Các chuyên gia về Vatican nói khả năng xảy ra một Công nghị Hồng y đã rất gần, gần hơn bao giờ hết, vì con số các Hồng y đến tuổi 80 đang tăng cao. Vào cuối tháng 03-2010 này, sẽ có không ít hơn 12 ghế của các Hồng y được quyền bầu Giáo hoàng bị bỏ trống. Và do đó, cần có một cuộc sắc phong các tân Hồng y.
Tông Hiến Universi Dominici Gregis
Theo Tông Hiến Universi Dominici Gregis (Ðoàn chiên phổ quát của Chúa) do Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 22-02-1996 thì các Hồng y quá 80 tuổi không còn được quyền tham dự Cơ Mật Viện (Conclave) bầu tân Giáo hoàng, trừ những vị đến 80 tuổi sau ngày Đức Giáo Chủ Tối Cao băng hà, hay vào ngày mà Tòa Phêrô trống ngôi. Tổng số các vị có quyền bầu chọn phải không được phép quá 120 vị. Những Hồng y nào đã bị tước đi tước vị Hồng y theo giáo luật, và sau đó được trao lại tước Hồng y, thì không được quyền bầu.
Hồng Y Đoàn hiện có 182 vị ở khắp các độ tuổi, trong đó có 112 vị đủ điều kiện bầu Giáo hoàng. Cũng theo Tông Hiến Universi Dominici Gregis, con số Hồng y thích hợp để tổ chức Mật Tuyển Viện là 120. Tính đến nay, con số thích hợp này thiếu 8 vị cần điền khuyết. Thứ tư 26-01 vừa qua là sinh nhật thứ 80 của Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic, nguyên TGM Toronto, Canada. Như vậy, Hồng y đoàn lại cần thêm 1 vị nữa thành 9 để đủ con số 120.
Công nghị Hồng y đã gần kề
Trong 2 tháng năm 2010 này, sẽ có thêm 4 Hồng y nữa vượt quá hạn mức tuổi cho phép bầu Giáo hoàng, đó là ĐHY người Mỹ Adam Maida (nguyên TGM Detroit, Michigan), ĐHY Julián Herranz Casado (nguyên Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Các Văn Bản Luật), ĐHY Bernard Louis Auguste Paul Panafieu (nguyên TGM Marseille, Pháp), ĐHY Thomas Stafford Williams (nguyên TGM Wellington, New Zealand).
Theo các chuyên gia, Công nghị Hồng y sắp tới đặt Đức Giáo Hoàng Benedict XVI vào một tình huống thú vị, khi làm thế nào để cân bằng được con số 120 giữa các vị Hồng y dưới 80 tuổi và những Hồng y sắp đến độ tuổi 80 trong mấy tháng tiếp đó. Vì từ cuối tháng 3 tới tháng 7 năm 2010 sẽ không có vị Hồng y nào vượt ngưỡng 80, nhưng từ tháng 7 tới tháng 3 năm 2011 thì sẽ có liên tiếp 13 Hồng y nữa không còn quyền bầu Giáo hoàng.
Một trong vài vị Hồng y sẽ đạt tới tuổi 80 từ tháng 7 năm nay tới tháng 3 năm 2011 là: ĐHY Theodore Edgar McCarrick (nguyên TGM Washington D.C), ĐHY Ignace Moussa I Daoud (Thượng phụ Giáo chủ của Antiôkia, Syri và Libăng), ĐHY William Keeler (nguyên TGM Baltimore, Hoa Kỳ), ĐHY Paul Joseph Jean Poupard (nguyên Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa), ĐHY Sergio Sebastiani (nguyên Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Tòa Thánh), ĐHY Camillo Ruini (nguyên Giám Quản thành Rôma).
Năm 2011 cũng là năm sẽ chứng kiến một loạt các Hồng y khác vượt ngưỡng 80, nhiều trong số đó là những vị có tiếng tăm như: ĐHY Joseph Zen Ze-kiun, SDB (nguyên TGM Hồng Kông), ĐHY Nicholas Cheong Jin-Suk (đương kim TGM Seoul, Hàn Quốc), ĐHY Bernard Francis Law (Kinh sĩ Đền thờ Đức Bà Cả tại Rôma), ĐHY José Saraiva Martins, CMF (nguyên Tổng trưởng Bộ Phong Thánh). Trong 13 tháng tới, sẽ có 25 Hồng y không còn quyền bầu cử.
Bên cạnh đó, tính đến thời điểm này, có 30 Tòa Hồng Y còn trống trên toàn thế giới. Trong đó có Tòa Hồng Y tại Hà Nội, Việt Nam.
Chính vì vậy, Công nghị Hồng y sắp tới hứa hẹn những điều thú vị mà chỉ có riêng Đức Giáo Hoàng và theo ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần biết. Tòa trống và số lượng Hồng y vượt ngưỡng 80 quá nhiều, liệu bao nhiêu Hồng y mới đủ lấp đầy chỗ thiếu, nhưng cũng chỉ vừa phải để dung hòa con số 120 vị dưới 80 tuổi và không vượt quá số Tòa đang trống, với các tính toán hợp lý để ít là trong một năm sau đó con số này vẫn duy trì ở mức thích hợp chờ một Công nghị mới?
Các chuyên gia phân tích hàng đầu cho rằng sẽ không có gì là ngạc nhiên nếu Đức Giáo Hoàng triệu tập một Công nghị Hồng y vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 này. Tiếp theo đó sẽ là một Công nghị Hồng y nữa vào cùng thời điểm năm 2011.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Công nghị Hồng y (Consistorium) là một dạng cuộc họp quan trọng do Đức Giáo Hoàng triệu tập, và có hai loại: Công nghị Hồng y mật, hay còn gọi là Công nghị Hồng y đặc biệt (chỉ có Ðức Thánh Cha và các Hồng y mà thôi) và Công nghị Hồng y công khai, nghĩa là có sự tham dự của các Giám mục, Linh mục, Giáo dân hoặc đại diện pháp nhân. Ðức Giáo Hoàng có thể triệu tập các vị Hồng y hiện diện ở Rôma riêng, như các Công nghị Hồng y để phong Chân phước và Hiển thánh. Hoặc Đức Giáo Hoàng có thể triệu tập tất cả các Hồng y trên thế giới, để thảo luận về các vấn đề rất quan trọng liên hệ đến đời sống Giáo hội, hoặc bổ nhiệm tân Hồng y vào Hồng Y Đoàn.
Hồng y - Ngài là ai?
Tiếng Việt dịch Cardinalis là Hồng y (dịch theo màu sắc của y phục: Hồng = màu đỏ, màu hồng; Y = áo), nghĩa là vị Giáo chủ mặc áo đỏ, vì không có danh từ thích hợp để dịch sát nghĩa của danh từ tiếng Latinh "Cardinalis" (do: cardo, cardinis, nghĩa là yếu tố thuộc bản chất, yếu tố then chốt, nền tảng, cột trụ, v.v…). Danh từ “Cardinal” trong tiếng Anh (Cardinalis) được dùng để gọi các vị Giáo sĩ cấp cao nhất trong Giáo hội Công giáo La Mã, chỉ xếp sau Ðức Giáo Hoàng. Các ngài là thành viên của một Viện, được gọi là Viện Hồng Y (Senat). Các ngài là những Cố vấn trực tiếp và Cộng tác đắc lực của ÐTC trong việc quản trị Giáo hội hoàn cầu.
Bộ Giáo Luật công bố năm 1983 dành cả chương 3, quyển thứ 2, gồm 11 khoản để nói về các vị Hồng y.
Trước hết, Hồng y là những "đại cử tri và cử tri duy nhất", có nhiệm vụ bầu Giáo hoàng mới sau khi Giáo hoàng cũ băng hà. Ngoài nhiệm vụ bầu Giáo hoàng, các ngài là những người cộng tác gần gũi nhất của Ðức Thánh Cha, cộng tác cách tập đoàn hay cá nhân, trong việc quản trị Giáo hội hoàn vũ.
Tước vị Hồng y không phải là một Chức Thánh, mà chỉ là một danh hiệu cao quý. Dù dược vinh thăng Hồng y, các ngài vẫn là Giám mục. Trường hợp, ai là linh mục được Giáo hoàng chọn làm Hồng y thì phải được truyền chức Giám mục trước lễ tấn phong Hồng y.
Hồng y còn được gọi dưới cái tên khác là: “Hoàng Tử Giáo Hội” (Prince of the Church). Hiện nay danh xưng này gần như được Giáo hội Công giáo sử dụng “độc quyền” cho các Hồng y. Trong lịch sử, cụm từ “Hoàng Tử Giáo Hội” còn để chỉ các vị Hoàng tử bầu cử viên có quyền chọn vị thủ lãnh chuyên chế hay còn gọi là Hoàng Đế La Mã Thần Thánh của Đế Chế La Mã Thần Thánh. Tương tự trong Công giáo, Hoàng Tử Giáo Hội vừa là ứng cử viên, vừa là những người bầu ra vị Giáo chủ Tối cao Giáo hội Công giáo La Mã toàn cầu, hay còn gọi là Đức Thánh Cha.
Hồng y là người cộng tác trực tiếp của Ðấng Kế Vị Thánh Phêrô. Vì thế trong lễ nghi trao Mũ đỏ Hồng y, Ðức Giáo Hoàng cũng chỉ định cho mỗi vị một hiệu tòa là một Nhà thờ trong Thành Rôma, giáo phận của Giám mục Thành Rôma. Những Hồng y nào nắm quyền càng cao hoặc giáo phận mà vị ấy nắm giữ có thế trọng yếu thì có Tòa cổ xưa hơn những Hồng y khác.
Năm 1159, thời trị vì của Ðức Giáo Hoàng Eugenio III (1143-1153), Hồng Y Ðoàn được thành lập, ngoài các thành viên, gồm một vị đứng đầu gọi là Decano (Niên trưởng), không phải là vị tuổi tác hơn cả, nhưng là vị do sáu Hồng y bậc Giám mục (nghĩa là các Hồng y được tước hiệu sáu Giáo phận quan trọng chung quanh Thành Rôma) bầu lên; một vị Phó Niên trưởng và một vị Quản lý tài sản Giáo hội khi Tòa Phêrô trống, vị này được gọi là Hồng y Nhiếp chính, hay Hồng y Giáo chủ Thị Thần (Camerlengo). Hiện nay, Hồng y Niên trưởng là Ðức Angelo Sodano (người Italia); vị Hồng y Phó Niên trưởng là Ðức Roger Etchegaray (người Pháp); Hồng y Giáo chủ Thị Thần Ðức Tarcisio Bertone (người Italia).
Các Hồng y được chia thành ba bậc:
Bậc Hồng y Giám mục (tức là các vị Hồng y có một tước hiệu trong 7 hiệu tòa sau: Ostia - Palestrina - Albano - Frascati - Porto Santa Rufina - Sabina Poggio Mirteto và Velletri Segni). Hiện nay có 6 Hồng y quan trọng giữ 7 hiệu tòa này lần lượt là: Đức Angelo Sodano (Ostia và Albano), Đức José Saraiva Martins (Palestrina), Đức Tarcisio Bertone (Frascati), Đức Roger Maria Élie Etchegaray (Porto Santa Rufina), Đức Giovanni Battista Re (Sabina Poggio Mirteto), Đức Francis Arinze (Velletri Segni). Hồng y Niên trưởng luôn luôn giữ Hiệu tòa Ostia, và một giáo phận khác cạnh Rôma, nếu vị ấy đã có trước khi làm Niên trưởng. ĐHY Angelo Sodano giữ hai tòa nên chỉ có 6 Hồng y bậc Giám mục.
Bậc tiếp theo là bậc Hồng y Linh mục (đại đa số là các vị Hồng y là Tổng Giám Mục đứng đầu các giáo phận trên thế giới đều ở bậc này, trong đó có Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Việt Nam). Hồng y Linh mục cũng chiếm thế đa số trong Hồng Y Đoàn.
Bậc thứ ba là bậc Hồng y Phó tế (hầu hết là các vị đứng đầu một cơ quan Tòa Thánh thuộc Giáo triều và cư ngụ tại Rôma). Các vị thuộc bậc Hồng y Phó tế có thể chuyển sang bậc Hồng y Linh mục sau 10 năm ở bậc Hồng y Phó tế. Một khi đã chuyển sang bậc Hồng y Linh mục, thì cũng đổi cả tước hiệu nhà thờ và có quyền ưu tiên trên các Hồng y Linh mục khác được bổ nhiệm làm Hồng y sau mình. Thông thường, tuy tước vị Phó tế thấp hơn Linh mục, nhưng các Hồng y Phó tế có nhiều quyền hơn các Hồng y Linh mục ở các giáo phận, do các vị này làm việc ngay tại đầu não Giáo triều. Đơn cử trường hợp Hồng y Phó tế nay thành Hồng y Linh mục là ĐHY Crescenzio Sépe, nguyên Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, đương kim Tổng Giám Mục Napoli, Italia.
Cũng như Giám mục, khoản Giáo luật 354 ấn định các vị Hồng y đương nhiệm phải đệ đơn từ chức lên Ðức Thánh Cha, lúc đầy 75 tuổi, và chờ đợi sự quyết định của ngài.
Giáo Luật chỉ thị: trong khi Tòa Phêrô trống ngôi (sede vacante), Viện Hồng Y (hay Hồng Y Ðoàn) lãnh nhận quyền quản trị tạm công việc trong Giáo hội, theo luật lệ riêng. Việc quan trọng hơn cả là triệu tập các Hồng y trên toàn giới về Rôma, để họp Cơ Mật Viện (Conclave) và bầu Giáo hoàng mới. Trong thời gian bầu Giáo hoàng, các ngài phải cầu nguyện, ăn chay, để xin ơn Chúa Thánh Thần, và thề hứa: “hoàn toàn tự do theo tiếng lương tâm và ơn Chúa soi sáng, chọn vị mà tôi nghĩ là xứng đáng hơn cả”. Việc bầu Giáo hoàng diễn ra tại Nhà nguyện Sixtine, nội thành Vatican. Vị đắc cử phải được 2/3 số phiếu của các Hồng y hiện diện trong Cơ Mật Viện. Nếu không đủ số phiếu này sau nhiều vòng bầu, lúc này sẽ áp dụng các thể thức khác theo Tông Hiến Universi Dominici Gregis.
Giáo luật cũng ấn định vị Hồng y đứng đầu các Hồng y Phó tế có nhiệm vụ loan báo cho dân chúng chờ đợi tại Quảng trường Thánh Phêrô tên của vị được bầu làm tân Giáo hoàng. Cách đây hơn 5 năm, ĐHY Jorge Arturo Augustin Medina Estévez, nguyên Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí Tích, đã loan báo tên vị Giáo hoàng mới: Ðức Joseph Ratzinger được chọn làm Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, nhận tên hiệu là Benedict XVI.
Nhưng lúc này chưa phải là lúc bàn đến thể thức bầu Giáo hoàng.
Giáo luật còn quy định, nếu không phải là Giám mục coi sóc giáo phận nào, vị Hồng y bắt buộc phải ở Rôma. Các vị Hồng y trên khắp thế giới cũng phải về Rôma khi Đức Giáo Hoàng triệu tập. Các vị Hồng y đều thuộc về hàng giáo sĩ Rôma và tức khắc trở thành công dân Vatican sau khi được tấn phong.
Đỏ - Màu của máu, tình yêu và lửa mến
Trong nghi lễ trao nhẫn Hồng y, Đức Giáo Hoàng sẽ nói với mỗi tân Hồng y, rằng: "Hãy nhận lấy chiếc nhẫn từ tay Đấng kế vị Thánh Phêrô và biết rằng với tình yêu của Vị Thủ Lãnh Các Tông Đồ, tình yêu của con đối với Giáo hội sẽ được củng cố".
Là cố vấn và là người cộng tác chặt chẽ với Giáo hoàng, dấu hiệu hữu hình của sự hiệp nhất Giáo hội, các vị Hồng y phải tuyệt đối trung thành, vâng phục và hiệp nhất với Chúa, với Giáo hội và với Ðấng Kế Vị Thánh Phêrô, Ðại diện Chúa Kitô ở trần gian, cho đến việc hy sinh chính mạng sống, nếu cần. Đó cũng là ý nghĩa của phẩm phục Hồng y, màu đỏ thắm, màu của tình yêu, màu của lửa, và nó cũng là màu của Cuộc Thương Khó. Để thật sự nói lên rằng các Hồng y phải sẵn sàng ngay cả đổ máu mình ra để minh chứng cho tình yêu.
Trong số các Hồng y, có nhiều vị đã làm vinh danh Chúa và trung thành tuyệt đối với Giáo hội, cho đến việc hy sinh cả mạng sống (usque ad sanguinis effusionem). Điển hình như: ÐHY Juan Soldevilla y Romero (TGM của Saragozza, Tây Ban Nha), ÐHY Emile Biayenda (TGM Congo), ÐHY Juan Posadas Ocampo (TGM Guadalajara, Mexico. ÐHY Soldevilla bị hai người lạ mặt hạ sát ngày 4 tháng 6 năm 1923, lúc ra khỏi một Tu viện, để lên xe về Tòa Giám Mục. Sau khi điều tra, lý do của vụ sát hại này là lý do chính trị - tôn giáo. ÐHY Biayenda bị những người lạ mặt bắt cóc chiều tối ngày 22 tháng 3 năm 1977, và sau đó ít giờ bị giết, trong thời kỳ Congo có những vụ tranh chấp giữa các chủng tộc mà ngài là người tranh đấu không mệt mỏi để bảo vệ các sắc dân thiểu số. ÐHY Posadas Ocampo bị bắn chết bằng 14 phát đạn cự ly gần tại sân bay Guadalajara, vụ giết ÐHY Ocampo là do chính bàn tay cảnh sát mật vụ, tức giận do những tố cáo của ÐHY chống lại sự lan tràn mỗi ngày một nhiều của tội ác, vô đạo đức với nhân dân và nạn tham nhũng trong chính quyền. Và còn nhiều nữa những nhân chứng anh hùng về lòng kiên trung với Giáo hội và Chúa Kitô của các Hồng y từ thế kỷ này sang thế kỷ khác…
Tính quốc tế hóa của Hồng y đoàn
Người ta dễ nhận thấy có sự phân phối không quân bình các vị Hồng y trong Giáo hội toàn cầu, có lục địa nhiều, có lục địa ít, có quốc gia nhiều, có quốc gia ít. Tại sao có sự không đồng đều này? Trả lời đơn giản nhất rằng Ðức Giáo Hoàng hoàn toàn tự do trong việc chọn các Hồng y. Ngài không chịu sự bó buộc hay tham vấn nào từ Giáo hội địa phương như việc bổ nhiệm Giám mục.
Nếu nhìn về tương quan giữa con số các tín hữu với con số các Hồng y theo cách phân chia lôgic toán học, thì người ta thấy có sự không cân đối. Nhưng nếu nhìn sâu hơn vào các dữ kiện của việc phân phối các Linh mục và Giám mục trên toàn thế giới, thì tỉ lệ này xem ra lại cân đối hơn. Nhưng tất cả những điều đó cũng không phải là cơ sở lý giải cho việc Đức Giáo Hoàng chọn ai làm Hồng y. Như đã nói, ngài hoàn toàn có quyền chọn một vị nào đó lãnh mũ Hồng y, kể cả khi Hội Đồng Giám Mục địa phương hay chính quyền quốc gia sở tại không ưng ý.
Và nói theo Ðức Hồng Y Tarcisio Bertone (Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh), thì Hồng Y Đoàn không phải, và cũng không thể, như một "quốc hội" dân sự, trong đó các Giáo hội địa phương khác nhau được đại diện một cách "dân chủ".
Trong lịch sử, tước Hồng y có từ thế kỷ 11 và các vị Hồng y đều cư ngụ tại Rôma. Cho đến năm 1150, các Hồng y hợp thành Viện Hồng Y hay Hồng Y Ðoàn. Vào thế kỷ thứ 12, các Hồng y cũng được lựa chọn từ ngoài Thành Rôma.
Từ năm 1200 đến 1400, thành viên của Hồng Y Ðoàn thường không quá 30 vị. Năm 1586, Ðức Giáo Hoàng Sixto V ấn định con số Hồng Y Ðoàn lên đến 70 vị. Ngày 21-11-1970, Tự Sắc "Ingravescentem Aetatem" của Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI đã quyết định rằng sau 80 tuổi, các vị Hồng y không giữ chức vụ nào nữa trong Giáo triều và mất quyền bầu Giáo hoàng, và như vậy cũng không được tham dự Cơ Mật Viện. Ðây là một quyết định đầy can đảm của Ðức Phaolô VI trong chương trình cải tổ Giáo hội sau Công Đồng Vatican II.
Trong Công nghị Hồng y ngày 05-11-1973, Ðức Phaolô VI nâng con số Hồng y vào Mật Tuyển Viện bầu Giáo hoàng lên 120 vị. Chính Ðức Gioan Phaolô II cũng xác nhận lại con số 120 vị do Ðức Phaolô VI ấn định qua Tông Hiến Universi Dominici Gregis. Từ đây, tính quốc tế hóa của Hồng Y Đoàn ngày càng cao xét theo nhu cầu của thời đại.
Hồng y “in pectore”
Bộ Giáo Luật 1983, khoản 351, triệt 3, lấy lại Bộ Giáo Luật cũ năm 1917, quy định: vị được bổ nhiệm làm Hồng y, nếu, trong khi loan tin, Ðức Giáo Hoàng không tiết lộ tên “in pectore” (còn giữ kín trong ngực), thì trong thời gian
chờ đợi, vị này không có bổn phận và quyền lợi nào của các Hồng y; nhưng khi nào tên vị "in pectore" được công bố, thì không những ngài có bổn phận và quyền lợi của một Hồng y, nhưng còn được hưởng quyền ưu tiên trên các vị khác, kể từ ngày Ðức Giáo Hoàng loan báo giữ trong "in pectore" và được xếp vào lớp các Hồng y được loan báo làm Hồng y khi ngài chưa tiết lộ danh tính.
Nếu không có bút từ gì về Hồng y "in pectore" do vị Giáo hoàng trước để lại, thì vị Giáo hoàng kế tiếp không bị buộc theo những quyết định của vị tiền nhiệm mình. Lúc đó, tân Giáo hoàng được hoàn tự do trong mọi quyết định. Nhiều lần trong lịch sử, tên của các Hồng y "in pectore" không bao giờ được tiết lộ, sau khi vị Giáo hoàng giữ lại "in pectore" rồi băng hà mà không để lại bút tích nào.
Về việc vào Mật Viện bầu Giáo hoàng, Tông Hiến Universi Dominici Gregis của Ðức Gioan Phaolô II, công bố khi Tòa Thánh trống ngôi (Sede Vacante), nói rõ rằng: "Quyền bầu Giáo hoàng thuộc về các Hồng y được chọn và được công bố trong Công nghị Hồng y, và phải dưới 80 tuổi". Vì thế các Hồng y "in pectore" nếu có, do không được công bố, không thể vào Mật Viện bầu tân Giáo hoàng.
Hoàn cảnh chưa thuận tiện hoặc lý do này lý do khác mà giữ “in pectore” một vị Hồng y được viện dẫn như trên, hầu hết là lý do về chính trị. Các sử gia xác nhận rằng việc giữ Hồng y “in pectore” có từ thời Ðức Alexandre VI (người Tây Ban Nha, làm Giáo hoàng từ 1492 đến 1503); hoặc thời Ðức Julius II (Giáo hoàng từ 1503 - 1513).
Các Hồng Y Việt Nam
Giáo hội Việt Nam từ trước đến nay đã có 5 Hồng y:
ĐHY Giuse Maria Trịnh Như Khuê, là Hồng y tiên khởi của Việt Nam, được vinh thăng năm 1976, qua đời năm 1978, là Hồng y bậc Linh mục, Hiệu tòa Nhà thờ: S. Francesco di Paola ai Monti (Một Tòa Hồng y bậc Phó tế được thành lập năm 1967) mà nay thuộc về ĐHY Renato Raffaele Martino, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình.
- ĐHY Giuse Maria Trịnh Văn Căn, được vinh thăng năm 1979, qua đời năm 1990, là Hồng y bậc Linh mục, Hiệu tòa Nhà thờ: S. Maria in Via (Một Tòa Hồng y cổ xưa bậc Linh mục được thành lập năm 1551) mà Đức cố Hồng y Egano Righi-Lambertini, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Tòa Thánh, và hàng chục Hồng y danh tiếng thời Trung Cổ, Phục Hưng và Cận Đại từng nắm giữ.
- ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, được vinh thăng năm 1994, qua đời năm 2009, là Hồng y bậc Linh mục, Hiệu tòa Nhà thờ: S. Maria “Regina Pacis” in Ostia mare (Một Tòa Hồng y bậc Linh mục được thành lập năm 1973). Tòa này từng được Đức cố Hồng y TGM Sydney, Australia giữ cho đến lúc qua đời năm 1991.
- ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, được vinh thăng hồng y ngày 21.2.2001, qua đời ngày 16.9.2002, là Hồng y bậc Phó tế, Hiệu tòa Nhà thờ: S. Maria della Scala (Một Tòa Hồng y cổ xưa bậc Phó tế được thành lập năm 1664). Tòa này từng được nhiều Hồng y lừng lẫy với “quyền lực mềm” thời Phục Hưng nắm. Đầu thế kỷ thứ 20, một loạt các Hồng y đứng đầu các Bộ quan trọng tại Giáo triều cũng giữ Tòa này.
- ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, được vinh thăng năm 2003, đang tại nhiệm chức Tổng Giám Mục Sài Gòn, là Hồng y bậc Linh mục, Hiệu tòa Nhà thờ: S. Giustino (Một Tòa Hồng y bậc Linh mục được thành lập năm 2003) và chỉ mới có mình ngài giữ.
(Mời đón xem bài tiếp theo: Công nghị sắp tới, sẽ có tân Hồng y Việt Nam?)
Tông Hiến Universi Dominici Gregis
Theo Tông Hiến Universi Dominici Gregis (Ðoàn chiên phổ quát của Chúa) do Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 22-02-1996 thì các Hồng y quá 80 tuổi không còn được quyền tham dự Cơ Mật Viện (Conclave) bầu tân Giáo hoàng, trừ những vị đến 80 tuổi sau ngày Đức Giáo Chủ Tối Cao băng hà, hay vào ngày mà Tòa Phêrô trống ngôi. Tổng số các vị có quyền bầu chọn phải không được phép quá 120 vị. Những Hồng y nào đã bị tước đi tước vị Hồng y theo giáo luật, và sau đó được trao lại tước Hồng y, thì không được quyền bầu.
Hồng Y Đoàn hiện có 182 vị ở khắp các độ tuổi, trong đó có 112 vị đủ điều kiện bầu Giáo hoàng. Cũng theo Tông Hiến Universi Dominici Gregis, con số Hồng y thích hợp để tổ chức Mật Tuyển Viện là 120. Tính đến nay, con số thích hợp này thiếu 8 vị cần điền khuyết. Thứ tư 26-01 vừa qua là sinh nhật thứ 80 của Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic, nguyên TGM Toronto, Canada. Như vậy, Hồng y đoàn lại cần thêm 1 vị nữa thành 9 để đủ con số 120.
Công nghị Hồng y đã gần kề
Theo các chuyên gia, Công nghị Hồng y sắp tới đặt Đức Giáo Hoàng Benedict XVI vào một tình huống thú vị, khi làm thế nào để cân bằng được con số 120 giữa các vị Hồng y dưới 80 tuổi và những Hồng y sắp đến độ tuổi 80 trong mấy tháng tiếp đó. Vì từ cuối tháng 3 tới tháng 7 năm 2010 sẽ không có vị Hồng y nào vượt ngưỡng 80, nhưng từ tháng 7 tới tháng 3 năm 2011 thì sẽ có liên tiếp 13 Hồng y nữa không còn quyền bầu Giáo hoàng.
Một trong vài vị Hồng y sẽ đạt tới tuổi 80 từ tháng 7 năm nay tới tháng 3 năm 2011 là: ĐHY Theodore Edgar McCarrick (nguyên TGM Washington D.C), ĐHY Ignace Moussa I Daoud (Thượng phụ Giáo chủ của Antiôkia, Syri và Libăng), ĐHY William Keeler (nguyên TGM Baltimore, Hoa Kỳ), ĐHY Paul Joseph Jean Poupard (nguyên Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa), ĐHY Sergio Sebastiani (nguyên Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Tòa Thánh), ĐHY Camillo Ruini (nguyên Giám Quản thành Rôma).
Năm 2011 cũng là năm sẽ chứng kiến một loạt các Hồng y khác vượt ngưỡng 80, nhiều trong số đó là những vị có tiếng tăm như: ĐHY Joseph Zen Ze-kiun, SDB (nguyên TGM Hồng Kông), ĐHY Nicholas Cheong Jin-Suk (đương kim TGM Seoul, Hàn Quốc), ĐHY Bernard Francis Law (Kinh sĩ Đền thờ Đức Bà Cả tại Rôma), ĐHY José Saraiva Martins, CMF (nguyên Tổng trưởng Bộ Phong Thánh). Trong 13 tháng tới, sẽ có 25 Hồng y không còn quyền bầu cử.
Bên cạnh đó, tính đến thời điểm này, có 30 Tòa Hồng Y còn trống trên toàn thế giới. Trong đó có Tòa Hồng Y tại Hà Nội, Việt Nam.
Chính vì vậy, Công nghị Hồng y sắp tới hứa hẹn những điều thú vị mà chỉ có riêng Đức Giáo Hoàng và theo ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần biết. Tòa trống và số lượng Hồng y vượt ngưỡng 80 quá nhiều, liệu bao nhiêu Hồng y mới đủ lấp đầy chỗ thiếu, nhưng cũng chỉ vừa phải để dung hòa con số 120 vị dưới 80 tuổi và không vượt quá số Tòa đang trống, với các tính toán hợp lý để ít là trong một năm sau đó con số này vẫn duy trì ở mức thích hợp chờ một Công nghị mới?
Các chuyên gia phân tích hàng đầu cho rằng sẽ không có gì là ngạc nhiên nếu Đức Giáo Hoàng triệu tập một Công nghị Hồng y vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 này. Tiếp theo đó sẽ là một Công nghị Hồng y nữa vào cùng thời điểm năm 2011.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Công nghị Hồng y (Consistorium) là một dạng cuộc họp quan trọng do Đức Giáo Hoàng triệu tập, và có hai loại: Công nghị Hồng y mật, hay còn gọi là Công nghị Hồng y đặc biệt (chỉ có Ðức Thánh Cha và các Hồng y mà thôi) và Công nghị Hồng y công khai, nghĩa là có sự tham dự của các Giám mục, Linh mục, Giáo dân hoặc đại diện pháp nhân. Ðức Giáo Hoàng có thể triệu tập các vị Hồng y hiện diện ở Rôma riêng, như các Công nghị Hồng y để phong Chân phước và Hiển thánh. Hoặc Đức Giáo Hoàng có thể triệu tập tất cả các Hồng y trên thế giới, để thảo luận về các vấn đề rất quan trọng liên hệ đến đời sống Giáo hội, hoặc bổ nhiệm tân Hồng y vào Hồng Y Đoàn.
Hồng y - Ngài là ai?
Tiếng Việt dịch Cardinalis là Hồng y (dịch theo màu sắc của y phục: Hồng = màu đỏ, màu hồng; Y = áo), nghĩa là vị Giáo chủ mặc áo đỏ, vì không có danh từ thích hợp để dịch sát nghĩa của danh từ tiếng Latinh "Cardinalis" (do: cardo, cardinis, nghĩa là yếu tố thuộc bản chất, yếu tố then chốt, nền tảng, cột trụ, v.v…). Danh từ “Cardinal” trong tiếng Anh (Cardinalis) được dùng để gọi các vị Giáo sĩ cấp cao nhất trong Giáo hội Công giáo La Mã, chỉ xếp sau Ðức Giáo Hoàng. Các ngài là thành viên của một Viện, được gọi là Viện Hồng Y (Senat). Các ngài là những Cố vấn trực tiếp và Cộng tác đắc lực của ÐTC trong việc quản trị Giáo hội hoàn cầu.
Bộ Giáo Luật công bố năm 1983 dành cả chương 3, quyển thứ 2, gồm 11 khoản để nói về các vị Hồng y.
Tước vị Hồng y không phải là một Chức Thánh, mà chỉ là một danh hiệu cao quý. Dù dược vinh thăng Hồng y, các ngài vẫn là Giám mục. Trường hợp, ai là linh mục được Giáo hoàng chọn làm Hồng y thì phải được truyền chức Giám mục trước lễ tấn phong Hồng y.
Hồng y còn được gọi dưới cái tên khác là: “Hoàng Tử Giáo Hội” (Prince of the Church). Hiện nay danh xưng này gần như được Giáo hội Công giáo sử dụng “độc quyền” cho các Hồng y. Trong lịch sử, cụm từ “Hoàng Tử Giáo Hội” còn để chỉ các vị Hoàng tử bầu cử viên có quyền chọn vị thủ lãnh chuyên chế hay còn gọi là Hoàng Đế La Mã Thần Thánh của Đế Chế La Mã Thần Thánh. Tương tự trong Công giáo, Hoàng Tử Giáo Hội vừa là ứng cử viên, vừa là những người bầu ra vị Giáo chủ Tối cao Giáo hội Công giáo La Mã toàn cầu, hay còn gọi là Đức Thánh Cha.
Hồng y là người cộng tác trực tiếp của Ðấng Kế Vị Thánh Phêrô. Vì thế trong lễ nghi trao Mũ đỏ Hồng y, Ðức Giáo Hoàng cũng chỉ định cho mỗi vị một hiệu tòa là một Nhà thờ trong Thành Rôma, giáo phận của Giám mục Thành Rôma. Những Hồng y nào nắm quyền càng cao hoặc giáo phận mà vị ấy nắm giữ có thế trọng yếu thì có Tòa cổ xưa hơn những Hồng y khác.
Năm 1159, thời trị vì của Ðức Giáo Hoàng Eugenio III (1143-1153), Hồng Y Ðoàn được thành lập, ngoài các thành viên, gồm một vị đứng đầu gọi là Decano (Niên trưởng), không phải là vị tuổi tác hơn cả, nhưng là vị do sáu Hồng y bậc Giám mục (nghĩa là các Hồng y được tước hiệu sáu Giáo phận quan trọng chung quanh Thành Rôma) bầu lên; một vị Phó Niên trưởng và một vị Quản lý tài sản Giáo hội khi Tòa Phêrô trống, vị này được gọi là Hồng y Nhiếp chính, hay Hồng y Giáo chủ Thị Thần (Camerlengo). Hiện nay, Hồng y Niên trưởng là Ðức Angelo Sodano (người Italia); vị Hồng y Phó Niên trưởng là Ðức Roger Etchegaray (người Pháp); Hồng y Giáo chủ Thị Thần Ðức Tarcisio Bertone (người Italia).
Các Hồng y được chia thành ba bậc:
Bậc Hồng y Giám mục (tức là các vị Hồng y có một tước hiệu trong 7 hiệu tòa sau: Ostia - Palestrina - Albano - Frascati - Porto Santa Rufina - Sabina Poggio Mirteto và Velletri Segni). Hiện nay có 6 Hồng y quan trọng giữ 7 hiệu tòa này lần lượt là: Đức Angelo Sodano (Ostia và Albano), Đức José Saraiva Martins (Palestrina), Đức Tarcisio Bertone (Frascati), Đức Roger Maria Élie Etchegaray (Porto Santa Rufina), Đức Giovanni Battista Re (Sabina Poggio Mirteto), Đức Francis Arinze (Velletri Segni). Hồng y Niên trưởng luôn luôn giữ Hiệu tòa Ostia, và một giáo phận khác cạnh Rôma, nếu vị ấy đã có trước khi làm Niên trưởng. ĐHY Angelo Sodano giữ hai tòa nên chỉ có 6 Hồng y bậc Giám mục.
Bậc tiếp theo là bậc Hồng y Linh mục (đại đa số là các vị Hồng y là Tổng Giám Mục đứng đầu các giáo phận trên thế giới đều ở bậc này, trong đó có Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Việt Nam). Hồng y Linh mục cũng chiếm thế đa số trong Hồng Y Đoàn.
Bậc thứ ba là bậc Hồng y Phó tế (hầu hết là các vị đứng đầu một cơ quan Tòa Thánh thuộc Giáo triều và cư ngụ tại Rôma). Các vị thuộc bậc Hồng y Phó tế có thể chuyển sang bậc Hồng y Linh mục sau 10 năm ở bậc Hồng y Phó tế. Một khi đã chuyển sang bậc Hồng y Linh mục, thì cũng đổi cả tước hiệu nhà thờ và có quyền ưu tiên trên các Hồng y Linh mục khác được bổ nhiệm làm Hồng y sau mình. Thông thường, tuy tước vị Phó tế thấp hơn Linh mục, nhưng các Hồng y Phó tế có nhiều quyền hơn các Hồng y Linh mục ở các giáo phận, do các vị này làm việc ngay tại đầu não Giáo triều. Đơn cử trường hợp Hồng y Phó tế nay thành Hồng y Linh mục là ĐHY Crescenzio Sépe, nguyên Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, đương kim Tổng Giám Mục Napoli, Italia.
Cũng như Giám mục, khoản Giáo luật 354 ấn định các vị Hồng y đương nhiệm phải đệ đơn từ chức lên Ðức Thánh Cha, lúc đầy 75 tuổi, và chờ đợi sự quyết định của ngài.
Giáo Luật chỉ thị: trong khi Tòa Phêrô trống ngôi (sede vacante), Viện Hồng Y (hay Hồng Y Ðoàn) lãnh nhận quyền quản trị tạm công việc trong Giáo hội, theo luật lệ riêng. Việc quan trọng hơn cả là triệu tập các Hồng y trên toàn giới về Rôma, để họp Cơ Mật Viện (Conclave) và bầu Giáo hoàng mới. Trong thời gian bầu Giáo hoàng, các ngài phải cầu nguyện, ăn chay, để xin ơn Chúa Thánh Thần, và thề hứa: “hoàn toàn tự do theo tiếng lương tâm và ơn Chúa soi sáng, chọn vị mà tôi nghĩ là xứng đáng hơn cả”. Việc bầu Giáo hoàng diễn ra tại Nhà nguyện Sixtine, nội thành Vatican. Vị đắc cử phải được 2/3 số phiếu của các Hồng y hiện diện trong Cơ Mật Viện. Nếu không đủ số phiếu này sau nhiều vòng bầu, lúc này sẽ áp dụng các thể thức khác theo Tông Hiến Universi Dominici Gregis.
Giáo luật cũng ấn định vị Hồng y đứng đầu các Hồng y Phó tế có nhiệm vụ loan báo cho dân chúng chờ đợi tại Quảng trường Thánh Phêrô tên của vị được bầu làm tân Giáo hoàng. Cách đây hơn 5 năm, ĐHY Jorge Arturo Augustin Medina Estévez, nguyên Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí Tích, đã loan báo tên vị Giáo hoàng mới: Ðức Joseph Ratzinger được chọn làm Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, nhận tên hiệu là Benedict XVI.
Nhưng lúc này chưa phải là lúc bàn đến thể thức bầu Giáo hoàng.
Giáo luật còn quy định, nếu không phải là Giám mục coi sóc giáo phận nào, vị Hồng y bắt buộc phải ở Rôma. Các vị Hồng y trên khắp thế giới cũng phải về Rôma khi Đức Giáo Hoàng triệu tập. Các vị Hồng y đều thuộc về hàng giáo sĩ Rôma và tức khắc trở thành công dân Vatican sau khi được tấn phong.
Đỏ - Màu của máu, tình yêu và lửa mến
Là cố vấn và là người cộng tác chặt chẽ với Giáo hoàng, dấu hiệu hữu hình của sự hiệp nhất Giáo hội, các vị Hồng y phải tuyệt đối trung thành, vâng phục và hiệp nhất với Chúa, với Giáo hội và với Ðấng Kế Vị Thánh Phêrô, Ðại diện Chúa Kitô ở trần gian, cho đến việc hy sinh chính mạng sống, nếu cần. Đó cũng là ý nghĩa của phẩm phục Hồng y, màu đỏ thắm, màu của tình yêu, màu của lửa, và nó cũng là màu của Cuộc Thương Khó. Để thật sự nói lên rằng các Hồng y phải sẵn sàng ngay cả đổ máu mình ra để minh chứng cho tình yêu.
Trong số các Hồng y, có nhiều vị đã làm vinh danh Chúa và trung thành tuyệt đối với Giáo hội, cho đến việc hy sinh cả mạng sống (usque ad sanguinis effusionem). Điển hình như: ÐHY Juan Soldevilla y Romero (TGM của Saragozza, Tây Ban Nha), ÐHY Emile Biayenda (TGM Congo), ÐHY Juan Posadas Ocampo (TGM Guadalajara, Mexico. ÐHY Soldevilla bị hai người lạ mặt hạ sát ngày 4 tháng 6 năm 1923, lúc ra khỏi một Tu viện, để lên xe về Tòa Giám Mục. Sau khi điều tra, lý do của vụ sát hại này là lý do chính trị - tôn giáo. ÐHY Biayenda bị những người lạ mặt bắt cóc chiều tối ngày 22 tháng 3 năm 1977, và sau đó ít giờ bị giết, trong thời kỳ Congo có những vụ tranh chấp giữa các chủng tộc mà ngài là người tranh đấu không mệt mỏi để bảo vệ các sắc dân thiểu số. ÐHY Posadas Ocampo bị bắn chết bằng 14 phát đạn cự ly gần tại sân bay Guadalajara, vụ giết ÐHY Ocampo là do chính bàn tay cảnh sát mật vụ, tức giận do những tố cáo của ÐHY chống lại sự lan tràn mỗi ngày một nhiều của tội ác, vô đạo đức với nhân dân và nạn tham nhũng trong chính quyền. Và còn nhiều nữa những nhân chứng anh hùng về lòng kiên trung với Giáo hội và Chúa Kitô của các Hồng y từ thế kỷ này sang thế kỷ khác…
Tính quốc tế hóa của Hồng y đoàn
Người ta dễ nhận thấy có sự phân phối không quân bình các vị Hồng y trong Giáo hội toàn cầu, có lục địa nhiều, có lục địa ít, có quốc gia nhiều, có quốc gia ít. Tại sao có sự không đồng đều này? Trả lời đơn giản nhất rằng Ðức Giáo Hoàng hoàn toàn tự do trong việc chọn các Hồng y. Ngài không chịu sự bó buộc hay tham vấn nào từ Giáo hội địa phương như việc bổ nhiệm Giám mục.
Nếu nhìn về tương quan giữa con số các tín hữu với con số các Hồng y theo cách phân chia lôgic toán học, thì người ta thấy có sự không cân đối. Nhưng nếu nhìn sâu hơn vào các dữ kiện của việc phân phối các Linh mục và Giám mục trên toàn thế giới, thì tỉ lệ này xem ra lại cân đối hơn. Nhưng tất cả những điều đó cũng không phải là cơ sở lý giải cho việc Đức Giáo Hoàng chọn ai làm Hồng y. Như đã nói, ngài hoàn toàn có quyền chọn một vị nào đó lãnh mũ Hồng y, kể cả khi Hội Đồng Giám Mục địa phương hay chính quyền quốc gia sở tại không ưng ý.
Trong lịch sử, tước Hồng y có từ thế kỷ 11 và các vị Hồng y đều cư ngụ tại Rôma. Cho đến năm 1150, các Hồng y hợp thành Viện Hồng Y hay Hồng Y Ðoàn. Vào thế kỷ thứ 12, các Hồng y cũng được lựa chọn từ ngoài Thành Rôma.
Từ năm 1200 đến 1400, thành viên của Hồng Y Ðoàn thường không quá 30 vị. Năm 1586, Ðức Giáo Hoàng Sixto V ấn định con số Hồng Y Ðoàn lên đến 70 vị. Ngày 21-11-1970, Tự Sắc "Ingravescentem Aetatem" của Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI đã quyết định rằng sau 80 tuổi, các vị Hồng y không giữ chức vụ nào nữa trong Giáo triều và mất quyền bầu Giáo hoàng, và như vậy cũng không được tham dự Cơ Mật Viện. Ðây là một quyết định đầy can đảm của Ðức Phaolô VI trong chương trình cải tổ Giáo hội sau Công Đồng Vatican II.
Trong Công nghị Hồng y ngày 05-11-1973, Ðức Phaolô VI nâng con số Hồng y vào Mật Tuyển Viện bầu Giáo hoàng lên 120 vị. Chính Ðức Gioan Phaolô II cũng xác nhận lại con số 120 vị do Ðức Phaolô VI ấn định qua Tông Hiến Universi Dominici Gregis. Từ đây, tính quốc tế hóa của Hồng Y Đoàn ngày càng cao xét theo nhu cầu của thời đại.
Hồng y “in pectore”
Bộ Giáo Luật 1983, khoản 351, triệt 3, lấy lại Bộ Giáo Luật cũ năm 1917, quy định: vị được bổ nhiệm làm Hồng y, nếu, trong khi loan tin, Ðức Giáo Hoàng không tiết lộ tên “in pectore” (còn giữ kín trong ngực), thì trong thời gian
Nếu không có bút từ gì về Hồng y "in pectore" do vị Giáo hoàng trước để lại, thì vị Giáo hoàng kế tiếp không bị buộc theo những quyết định của vị tiền nhiệm mình. Lúc đó, tân Giáo hoàng được hoàn tự do trong mọi quyết định. Nhiều lần trong lịch sử, tên của các Hồng y "in pectore" không bao giờ được tiết lộ, sau khi vị Giáo hoàng giữ lại "in pectore" rồi băng hà mà không để lại bút tích nào.
Về việc vào Mật Viện bầu Giáo hoàng, Tông Hiến Universi Dominici Gregis của Ðức Gioan Phaolô II, công bố khi Tòa Thánh trống ngôi (Sede Vacante), nói rõ rằng: "Quyền bầu Giáo hoàng thuộc về các Hồng y được chọn và được công bố trong Công nghị Hồng y, và phải dưới 80 tuổi". Vì thế các Hồng y "in pectore" nếu có, do không được công bố, không thể vào Mật Viện bầu tân Giáo hoàng.
Hoàn cảnh chưa thuận tiện hoặc lý do này lý do khác mà giữ “in pectore” một vị Hồng y được viện dẫn như trên, hầu hết là lý do về chính trị. Các sử gia xác nhận rằng việc giữ Hồng y “in pectore” có từ thời Ðức Alexandre VI (người Tây Ban Nha, làm Giáo hoàng từ 1492 đến 1503); hoặc thời Ðức Julius II (Giáo hoàng từ 1503 - 1513).
Các Hồng Y Việt Nam
Giáo hội Việt Nam từ trước đến nay đã có 5 Hồng y:
ĐTC Gioan Phaolô II trao mũ cho ĐHY Phạm Đình Tụng |
- ĐHY Giuse Maria Trịnh Văn Căn, được vinh thăng năm 1979, qua đời năm 1990, là Hồng y bậc Linh mục, Hiệu tòa Nhà thờ: S. Maria in Via (Một Tòa Hồng y cổ xưa bậc Linh mục được thành lập năm 1551) mà Đức cố Hồng y Egano Righi-Lambertini, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Tòa Thánh, và hàng chục Hồng y danh tiếng thời Trung Cổ, Phục Hưng và Cận Đại từng nắm giữ.
- ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, được vinh thăng năm 1994, qua đời năm 2009, là Hồng y bậc Linh mục, Hiệu tòa Nhà thờ: S. Maria “Regina Pacis” in Ostia mare (Một Tòa Hồng y bậc Linh mục được thành lập năm 1973). Tòa này từng được Đức cố Hồng y TGM Sydney, Australia giữ cho đến lúc qua đời năm 1991.
ĐTC Gioan Phaolô II trao mũ cho ĐHY Nguyễn Văn Thuận |
- ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, được vinh thăng năm 2003, đang tại nhiệm chức Tổng Giám Mục Sài Gòn, là Hồng y bậc Linh mục, Hiệu tòa Nhà thờ: S. Giustino (Một Tòa Hồng y bậc Linh mục được thành lập năm 2003) và chỉ mới có mình ngài giữ.
(Mời đón xem bài tiếp theo: Công nghị sắp tới, sẽ có tân Hồng y Việt Nam?)