Bài "Vietnam's new money" trên báo Foreign Policy ngày 21 tháng một năm 2010:
Một làn sóng của sự giàu sang phú quý và quyền lực đang làm thay đổi bộ mặt quốc gia xã hội chủ nghĩa này. Nhưng, trong khi những nhà hoạt động dân chủ đang bị tù đày và hệ thống quyền lực cứ tiếp tục xiết chặt, "bàn tay mạnh mẽ" của Đảng Cộng sản có thể biến những tiến bộ về kinh tế thành một thảm họa về mặt xã hội.
Ngày 16 Tháng 11 năm 2008,tại Caravelle, khách sạn sang trọng đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh, nơi từng là chổ cư ngụ của các nhà báo công tác thời "chiến tranh Mỹ", hai nhà doanh nghiệp mới của Việt Nam đã kết hôn Chú rể là Nguyễn Bảo Hoàng,36 tuổi, tổng quản lý của một công ty đầu tư, IDG Ventures Việt Nam, và cô dâu của ông đã 27 tuổi, tên Nguyễn Thanh Phương, chủ tịch của một công ty đầu tư, VietCapital. Hai người đứng đầu hai công ty, họ chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn vốn khoảng $ 150,000,000 đô la từ các khoản đầu tư tại Việt Nam.
Nhưng đám cưới này đâu phải chỉ là một câu chuyện về tiền bạc mới tại Việt Nam. Nguyễn Thanh Phương đâu phải chỉ là một chuyên viên ngân hàng đầu tư xòang xĩnh- mà cô là con gái của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Người đàn ông cô lấy làm chồng chính là một công dân Mỹ, con của một người đã chạy trốn Việt Nam năm 1975 để trốn thoát gông cùm cộng sản - bây giờ trở về cưới con gái của một trong số những tên cộng sản đó.
Cuộc hôn nhân của họ gói trọn nhiều yếu tố của một "kiểu mẫu" Việt Nam mới, bất kể một làn sóng mới của sự giàu có, Đảng Cộng sản vẫn còn chi phối cả các lãnh vực kể cả công cộng lẫn tư nhân. Nhiều doanh nghiệp "tư nhân" hoặc là của nhà nước trước đây (DNNN) hay hiện nay vẫn còn có một số quyền sở hữu nhà nước,còn phần lớn vẫn do đảng viên nắm giữ. hầu hết những người nắm giữ các chức vụ điều hành cao cấp trong các hãng tư nhân đều thuộc về các đảng viên, thân nhân hay bạn bè của họ. Các đảng viên (Cộng sản) ưu tú đang biến đổi chủ nghĩa tư bản Việt Nam thành một doanh nghiệp mang tính cách gia đình. Và nếu trong tuần này, sự kiện bốn nhà hoạt động dân chủ bị kết án về tội lật đổ chính quyền có đưa ra dấu hiệu gì chăng nữa, việc củng cố quyền lực đảng là một sự phát triển rất đáng sợ cho tương lai của Việt Nam.
Có rất nhiều thí dụ về mối quan hệ ruột thịt giữa (những người nắm) tiền bạc và quyền lực tại Việt Nam hiện nay: Một trong những người giàu có nhất của Việt Nam là Trương Gia Bình,chủ tịch của FPT, một công ty công nghệ thông tin lớn nhất ở quốc gia bản địa. Ông cũng là người duy nhất ở Việt Nam thường được gọi với thủ ngữ "cựu rể" vì ông đã từng kết hôn với con gái của Võ Nguyên Giáp - từng được coi là anh hùng trong chiến tranh, tướng lãnh quân đội đã về hưu, và cựu phó thủ tướng. Trong thập niên 1990, nếu một cơ sở làm ăn cần người liên hệ trong số các công ty có dính dáng đến quân đội, hoặc trong ngành xây dựng hoặc thông tin, thì Giáp là người họ cần phải đến gặp.
Một thí dụ khác nữa là Đinh Thị Hòa, người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp MBA của Đại học Harvard. Vào đầu thập niên 1990, khi Ngân hàng Thế giới muốn kích thích sự phát triển trong địa hạt tư nhân tại Việt Nam, quốc gia này đã được trao tặng nhiều học bổng cho những người trẻ, trong số đó có Hòa. Khi về nước, Hòa đã sử dụng kiến thức vừa tìm thấy của mình để thành lập Galaxy, một công ty tư vấn cho hầu hết các nhà hàng muốn tổ chức theo phong cách thương mại Tây phương, một rạp chiếu phim lớn ở TP Hồ Chí Minh, và một công ty sản xuất phim.
Nhìn từ nhiều khía cạnh thì đây là là một mô hình của một doanh nghiệp thành công mà trong đó tư nhân làm chủ. Nhưng Galaxy đâu phải từ đâu lù lù xuất hiện, mà nó là một trong những công ty được thành lập bởi con cháu của những đảng viên gộc. Khi Ngân hàng Thế Giới chọn Hoa để trao tặng học bổng, cha cô đang làm tới chức thứ trưởng bộ ngoại giao VN.
Câu chuyện về tự do hóa nền kinh tế của Việt Nam có thể dùng câu nói của Hồ Chí Minh về tình đoàn kết dân tộc dể diễn tả, "thành công, thành công, đại thành công." Năm 1993, theo số liệu của chính phủ VN, gần 60 phần trăm dân số sống dưới mức nghèo khổ. Đến năm 2004 con số đó đã giảm xuống còn 20 phần trăm. Coi như quốc gia này đã đáp ứng hầu hết các mục tiêu phát triển do Liên hiệp quốc đề ra gọi là Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, họ đã thoát ra khỏi cấp bậc của các nước nghèo nhất để tham gia vào nhóm của "những quốc gia với thu nhập hạng trung." Đời sống nhân dân được thăng hoa, chân trời của họ được mở rộng, và tham vọng của họ cứ thế lớn dần.
Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát của nhà nước trên sự phát triển của Việt Nam là điều trở ngại. Cuộc hôn nhân giữa đảng và quyền lợi tư nhân đang méo mó nền kinh tế để phục vụ ý muốn của một số người thay vì phục vụ cho nhiều người. Và hệ thống chủ nghĩa xã hội bè phái đang trở thành một mối đe dọa cho sự ổn định trong tương lai của Việt Nam. Việt Nam đang làm nguy hại tới số phận của nhiều con em tiêu biểu mà Ngân Hàng Thế Giới tài trợ trước đây-- khi sự thăng hoa khi trước được tiếp nối bằng một cuộc phá sản
(Nguồn: http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/01/21/vietnams_new_money, Mõ Làng tạm dịch)
Một làn sóng của sự giàu sang phú quý và quyền lực đang làm thay đổi bộ mặt quốc gia xã hội chủ nghĩa này. Nhưng, trong khi những nhà hoạt động dân chủ đang bị tù đày và hệ thống quyền lực cứ tiếp tục xiết chặt, "bàn tay mạnh mẽ" của Đảng Cộng sản có thể biến những tiến bộ về kinh tế thành một thảm họa về mặt xã hội.
Ngày 16 Tháng 11 năm 2008,tại Caravelle, khách sạn sang trọng đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh, nơi từng là chổ cư ngụ của các nhà báo công tác thời "chiến tranh Mỹ", hai nhà doanh nghiệp mới của Việt Nam đã kết hôn Chú rể là Nguyễn Bảo Hoàng,36 tuổi, tổng quản lý của một công ty đầu tư, IDG Ventures Việt Nam, và cô dâu của ông đã 27 tuổi, tên Nguyễn Thanh Phương, chủ tịch của một công ty đầu tư, VietCapital. Hai người đứng đầu hai công ty, họ chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn vốn khoảng $ 150,000,000 đô la từ các khoản đầu tư tại Việt Nam.
Nhưng đám cưới này đâu phải chỉ là một câu chuyện về tiền bạc mới tại Việt Nam. Nguyễn Thanh Phương đâu phải chỉ là một chuyên viên ngân hàng đầu tư xòang xĩnh- mà cô là con gái của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Người đàn ông cô lấy làm chồng chính là một công dân Mỹ, con của một người đã chạy trốn Việt Nam năm 1975 để trốn thoát gông cùm cộng sản - bây giờ trở về cưới con gái của một trong số những tên cộng sản đó.
Cuộc hôn nhân của họ gói trọn nhiều yếu tố của một "kiểu mẫu" Việt Nam mới, bất kể một làn sóng mới của sự giàu có, Đảng Cộng sản vẫn còn chi phối cả các lãnh vực kể cả công cộng lẫn tư nhân. Nhiều doanh nghiệp "tư nhân" hoặc là của nhà nước trước đây (DNNN) hay hiện nay vẫn còn có một số quyền sở hữu nhà nước,còn phần lớn vẫn do đảng viên nắm giữ. hầu hết những người nắm giữ các chức vụ điều hành cao cấp trong các hãng tư nhân đều thuộc về các đảng viên, thân nhân hay bạn bè của họ. Các đảng viên (Cộng sản) ưu tú đang biến đổi chủ nghĩa tư bản Việt Nam thành một doanh nghiệp mang tính cách gia đình. Và nếu trong tuần này, sự kiện bốn nhà hoạt động dân chủ bị kết án về tội lật đổ chính quyền có đưa ra dấu hiệu gì chăng nữa, việc củng cố quyền lực đảng là một sự phát triển rất đáng sợ cho tương lai của Việt Nam.
Có rất nhiều thí dụ về mối quan hệ ruột thịt giữa (những người nắm) tiền bạc và quyền lực tại Việt Nam hiện nay: Một trong những người giàu có nhất của Việt Nam là Trương Gia Bình,chủ tịch của FPT, một công ty công nghệ thông tin lớn nhất ở quốc gia bản địa. Ông cũng là người duy nhất ở Việt Nam thường được gọi với thủ ngữ "cựu rể" vì ông đã từng kết hôn với con gái của Võ Nguyên Giáp - từng được coi là anh hùng trong chiến tranh, tướng lãnh quân đội đã về hưu, và cựu phó thủ tướng. Trong thập niên 1990, nếu một cơ sở làm ăn cần người liên hệ trong số các công ty có dính dáng đến quân đội, hoặc trong ngành xây dựng hoặc thông tin, thì Giáp là người họ cần phải đến gặp.
Một thí dụ khác nữa là Đinh Thị Hòa, người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp MBA của Đại học Harvard. Vào đầu thập niên 1990, khi Ngân hàng Thế giới muốn kích thích sự phát triển trong địa hạt tư nhân tại Việt Nam, quốc gia này đã được trao tặng nhiều học bổng cho những người trẻ, trong số đó có Hòa. Khi về nước, Hòa đã sử dụng kiến thức vừa tìm thấy của mình để thành lập Galaxy, một công ty tư vấn cho hầu hết các nhà hàng muốn tổ chức theo phong cách thương mại Tây phương, một rạp chiếu phim lớn ở TP Hồ Chí Minh, và một công ty sản xuất phim.
Nhìn từ nhiều khía cạnh thì đây là là một mô hình của một doanh nghiệp thành công mà trong đó tư nhân làm chủ. Nhưng Galaxy đâu phải từ đâu lù lù xuất hiện, mà nó là một trong những công ty được thành lập bởi con cháu của những đảng viên gộc. Khi Ngân hàng Thế Giới chọn Hoa để trao tặng học bổng, cha cô đang làm tới chức thứ trưởng bộ ngoại giao VN.
Câu chuyện về tự do hóa nền kinh tế của Việt Nam có thể dùng câu nói của Hồ Chí Minh về tình đoàn kết dân tộc dể diễn tả, "thành công, thành công, đại thành công." Năm 1993, theo số liệu của chính phủ VN, gần 60 phần trăm dân số sống dưới mức nghèo khổ. Đến năm 2004 con số đó đã giảm xuống còn 20 phần trăm. Coi như quốc gia này đã đáp ứng hầu hết các mục tiêu phát triển do Liên hiệp quốc đề ra gọi là Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, họ đã thoát ra khỏi cấp bậc của các nước nghèo nhất để tham gia vào nhóm của "những quốc gia với thu nhập hạng trung." Đời sống nhân dân được thăng hoa, chân trời của họ được mở rộng, và tham vọng của họ cứ thế lớn dần.
Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát của nhà nước trên sự phát triển của Việt Nam là điều trở ngại. Cuộc hôn nhân giữa đảng và quyền lợi tư nhân đang méo mó nền kinh tế để phục vụ ý muốn của một số người thay vì phục vụ cho nhiều người. Và hệ thống chủ nghĩa xã hội bè phái đang trở thành một mối đe dọa cho sự ổn định trong tương lai của Việt Nam. Việt Nam đang làm nguy hại tới số phận của nhiều con em tiêu biểu mà Ngân Hàng Thế Giới tài trợ trước đây-- khi sự thăng hoa khi trước được tiếp nối bằng một cuộc phá sản
(Nguồn: http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/01/21/vietnams_new_money, Mõ Làng tạm dịch)