Tình Yêu Của Cha Mẹ
Người ta kể rằng: có một lần, người cha già 80 tuổi ngồi trên chiếc ghế sô-pha cùng người con trai trí thức 45 tuổi. Đột nhiên có tiếng một con quạ gõ gõ cái mỏ vào ô của sổ của căn nhà.
Người cha già hỏi con trai: “Cái gì vậy?”.
Người con trai trả lời: “Một con quạ”.
Vài phút trôi qua, người cha lại hỏi con trai: “Cái gì vậy?”.
Người con trả lời: “Cha, con đã nói với cha rồi. Đó là một con quạ”.
Một lúc nữa lại trôi đi, người cha già lại hỏi: “Cái gì thế?”.
Đến lúc này, có chút bực dọc, khó chịu trong giọng điệu của người con trai khi anh ta trả lời cha: “Đó là một con quạ, một con quạ”.
Một lúc lâu sau, người cha lại hỏi con trai cũng vẫn câu hỏi “cái gì thế?”.
Lần này người con trai thực sự tức giận hét vào mặt người cha già mà rằng: “Tại sao cha cứ hỏi đi hỏi lại con cùng một câu hỏi thế hả? Con đã nói bao nhiêu lần rồi, đó chỉ là một con quạ. Cha không hiểu hả?”.
Thoáng chút ngần ngừ, người cha đi vào phòng mình, mang ra một cuốn nhật kí đã cũ nát. Cuốn sổ ông giữ gìn kể từ khi người con trai ra đời. Mở một trang, người cha đưa cho cậu con trai đọc. Khi người con trai đón lấy, anh ta thấy những dòng chữ được viết trong nhật kí như sau:
“Hôm nay, đứa con trai bé bỏng 3 tuổi ngồi cùng tôi trên chiếc ghế sô-pha. Khi một con quạ đậu trên cửa sổ, con trai đã hỏi tôi 23 lần rằng đó là cái gì, và tôi cũng đã trả lời 23 lần rằng đó là một con quạ. Tôi nựng con mỗi lần nó hỏi tôi cùng một câu hỏi, lặp đi lặp lại 23 lần. Tôi không hề cảm thấy khó chịu, mà trái lại, càng yêu thương đứa con ngây thơ bé bỏng này hơn”…
Trong các tình yêu, có lẽ chỉ có tình cha, tình mẹ là bền bỉ, là kiên vững nhất. Tình cha mẹ dành cho con cái mãi mãi như sông ngòi, biển khơi. Nhưng:
“"Biển đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng".
Cha mẹ đã đánh đổi cả cuộc đời mình, chỉ mong cho con cái thành người. Niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào của cha mẹ là nhìn thấy sự thành công của con cái. Cho dù có phải vì con mà vất vả lao đao, cha mẹ vẫn không sờn lòng. Cho dù có vì con mà cha mẹ phải hao gầy, cha mẹ vẫn vui khi nhìn thấy con cái lớn khôn mỗi ngày. Chính nhờ ơn cha nghĩa mẹ cao dày như thế, những người con khi đã lớn khôn, thành tài, cần phải dặn lòng:
"Trải bao gian khổ không sờn,
Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền".
Sự nhớ ơn không phải để nói bâng quơ nhưng cần thể hiện bằng cả một tấm lòng ưu ái nhất, luôn lo lắng, quan tâm chăm sóc cha mẹ khi đã về già:
"Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính Mẹ, buồng sau kính Thầy.
Ai về tôi gửi đôi giầy,
Phòng khi mưa gió để Thầy Mẹ đi".
Và rồi trong cuộc sống đâu phải mình muốn là được. Có những điều muốn làm nhưng lại không có cơ hội để làm. Như người con gái xa quê đã tiếc nuối khi không thể chăm sóc cha mẹ.
"Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu, mẹ già.
Bát cơm đôi đũa, kỹ trà ai dâng?
Đó chính là đạo hiếu đã ăn sâu trong tâm thức người Việt Nam chúng ta. Đạo hiếu luôn đòi buộc phận làm con phải biết sống sao cho vuông tròn ân nghĩa mẹ cha. Cho dù dòng đời có những đổi thay của làn sóng văn hóa Châu Âu hay Châu Mỹ, thì vẫn không thể phai nhòa chữ hiếu trong tâm thức của người Việt Nam. Cho dù cuộc đời có nhiều thay đổi của những xu thế thực dụng, hay những trào lưu văn hóa ngoại lai, thì người Việt Nam vẫn phải để hai chữ hiếu thảo làm đầu:
"Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua,
Đi về lập miếu thờ Vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha".
Hôm nay, ngày Mồng Hai Tết là dịp để chúng ta sống trọn chữ hiếu với mẹ cha. Chữ hiếu được thể hiện qua những món quà chúng ta dâng tặng mẹ cha được nồng ép vào đó cả một tình con thảo hiếu. Đây cũng là ngày hội vui của đại gia đình. Ai cũng mong ngày tết được đoàn tụ bên gia đình. Ai cũng mong đón nhận những giờ phút linh thiêng nhất của ngày đầu năm bên cha mẹ ông bà. Thế nhưng, chữ hiếu không chỉ dừng lại nơi những ngày tết mới bộc lộ ra mà còn phải dàn trải trong suốt tháng năm sống bên cha mẹ. Hãy sống sao cho tròn chữ hiếu. Nếu những ai có cha mẹ còn trẻ hãy tạ ơn Chúa vì chúng ta có một thành trì vững chắc để tựa nương. Nếu những ai cha mẹ đã già nua thì đừng xem thường và coi họ như gánh nặng. Hãy nói với các ngài bằng những lời khiêm tốn, lịch sự đừng cáu gắt với tuổi già. Hãy ôn tồn với các ngài vì chính họ cũng từng kiên nhẫn với tuổi thơ chúng ta. Chính các ngài đã không quản mưa nắng, mệt nhọc, thức khuya dạy sớm vì tuổi thơ chúng ta. Xin đừng ai phụ ơn nghĩa mẹ cha. Hãy sống sao cho đúng phận làm con, vì:
"Nếu mình hiếu với mẹ cha
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì.
Nếu mình ăn ở vô nghì
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công".
Nguyện xin Chúa là Mùa xuân chúc lành cho ngày hội của các gia đình hôm nay. Xin Chúa liên kết mọi người trong tình yêu Chúa. Xin cho mọi thành phần trong gia đình biết đón nhận giây phút xum vầy ngày xuân là hồng ân của Chúa để sống cho trọn vẹn với gia đình. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Người ta kể rằng: có một lần, người cha già 80 tuổi ngồi trên chiếc ghế sô-pha cùng người con trai trí thức 45 tuổi. Đột nhiên có tiếng một con quạ gõ gõ cái mỏ vào ô của sổ của căn nhà.
Người cha già hỏi con trai: “Cái gì vậy?”.
Người con trai trả lời: “Một con quạ”.
Vài phút trôi qua, người cha lại hỏi con trai: “Cái gì vậy?”.
Người con trả lời: “Cha, con đã nói với cha rồi. Đó là một con quạ”.
Một lúc nữa lại trôi đi, người cha già lại hỏi: “Cái gì thế?”.
Đến lúc này, có chút bực dọc, khó chịu trong giọng điệu của người con trai khi anh ta trả lời cha: “Đó là một con quạ, một con quạ”.
Một lúc lâu sau, người cha lại hỏi con trai cũng vẫn câu hỏi “cái gì thế?”.
Lần này người con trai thực sự tức giận hét vào mặt người cha già mà rằng: “Tại sao cha cứ hỏi đi hỏi lại con cùng một câu hỏi thế hả? Con đã nói bao nhiêu lần rồi, đó chỉ là một con quạ. Cha không hiểu hả?”.
Thoáng chút ngần ngừ, người cha đi vào phòng mình, mang ra một cuốn nhật kí đã cũ nát. Cuốn sổ ông giữ gìn kể từ khi người con trai ra đời. Mở một trang, người cha đưa cho cậu con trai đọc. Khi người con trai đón lấy, anh ta thấy những dòng chữ được viết trong nhật kí như sau:
“Hôm nay, đứa con trai bé bỏng 3 tuổi ngồi cùng tôi trên chiếc ghế sô-pha. Khi một con quạ đậu trên cửa sổ, con trai đã hỏi tôi 23 lần rằng đó là cái gì, và tôi cũng đã trả lời 23 lần rằng đó là một con quạ. Tôi nựng con mỗi lần nó hỏi tôi cùng một câu hỏi, lặp đi lặp lại 23 lần. Tôi không hề cảm thấy khó chịu, mà trái lại, càng yêu thương đứa con ngây thơ bé bỏng này hơn”…
Trong các tình yêu, có lẽ chỉ có tình cha, tình mẹ là bền bỉ, là kiên vững nhất. Tình cha mẹ dành cho con cái mãi mãi như sông ngòi, biển khơi. Nhưng:
“"Biển đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng".
Cha mẹ đã đánh đổi cả cuộc đời mình, chỉ mong cho con cái thành người. Niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào của cha mẹ là nhìn thấy sự thành công của con cái. Cho dù có phải vì con mà vất vả lao đao, cha mẹ vẫn không sờn lòng. Cho dù có vì con mà cha mẹ phải hao gầy, cha mẹ vẫn vui khi nhìn thấy con cái lớn khôn mỗi ngày. Chính nhờ ơn cha nghĩa mẹ cao dày như thế, những người con khi đã lớn khôn, thành tài, cần phải dặn lòng:
"Trải bao gian khổ không sờn,
Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền".
Sự nhớ ơn không phải để nói bâng quơ nhưng cần thể hiện bằng cả một tấm lòng ưu ái nhất, luôn lo lắng, quan tâm chăm sóc cha mẹ khi đã về già:
"Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính Mẹ, buồng sau kính Thầy.
Ai về tôi gửi đôi giầy,
Phòng khi mưa gió để Thầy Mẹ đi".
Và rồi trong cuộc sống đâu phải mình muốn là được. Có những điều muốn làm nhưng lại không có cơ hội để làm. Như người con gái xa quê đã tiếc nuối khi không thể chăm sóc cha mẹ.
"Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu, mẹ già.
Bát cơm đôi đũa, kỹ trà ai dâng?
Đó chính là đạo hiếu đã ăn sâu trong tâm thức người Việt Nam chúng ta. Đạo hiếu luôn đòi buộc phận làm con phải biết sống sao cho vuông tròn ân nghĩa mẹ cha. Cho dù dòng đời có những đổi thay của làn sóng văn hóa Châu Âu hay Châu Mỹ, thì vẫn không thể phai nhòa chữ hiếu trong tâm thức của người Việt Nam. Cho dù cuộc đời có nhiều thay đổi của những xu thế thực dụng, hay những trào lưu văn hóa ngoại lai, thì người Việt Nam vẫn phải để hai chữ hiếu thảo làm đầu:
"Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua,
Đi về lập miếu thờ Vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha".
Hôm nay, ngày Mồng Hai Tết là dịp để chúng ta sống trọn chữ hiếu với mẹ cha. Chữ hiếu được thể hiện qua những món quà chúng ta dâng tặng mẹ cha được nồng ép vào đó cả một tình con thảo hiếu. Đây cũng là ngày hội vui của đại gia đình. Ai cũng mong ngày tết được đoàn tụ bên gia đình. Ai cũng mong đón nhận những giờ phút linh thiêng nhất của ngày đầu năm bên cha mẹ ông bà. Thế nhưng, chữ hiếu không chỉ dừng lại nơi những ngày tết mới bộc lộ ra mà còn phải dàn trải trong suốt tháng năm sống bên cha mẹ. Hãy sống sao cho tròn chữ hiếu. Nếu những ai có cha mẹ còn trẻ hãy tạ ơn Chúa vì chúng ta có một thành trì vững chắc để tựa nương. Nếu những ai cha mẹ đã già nua thì đừng xem thường và coi họ như gánh nặng. Hãy nói với các ngài bằng những lời khiêm tốn, lịch sự đừng cáu gắt với tuổi già. Hãy ôn tồn với các ngài vì chính họ cũng từng kiên nhẫn với tuổi thơ chúng ta. Chính các ngài đã không quản mưa nắng, mệt nhọc, thức khuya dạy sớm vì tuổi thơ chúng ta. Xin đừng ai phụ ơn nghĩa mẹ cha. Hãy sống sao cho đúng phận làm con, vì:
"Nếu mình hiếu với mẹ cha
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì.
Nếu mình ăn ở vô nghì
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công".
Nguyện xin Chúa là Mùa xuân chúc lành cho ngày hội của các gia đình hôm nay. Xin Chúa liên kết mọi người trong tình yêu Chúa. Xin cho mọi thành phần trong gia đình biết đón nhận giây phút xum vầy ngày xuân là hồng ân của Chúa để sống cho trọn vẹn với gia đình. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền