Bài giảng Lễ ngày 15-05-2010 tại Huế – Kính nhớ Thánh Gioan La San, Bổn Mạng các Nhà Giáo Dục
Thánh Lễ kính Thánh Gioan La San, Quan Thầy Các Nhà Giáo Dục, tại Trung Tâm Mục Vụ Huế, do Đức Tổng Giám Mục Huế chủ tế ngày 15 tháng 5 năm 2010
Dòng La San là một dòng quốc tế, có nhiều ngàn thành viên hiện diện tại 80 quốc gia trên thế giới, trong các nước tân tiến cũng như trong các nước chậm tiến, chuyên lo phục vụ lãnh vực giáo dục tại các trường học.
Dòng nầy do Thánh Jean Baptiste de la Salle, người Pháp, lập năm 1680 tại Reims, tây bắc nước Pháp.
Thánh nhân là một người bạn của giới trẻ, một nhà cách mạng giáo dục, một nhà giải phóng giới lao động bằng giáo dục.
Hôm nay, ngày 15 tháng 5 năm 2010, đúng 60 năm, ngày Giáo Hội, qua Đức Giáo Hoàng Piô XII, tôn vinh Thánh Gioan La San là Quan Thầy của tất cả các Nhà Giáo Dục Thanh Thiếu Niên trên toàn thế giới.
Đức Thánh Cha Piô XII nêu lên những đặc điểm của Vị Thánh Giáo dục nầy như sau.
Thánh Gioan La San là một con người thánh thiện và thông minh, rất nhiệt thành với công việc giáo dục, đặc biệt là giáo dục lớp trẻ, nhất là lớp trẻ thiếu điều kiện để được giáo dục đầy đủ, như các thanh thiếu niên gia đình nghèo, như các thanh thiếu niên ở các vùng sâu, vùng xa.
Thánh Gioan La San xem việc giáo dục thanh thiếu niên là một nghề rất quan trọng, một nghề cần phải đầu tư toàn tâm, toàn lực, toàn phương tiện cho công việc giáo dục trọng đại nầy. Vì thế, mặc dầu là linh mục, ngài vẫn không muốn các tu sĩ mình trở thành linh mục, sợ vì bận rộn công việc mục vụ tông đồ mà không thể toàn tâm toàn lực chuyên lo việc giáo dục như ngài mong ước.
Để đạt được mục đích nầy, ngài chỉ muốn thành viên của dòng mình toàn là tu sĩ giáo dân. Vì thế, khi lập dòng tu giáo dục tại Reims vào năm 1680, ngài gọi Dòng mình lập, là “Dòng Anh em Trường Kitô”, gọi các tu sĩ của dòng mình là “Các Sư huynh của các Trường Kitô” (Frères des Écoles Chrétiennes). Từ “Frère” được dịch qua tiếng Việt là “sư huynh”: “sư” là thầy dạy, “huynh” là anh em đối với những người mình giáo dục: giáo dục bằng tình huynh đệ, bằng tình anh em.
Việc giáo dục do thánh Gioan La San chủ trương, có những đặc điểm sau đây:
Về những đức tính cần thiết cho nhà giáo dục: ngài chủ trương nhà giáo dục phải nhẫn nại và khiêm nhượng: nhẫn nại (để chịu đựng được sức nặng của sự mệt mỏi hằng ngày trong công việc dạy dỗ; để chịu đựng được những tính xấu của học sinh: nhứt quỷ, nhì ma, thứ ba, học trò; để chịu đựng được những sự thiếu thông cảm của những người mình phục vụ gây nên); khiêm nhượng (để không thèm thuồng những công việc mà người khác coi trọng hơn, mà người khác thu lượm được nhiều của cải danh vọng hơn).
Về phương pháp giáo dục: ngoài việc lập dòng giáo dục là Dòng Anh Em Trường Kitô, ngài thiết lập những trường sư phạm (để chuẩn bị luân lý, đạo đức và kiến thức cho các giáo viên); ngài chủ trương cấp tiến hơn cả Chính Quyền lúc bấy giờ, là giáo dục miễn phí cho bậc tiểu học trong các trường ngài sáng lập; ngài còn tổ chức các lớp học vào buổi chiều và buổi tối để những người trẻ mắc đi làm trong ngày, có thể đến học được vì mục đích của ngài là tìm đủ mọi cách để đem lại cho giới trẻ, một nền giáo dục nhân bản và kitô-giáo.
Dòng La San đến Việt Nam năm 1866, cách đây 144 năm. Tại Sài Gòn, có trường Taberd danh tiếng. Tại Hà Nội, có trường Puginier danh tiếng. Và tại Huế, có trường Pellerin danh tiếng: trường nầy, tên gọi Việt Nam là Trường Bình Linh, được thành lập ngày 15/05/1904, cách đây 106. Đây là một trường danh tiếng, và hiện nay vẫn còn nhiều cựu học sinh Bình Linh tại Huế, tại Việt Nam và ở Hải Ngoại.
Qua hơn 144 năm hiện diện tại Việt Nam, Dòng La San đã phục vụ rất nhiều thế hệ giới trẻ và đã cống hiến nhiều nhân tài cho Đất Nước Việt Nam và cho Giáo Hội Việt Nam. Hơn một nữa số học sinh đi học các trường La San là những học sinh ngoài công giáo. Như vậy, chúng ta thấy việc tông đồ giáo dục của Dòng La San có ảnh hưởng rất sâu đậm trên người dân Việt.
Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc. Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc. Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân. Vì lợi ích một năm, hãy trồng lúa (thụ cốc), Vì lợi ích mười năm, hãy trồng cây (thụ mộc). Vì lợi ích một trăm năm, hãy trồng người (thụ nhân). Nhưng lý tưởng của những nhà giáo dục công giáo nói chung, và của Dòng Giáo Dục La San nói riêng, vì chú trọng đến nền giáo dục nhân bản và kitô giáo, nên nhắm đến lợi ích không phải một năm, mười năm, hay một trăm năm như Quản Trọng thời Đông Chu Liệt quốc chủ trương, mà nhắm đến lợi ích muôn năm, lợi ích đời đời trong việc giáo dục lớp trẻ thanh thiếu niên.
Chúng ta hãy cầu nguyện nhiều cho công việc giáo dục công giáo, cho lý tưởng giáo dục của Giáo Hội Công Giáo.
Đối với công việc làm cho Chúa, làm vì Chúa, số lượng tuy hữu ích, nhưng không quan trọng bằng chất lượng: “Chỉ cần một vị thánh mà thôi, cũng đủ để nâng cả thế giới lên.”
Lạy Chúa, xin chúc lành cho công việc giáo dục của Giáo Hội Công Giáo.
Lạy Chúa, xin chúc lành cho công việc giáo dục của Dòng La San, nhất là tại Việt Nam, và đặc biệt là tại Thừa Thiên-Huế nầy. Amen!
Thánh Lễ kính Thánh Gioan La San, Quan Thầy Các Nhà Giáo Dục, tại Trung Tâm Mục Vụ Huế, do Đức Tổng Giám Mục Huế chủ tế ngày 15 tháng 5 năm 2010
Dòng La San là một dòng quốc tế, có nhiều ngàn thành viên hiện diện tại 80 quốc gia trên thế giới, trong các nước tân tiến cũng như trong các nước chậm tiến, chuyên lo phục vụ lãnh vực giáo dục tại các trường học.
Dòng nầy do Thánh Jean Baptiste de la Salle, người Pháp, lập năm 1680 tại Reims, tây bắc nước Pháp.
Thánh nhân là một người bạn của giới trẻ, một nhà cách mạng giáo dục, một nhà giải phóng giới lao động bằng giáo dục.
Lm Nguyễn Vinh Gioang giảng lễ |
Đức Thánh Cha Piô XII nêu lên những đặc điểm của Vị Thánh Giáo dục nầy như sau.
Thánh Gioan La San là một con người thánh thiện và thông minh, rất nhiệt thành với công việc giáo dục, đặc biệt là giáo dục lớp trẻ, nhất là lớp trẻ thiếu điều kiện để được giáo dục đầy đủ, như các thanh thiếu niên gia đình nghèo, như các thanh thiếu niên ở các vùng sâu, vùng xa.
Thánh Gioan La San xem việc giáo dục thanh thiếu niên là một nghề rất quan trọng, một nghề cần phải đầu tư toàn tâm, toàn lực, toàn phương tiện cho công việc giáo dục trọng đại nầy. Vì thế, mặc dầu là linh mục, ngài vẫn không muốn các tu sĩ mình trở thành linh mục, sợ vì bận rộn công việc mục vụ tông đồ mà không thể toàn tâm toàn lực chuyên lo việc giáo dục như ngài mong ước.
Để đạt được mục đích nầy, ngài chỉ muốn thành viên của dòng mình toàn là tu sĩ giáo dân. Vì thế, khi lập dòng tu giáo dục tại Reims vào năm 1680, ngài gọi Dòng mình lập, là “Dòng Anh em Trường Kitô”, gọi các tu sĩ của dòng mình là “Các Sư huynh của các Trường Kitô” (Frères des Écoles Chrétiennes). Từ “Frère” được dịch qua tiếng Việt là “sư huynh”: “sư” là thầy dạy, “huynh” là anh em đối với những người mình giáo dục: giáo dục bằng tình huynh đệ, bằng tình anh em.
Việc giáo dục do thánh Gioan La San chủ trương, có những đặc điểm sau đây:
Về phương pháp giáo dục: ngoài việc lập dòng giáo dục là Dòng Anh Em Trường Kitô, ngài thiết lập những trường sư phạm (để chuẩn bị luân lý, đạo đức và kiến thức cho các giáo viên); ngài chủ trương cấp tiến hơn cả Chính Quyền lúc bấy giờ, là giáo dục miễn phí cho bậc tiểu học trong các trường ngài sáng lập; ngài còn tổ chức các lớp học vào buổi chiều và buổi tối để những người trẻ mắc đi làm trong ngày, có thể đến học được vì mục đích của ngài là tìm đủ mọi cách để đem lại cho giới trẻ, một nền giáo dục nhân bản và kitô-giáo.
Dòng La San đến Việt Nam năm 1866, cách đây 144 năm. Tại Sài Gòn, có trường Taberd danh tiếng. Tại Hà Nội, có trường Puginier danh tiếng. Và tại Huế, có trường Pellerin danh tiếng: trường nầy, tên gọi Việt Nam là Trường Bình Linh, được thành lập ngày 15/05/1904, cách đây 106. Đây là một trường danh tiếng, và hiện nay vẫn còn nhiều cựu học sinh Bình Linh tại Huế, tại Việt Nam và ở Hải Ngoại.
Qua hơn 144 năm hiện diện tại Việt Nam, Dòng La San đã phục vụ rất nhiều thế hệ giới trẻ và đã cống hiến nhiều nhân tài cho Đất Nước Việt Nam và cho Giáo Hội Việt Nam. Hơn một nữa số học sinh đi học các trường La San là những học sinh ngoài công giáo. Như vậy, chúng ta thấy việc tông đồ giáo dục của Dòng La San có ảnh hưởng rất sâu đậm trên người dân Việt.
Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc. Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc. Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân. Vì lợi ích một năm, hãy trồng lúa (thụ cốc), Vì lợi ích mười năm, hãy trồng cây (thụ mộc). Vì lợi ích một trăm năm, hãy trồng người (thụ nhân). Nhưng lý tưởng của những nhà giáo dục công giáo nói chung, và của Dòng Giáo Dục La San nói riêng, vì chú trọng đến nền giáo dục nhân bản và kitô giáo, nên nhắm đến lợi ích không phải một năm, mười năm, hay một trăm năm như Quản Trọng thời Đông Chu Liệt quốc chủ trương, mà nhắm đến lợi ích muôn năm, lợi ích đời đời trong việc giáo dục lớp trẻ thanh thiếu niên.
Chúng ta hãy cầu nguyện nhiều cho công việc giáo dục công giáo, cho lý tưởng giáo dục của Giáo Hội Công Giáo.
Đối với công việc làm cho Chúa, làm vì Chúa, số lượng tuy hữu ích, nhưng không quan trọng bằng chất lượng: “Chỉ cần một vị thánh mà thôi, cũng đủ để nâng cả thế giới lên.”
Lạy Chúa, xin chúc lành cho công việc giáo dục của Giáo Hội Công Giáo.
Lạy Chúa, xin chúc lành cho công việc giáo dục của Dòng La San, nhất là tại Việt Nam, và đặc biệt là tại Thừa Thiên-Huế nầy. Amen!