Toà Ân Giải Tối Cao đã ban sắc lệnh cho phép Giáo Phận Phan Thiết được tổ chức Năm Toàn Xá nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày khánh thành và làm phép tượng đài Đức Mẹ TàPao (8/12/1959-8/12/2009).

Năm Thánh Đức Mẹ TàPao 2009 là dịp để Giáo phận bày tỏ lòng tri ân và cảm tạ Thiên Chúa với bao hồng ân mà Ngài đã ban qua Đức Maria, đồng thời là dịp cổ vũ lòng yêu mến Chúa, Đức Mẹ và Giáo hội.

Hình ảnh thi giáo lý

Lễ khai mạc Năm Thánh đã tổ chức ngày 8/12/2008. Lễ bế mạc sẽ được tổ chức vào ngày 8.12.2009. Mỗi tháng hành hương trong năm thánh được phân chia cho các giới từ giáo sĩ, tu sĩ, đến gia trưởng, hiền mẫu, giới trẻ, thiếu nhi và các hội đoàn trong giáo phận.

Ban tổ chức mở cuộc thi văn thơ nhạc họa về Đức Mẹ TàPao từ khởi đầu năm thánh. Có rất nhiều tác phẩm từ văn chương thi phú đến hội họa nhạc phẩm gởi về. đủ mọi thành phần từ trong nước đến hải ngoại. Một ban giám khảo làm việc tích cực trong nhiều tháng để công bố kết quả vào tối 7.12 sắp tới.

Ban giáo lý giáo phận cũng đã gởi đến mỗi gia đình một tập sách “Dưới mái trường Đức Maria” để mọi thành phần Dân Chúa cùng học giáo lý về Đức Mẹ. Học chung trong nhà thờ, học chung các giới các hội đoàn, học riêng từng gia đình từng cá nhân. Học để hiểu biết. Càng hiểu càng thêm yêu mến Đức Trinh Nữ Maria.

Tháng 9, các Giáo xứ tổ chức hội thi giáo lý, tuyển chọn những ứng sinh xuất sắc tham dự hội thi giáo lý Giáo hạt vào tháng 10. Cuối tháng 11, Chúa nhật 1 Mùa Vọng, ban giáo lý tổ chức hội thi giáo lý cấp giáo phận. Các ứng sinh qua hai vòng thi tuyển đã được chọn lựa, đại diện cho các giáo hạt nô nức về dự hội thi với chủ đề “Đức Maria thầy dạy đức tin, đức cậy, đức mến”. Các cha hạt trưởng, đại diện các giới, ban giáo lý giáo hạt và đông đảo cổ động viên cùng nhiệt thành tham dự. Chủng viện Nicolas dành hội trường và các thiết bị máy móc cho ngày hội lớn.

Đức Giám Mục giáo phận đã đến chia sẽ niềm vui và động viên các thí sinh. Ngài ngỏ lời chào mừng đến tất cả mọi thành viên trong Giáo phận về đây để tham gia hội thi rất đặc biệt kính nhớ Mẹ Tàpao hôm nay.
Ngài nêu lên vài ghi nhận.

Ghi nhận trước hết: Các ứng sinh tuyển chọn từ các giáo hạt về đây ngày hôm nay góp với nhau trong một tinh thần thi đấu vừa phấn khởi vừa vút lên cao trào và chính trên đỉnh cao trào đó, chúng ta gặp được Đức Trinh Nữ Maria.

Ghi nhận thứ hai là các anh chị em đến đây hôm nay theo như lời hẹn ước mà Giáo phận đã đề nghị với các Giáo xứ cũng như mỗi người chúng ta trong suốt Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao; chỉ còn hơn một tuần lễ nữa là khép lại Năm Thánh về Đức Mẹ. Chúng ta đã sống trong những cao trào, những kỷ niệm mà hội đoàn hoặc giới chúng ta đã tham gia hành hương tại địa danh trung tâm Thánh Mẫu của Giáo phận. Nhưng hôm nay, gặp nhau tại đây, có thể chúng ta sẽ bắt gặp được về phương diện chân tình xã hội trong mối tương giao trong Giáo xứ hay Giáo hạt nhưng còn gặp nhau nữa trong tinh thần khác, tinh thần ấy có thể có sự cọ sát một chút ở trong thi đua nhưng vẫn là một tinh thần hiệp nhất. Ở trên đầu chúng ta vẫn có Đức Mẹ, nhìn xuống và bên cạnh chúng ta vẫn có quý Cha hạt trưởng cũng như những Cha đã có mối chân tình tụ tập về. Đó là ghi nhận thứ hai.

Ghi nhận thứ ba là nếu như trong diễn từ của Liên Hiệp Quốc khi nói đến vấn đề học tập, người ta nói là phải quan tâm đến mục đích của học tập, học chữ nghĩa nhào nặn nói chung trước hết là học để được biết, thứ hai học để hành, thứ ba học để thăng tiến và thứ tư học để sống chung. Tất cả những hướng đi của việc học tập ấy ngày hôm nay đã gặp gỡ tại môi trường này. Khi nhìn vào gương mặt của tất cả các bạn đến từ các Giáo xứ, chúng tôi cũng đoán ra được mình đã cách này các khác đi từng bước theo mục đích của cuộc học tập này. Cho dù học tập ở đây đã có chủ đề rất rõ: học về trinh nữ Maria, học về Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa cũng là mẹ của mỗi người chúng ta. Đây là một cuộc học tập một mặt để nêu cao nhận thức về sự hiểu biết, bởi vì vô tri thì bất mộ, mình có biết Đức Maria thì bấy giờ mình mới biểu tỏ lòng yêu mến Mẹ một cách chân xác hơn. Không phải chỉ là học biết mà còn là học hành làm theo gương của Đức Mẹ. Điều này cũng đã nhận ra rõ ở trong chủ đề của Năm Thánh, học ngay trường Đức Maria những nhân đức quan trọng của đời sống, thiết yếu là tin cậy mến. Thứ ba là học để thăng tiến: mỗi người chúng ta được bước vào mái trường của Đức Maria cũng mong muốn lập lại những bước chân của Mẹ để rồi Mẹ đến đâu, đầu đến đâu thì đuôi cũng được đến đó. Đầu xuôi thì đuôi lọt. Mẹ như người đi đầu cho ta được tiếp bước. Mẹ như người đi trước cho ta được theo sau. Mẹ như người đi mau cho ta được níu kéo dắt dìu. Tất cả những hình ảnh đó, ngày hôm nay được hội tụ tại đây và giống như chủ đích của vấn đề học tập là mong việc sống chung thì dưới mái trường Đức Maria như là chủ đề mà Giáo phận chúng ta đã chọn để có buổi thi ngày hôm nay thì cuộc thi đã nhận ra mình là con cùng một mẹ thì không lý do gì mà không thể sống chung với nhau được. Anh sẽ bắt tay em, chị sẽ nắm lấy tay em và làm nên một vòng tròn lớn. Trong vòng tròn ấy tất nhiên trên đầu vẫn là Đức Kitô, nhưng gần gũi mình, bên cạnh mình vẫn là Đức Maria và hạnh phúc cho những ai có Mẹ, hạnh phúc cho những ai được yêu và biết Mẹ, chúng ta thường thể hiện mối tương giao qua tình yêu. Như vậy cuộc thi hôm nay cũng chính là cuộc thi để mỗi người chúng ta dẫu cọ xát với nhau nhưng vẫn là nắm lấy tay nhau và cùng tiến.

Cầu chúc cho tất cả quý ông bà anh chị em từ các Giáo hạt, các Giáo xứ trong suốt năm qua đã vật lộn với những câu hỏi liên quan đến vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong đời sống Giáo hội, đời sống tín hữu cách riêng trong đời sống của Giáo phận chúng ta, thì hôm nay chúng ta cũng gặt hái được những thành quả có thể là ở mức độ cao để làm cho niềm vui của chúng ta đã thúc đẩy bước chân mình đến với ngôi trường này cũng sẽ khiến chúng ta đến mọi ngõ ngách cuộc đời để sống tình yêu, kết quả đã đạt được. Có thể là kết quả ở mức vừa phải, chính đây là lúc ta trao cho nhau những nụ cười xúc cảm, trao cho nhau những tiếng hát sum vầy và trao cho nhau cả mối tình mà chính Đức Trinh Nữ Maria đã liên kết chúng ta trong tinh thần học hỏi. Và cho dẫu đến đây với nhiều ước vọng mà khi về chúng ta không thu được kết quả nào đi nữa thì cũng chẳng sao cả, bởi vì điều lớn lao trong mỗi cuộc thi đấu không phải là kết quả cho bằng hạnh phúc là mình được tranh tài với nhau. Chính trong niềm hạnh phúc ấy có lẽ Chúa đã chúc lành cho chúng ta.

Gợi lên những điều này để cầu chúc cho cuộc hội thi hôm nay được Đức Mẹ chúc lành và cũng gặt hái được nhiều kết quả, thành quả cho toàn thể Giáo hạt, Giáo xứ, thành quả cho cá nhân, những thành quả trong đời sống của Giáo phận mãi mãi được thăng tiến dưới cái nhìn yêu thương của Đức Maria.

Nội dung thi gồm 5 phần và trải dài suốt thời gian một ngày. Tranh tài qua từng vòng thi. Ứng sinh và cổ động viên hăng say reo hò khi đạt kết qủa, thất vọng tiếc nuối khi chưa đạt. Sau mỗi vòng thi có chương trình ca hát múa phụ họa ngợi khen Đức Mẹ TàPao.

Kết quả: hạt Hàm tân đạt giải nhất, hạt Hàm Thuận Nam giải nhì, các hạt còn lại đồng hạng.
Hội thi giáo lý đã góp phần làm nên sự phong phú của Năm Thánh Đức Mẹ TàPao.
Năm Thánh sắp kết thúc nhưng ơn lành của Đức Maria luôn mãi chan hòa trong tâm hồn đoàn con cái.

Thể lệ và nội dung hội thi như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG:
- Mỗi Giáo hạt là 01 đội dự thi, mỗi đội có 08 thành viên; gồm 02 gia trưởng, 02 bà mẹ, 02 giới trẻ và 02 thiếu nhi.
- Gồm 05 phần thi, tính điểm từng phần. Điểm tổng cộng cả 05 phần sẽ là cơ sở xếp hạng cho toàn đội và từng giới.

II. THỂ LỆ CỤ THỂ TỪNG VÒNG:

1. Phần 1: Nagiarét
a. Vòng 1: “Truyền Tin”
+ Mỗi giới trong mỗi đội bắt thăm để trả lời 1 câu hỏi; Mỗi câu trả lời trong vòng 1 phút.
+ Đáp án phải đúng từng chữ, từng câu trong bài đã cho học.
+ Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai (thiếu, thừa) không điểm.
+ Có một hình nền ở sau mỗi ô chữ, sau khi trả lời xong câu hỏi, nếu đoán được đúng hình nền sẽ được cộng thêm 2đ. Có 10 giây suy nghĩ để đoán hình.
+ Điểm vòng 1 là tổng điểm các giới trong đội.
b. Vòng 2: “Thăm Viếng”
+ Có 8 ô chữ và 1 ô đặc biệt.
+ Trong mỗi ô chữ có chứa chữ cái thuộc ô chữ đặc biệt.
+ Mỗi ô chữ đều có liên quan đến ô chữ đặc biệt.
+ Mỗi đội có quyền chọn 1 ô chữ. Tất cả các đội đều trả lời ô chữ vào bảng nhỏ theo gợi ý của giám khảo trong vòng 30 giây. Đội chọn trả lời đúng được 10đ, các đội khác được 5đ, sai không có điểm.
+ Còn 3 ô chữ còn lại, giám khảo sẽ chọn để các đội trả lời, đúng được 5đ, sai không có điểm.
+ Đội nào dành quyền trả lời ô chữ đặc biệt khi chưa mở hết một nửa số ô chữ mà đúng thì được 20đ, khi đã quá nửa số ô chữ thì được 15đ; sai sẽ không có điểm và mất quyền trả lời ô chữ đặc biệt.
+ Mở hết các ô chữ mà chưa mở được ô đặc biệt, giám khảo sẽ đưa ra gợi ý, các đội dành quyền trả lời bằng cách bấm chuông, đúng được 10đ và sai bị trừ 5đ.
+ Cho dù mở được ô đặc biệt khi chưa mở được các ô chữ, các đội còn lại vẫn tiếp tục mở các ô còn lại để hưởng điểm.

2. Phần 2: Bêlem- “Giáng Sinh”
+ Có 10 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi có 3 hoặc 4 đáp án lựa chọn.
+ Sau khi Giám khảo đọc câu hỏi, các đội có 5 giây để suy nghĩ, hết 5 giây, các đội giơ bảng trả lời.
+ Câu trả lời đúng được 10đ, sai không có điểm.

3. Phần 3: Giêrusalem
a. Vòng 1: “Vào Đền Thánh”
+ Mỗi giới trong đội bốc thăm 1 câu hỏi để trả lời; Mỗi câu trả lời trong vòng 1 phút.
+ Đáp án phải đúng từng chữ, từng câu trong bài đã cho học.
+ Mỗi câu trả lời đúng được 30 điểm. Trả lời sai (thiếu, thừa) không điểm.
b. Vòng 2: “Thi Ghép Hình”
+ Có 5 tấm hình, được đánh số thứ tự 1,2,3,4,5.
+ Mỗi đội sẽ lần lượt bốc thăm số, chọn cho đội mình số thứ tự của tấm hình.
+ Sau khi bốc thăm, giám khảo sẽ trao cho mỗi đội những tấm hình tương đương với số mà mỗi đội đã bốc.
+ Những tấm hình này đã được chia làm nhiều phần. Mỗi đội phải có nhiệm vụ là phải ghép những phần đó thành tấm hình hoàn thiện mà đội mình đã bốc.
+ Thời gian quy định cho vòng này là 2 phút.
+ Số điểm tối đa là 50đ cho 1 tấm hình được ghép hoàn thiện.
+ Sai 1 chi tiết trừ 5đ.

4. Phần 4: Cana
a. Vòng 1: “Họ Hết Rượu Rồi”
+ Mỗi đội được phát 10 thẻ đáp án; sau đó sẽ được giám khảo phát cho một bộ gồm 10 câu hỏi gợi ý.
+ Các đội có 60 giây sắp xếp các đáp án vào bảng nhỏ sao cho đúng thứ tự với gợi ý. Mỗi đáp án gắn đúng được 5đ. Đội nào đúng 100% sẽ được cộng thêm 5đ.
b. Vòng 2: “Hãy Làm Theo”
+ Mỗi đội sẽ bốc thăm để nhận một bộ gồm 12 chữ cái tương đương với đáp án.
+ Các đội có 2 phút sắp xếp các chữ lại với nhau để thành 1 câu hoàn thiện, liên quan đến các biến cố về Đức Mẹ.
+ Sắp xếp hết 12 chữ cái đúng với đáp án thì được 30 điểm. Đúng 1 từ thì được 5đ.

5. Phần 5: Canvê
“Trên Đỉnh Canvê”
+ Có 10 câu hỏi.
+ Giám khảo lần lượt đọc từng câu hỏi, mỗi câu hỏi đọc 1 lần và kết thúc bằng chữ “hết”.
+ Các đội dành quyền bằng chuông sau chữ “hết”, phạm luật sẽ mất quyền thi đấu câu đó.
+ Sau khi bấm chuông, trong vòng 5 giây không trả lời sẽ mất quyền và bị trừ điểm, quyền trả lời sẽ thuộc về đội khác.
+ Đội dành quyền mà trả lời đúng 100% nội dung đáp án thì được 20đ. Trả lời sai hoặc chưa đủ nội dung sẽ bị trừ 10đ. Dành quyền trả lời khi chọn “Thánh giá vinh quang” sẽ được nhân đôi số điểm hoặc cũng bị trừ gấp đôi số điểm. Mỗi đội chỉ được chọn “Thánh giá vinh quang” 1 lần.
+ Sẽ có một lần dành quyền trả lời cho các đội còn lại nếu đội trước không được điểm. Tuy nhiên nếu đúng chỉ được 10đ và sai bị trừ 5đ, vẫn được dành “Thánh giá vinh quang” với thể lệ như trên.

III. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN

1. Phần 1:

a. Vòng 1:


+ Câu 1:
Đức Maria có vai trò nào trong chương trình cứu độ?
Để thực hiện chương trình cứu độ loài người, “Khi thời gian đến hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình làm con một người nữ và sống dưới lề luật để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu cho họ được ơn làm nghĩa tử của Thiên Chúa” (Gl 4,4). Trước lời sứ thần truyền tin, Đức Maria đã ưng thuận qua lời xin vâng (Lc 1,38). Từ giây phút đó, Con Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ bởi quyền phép Chúa Thánh Thần và Đức Maria trở thành Mẹ Đức Kitô và là Mẹ Thiên Chúa. Trong suốt đời làm mẹ, Đức Maria hằng liên kết mật thiết với Chúa Giêsu trong công trình cứu độ, đặc biệt hiệp thông với hy tế của Người trên thập giá.
Hình: Chặng thứ 5: Ông Simon vác thánh giá đỡ Đức CGS.

+ Câu 2:
Đức Maria là ai?
Đức Maria là mẹ đã cưu mang và sinh ra Đấng Kitô Cứu thế do quyền phép Chúa Thánh Thần. Mẹ luôn liên kết và cộng tác với Chúa Giêsu, Con Mẹ, trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Hình: Chặng thứ 9: Đức CGS ngã xuống đất lần thứ ba.

+ Câu 3:
Lời chào của thiên thần trong biến cố truyền tin
có ý nghĩa gì?
Đang khi Maria cầu nguyện, sứ thần Gabriel xuất hiện với lời chào: “Vui lên, hỡi Maria đầy ân sủng, Chúa ở cùng Bà”. Lời chào trang trọng và đầy ý nghĩa sâu xa, khiến Maria bỡ ngỡ và bối rối. “ Đầy ân sủng” có nghĩa là tràn đầy ơn thánh hóa và hoàn toàn đẹp lòng Thiên Chúa. “Hãy vui lên” vọng lại sấm ngôn của Sôphônia loan báo ngày Chúa đến viếng thăm dân Người (Sp 3,14tt). “Chúa ở cùng Bà” nhắc lại lời Chúa hứa với những người được tuyển chọn như một đảm bảo cho sứ mệnh được trao phó. Lời chào trên ngụ ý cho biết đã đến lúc Thiên Chúa thực hiện lời hứa ban Đấng Thiên sai mà các ngôn sứ đã từng loan báo. Maria được Chúa tuyển chọn đại diện cho toàn dân Chúa để đón nhận. Vì thế, Chúa đã thương ban cho Maria khỏi tội nguyên tổ và hằng gìn giữ khỏi mọi tỳ ố tội lỗi.
Hình: Chặng thứ 13: Tháo đanh Đức CGS xuống mà phó ở tay Đức Mẹ.

+ Câu 4:
Lời thứ nhất có ý nghĩa gì?
Lời thứ nhất trong biến cố Truyền tin cho thấy Đức Maria biết rõ mình chỉ là một thiếu nữ hèn mọn trước Thiên Chúa đầy quyền năng, và biết mình sống khiết trinh để chỉ hoàn toàn thuộc về Chúa mà không hề biết đến việc vợ chồng. Lời này dạy ta noi gương Mẹ để luôn biết mình - vị trí, vai trò, sứ mệnh của mình - và không nên biết những gì xa lạ với phẩm giá làm người và làm con Thiên Chúa trong đời sống Kitô hữu.
Hình: Chặng thứ 11: Quân dữ đóng đanh Đức CGS.

+ Câu 5:
Lời thứ hai dạy ta bài học nào?
Lời thứ hai trong biến cố truyền tin là lời Xin Vâng, cho thấy Đức Maria đã hết lòng khiêm nhường và đầy lòng tin tưởng phó thác để hoàn toàn hiến dâng và vâng phục ý Chúa được truyền đạt qua sứ thần. Lời xin vâng này kéo dài trong suốt cuộc đời Mẹ và đạt đỉnh cao khi Mẹ đứng kề bên thập giá của Con Mẹ. Lời này dạy ta biết noi gương Mẹ để sống vâng phục thánh ý Chúa trong cả cuộc đời.
Hình: Chặng thứ 4: Đức Mẹ gặp Đức CGS vác Thánh giá.

+ Câu 6:
Lời thứ ba diễn tả điều gì?
Lời thứ ba là lời chào của Đức Maria khi đến viếng thăm bà Elisabét đang mang thai trong tuổi già. Lời chia sẻ niềm vui, lời khích lệ niềm tin, lời chúc tụng tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Lời này dạy ta biết sống tình bằng hữu chân thật, dùng lời mang đến bình an, hy vọng và niềm vui.
Hình: Chặng thứ 1: Quan Philatô luận giết Đức CGS.

+ Câu 7:
Lời thứ tư có vị trí nào trong bảy lời của Đức Maria?
Đây là bài ca Magnificat, lời ngợi khen Thiên Chúa của Đức Maria, chiếm vị trí trung tâm trong bảy lời của Đức Mẹ. Bài ca diễn tả niềm tin vào quyền năng và lòng nhân hậu đến muôn đời của Thiên Chúa đối với Dân Người, biểu lộ lòng biết ơn sâu thẳm của Mẹ là phận nữ tỳ, thay cho tất cả những người công chính, đối với lòng thương vô tận của Thiên Chúa, và mở cho thấy đường lối cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại.
Hình: Chặng thứ 8: Đức CGS đứng lại yên ủi con thành Giêrusalem.

+ Câu 8:
Đức Maria có vai trò nào trong chương trình cứu độ?
Để thực hiện chương trình cứu độ loài người, “Khi thời gian đến hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình làm con một người nữ và sống dưới lề luật để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu cho họ được ơn làm nghĩa tử của Thiên Chúa” (Gl 4,4). Trước lời sứ thần truyền tin, Đức Maria đã ưng thuận qua lời xin vâng (Lc 1,38). Từ giây phút đó, Con Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ bởi quyền phép Chúa Thánh Thần và Đức Maria trở thành Mẹ Đức Kitô và là Mẹ Thiên Chúa. Trong suốt đời làm mẹ, Đức Maria hằng liên kết mật thiết với Chúa Giêsu trong công trình cứu độ, đặc biệt hiệp thông với hy tế của Người trên thập giá.
Hình: Chặng thứ 14: Táng xác Đức CGS trong hang đá.

+ Câu 9:
Lời chào của thiên thần trong biến cố truyền tin
có ý nghĩa gì?
Đang khi Maria cầu nguyện, sứ thần Gabriel xuất hiện với lời chào: “Vui lên, hỡi Maria đầy ân sủng, Chúa ở cùng Bà”. Lời chào trang trọng và đầy ý nghĩa sâu xa, khiến Maria bỡ ngỡ và bối rối. “ Đầy ân sủng” có nghĩa là tràn đầy ơn thánh hóa và hoàn toàn đẹp lòng Thiên Chúa. “Hãy vui lên” vọng lại sấm ngôn của Sôphônia loan báo ngày Chúa đến viếng thăm dân Người (Sp 3,14tt). “Chúa ở cùng Bà” nhắc lại lời Chúa hứa với những người được tuyển chọn như một đảm bảo cho sứ mệnh được trao phó. Lời chào trên ngụ ý cho biết đã đến lúc Thiên Chúa thực hiện lời hứa ban Đấng Thiên sai mà các ngôn sứ đã từng loan báo. Maria được Chúa tuyển chọn đại diện cho toàn dân Chúa để đón nhận. Vì thế, Chúa đã thương ban cho Maria khỏi tội nguyên tổ và hằng gìn giữ khỏi mọi tỳ ố tội lỗi.
Hình: Chặng thứ 2: Đức CGS vác Thánh giá.

+ Câu 10:
Đức Maria là ai?
Đức Maria là mẹ đã cưu mang và sinh ra Đấng Kitô Cứu thế do quyền phép Chúa Thánh Thần. Mẹ luôn liên kết và cộng tác với Chúa Giêsu, Con Mẹ, trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Hình: Chặng thứ 12: Đức CGS sinh thì trên Thánh giá.

+ Câu 11:
Lời thứ nhất có ý nghĩa gì?
Lời thứ nhất trong biến cố Truyền tin cho thấy Đức Maria biết rõ mình chỉ là một thiếu nữ hèn mọn trước Thiên Chúa đầy quyền năng, và biết mình sống khiết trinh để chỉ hoàn toàn thuộc về Chúa mà không hề biết đến việc vợ chồng. Lời này dạy ta noi gương Mẹ để luôn biết mình - vị trí, vai trò, sứ mệnh của mình - và không nên biết những gì xa lạ với phẩm giá làm người và làm con Thiên Chúa trong đời sống Kitô hữu.
Hình: Chặng thứ 3: Đức CGS ngã xuống đất lần thứ nhất.

+ Câu 12:
Lời thứ tư có vị trí nào trong bảy lời của Đức Maria?
Đây là bài ca Magnificat, lời ngợi khen Thiên Chúa của Đức Maria, chiếm vị trí trung tâm trong bảy lời của Đức Mẹ. Bài ca diễn tả niềm tin vào quyền năng và lòng nhân hậu đến muôn đời của Thiên Chúa đối với Dân Người, biểu lộ lòng biết ơn sâu thẳm của Mẹ là phận nữ tỳ, thay cho tất cả những người công chính, đối với lòng thương vô tận của Thiên Chúa, và mở cho thấy đường lối cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại.
Hình: Chặng thứ 7: Đức CGS ngã xuống đất lần thứ hai.

+ Câu 13:
Lời thứ ba diễn tả điều gì?
Lời thứ ba là lời chào của Đức Maria khi đến viếng thăm bà Elisabét đang mang thai trong tuổi già. Lời chia sẻ niềm vui, lời khích lệ niềm tin, lời chúc tụng tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Lời này dạy ta biết sống tình bằng hữu chân thật, dùng lời mang đến bình an, hy vọng và niềm vui.
Hình: Chặng thứ 10: Quân dữ lột áo Đức CGS.
+ Câu 14:
Lời thứ hai dạy ta bài học nào?
Lời thứ hai trong biến cố truyền tin là lời Xin Vâng, cho thấy Đức Maria đã hết lòng khiêm nhường và đầy lòng tin tưởng phó thác để hoàn toàn hiến dâng và vâng phục ý Chúa được truyền đạt qua sứ thần. Lời xin vâng này kéo dài trong suốt cuộc đời Mẹ và đạt đỉnh cao khi Mẹ đứng kề bên thập giá của Con Mẹ. Lời này dạy ta biết noi gương Mẹ để sống vâng phục thánh ý Chúa trong cả cuộc đời.
Hình: Chặng thứ 6: Bà Veronica trao khăn cho Đức CGS lọt mặt.

+ Câu 15:
Đức Maria có vai trò nào trong chương trình cứu độ?
Để thực hiện chương trình cứu độ loài người, “Khi thời gian đến hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình làm con một người nữ và sống dưới lề luật để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu cho họ được ơn làm nghĩa tử của Thiên Chúa” (Gl 4,4). Trước lời sứ thần truyền tin, Đức Maria đã ưng thuận qua lời xin vâng (Lc 1,38). Từ giây phút đó, Con Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ bởi quyền phép Chúa Thánh Thần và Đức Maria trở thành Mẹ Đức Kitô và là Mẹ Thiên Chúa. Trong suốt đời làm mẹ, Đức Maria hằng liên kết mật thiết với Chúa Giêsu trong công trình cứu độ, đặc biệt hiệp thông với hy tế của Người trên thập giá.
Hình: Trên đường trốn sang Ai cập.

+ Câu 16: Lời chào của thiên thần trong biến cố truyền tin có ý nghĩa gì?
Đang khi Maria cầu nguyện, sứ thần Gabriel xuất hiện với lời chào: “Vui lên, hỡi Maria đầy ân sủng, Chúa ở cùng Bà”. Lời chào trang trọng và đầy ý nghĩa sâu xa, khiến Maria bỡ ngỡ và bối rối. “ Đầy ân sủng” có nghĩa là tràn đầy ơn thánh hóa và hoàn toàn đẹp lòng Thiên Chúa. “Hãy vui lên” vọng lại sấm ngôn của Sôphônia loan báo ngày Chúa đến viếng thăm dân Người (Sp 3,14tt). “Chúa ở cùng Bà” nhắc lại lời Chúa hứa với những người được tuyển chọn như một đảm bảo cho sứ mệnh được trao phó. Lời chào trên ngụ ý cho biết đã đến lúc Thiên Chúa thực hiện lời hứa ban Đấng Thiên sai mà các ngôn sứ đã từng loan báo. Maria được Chúa tuyển chọn đại diện cho toàn dân Chúa để đón nhận. Vì thế, Chúa đã thương ban cho Maria khỏi tội nguyên tổ và hằng gìn giữ khỏi mọi tỳ ố tội lỗi.
Hình: Ba Vua theo ánh sao lạ đến hang Bêlem.

+ Câu 17: Đức Maria là ai?
Đức Maria là mẹ đã cưu mang và sinh ra Đấng Kitô Cứu thế do quyền phép Chúa Thánh Thần. Mẹ luôn liên kết và cộng tác với Chúa Giêsu, Con Mẹ, trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Hình: Thánh nữ Cécilia.

+ Câu 18: Lời thứ nhất có ý nghĩa gì?
Lời thứ nhất trong biến cố Truyền tin cho thấy Đức Maria biết rõ mình chỉ là một thiếu nữ hèn mọn trước Thiên Chúa đầy quyền năng, và biết mình sống khiết trinh để chỉ hoàn toàn thuộc về Chúa mà không hề biết đến việc vợ chồng. Lời này dạy ta noi gương Mẹ để luôn biết mình - vị trí, vai trò, sứ mệnh của mình - và không nên biết những gì xa lạ với phẩm giá làm người và làm con Thiên Chúa trong đời sống Kitô hữu.
Hình: Thiên Thần truyền tin cho Đức Maria.

+ Câu 19: Lời thứ tư có vị trí nào trong bảy lời của Đức Maria?
Đây là bài ca Magnificat, lời ngợi khen Thiên Chúa của Đức Maria, chiếm vị trí trung tâm trong bảy lời của Đức Mẹ. Bài ca diễn tả niềm tin vào quyền năng và lòng nhân hậu đến muôn đời của Thiên Chúa đối với Dân Người, biểu lộ lòng biết ơn sâu thẳm của Mẹ là phận nữ tỳ, thay cho tất cả những người công chính, đối với lòng thương vô tận của Thiên Chúa, và mở cho thấy đường lối cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại.
Hình: Bà Thánh Anna.

+ Câu 20: Lời thứ ba diễn tả điều gì?
Lời thứ ba là lời chào của Đức Maria khi đến viếng thăm bà Elisabét đang mang thai trong tuổi già. Lời chia sẻ niềm vui, lời khích lệ niềm tin, lời chúc tụng tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Lời này dạy ta biết sống tình bằng hữu chân thật, dùng lời mang đến bình an, hy vọng và niềm vui.
Hình: Thiên Thần truyền tin cho Đức Maria.

b. Vòng 2:
1. (4 chữ cái) – Chữ thứ tư trong bài hát: “Lời Ru Truớc Ngàn Năm Mới” (RỪNG).
2. (9 chữ cái) – Lễ Trọng về Đức Mẹ trong tháng 3 (TRUYỀN TIN).
3. (10 chữ cái) – Hội Thánh đã dùng thánh ca này trong giờ kinh phụng vụ ban chiều để cùng với Mẹ chúc tụng Chúa (MAGNIFICAT).
4. (8 chữ cái) – Đây là địa danh thuộc miền Galilê (NAGIARÉT).
5. (9 chữ cái) – Lễ về Đức Mẹ cuối tháng 5 (THĂM VIẾNG).
6. (6 chữ cái) – Giáo xứ có tước hiệu về Đức Mẹ thuộc hạt Hàm Tân (MÂN CÔI)
7. (8 chữ cái) – Muốn hưởng ơn toàn xá phải đọc một trong những kinh này (TIN KÍNH).
8. (5 chữ cái) – Chữ thứ 6 và 7 trong kinh Đức Mẹ Tàpao (CHÍ ÁI).
* (13 chữ cái) - Lời kinh về Đức Mẹ mà mọi Kitô hữu thường đọc (KÍNH MỪNG MARIA).

2. Phần 2

1. Đức Maria là ai?
a. Mẹ đã cưu mang và sinh ra Đấng Cứu Thế.
b. Là Đấng liên kết và cộng tác với Chúa Giêsu.
c. Cả a và b là đúng.

2. Tín điều Đức Maria Hồn Xác lên Trời được Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố ngày:
a. 01/11/1950 b. 01/11/1951
c. 01/11/1952 d. 01/11/1953

3. Đức Maria hành hương Đền Thờ Giêrusalem lạc và tìm lại được con trong Đền Thờ, lúc Đức Giêsu được bao nhiêu tuổi?
a. 10 tuổi c. 12 tuổi
b. 11 tuổi d. 13 tuổi

4. Điền vào chỗ trống. Sau khi Chúa về trời, Đức Maria …… với các tông đồ đón chờ Chúa Thánh Thần ngự xuống.
a. Đồng hành b. Hướng dẫn
c. Cầu nguyện d. Tham dự

5. Trong Tin Mừng Mc, Mẹ Maria xuất hiện 1 lần khi Mẹ và các anh em muốn gặp Chúa Giêsu với mục đích đề cao Mẹ là người trổi vượt trong việc:
a. Vâng phục và tin tưởng tuyệt đối vào Chúa.
b. Lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
c. Khiêm tốn và thực hành lời Chúa.
d. Cả 3 đều đúng.

6. Trong Phụng Vụ, tháng 8 có những lễ nào kính Đức Mẹ?
a. Đức Mẹ sầu bi – Đức Mẹ Mân Côi
b. Đức Mẹ lên trời – Đức Maria Trinh Nữ Vương
c. Sinh nhật Đức Mẹ – Đức Mẹ lên trời
d. Cả 3 đều đúng.

7. Biến cố truyền tin xảy ra tại căn nhà bé nhỏ của Ông Bà Gioakim - Anna, cô thôn nữ Maria đang làm gì ?
a. Làm việc b. Đang ngủ
c. Cầu nguyện d. Cả a,b,c đều sai
8. Thiên Chúa chọn Đức Maria làm Mẹ Đấng Thiên Sai Cứu Thế, Thiên Chúa thực hiện sấm ngôn của Tiên Tri nào về một Trinh Nữ thụ thai và sinh hạ Đấng Emmanuel ?
a. Tiên Tri Mikêa b. Tiên Tri Giêrêmia
c. Tiên Tri Êlia d. Tiên Tri Isaia

9. Trước những sự kiện diễn ra trong đêm Giáng Sinh, Đức Mẹ có thái độ nào ?
a. Mẹ chiêm ngắm tình thương bao la của Thiên Chúa
b. Đức Maria hằng ghi nhớ những điều ấy và suy niệm trong lòng
c. Mẹ ngày càng khám phá sâu xa hơn mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa.
d. Cả 3 đều đúng.

10. Đức Maria được phúc không phải chỉ vì sinh hạ và làm Mẹ Đấng Cứu Thế theo xác thịt, nhưng cao trọng hơn đó là vì:
a. Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn
b. Mẹ được ơn vô nhiễm nguyên tội
c. Mẹ đã tin vào lời Chúa phán
d. Cả a, c đều đúng.

3. Phần 3

a. Vòng 1:


+ Câu 1: Vì sao Đức Mẹ dâng Con vào Đền Thánh?
Theo luật Do thái, sau khi sinh con trai 40 ngày, phải dâng cho Thiên Chúa trong Đền thánh, và chuộc lại bằng một lễ vật, nếu nhà nghèo thì cặp chim gáy hay bồ câu. Đức Mẹ đã tuân hành luật cách nghiêm túc. Đức Giêsu được dâng vào Đền thánh vừa là con của Đức Mẹ, vừa là con thật của Chúa Cha trên trời. Tại đây, Đức Mẹ đã gặp ông Simêon và bà Anna Phanuel.

+ Câu 2: Ông Simêon đã nói gì với Đức Mẹ?
Ông Simêon hằng ở trong Đền thờ và chờ mong Đấng Thiên sai. Bồng Chúa Giêsu trên đôi tay già run rẩy, ông Simêon được Chúa Thánh Thần soi sáng, sung sướng cất lời ca chúc tụng Thiên Chúa và công bố Chúa Giêsu là Ánh Sáng cho dân ngoại và Vinh quang của dân Israel. Ông nói với Đức Maria: “Trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên, là dấu hiệu cho người đời chống báng. Còn bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà”(Lc 2,25-35). Đức Maria ngạc nhiên về những gì ông Simêon loan báo, và hiểu được đôi phần về định mệnh của Chúa Giêsu và của chính mình trong công trình cứu độ của Con mình.

+ Câu 3: Đức Maria lạc mất Chúa Giêsu thế nào?
Lên 12 tuổi, Giêsu được kể như công dân Do thái và được tham dự mọi sinh họat cộng đoàn. Năm ấy, Giêsu cùng với cha mẹ lên Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Tan lễ, Maria và Giuse nghĩ rằng Giêsu cùng về với các bạn đồng trang lứa. Nhưng sau đó không tìm thấy trong đám bà con thân thích. Hai ông bà hoảng hốt đi tìm con và khi trở lại Đền thánh sau ba ngày, ông bà vô cùng sửng sốt thấy con đang ngồi đàm đạo giữa các thầy tiến sĩ. Mừng rỡ, Maria trách yêu con: Sao con làm thế ? Con không thấy cha mẹ phải lo lắng tìm con sao ? (Lc 2, 41-48). Mẹ yêu con biết chừng nào !

+ Câu 4: Lời thứ năm (Lc 2,48) diễn tả điều gì?
Lời thứ năm cho thấy nỗi băn khoăn quay quắt của Mẹ khi lạc mất con, đồng thời nói lên niềm vui trào dâng khi tìm thấy con đang ngồi trong Đền thờ giữa các tiến sĩ. Tìm kiếm và gặp gỡ Chúa Giêsu vẫn luôn là điều tiên quyết trong đời sống Kitô hữu.

+ Câu 5: Đức Maria là Mẹ của Đức Giêsu tại sao gọi là Mẹ Thiên Chúa?
Vì Đức Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa; vì thế Đức Maria cũng là mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Đó là lời tuyên tín của Công đồng Ephêsô (431).

+ Câu 6: Tại sao Hội Thánh tuyên xưng Đức Maria là Mẹ của Hội Thánh?
Hội thánh là Nhiệm thể của Đức Kitô, mà Đức Kitô là Đầu. Không thể tách Đầu khỏi thân, vì thế Hội thánh quả quyết Đức Maria là Mẹ của Nhiệm Thể Đức Kitô, tức là Hội thánh.

+ Câu 7: Đức Maria là gương mẫu Đức tin thế nào?
Đời sống của Đức Maria là một hành trình đức tin giữa muôn vàn thử thách. Mẹ luôn vững tin và trung thành phó thác cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, từ lời xin vâng ngày Truyền tin đến sự xin vâng tột đỉnh khi kề bên thập giá để thông hiệp thâm sâu vào sự hiến tế của Chúa Giêsu. Bà Êlisabét đã chúc tụng Mẹ có phúc vì đã tin Lời Chúa phán sẽ được thực hiện (Lc 1,45). Chúa Giêsu đã đề cao lòng tin của Mẹ vì hơn ai hết Mẹ đã biết lắng nghe và thực hành ý Chúa (Mc 3,35). Bài ca Magnificat là một lời tuyên xưng đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa quyền năng cứu độ. Tin vào Chúa Giêsu, Mẹ đã xin Người cứu giúp tiệc cưới Cana và bảo các gia nhân hãy làm theo những gì Người bảo. Mẹ đã tiến bứơc vững vàng trong đức tin và phó thác khi trung thành kết hiệp với Con trong cuộc khổ nạn.

+ Câu 8: Đức Maria là gương mẫu Đức tin thế nào?
Đời sống của Đức Maria là một hành trình đức tin giữa muôn vàn thử thách. Mẹ luôn vững tin và trung thành phó thác cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, từ lời xin vâng ngày Truyền tin đến sự xin vâng tột đỉnh khi kề bên thập giá để thông hiệp thâm sâu vào sự hiến tế của Chúa Giêsu. Bà Êlisabét đã chúc tụng Mẹ có phúc vì đã tin Lời Chúa phán sẽ được thực hiện (Lc 1,45). Chúa Giêsu đã đề cao lòng tin của Mẹ vì hơn ai hết Mẹ đã biết lắng nghe và thực hành ý Chúa (Mc 3,35). Bài ca Magnificat là một lời tuyên xưng đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa quyền năng cứu độ. Tin vào Chúa Giêsu, Mẹ đã xin Người cứu giúp tiệc cưới Cana và bảo các gia nhân hãy làm theo những gì Người bảo. Mẹ đã tiến bứơc vững vàng trong đức tin và phó thác khi trung thành kết hiệp với Con trong cuộc khổ nạn.

+ Câu 9: Tại sao Hội Thánh tuyên xưng Đức Maria là Mẹ của Hội Thánh?
Hội thánh là Nhiệm thể của Đức Kitô, mà Đức Kitô là Đầu. Không thể tách Đầu khỏi thân, vì thế Hội thánh quả quyết Đức Maria là Mẹ của Nhiệm Thể Đức Kitô, tức là Hội thánh.

+ Câu 10: Ông Simêon đã nói gì với Đức Mẹ?
Ông Simêon hằng ở trong Đền thờ và chờ mong Đấng Thiên sai. Bồng Chúa Giêsu trên đôi tay già run rẩy, ông Simêon được Chúa Thánh Thần soi sáng, sung sướng cất lời ca chúc tụng Thiên Chúa và công bố Chúa Giêsu là Ánh Sáng cho dân ngoại và Vinh quang của dân Israel. Ông nói với Đức Maria: “Trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên, là dấu hiệu cho người đời chống báng. Còn bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà”(Lc 2,25-35). Đức Maria ngạc nhiên về những gì ông Simêon loan báo, và hiểu được đôi phần về định mệnh của Chúa Giêsu và của chính mình trong công trình cứu độ của Con mình.

+ Câu 11: Vì sao Đức Mẹ dâng Con vào Đền Thánh?
Theo luật Do thái, sau khi sinh con trai 40 ngày, phải dâng cho Thiên Chúa trong Đền thánh, và chuộc lại bằng một lễ vật, nếu nhà nghèo thì cặp chim gáy hay bồ câu. Đức Mẹ đã tuân hành luật cách nghiêm túc. Đức Giêsu được dâng vào Đền thánh vừa là con của Đức Mẹ, vừa là con thật của Chúa Cha trên trời. Tại đây, Đức Mẹ đã gặp ông Simêon và bà Anna Phanuel.

+ Câu 12: Ông Simêon đã nói gì với Đức Mẹ?
Ông Simêon hằng ở trong Đền thờ và chờ mong Đấng Thiên sai. Bồng Chúa Giêsu trên đôi tay già run rẩy, ông Simêon được Chúa Thánh Thần soi sáng, sung sướng cất lời ca chúc tụng Thiên Chúa và công bố Chúa Giêsu là Ánh Sáng cho dân ngoại và Vinh quang của dân Israel. Ông nói với Đức Maria: “Trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên, là dấu hiệu cho người đời chống báng. Còn bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà”(Lc 2,25-35). Đức Maria ngạc nhiên về những gì ông Simêon loan báo, và hiểu được đôi phần về định mệnh của Chúa Giêsu và của chính mình trong công trình cứu độ của Con mình.

+ Câu 13:
Đức Maria lạc mất Chúa Giêsu thế nào?
Lên 12 tuổi, Giêsu được kể như công dân Do thái và được tham dự mọi sinh họat cộng đoàn. Năm ấy, Giêsu cùng với cha mẹ lên Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Tan lễ, Maria và Giuse nghĩ rằng Giêsu cùng về với các bạn đồng trang lứa. Nhưng sau đó không tìm thấy trong đám bà con thân thích. Hai ông bà hoảng hốt đi tìm con và khi trở lại Đền thánh sau ba ngày, ông bà vô cùng sửng sốt thấy con đang ngồi đàm đạo giữa các thầy tiến sĩ. Mừng rỡ, Maria trách yêu con: Sao con làm thế ? Con không thấy cha mẹ phải lo lắng tìm con sao ? (Lc 2, 41-48). Mẹ yêu con biết chừng nào !

+ Câu 14:
Lời thứ năm (Lc 2,48) diễn tả điều gì?
Lời thứ năm cho thấy nỗi băn khoăn quay quắt của Mẹ khi lạc mất con, đồng thời nói lên niềm vui trào dâng khi tìm thấy con đang ngồi trong Đền thờ giữa các tiến sĩ. Tìm kiếm và gặp gỡ Chúa Giêsu vẫn luôn là điều tiên quyết trong đời sống Kitô hữu.

+ Câu 15: Đức Maria là Mẹ của Đức Giêsu tại sao gọi là Mẹ Thiên Chúa?
Vì Đức Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa; vì thế Đức Maria cũng là mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Đó là lời tuyên tín của Công đồng Ephêsô (431).

+ Câu 16: Tại sao Hội Thánh tuyên xưng Đức Maria là Mẹ của Hội Thánh?
Hội thánh là Nhiệm thể của Đức Kitô, mà Đức Kitô là Đầu. Không thể tách Đầu khỏi thân, vì thế Hội thánh quả quyết Đức Maria là Mẹ của Nhiệm Thể Đức Kitô, tức là Hội thánh.

+ Câu 17: Đức Maria là gương mẫu Đức tin thế nào?
Đời sống của Đức Maria là một hành trình đức tin giữa muôn vàn thử thách. Mẹ luôn vững tin và trung thành phó thác cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, từ lời xin vâng ngày Truyền tin đến sự xin vâng tột đỉnh khi kề bên thập giá để thông hiệp thâm sâu vào sự hiến tế của Chúa Giêsu. Bà Êlisabét đã chúc tụng Mẹ có phúc vì đã tin Lời Chúa phán sẽ được thực hiện (Lc 1,45). Chúa Giêsu đã đề cao lòng tin của Mẹ vì hơn ai hết Mẹ đã biết lắng nghe và thực hành ý Chúa (Mc 3,35). Bài ca Magnificat là một lời tuyên xưng đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa quyền năng cứu độ. Tin vào Chúa Giêsu, Mẹ đã xin Người cứu giúp tiệc cưới Cana và bảo các gia nhân hãy làm theo những gì Người bảo. Mẹ đã tiến bứơc vững vàng trong đức tin và phó thác khi trung thành kết hiệp với Con trong cuộc khổ nạn.

+ Câu 18: Đức Maria là gương mẫu Đức tin thế nào?
Đời sống của Đức Maria là một hành trình đức tin giữa muôn vàn thử thách. Mẹ luôn vững tin và trung thành phó thác cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, từ lời xin vâng ngày Truyền tin đến sự xin vâng tột đỉnh khi kề bên thập giá để thông hiệp thâm sâu vào sự hiến tế của Chúa Giêsu. Bà Êlisabét đã chúc tụng Mẹ có phúc vì đã tin Lời Chúa phán sẽ được thực hiện (Lc 1,45). Chúa Giêsu đã đề cao lòng tin của Mẹ vì hơn ai hết Mẹ đã biết lắng nghe và thực hành ý Chúa (Mc 3,35). Bài ca Magnificat là một lời tuyên xưng đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa quyền năng cứu độ. Tin vào Chúa Giêsu, Mẹ đã xin Người cứu giúp tiệc cưới Cana và bảo các gia nhân hãy làm theo những gì Người bảo. Mẹ đã tiến bứơc vững vàng trong đức tin và phó thác khi trung thành kết hiệp với Con trong cuộc khổ nạn.

+ Câu 19: Tại sao Hội Thánh tuyên xưng Đức Maria là Mẹ của Hội Thánh?
Hội thánh là Nhiệm thể của Đức Kitô, mà Đức Kitô là Đầu. Không thể tách Đầu khỏi thân, vì thế Hội thánh quả quyết Đức Maria là Mẹ của Nhiệm Thể Đức Kitô, tức là Hội thánh.

+ Câu 20: Ông Simêon đã nói gì với Đức Mẹ?
Ông Simêon hằng ở trong Đền thờ và chờ mong Đấng Thiên sai. Bồng Chúa Giêsu trên đôi tay già run rẩy, ông Simêon được Chúa Thánh Thần soi sáng, sung sướng cất lời ca chúc tụng Thiên Chúa và công bố Chúa Giêsu là Ánh Sáng cho dân ngoại và Vinh quang của dân Israel. Ông nói với Đức Maria: “Trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên, là dấu hiệu cho người đời chống báng. Còn bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà”(Lc 2,25-35). Đức Maria ngạc nhiên về những gì ông Simêon loan báo, và hiểu được đôi phần về định mệnh của Chúa Giêsu và của chính mình trong công trình cứu độ của Con mình.

4. Phần 4

a. Vòng 1:


1. Lời thứ sáu của Đức Mẹ mà Tân ước ghi lại (HỌ HẾT RƯỢU RỒI).
2. Lời thứ bảy của Đức Mẹ mà Tân ước ghi lại (NGƯỜI BẢO GÌ HÃY LÀM THEO).
3. Lễ ĐM dâng CGS trong Đền thánh còn được gọi là: (LỄ NẾN).
4. “Họ hết rượu rồi” là đề tài ngày hành hương nào? Ngày mấy? Có mấy Đức Cha? (HĐMV – 13/11 – CÓ 3 ĐỨC CHA).
5. Những nhân vật nổi bật nhất trong tiệc cưới Cana là ai? (CHÚA GIÊSU VÀ ĐỨC MẸ).
6. Danh xưng Maria còn có nghĩa này: (NỮ HOÀNG HAY CÔNG CHÚA).
7. Ngày lễ kính Đức Mẹ Hằng cứu giúp (27/6).
8. “Người bảo gì, hãy làm theo” là đề tài ngày hành hương nào? Ngày mấy? Có mấy Đức Cha? (GIÁO LÝ VIÊN – 13/7 – CÓ 1 ĐỨC CHA).
9. Lễ về Đức Mẹ kính ngày 08/9 hàng năm (SINH NHẬT ĐỨC MẸ).
10. Lễ về Đức Mẹ kính ngày 16/7 hàng năm (ĐỨC MẸ NÚI CAMÊLÔ).

b. Vòng 2:
1. HỌ HẾT RƯỢU RỒI.
2. TRÊN ĐỒI CANVÊ.
3. LẦN HẠT MÂN CÔI.
4. BƯỚC THEO CHÚA.
5. NGỢI KHEN CHÚA.

5. Phần 5

+ Câu 1: Phụng vụ có những lễ nào kính Đức Mẹ? Hãy kể 3 ngày lễ kính Đức Mẹ?
Có 17 lễ về Đức Mẹ:
Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa (1.1). Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh (2.2). Đức Mẹ Lộ đức (11.2). Lễ Truyền tin (25.3). Đức Mẹ Fatima (13.5). Đức Mẹ thăm viếng (31.5). Trái tim vô nhiễm Đức Mẹ (20.6). Đức Mẹ hằng cứu giúp (27.6). Đức Mẹ núi Camêlô (16.7). Đức Mẹ lên trời (15.8). Đức Maria Trinh Nữ vương (22.8). Sinh nhật Đức Mẹ (8.9). Đức Mẹ sầu bi (15.9). Danh thánh Đức Maria (12.9). Đức Mẹ Mân côi (7.10). Đức Mẹ dâng mình vào Đền thờ (21.11). Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội (8.12).

+ Câu 2:
Lời phản ứng của Đức Maria với sứ thần Gabriel
là lời thứ mấy trong 7 lời của Đức Maria?
Lời thứ nhất.

+ Câu 3: Biến cố truyền tin xảy ra tại đâu?
Nagiarét.

+ Câu 4: Bêlem thuộc miền nào?
Miền Giuđa.

+ Câu 5: Theo Matthêu, các đạo sĩ đến Bêlem gặp ai?
Hài Nhi và Đức Maria.

+ Câu 6: Hai cuộc hiện ra của Đức Mẹ đã được Hội Thánh Công nhận ?
Tại Fatima và Lộ Đức.

+ Câu 7: Đức Cha Marcello Piquet, Giám Mục giáo phận Nha Trang đã cử hành lễ Đặt tượng Đức Mẹ tại TàPao ngày, tháng, năm nào ?
8/12/1959.

+ Câu 8: Việc sùng kính Đức Mẹ Mân Côi và Kinh Mân Côi ngày càng được phổ biến trong Giáo Hội qua các triều đại Giáo hoàng, đặc biệt Đức Giáo Hoàng nào đã ban hành nhiều Tông Thư về Kinh Mân Côi ?
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

+ Câu 9: Trong năm Thánh Đức Mẹ TàPao, ngoài trung tâm Đức Mẹ TàPao, toà ân giải còn cho phép mở 5 địa điểm (Nhà thờ) tại năm giáo hạt để thuận tiện cho việc tham dự các buổi cử hành phụng vụ ban ơn toàn xá. Đó là các Nhà thờ:
- Võ Đắt.
- Thanh Xuân.
- Chính Tòa.
- Hiệp Đức.
- Long Hà

+ Câu 10: Trong cuộc hiện ra ở Lộ Đức, Đức Mẹ tỏ mình là Đấng…
Đấng vô nhiễm nguyên tội.