NICOSIA, CYPRUS (ZENIT) - Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ viếng thăm Cộng hòa Cyprus vào tháng 06 năm 2010, theo tuyên bố của đảo quốc này.
Đức Thánh Cha đã chấp nhận lời mời thăm Síp của Tổng thống Síp Demitris Christofias khi ông được ngài tiếp kiến tại Vatican ngày 27-03-2009.
Một trong những chủ đề chính được thảo luận tại cuộc gặp gỡ giữa hai vị là đối thoại liên tôn và đối thoại đại kết.
Trong buổi tiếp kiến, tổng thống cũng báo cáo với Đức Giáo Hoàng về tình trạng của các nhà thờ và công trình Kitô giáo hiện có ở phía Bắc hòn đảo này, trong khu vực người Turks từng cai trị, mà nay đã bị hủy hoại.
Đài phát thanh Vatican cho biết Giáo hội địa phương tại Síp rất hân hoan trước tin vui về chuyến tông du của Đức Thánh Cha vào năm tới.
Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal, Thượng phụ Giáo chủ Latinh vùng Jerusalem; Đức cha Joseph Soueif, Tổng Giám Mục Maronite của Síp; và cha Pierbattista Pizzaballa, Giám hộ vùng Đất Thánh đã bày tỏ sự vui mừng trước tin về chuyến viếng thăm của Đức Benedict XVI.
Chương trình Radio của Tòa Thánh cho biết quốc đảo Síp đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đối thoại thần học giữa Công giáo và Chính thống.
Ủy ban Hỗn hợp Quốc tế về Đối thoại Thần học giữa Công giáo và Chính thống đã gặp nhau tại Paphos (Síp) trong phiên họp toàn thể lần thứ 11 diễn ra từ ngày 16 đến 23 tháng 10-2009.
Các lãnh đạo Giáo hội đã xem xét lại bản văn Crete được soạn thảo nháp tại phiên họp năm 2008. Hiện ủy ban đang bàn thảo về vai trò của vị Giám mục thành Rôma trong toàn thể Giáo hội ở thiên niên kỷ thứ nhất -- trước cuộc Đại Ly Giáo năm 1054.
Là một cựu thuộc địa của Anh mãi đến năm 1960, Síp trở thành một nền cộng hoà độc lập năm và một thành viên của khối thịnh vượng chung châu Âu năm 1961. Cộng hoà Síp là một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong vùng, và đã là một thành viên của Liên minh Châu Âu EU từ ngày 01-05-2004. Năm 1964, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách xâm lược Síp nhưng bị Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson mạnh mẽ lên án trong một bức thư ngày 05-06-1964, vùng bị Thổ Nhĩ Kỳ hăm he xâm lược nay trở thành một nền cộng hòa miền Bắc không được quốc tế công nhận.
Đảo quốc Síp gồm khoảng 78% dân số theo Chính thống giáo Hy Lạp, 18% theo Hồi giáo.
Đức Thánh Cha đã chấp nhận lời mời thăm Síp của Tổng thống Síp Demitris Christofias khi ông được ngài tiếp kiến tại Vatican ngày 27-03-2009.
Một trong những chủ đề chính được thảo luận tại cuộc gặp gỡ giữa hai vị là đối thoại liên tôn và đối thoại đại kết.
Trong buổi tiếp kiến, tổng thống cũng báo cáo với Đức Giáo Hoàng về tình trạng của các nhà thờ và công trình Kitô giáo hiện có ở phía Bắc hòn đảo này, trong khu vực người Turks từng cai trị, mà nay đã bị hủy hoại.
Đài phát thanh Vatican cho biết Giáo hội địa phương tại Síp rất hân hoan trước tin vui về chuyến tông du của Đức Thánh Cha vào năm tới.
Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal, Thượng phụ Giáo chủ Latinh vùng Jerusalem; Đức cha Joseph Soueif, Tổng Giám Mục Maronite của Síp; và cha Pierbattista Pizzaballa, Giám hộ vùng Đất Thánh đã bày tỏ sự vui mừng trước tin về chuyến viếng thăm của Đức Benedict XVI.
Chương trình Radio của Tòa Thánh cho biết quốc đảo Síp đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đối thoại thần học giữa Công giáo và Chính thống.
Ủy ban Hỗn hợp Quốc tế về Đối thoại Thần học giữa Công giáo và Chính thống đã gặp nhau tại Paphos (Síp) trong phiên họp toàn thể lần thứ 11 diễn ra từ ngày 16 đến 23 tháng 10-2009.
Các lãnh đạo Giáo hội đã xem xét lại bản văn Crete được soạn thảo nháp tại phiên họp năm 2008. Hiện ủy ban đang bàn thảo về vai trò của vị Giám mục thành Rôma trong toàn thể Giáo hội ở thiên niên kỷ thứ nhất -- trước cuộc Đại Ly Giáo năm 1054.
Là một cựu thuộc địa của Anh mãi đến năm 1960, Síp trở thành một nền cộng hoà độc lập năm và một thành viên của khối thịnh vượng chung châu Âu năm 1961. Cộng hoà Síp là một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong vùng, và đã là một thành viên của Liên minh Châu Âu EU từ ngày 01-05-2004. Năm 1964, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách xâm lược Síp nhưng bị Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson mạnh mẽ lên án trong một bức thư ngày 05-06-1964, vùng bị Thổ Nhĩ Kỳ hăm he xâm lược nay trở thành một nền cộng hòa miền Bắc không được quốc tế công nhận.
Đảo quốc Síp gồm khoảng 78% dân số theo Chính thống giáo Hy Lạp, 18% theo Hồi giáo.