên đứng vào một quan điểm: quan điểm đức tin và giáo hội và quan điểm trần tục nặng tính ý thức hệ.
(Lễ Hiện Xuống 2010)
1- Tôi tin Hội Thánh
Giáo Hội đã xuất hiện công khai trong ngày lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ (x. Cv 2,1-13), và lập tức các ngài toả ra đường phố rao giảng về Chúa Giêsu Kitô chết và phục sinh … Thời
Cộng đoàn Giáo Hội sẽ lớn lên; những tổ chức cơ cấu ngày càng phức tạp hơn sẽ phải được thiết lập như bất cứ tập thể xã hội nào, nhưng Chúa Thánh Thần mãi mãi là linh hồn của Giáo Hội, sức mạnh của Giáo Hội. Giáo Hội không thể hoàn thành sứ mạng nếu không có Thần Khí của Chúa Cha, cũng đồng thời là Thần Khí của Chúa Kitô tác sinh và hướng dẫn. Không trung thành với Thần Khí, Giáo Hội (dù ở cấp nào) luôn có nguy cơ chỉ còn là một cơ chế xã hội tìm kiếm và hoạt động theo sự khôn ngoan và tiêu chuẩn trần thế, xa lìa Tin Mừng, như lịch sử Hội Thánh vẫn cho thấy.
Như thế, chúng ta là con cái Giáo Hội phải hiểu Giáo Hội cho đúng bản chất và sứ vụ riêng của Giáo Hội. Chúng ta phải TIN Giáo Hội như ta vẫn tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Nếu Giáo Hội chỉ là một tổ chức xã hội, thì việc gì phải TIN? Ta tin Giáo Hội thánh thiện, công giáo và tông truyền. Thật là sai lầm những ai nói: chúng tôi tin Chúa Giêsu Kitô nhưng chúng tôi không tin Giáo Hội. Có đôi lúc người ta lìa bỏ Giáo Hội (hữu hình) để -như họ nói- trung thành với Chúa, với Tin Mừng. Nghĩ và hành động như thế thì đã hết là môn đệ Chúa Kitô rồi. Có những người chỉ muốn một Giáo Hội theo như ý họ: hoặc là một Giáo Hội tinh tuyền “vô tì tích” (như mai sau trên trời) hoặc một Giáo Hội đầy uy lực, hiệu năng với những phương tiện và đường hướng hoạt động như các tổ chức chính trị, xã hội khác. Đó không phải là Giáo Hội như Chúa Giêsu muốn.
Tôi không muốn biện minh cho những lỗi lầm của Giáo Hội, của các vị lãnh đạo Giáo Hội do những bất trung phản bội cố tình hay ngoan cố đối với Đấng Sáng Lập của mình. Giáo Hội là thánh thiện vì phát sinh từ Thiên Chúa và là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, nhưng Giáo Hội cũng bao gồm những con người yếu đuối mỏng giòn tội lỗi, phải chiến đấu luôn để ngày càng nên hoàn thiện hơn, xứng đáng hơn trong tư cách làm con cái Cha trên trời và môn đệ Chúa Kitô. Vì thế Công đồng Vaticanô II đã nhắc lại một nguyên tắc xưa cũ: Ecclesia semper reformanda, nghĩa là Giáo Hội phải được canh tân đổi mới không ngừng.
2- Vài hậu quả
Tóm lại những điều trên đây muốn nhấn mạnh rằng Giáo Hội là một mầu nhiệm.
Trong một bài giảng gần đây, Đức cha Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng nhắc nhở chúng ta không được quên chiều kích siêu việt, thần linh của Giáo Hội khi muốn nói về Giáo Hội hay đánh giá Giáo Hội. Không phải là một sự lưu ý không có lý do.
Tôi thấy thái độ của Đức nguyên TGM Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt trong tình hình nóng bỏng vừa qua thật đáng khâm phục. Ngài luôn nhìn vụ việc có liên quan đến mình một cách bình an tin tưởng trong tinh thần Giáo Hội, như một người con đích thực của Giáo Hội và như một chủ chăn đầy trách nhiệm; ngài tỏ ra “tự do” và “can đảm” khi lặp đi lặp lại rằng mình không hề bị áp lực mà chỉ muốn lợi ích của Hội Thánh mà thôi, cho dù biết rằng một tuyên bố như thế sẽ không hợp với chờ đợi của một số thành phần ủng hộ ngài. Và quả thực có những người không bằng lòng. Nếu người ta yêu mến ngài, thiết tưởng phải tin vào ngài, thay vì chỉ nhấn mạnh những điều đúng với ý mình và nghi ngờ những điều khác…
Nếu chúng ta yêu mến Giáo Hội và muốn điều tốt cho Giáo Hội, tưởng cũng phải tin vào Giáo Hội, vào Đức Thánh Cha, vào các giám mục chúng ta. Tại sao và nhân danh cái gì mà phê phán các ngài, bảo các ngài phải thế này không được thế kia, hoặc “chấm điểm” vị này “được” vị kia “không được”? Nên nghe theo các ngài là những đại diện Chúa Kitô hay nghe theo ai khác hoặc bám chắc vào ý kiến riêng mình, - đàng nào hợp lý hơn cho một người công giáo?
Đành rằng trong những vấn đề mới đây, các giám mục chúng ta đã có thể có những sai sót chi tiết nào đó nhưng không thể nói chủ trương chung là sai. Muốn tin vào Giáo Hội thì phải tin vào Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo Hội, và Người có thể -cùng với các giám mục- làm được những việc mà con người chúng ta nghĩ là không thể và với những phương cách mà ta coi là không thích hợp. Chúa là Chúa, ta chỉ là ta. Hãy uốn nắn tư tưởng của ta theo tư tưởng của Chúa, không phải tìm cách làm ngược lại! Lịch sử Giáo Hội buổi đầu mà Phụng vụ cho ta nghe lại trong suốt mùa Phục Sinh nhắc bảo ta như thế.
Xét cho cùng, những khác biệt và có khi đối nghịch giữa một bên là Toà Thánh và HĐGM Việt Nam và bên kia là một nhóm nào đó trong thời gian qua đã phát sinh do mỗi bên đứng vào một quan điểm: quan điểm đức tin và giáo hội và quan điểm trần tục nặng tính ý thức hệ.
(Lễ Hiện Xuống 2010)