CALCUTTA, ẤN ĐỘ, 21-10-2009 (CNA) - Chính phủ Ấn Độ đã thông báo với phía Albania rằng họ sẽ không cho phép những thánh tích của Chân phước Têrêsa thành Calcutta trở về quê hương nơi sinh ra. Các giới chức Giáo hội nhấn mạnh rằng bất kỳ quyết định nào nếu có thì phải dành sự quyết định cuối cùng lại cho các nữ tu Dòng Thừa Sai Bác Ái. Vishnu Prakash, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Ấn Độ, nói vị nữ tu quá cố là một công dân Ấn Độ và "đang yên nghỉ trên chính mảnh đất, quê hương mình."
Nói với tờ India Express, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Ấn Độ cho cho hay: "Đề xuất đưa thánh tích của vị Chân phước trở về Albania thật chẳng phù hợp chút nào."
Thủ tướng Albania, ông Sali Berisha, trước đó đã yêu cầu chính phủ Ấn Độ sớm trao trả thánh tích của Mẹ Têrêsa, một người gốc Albania, trở về với đất nước sinh ra bà nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của vị Chân phước vào tháng 08-2010, thông tấn xã UCAN tường trình.
Sơ Christy, một nữ tu kỳ cựu của Hội Thừa Sai Bác Ái do Mẹ Têrêsa sáng lập nói với UCAN rằng hội dòng của các sơ chưa được nghe chính thức bất kỳ điều gì từ phía quan chức chức chính phủ liên quan tới vấn đề đó cả, các sơ chỉ biết khi giới truyền thông đưa tin, và sơ bác bỏ điều đó như là "sự trục lợi."
Mẹ Têrêsa đến Ấn Độ vào năm 1929 và trở thành công dân quốc gia này năm 1947. Sau khi Mẹ qua đời vào năm 1997, thi hài của Mẹ đã được chôn cất bên trong trụ sở chính của Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái tại thành phố Calcutta.
Cha Babu Joseph, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ cho biết dẫu cho có các cuộc thương thảo về vấn đề này giữa hai chính phủ Albania và Ấn Độ, thì quyết định sau cùng vẫn phải thuộc về các nữ tu của Dòng Thừa Sai Bác Ái.
Cha Joseph nhấn mạnh rằng, dù hiểu được "ước muốn chính đáng" của người dân tại quốc gia nơi Mẹ Têrêsa từng sinh ra và lớn lên khi mong muốn thánh tích của Mẹ trở về nước, thì bên cạnh đó cũng phải lưu ý rằng Mẹ Têrêsa cũng là một công dân Ấn Độ.
Đức cha Henry D'Souza, nguyên Tổng Giám Mục Calcutta, nói Mẹ Têrêsa đã đồng hóa chính mình với người dân Calcutta và người dân ở đây sẽ vô cùng thất vọng khi mỗi lần muốn thăm hầm mộ Mẹ là phải hành hương đến Albania, nếu viễn tượng trên xảy ra.
Đức TGM D'Souza, người biết rất rõ về Mẹ Têrêsa vì là Giám mục địa phận nơi Mẹ hoạt động khi còn tại thế, nói rằng Mẹ chẳng bao giờ muốn được chôn cất ở một nơi nào khác hơn ngoài Calcutta.
Nói với tờ India Express, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Ấn Độ cho cho hay: "Đề xuất đưa thánh tích của vị Chân phước trở về Albania thật chẳng phù hợp chút nào."
Thủ tướng Albania, ông Sali Berisha, trước đó đã yêu cầu chính phủ Ấn Độ sớm trao trả thánh tích của Mẹ Têrêsa, một người gốc Albania, trở về với đất nước sinh ra bà nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của vị Chân phước vào tháng 08-2010, thông tấn xã UCAN tường trình.
Sơ Christy, một nữ tu kỳ cựu của Hội Thừa Sai Bác Ái do Mẹ Têrêsa sáng lập nói với UCAN rằng hội dòng của các sơ chưa được nghe chính thức bất kỳ điều gì từ phía quan chức chức chính phủ liên quan tới vấn đề đó cả, các sơ chỉ biết khi giới truyền thông đưa tin, và sơ bác bỏ điều đó như là "sự trục lợi."
Mẹ Têrêsa đến Ấn Độ vào năm 1929 và trở thành công dân quốc gia này năm 1947. Sau khi Mẹ qua đời vào năm 1997, thi hài của Mẹ đã được chôn cất bên trong trụ sở chính của Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái tại thành phố Calcutta.
Cha Babu Joseph, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ cho biết dẫu cho có các cuộc thương thảo về vấn đề này giữa hai chính phủ Albania và Ấn Độ, thì quyết định sau cùng vẫn phải thuộc về các nữ tu của Dòng Thừa Sai Bác Ái.
Cha Joseph nhấn mạnh rằng, dù hiểu được "ước muốn chính đáng" của người dân tại quốc gia nơi Mẹ Têrêsa từng sinh ra và lớn lên khi mong muốn thánh tích của Mẹ trở về nước, thì bên cạnh đó cũng phải lưu ý rằng Mẹ Têrêsa cũng là một công dân Ấn Độ.
Đức cha Henry D'Souza, nguyên Tổng Giám Mục Calcutta, nói Mẹ Têrêsa đã đồng hóa chính mình với người dân Calcutta và người dân ở đây sẽ vô cùng thất vọng khi mỗi lần muốn thăm hầm mộ Mẹ là phải hành hương đến Albania, nếu viễn tượng trên xảy ra.
Đức TGM D'Souza, người biết rất rõ về Mẹ Têrêsa vì là Giám mục địa phận nơi Mẹ hoạt động khi còn tại thế, nói rằng Mẹ chẳng bao giờ muốn được chôn cất ở một nơi nào khác hơn ngoài Calcutta.