Trung tâm văn hóa Nguyễn Trường Tộ

Association CONVERGENCE

Inscription No 1701 Vol XXXII / Tribunal de Schiltigheim, France

13 g rue de l'ILL, F- 67116 REICHSTETT, France

Tl 00 33 - 3 88 20 58 22 - Tél 00 33 - 3 88 20 58 22 Email : Trucdang@evc.net




Đại Học Hè Khóa VI và Tuần Lễ Xã Hội kỳ IV

tháng 07 / 2002 / Oslo, Na-Uy



I. Tổng quát về Trung Tâm Nguyễn-Trường-Tộ

Tháng 10 năm 1995, một nhóm thân hữu muốn cùng nhau phối hợp những chương trình sinh hoạt văn hóa của các cộng đồng người Việt hải ngoại đã gặp gỡ tại Trung Tâm Văn Hóa C.I.A..R.U.S, Strasbourg, Pháp. Cuộc họp đã kết thúc với quyết định thành hình Ban Vận Động Thành Lập Hội Văn Hóa quốc tế lấy tên Trung-Tâm Nguyễn-Trường-Tộ.
Trong thời gian tiến hành công việc tổ chức thành hiệp hội văn hóa quốc tế đúng theo luật pháp địa phương, Ban Văn Động nầy đã tổ chức bốn khóa Đại Học Hè (1996,1997 tại Orsonnens, Thụy Sĩ; 1998,1999 taị Nancy, Pháp ) và hai khóa Tuần Lễ Xã Hội (1997,1999).
Song song, Tam Nguyệt San nghiên cứu Định Hướng và Định Hướng Tùng Thư thường xuyên xuất bản các tài liệu văn hóa phục vụ cộng đồng.
Tháng 10 năm 2000, Ban Văn Động tiến hành thủ tục hành chánh về giấy phép chính thức thành lập hội với mục đích phát huy các sinh hoạt văn hóa của các cộng đồng gốc người Việt nam sống tại các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong cộng đồng Âu Châu, cổ võ đối thoại và hội nhập thích đáng.
Ngày 31 tháng 10 năm 2000, Tòa án Schiltigheim, vùng Strasbourg, Pháp cấp giấy chứng nhận đăng ký hiệp hội (Tribunal d'Instance de Schiltigheim, Volume XXXII No 1701, Association CENTRE CULTUREL CONVERGENCE, Trung tâm Văn Hóa Nguyễn-Trường-Tộ ).
Khóa V Đại Học Hè được tổ chức tại trung tâm văn hóa Maison de l'Asnée, Nancy , Pháp từ ngày 29 tháng 7/2001 đến ngày 5 tháng 8 năm 2001.

II. Đại Học Hè Khóa Việt Nam Hải Ngoại

- Đại Học Hè VNHN là một chương trình đào tạo văn hóa cho người trẻ gốc Việt Nam ở hải ngoại.
- Đại Học Hè giúp các người gốc Việtnam, đặc biệt giới trẻ, có những kiến thức căn bản về sinh hoạt cộng đồng, các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp cận những vấn đề xã hội liên quan đến cuộc sống của họ.
- Đại Học Hè tạo điều kiện gặp gỡ và đối thoại giữa các người trẻ gốc Việtnam và các thế hệ lớn tuổi trong vấn đề học hỏi, phát huy văn hóa, nghệ thuật truyền thống và cổ súy việc hội nhập thích đáng.
- Đại Học Hè chuẩn bị và đào tạo các cán bộ sinh hoạt công đồng về mặt văn hóa và xã hội.
- Đại Học Hè tổ chức hằng năm, suốt một tuần lễ, vào dịp hè. Chương trình phối hợp giữa một học trình cấp đại học về một chủ đề quan trọng và các sinh hoạt giải trí nghệ thuật nhằm phát huy tinh thần liên đới và phục vụ cộng đồng.

III - Đại Học Hè Khóa VI và Tuần Lễ Xã Hội kỳ IV / 2002 / Oslo, Na-Uy

Đại Học Hè Việt Nam Hải Ngoại khóa VI và Tuần Lễ Xã Hội kỳ IV Oslo 2002 đã tập trung 12 giáo sư, 9 thành viên Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ thuộc Ban Tổ Chức và 82 học viên gồm nhiều lứa tuổi khác nhau đến từ 12 quốc gia : Hoa Kỳ, Canada, Ý, Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Anh, Hòa Lan, Bỉ, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy.

Một tuần lễ gặp gỡ trong tinh thần huynh đệ gia đình của người Việt hải ngoại với sự nâng đỡ của cộng đồng người Việt Nam ở Oslo, các vị lảnh đạo tôn giáo và các hội đoàn, đặc biệt là Hội Thanh Thiếu Niên Vietnor và nhất là tinh thần dấn thân phục vụ cộng đồng của cô Nguyễn Vân Long và các gia đình anh chị Nguyễn Văn Bé, anh chị Tôn Thất Cường và anh chị Gioan và Ngọc Khiêm.

Toàn thể tham dự viên Đại Học Hè khóa VI và Tuần Lễ Xã Hội kỳ IV Oslo 2002 nghiêng mình vĩnh biệt Anh Nguyễn Văn Bé, người vận động và tổ chức tuần lễ nầy.
Chưa đầy một tuần lễ sau khi hoàn thành công việc tổ chức, Anh Nguyễn Văn Bé đã đột ngột vĩnh biệt tất cả chúng ta để an nghĩ đời đời trong Nhà Thiên Chúa
.

Chủ nhật 30/06

14 g : Ghi danh, nhận phòng
18 g : Cơm tối
20 g : Sinh hoạt làm quen, thông báo nội qui ĐHH

Thứ hai 01/07

7 g 30 - 8g 30 : Ăn sáng
8 g 45 - 9 g : Khai mạc (Lời chào mừng của Ban Tổ Chức ĐHH)
9g - 9 g 45 : Bài khai khóa : Tình yêu và văn hóa
GS Nguyễn-Đăng-Trúc (Pháp)

10 g - 10 g 45 : Tiến trình phát triển âm nhạc Việt Nam
GS Quỳnh Hạnh (Pháp)

11 g - 12 g 30 : Thảo luận nhóm
Đặc trách LM Bùi Phạm Tráng ( Bỉ) và Ô. Nguyễn Văn Bé ( Na Uy)

13 g - 14 g : Cơm trưa, nghỉ
15 g - 17 g 30 : Các lớp chuyên môn ( học viên tự chọn )
- Lịch sử ; địa lý : GS Thái Công Tụng và Phạm Hồng Lam

- Văn chương : LM Hồng Kim Linh, Gs Nguyễn Thị Hoàng

- Âm nhạc : NS Quỳnh Hạnh

- Tiếng Việt căn bản : GS Đoàn Xuân Kiên, và Như Mai

- Tư tưởng văn hóa : Lm Nguyễn Thái Hợp, GS Nguyễn Đăng Trúc, BS Nguyễn Đình Lý

18 g : Cơm tối
20 g - 21 g 30 : Sinh hoạt tối

Thứ ba 02/07

7 g 30 - 8 g 15 : Ăn sáng
8 g 30 - 9 g 15 : Gia đình ta gia đình tây
Ông Phạm Hồng Lam (Đức)

9 g 30 - 10 g 15 : Gia đình : cải cách của Tự lực văn đoàn
GS Nguyễn thị Hoàng (Pháp)

10 g 30 - 12 g : Thảo Luận
Đặc trách LM Bùi Phạm Tráng và Ô. Nguyễn Văn Bé

13 g - 14 g : Cơm trưa, nghỉ
15 g - 17 g 30 : Các lớp chuyên môn ( học viên tự chọn )
- Lịch sử ; địa lý : GS Thái Công Tụng và Phạm Hồng Lam

- Âm nhạc : NS Quỳnh Hạnh

- Văn chương : LM Hồng Kim Linh, Gs Nguyễn Thị Hoàng

- Tiếng Việt căn bản : GS Đoàn Xuân Kiên, và Như Mai

- Tư tưởng văn hóa : Lm Nguyễn Thái Hợp, GS Nguyễn Đăng Trúc, BS Nguyễn Đình Lý

18 g : Cơm tối
20 g - 21 g 30 : Sinh hoạt tối


Thứ tư 03/07 - Tham quan Oslo

Thứ năm 04/07

7 g 30 - 8 g 15 : Ăn sáng
8 g 30 - 9 g 15 : Nghệ thuật yêu thương
BS Nguyễn Đình Lý (Hoa Kỳ)

9 g 30 - 10 g 15 : Xưng hô trong gia đình Việtnam
GS Nguyễn Đăng Trúc (Pháp)

10 g 30 - 12 g : Thảo Luận
Đặc trách LM Bùi Phạm Tráng và Ô. Nguyễn Văn Bé

13 g - 14 g : Cơm trưa, nghỉ
15 g - 17 g 30 : Các lớp chuyên môn ( học viên tự chọn ).
( Ban Tổ chức đón tiếp và ghi danh Tuần Lễ Xã Hội)

- Lịch sử ; địa lý : GS thái Công Tụng và Phạm Hồng Lam

- Âm nhạc : NS Quỳnh Hạnh

- Văn chương : LM Hồng Kim Linh, GS Nguyễn Thị Hoàng

- Tiếng Việt căn bản : GS Đoàn Xuân Kiên, và Như Mai

- Tư tưởng văn hóa : Lm Nguyễn Thái Hợp, GS Nguyễn Đăng Trúc, BS Nguyễn Đình Lý

18 g : Cơm tối
20 g - 21 g 30 : Sinh hoạt tối

Thứ sáu 05/07

7 g 30 - 8 g 15 : Ăn sáng
8 g 30 - 8 g 45 : Khai mạc Tuần Lễ Xã Hội
9 g - 9 g 45 : Bài thuyết trình khai khóa : Tiến trình định duyên lập phận theo cung cách ngôn ngữ Việt Nam.
Lm TS Hồng Kim Linh (Pháp)

10 g - 10 g 45 : Hội nhập
GS Đoàn Xuân Kiên (Anh)

10 g 30 - 12 g 30 :Thảo Luận
Đặc trách LM Bùi Phạm Tráng và Ô. Nguyễn Văn Bé

13 g - 14 g : Cơm trưa, nghỉ

( Chương trình nhiệm ý của học viên ĐHH : 14 g 30 - 17 g )

- Lịch sử ; địa lý : GS Thái Công Tụng và Phạm Hồng Lam

- Âm nhạc : NS Quỳnh Hạnh

- Tiếng Việt căn bản : GS Đoàn Xuân Kiên

15 g - 15 g 45 : Người phụ nữ và nữ quyền
TS Nguyễn Văn Trần (Pháp)

16 g - 17 g 45 : Tình yêu trong văn học Việt Nam
GS Nguyễn Thị Hoàng (Pháp)

18 g - 19g : Cơm tối
20 g - 21 g 30 : Sinh hoạt tối


Thứ bảy 06/07

7 g 30 - 8 g 15 : Ăn sáng
8 g 30 - 9 g 15 : Gia đình như một tế bào của xã hội, nhìn theo quan điểm hệ thống
GS Thái Công Tụng (Canada)

9 g 30 - 10 g 15 : Gia đình và thách đố của xã hội ngày nay
LM GS Nguyễn Thái Hợp ( Ý)

10 g 30 - 12 g 15 : Thảo Luận
Đặc trách LM Bùi Phạm Tráng và Ô. Nguyễn Văn Bé

13 g - 14 g : Cơm trưa, nghỉ
14 g 30 - 15 g 15 Tình yêu trong dân nhạc Việt Nam
TS Trần Quang Hải (Pháp)

15 g 30 - 16 g 15 : Tình yêu của người trẻ Việt nam và giữa thế kỷ 20 ( qua tác giả khúc ca tiền chiến Trăng mờ bên suối)
GS Lê Mộng Nguyên (Pháp)

16 g 30 - 17 g 15 : Tổng kết ĐHH và TLXH
18 g - 19 g :Cơm tối
20 g : Đêm trình diễn nhạc dân tộc do TS Trần Quang Hải và NS Quỳnh Hạnh điều khiển

Chủ nhật 07/07

7 g 30 - 8 g 15 : Ăn sáng
Có thánh lễ chủ nhật

Chia tay




____________________________________________________