Thiên tai hay nhân hoạ?
Mấy ngày nay, cơn bão cực lớn số 9 mang tên Ketsana sau khi tràn qua Philippin đã đổ bộ vào miền Trung nước ta và tràn lên khắp Tây Nguyên, đến tận Kontum và Pleiku.
Cơn bão này có gió giật mạnh đến cấp 10 (trên 100 km/giờ), mưa rất to, sóng biển cực lớn. Các hãng thuỷ văn quốc tế nhận định cơn bão Ketsana là vào loại lớn nhất trong 40 năm qua.
Qua Philippin, cơn bão này đã gây nên 86 người chết và 23 người mất tích, với những tổn thất chưa lường hết về nhà cửa, hoa màu, kho tàng, tàu thuyền, đường sá, cầu cống...
Ở Việt Nam, đến sáng 1-10, được biết số người chết là 92 người, số mất tích hơn 30, vượt con số của Philippin.
Trước những cơn bão lớn như thế, việc dự báo là cực kỳ hệ trọng. Dự báo cần sớm, kịp thời, trước 6 đến 4 ngày, chí ít là trước 3 hay 2 ngày, để người dân và ngư phủ có thời gian chuẩn bị đối phó; độ chính xác trong dự báo phải cao, hiện bão đang ở đâu, trung tâm bão đang ở điểm nào, di chuyển theo hướng nào, với tốc độ bao nhiêu, trong 2 giờ sau sẽ đến đâu và sẽ đổ bộ vào đất liền ở điểm nào, vùng nào ? Các cơ quan dự báo phải chăm chú từng phút xem bão có thay đổi hướng, tốc độ di chuyển tăng hay giảm để kịp thời nhận định và loan báo ngay.
Cơ quan khí tượng Việt Nam lần này vẫn không làm được như thế.
Với cơn bão Ketsana, cơ quan này đã phạm sai lầm nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng, gây chết người không ít.
Một phóng viên trong nước đưa tin, chiều 30-9-2009, bí thư tỉnh uỷ cộng sản tỉnh Quảng Ngãi là ông Phạm Đình Khối phải la trời lên trong một cuộc họp rằng: "cơ quan khí tượng và đài phát thanh nhà nước đã vô cùng chủ quan, vô trách nhiệm, liên tiếp báo tin sai !". Hôm trước, đài báo đi báo lại rằng "cơn bão Ketsana sẽ đổ bộ vào bờ biển tỉnh Quảng Trị, phía bắc đèo Hải Vân", rằng "Quảng Nam và Quảng Ngãi (ở phía Nam đèo Hải Vân) chỉ chịu ảnh hưởng của cơn bão".
Thế nhưng ngay đêm ấy và sáng hôm sau 30-9 cơn bão đã đổi chiều, ập vào Quảng Nam-Hội An, Quảng Ngãi, quét qua đảo Lý Sơn và vùng Dung Quất, gây bất ngờ khủng khiếp, và tổn thất tệ hại.
Trước đó, tất cả tàu thuyền ở ngoài khơi Quảng Bình, Quảng Trị đều bị cơ quan khí tượng xui dại, vội vã di chuyển về phía Nam suốt trưa đến đêm 29 để cố đến sớm vùng Quảng Ngãi (!) như hướng dẫn của đài phát thanh, thì than ôi, chính là để xông vào chính vùng tâm bão !
Chuyện kỳ cục nữa là lúc 14giờ 30 bão đã ập vào vùng Quảng Ngãi rồi, thế mà lúc 16 giờ, sau đó 1 tiếng rưỡi, đài vẫn còn dự báo (!) là bão "sẽ đổ bộ vào đây tối nay" ! Cứ như là mê ngủ! Thật hết nói!
Vậy thì thiên tai hay là "nhân tai" đây ! Và ai chịu trách nhiệm về những tổn thất, tính mạng, tài sản, máu, nước mắt, tàn phá và đau khổ của người dân, những tổn thất đau khổ lẽ ra không đáng có, khi bộ máy dự báo thời tiết có trình độ và có trách nhiệm, trong một chế độ có pháp luật - hành chính nghiêm.
Chuyện hệ trọng tiếp theo là chuyện cứu trợ khẩn cấp các nạn nhân. Chế độ hiện nay đang kêu gọi toàn dân nhường cơm sẻ áo, đóng góp tiền của cứu giúp đồng bào lâm nạn. Nhưng đồng bào phân vân. Vì bộ máy nhà nước hiện đã hư hỏng từ gốc lên ngọn. Quyên góp cho người nghèo, cho người tàn tật, cho nạn nhân chất độc da cam, sửa sang mộ liệt sĩ... đều bị các chức sắc lớn nhỏ đua nhau xà xẻo vô tội vạ, không chút ngần ngại và hổ thẹn, còn bênh che nhau, bảo vệ nhau.
Mạng lưới Bauxite Vietnam.Info rất có lý kêu gọi đồng bào tự đứng ra cùng nhau tổ chức quyên góp, qua những tổ chức của nhân dân, của xã hội dân sự, tổ chức nhẹ, gọn, công khai, minh bạch, gồm những con người lương thiện, tin cậy. Các hội từ thiện, tổ chức tôn giáo, hội hướng đạo, hội sinh viên học sinh có từ tâm, hội chia sẻ - nụ cười chẳng hạn, tổ chức cứu trợ, nhường cơm sẻ áo từng huyện, từng tỉnh..., với muôn vàn sáng kiến sinh động, thực tế, có hiệu quả; tất cả nhằm mục đích mọi tấm lòng chia sẻ với bà con ruột thịt có thể nhanh chóng đến tận tay bà con, không bị ăn chặn, ăn bớt, xà xẻo bởi một bộ máy cai trị mà tham nhũng đã thành bản chất.
Xã hội dân sự đang lừng lững đi tới - như nhà văn Nguyên Ngọc nhận định, vì nhân ái từ tâm là thuộc về minh triết dân tộc Việt Nam.
Paris 1-10-2009
Mấy ngày nay, cơn bão cực lớn số 9 mang tên Ketsana sau khi tràn qua Philippin đã đổ bộ vào miền Trung nước ta và tràn lên khắp Tây Nguyên, đến tận Kontum và Pleiku.
Cơn bão này có gió giật mạnh đến cấp 10 (trên 100 km/giờ), mưa rất to, sóng biển cực lớn. Các hãng thuỷ văn quốc tế nhận định cơn bão Ketsana là vào loại lớn nhất trong 40 năm qua.
Qua Philippin, cơn bão này đã gây nên 86 người chết và 23 người mất tích, với những tổn thất chưa lường hết về nhà cửa, hoa màu, kho tàng, tàu thuyền, đường sá, cầu cống...
Ở Việt Nam, đến sáng 1-10, được biết số người chết là 92 người, số mất tích hơn 30, vượt con số của Philippin.
Trước những cơn bão lớn như thế, việc dự báo là cực kỳ hệ trọng. Dự báo cần sớm, kịp thời, trước 6 đến 4 ngày, chí ít là trước 3 hay 2 ngày, để người dân và ngư phủ có thời gian chuẩn bị đối phó; độ chính xác trong dự báo phải cao, hiện bão đang ở đâu, trung tâm bão đang ở điểm nào, di chuyển theo hướng nào, với tốc độ bao nhiêu, trong 2 giờ sau sẽ đến đâu và sẽ đổ bộ vào đất liền ở điểm nào, vùng nào ? Các cơ quan dự báo phải chăm chú từng phút xem bão có thay đổi hướng, tốc độ di chuyển tăng hay giảm để kịp thời nhận định và loan báo ngay.
Cơ quan khí tượng Việt Nam lần này vẫn không làm được như thế.
Với cơn bão Ketsana, cơ quan này đã phạm sai lầm nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng, gây chết người không ít.
Một phóng viên trong nước đưa tin, chiều 30-9-2009, bí thư tỉnh uỷ cộng sản tỉnh Quảng Ngãi là ông Phạm Đình Khối phải la trời lên trong một cuộc họp rằng: "cơ quan khí tượng và đài phát thanh nhà nước đã vô cùng chủ quan, vô trách nhiệm, liên tiếp báo tin sai !". Hôm trước, đài báo đi báo lại rằng "cơn bão Ketsana sẽ đổ bộ vào bờ biển tỉnh Quảng Trị, phía bắc đèo Hải Vân", rằng "Quảng Nam và Quảng Ngãi (ở phía Nam đèo Hải Vân) chỉ chịu ảnh hưởng của cơn bão".
Thế nhưng ngay đêm ấy và sáng hôm sau 30-9 cơn bão đã đổi chiều, ập vào Quảng Nam-Hội An, Quảng Ngãi, quét qua đảo Lý Sơn và vùng Dung Quất, gây bất ngờ khủng khiếp, và tổn thất tệ hại.
Trước đó, tất cả tàu thuyền ở ngoài khơi Quảng Bình, Quảng Trị đều bị cơ quan khí tượng xui dại, vội vã di chuyển về phía Nam suốt trưa đến đêm 29 để cố đến sớm vùng Quảng Ngãi (!) như hướng dẫn của đài phát thanh, thì than ôi, chính là để xông vào chính vùng tâm bão !
Chuyện kỳ cục nữa là lúc 14giờ 30 bão đã ập vào vùng Quảng Ngãi rồi, thế mà lúc 16 giờ, sau đó 1 tiếng rưỡi, đài vẫn còn dự báo (!) là bão "sẽ đổ bộ vào đây tối nay" ! Cứ như là mê ngủ! Thật hết nói!
Vậy thì thiên tai hay là "nhân tai" đây ! Và ai chịu trách nhiệm về những tổn thất, tính mạng, tài sản, máu, nước mắt, tàn phá và đau khổ của người dân, những tổn thất đau khổ lẽ ra không đáng có, khi bộ máy dự báo thời tiết có trình độ và có trách nhiệm, trong một chế độ có pháp luật - hành chính nghiêm.
Chuyện hệ trọng tiếp theo là chuyện cứu trợ khẩn cấp các nạn nhân. Chế độ hiện nay đang kêu gọi toàn dân nhường cơm sẻ áo, đóng góp tiền của cứu giúp đồng bào lâm nạn. Nhưng đồng bào phân vân. Vì bộ máy nhà nước hiện đã hư hỏng từ gốc lên ngọn. Quyên góp cho người nghèo, cho người tàn tật, cho nạn nhân chất độc da cam, sửa sang mộ liệt sĩ... đều bị các chức sắc lớn nhỏ đua nhau xà xẻo vô tội vạ, không chút ngần ngại và hổ thẹn, còn bênh che nhau, bảo vệ nhau.
Mạng lưới Bauxite Vietnam.Info rất có lý kêu gọi đồng bào tự đứng ra cùng nhau tổ chức quyên góp, qua những tổ chức của nhân dân, của xã hội dân sự, tổ chức nhẹ, gọn, công khai, minh bạch, gồm những con người lương thiện, tin cậy. Các hội từ thiện, tổ chức tôn giáo, hội hướng đạo, hội sinh viên học sinh có từ tâm, hội chia sẻ - nụ cười chẳng hạn, tổ chức cứu trợ, nhường cơm sẻ áo từng huyện, từng tỉnh..., với muôn vàn sáng kiến sinh động, thực tế, có hiệu quả; tất cả nhằm mục đích mọi tấm lòng chia sẻ với bà con ruột thịt có thể nhanh chóng đến tận tay bà con, không bị ăn chặn, ăn bớt, xà xẻo bởi một bộ máy cai trị mà tham nhũng đã thành bản chất.
Xã hội dân sự đang lừng lững đi tới - như nhà văn Nguyên Ngọc nhận định, vì nhân ái từ tâm là thuộc về minh triết dân tộc Việt Nam.
Paris 1-10-2009