CHÚA NHẬT 27 TN B
St 2, 18-24; Dt 2,9-11; Mc 10, 2-16
CHUNG THỦY - THUỶ CHUNG
Từ thuở tạo thành, Thiên Chúa đã muốn hay nói đúng hơn là truyền cho con người một lệnh truyền là phải trung thành, phải thuỷ chung với nhau. Thế nhưng mà, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử của cuộc đời, của con người, chúng ta vẫn thấy đó những đổ nát của đời sống gia đình, những đổ vỡ của đời sống gia đình.
Bài đọc thứ nhất hôm nay khá quen thuộc với mỗi người chúng ta. Bài đọc ấy được trích từ sách Sáng Thế. Đoạn sách này kể lại việc sáng tạo trời đất muôn vật của Thiên Chúa. Sau khi tạo dựng vũ trụ bao la này, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người để con người được cái quyền thừa hưởng gia nghiệp ấy. Sau khi tạo dựng ra hình ảnh của một người đàn ông giống hình ảnh của con người, Thiên Chúa cảm thấy rằng để một mình người đàn ông ấy ở một mình không tốt và rồi Thiên Chúa đã tạo ra “cho nó một trợ tá tương xứng với nó” (St 2, 18).
Thiên Chúa vẫn cứ tiếp tục trong cái hành động sáng tạo của mình, Thiên Chúa đã tạo ra sinh vật và đặt tên cho từng súc vật, chim trời và dã thú. Thế nhưng, tất cả những sinh vật ấy vẫn chẳng là gì với con người cả, những sinh vật ấy làm gì xứng với con người. Và rồi, Thiên Chúa nghĩ ra một cách để tạo nên một trợ tá tương xứng cho con người mà mình vừa dựng nên bằng cách cho con người ngủ một giấc thật mê say rồi Thiên đã rút một cái xương sườn của con người ra và lắp thịt vào. Thiên Chúa, Ngài hoàn toàn có đủ quyền năng để Ngài tạo dựng nên một người khác nhưng không, Thiên Chúa đã làm theo cách của Ngài.
Khi tạo dựng xong một người mà mình đã rút xương ra, dẫn đến cho người đàn ông và con người đã nói: "Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra."
Hình ảnh rút cái xương sườn của người đàn ông ra để tạo ra một người đàn bà rất là hay bởi vì khi ấy hai người cũng chỉ là một bởi vì xương của người đàn ông cũng là xương của người đàn bà và thịt của người đàn bà cũng là thịt của người đàn ông. Hình ảnh ấy mang một ý nghĩa hết sức là tuyệt vời. Hai người ấy tuy là hai nhưng thật sự là một, tuy là một đấy nhưng lại là hai người. Hai người bổ khuyết cho nhau những thiếu sót, những yếu điểm cho nhau để cùng nhau chung sống một đời sống hạnh phúc.
"Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!
Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra."
Và, với lý do như vậy, chúng ta nghe được rằng: “ Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt”. (St 2, 24)
Tưởng chừng như từ hành động của Thiên Chúa và hơn thế nữa, lệnh truyền của Ngài sẽ làm cho con người sống gắn bó, chung thuỷ với chồng, với vợ của mình. Thế nhưng, đáng tiếc thay trong cái hành trình làm người, trong cái phận người nhỏ bé và yếu đuối, con người vẫn lần bước trong những con đường lệch lạc, những con đường chia ly, những con đường đau đớn trong đời sống gia đình của mình.
Thử mở lại những trang Thánh Kinh, nghiền ngẫm suy tư một chút, chúng ta thấy hình ảnh của 4 người phụ nữ có vấn đề trong cái gia phả, trong cái danh sách của gia đình Đavit, tổ phụ của Giuse, cha nuôi của Giêsu. Thế đấy, con người, trong đời sống gia đình cứ trục trặt làm sao ấy.
4 người đàn bà ấy cũng chỉ là 4 con người đại diện, 4 con người tiêu biểu cho đời sống gia đình có vấn đề. Hình ảnh của những người đàn bà ấy đã để lại cho con cháu nhiều thắc mắc, nhiều suy nghĩ nhất là những người hay bắt bẻ về luật này luật nọ của Chúa. Nhiều người và cách riêng người Biệt Phái là những người hay hoạch hoẹ Chúa đủ thứ chuyện trên đời. Một trong những chuyện mà họ hoạch hoẹ Chúa đó chính là về đời sống chung thuỷ và thuỷ chung của đôi bạn trong đời sống hôn nhân gia đình, đời sống vợ chồng.
Trình thuật mà chúng ta vừa nghe Thánh Macco thuật lại quá quen thuộc. Xét về phương diện biên soạn, trình thuật này của Maccô khá tương đồng với bản văn Matthêu 19, 1-9. Tuy nhiên, mỗi thánh ký có cách đặt vấn đề cũng như lối diễn xuất câu chuyện khác nhau. Nơi Matthêu, phe Biệt phái đề cập tới một lệnh truyền của Môsê nhưng Chúa Giêsu trả lời đó chỉ là một sự cho phép. Đang khi đó, trong Tin Mừng Maccô, phe Biệt phái nói đến một sự cho phép, còn Chúa Giêsu hỏi họ về một lệnh truyền trong lề luật. Chúng ta thử so sánh thoáng qua như sau:
Mt 19,1-9: Câu 3: Biệt phái đến gặp Người... họ nói: Có được phép rẫy vợ mình vì bất kỳ cớ nào không ?
Mc10,1-12: Câu 2: Biệt phái đến gặp Người... hỏi: Có được phép rẫy vợ không ?
Mt 19,1-9: Câu 4-5: Đáp lại Người nói: Các ông đã không đọc sao: Từ khởi nguyên, là nam là nữ, tạo hoá đã dựng nên chúng... Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cả cha mẹ và khắn khít với vợ và cả 2 sẽ nên 1 thân xác...
Mc10,1-12: Câu 3-4: Đáp lại Người nói: Môsê đã truyền sao cho các ông ? Họ đáp: Môsê đã cho phép viết ly thư mà rẫy vợ.
Mt 19,1-9: Câu 7-8: Họ vặn lại: Vậy thì tại sao Môsê lại truyền phải trao ly thư mà rẫy vợ. Người đáp: Vì lòng dạ lì lợm của các ngươi...
Mc10,1-12: Câu 5: Vì lòng dạ lì lợm của các ngươi mà Môsê đã viết giới luật đó. Nhưng từ khởi nguyên tạo thành, là nam là nữ Ngài đã dựng nên chúng. Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình và cả hai sẽ nên một thân xác
Trở lại bản văn Maccô, khi trả lời cho vấn nạn Chúa Giêsu đã khởi đi từ lời nói cho phép ly dị để gợi nhắc lời nói đặt nền tảng cho hôn nhân: Vì chưng, sự miễn trừ không hủy bỏ luật nền tảng. Người phô bày cho thấy sự cho phép của lề luật Môsê chỉ có tính cách tạm thời và giờ đây đã đến lúc phải trở về lại với lệnh truyền hoàn hảo của Đấng sáng tạo.
Từ khởi nguyên tạo thành: là nam là nữ Ngài đã dựng lên chúng. Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình và cả hai chúng sẽ nên một thân xác. Vậy điều gì Thiên Chúa đã phối hợp, thì người ta chớ có phân ly (c. 6-9).
Từ khởi nguyên tạo thành
Chúa Giêsu qui chiếu về lúc sáng tạo khởi đầu để gợi lại ý muốn chân thực nguyên gốc của Thiên Chúa trước khi xuất hiện luật Môsê. Người trích dẫn sách sáng thế: "Thiên Chúa đã dựng nên người theo hình ảnh mình... là nam là nữ, Ngài đã dựng nên" (St 1,27). "Bởi thế, đàn ông sẽ bỏ cha mẹ và khắn khít với vợ mình, và chúng sẽ nên một thân xác" (St 2,24). Và khởi từ các lời kinh thánh này mà Chúa Giêsu khẳng định: khi tạo dựng đàn ông và đàn bà, Thiên Chúa đã tỏ bày ý muốn của Ngài rằng vợ chồng tạo nên một sự duy nhất không thể hoá giải, phân ly.
Chúa Giêsu đi theo sát lý luận của sách khởi nguyên: khi tạo dựng nam nữ, chính Thiên Chúa đã muốn có sự kết hợp giữa họ. Sự kết hợp này trở nên khắn khít và dứt khoát đến mức độ cả một người từ nay trở nên một thân xác (c. 8).
một thân xác.
Trong ngôn ngữ Do Thái, hạn từ này nói lên một con người toàn diện, một hữu thể duy nhất (x. Rm 1,3. Hơn nữa, hạn từ này cũng hàm chứa ý nghĩa rằng trong cuộc sống lứa đôi sự kết hợp thân xác được diễn tả như một sự tỏ bày sâu thẳm nhất cũng như hùng hồn nhất của sự dâng hiến cho nhau.
Từ đó Chúa Giêsu đưa ra kết luận đương nhiên: Điều gì Thiên Chúa đã phối hợp, thì người ta chớ có phân ly (c. 9). Chính Thiên Chúa đã tác động cho sự kết hợp duy nhất giữa vợ chồng, theo như người Do Thái vẫn quan niệm. Thế nên, nếu Thiên Chúa can thiệp, con người không có quyền hủy bỏ sự phối hợp này.
Như thế, Chúa Giêsu phủ bác mọi thứ quan niệm về sự đổi thay sự phối hợp duy nhất này, vốn phù hợp với cả hai phái như Thiên Chúa đã sắp xếp từ đầu. Người nhấn mạnh đến tầm quan trọng căn bản của nhân phẩm con người. Trong cuộc sống hôn nhân, người ta không được chỉ đi kiếm tìm một sự thoả mãn xác thịt, song họ phải nhắm đến một sự kết hợp liên nhân vị, một sự hoàn tất của con người toàn diện trong sự gặp gỡ một hữu thể nhân linh khác, bổ túc cho nhau và cả hai cấu thành một cộng đoàn đích thực. Vậy, chiếu theo ý định của Thiên Chúa sáng tạo, không thể có chuyện ưu thế của người nam trên nữ, song chỉ có sự đề cao nhân phẩm của con người nói chung. Vì chưng, con người dù là nam hay nữ đã được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 27). Đồng thời sự kết hợp của vợ chồng tạo nên một xác thịt duy nhất, cũng xuất phát từ ý muốn Thiên Chúa. Chính vì lý do đó mà truyền thống ngôn sứ đã nói đến một thứ giao ước vợ chồng, như là hình ảnh của giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ngài (x. Hs chương 1, 2 và 3). Sự so sánh đó nói lên một sự dấn thân dứt khoát, một kết quả của quyết định tự do, có suy nghĩ và xứng hợp với nhân phẩm con người.
Về nhà môn đệ hỏi Người lại về điều đó. Người nói: Ai rẫy vợ mình mà cưới vợ khác, tức là ngoại tình đối với vợ mình. Và nếu vợ bỏ chồng đi lấy chồng khác thì nó phạm tội ngoại tình (c. 10-12).
Như chúng ta đã nhiều lần ghi nhận, cách miêu tả của thánh ký nơi câu 10: về nhà môn đệ hỏi lại, gợi lên bối cảnh Giáo hội sơ khai mà Tin Mừng muốn ngỏ sứ điệp. Vì chưng, trong nhãn quan thần học Maccô câu trả lời của Chúa Giêsu cho các môn đệ cũng chính là sứ điệp thần học muốn trao gởi cho tất cả các môn đệ của sơ thời cũng như của mọi thời.
Thông thường luật pháp Do Thái về hôn nhân chỉ dành cho người chồng quyền viết ly thư, người vợ không có quyền xin ly dị. Cách trình bày của hạn từ 11 và 12 qui chiếu tới luật Rôma đồng thời gợi nhắc quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Từ đó, lồng kết vào mạch văn ở đây, những lời khẳng định của Chúa Giêsu ở các hạn từ 11 và 12 phô bày cho hiểu rằng: Người dứt khoát cấm sự ly dị cho cả vợ lẫn chồng (x. 1 C 7,10 tt). Vì chưng "kẻ nào ly dị là phạm tội ngoại tình".
Sự kết án này của Chúa Giêsu gợi lên cho thấy sự cao cả cũng như tính nghiêm trọng của sự kết hợp vợ chồng, tương tư như trường hợp của giao ước thánh giữa Thiên Chúa và dân người, ở đó Thiên Chúa là cha nhân lành muốn tỏ bày ý muốn hạnh phúc và ơn cứu độ vĩnh cửu cho con người.
Thiên Chúa, mãi mãi muốn con người hạnh phúc thật nhưng con người thì ngược lại.
Thời nào vấn nạn chung thuỷ và thuỷ chung cũng là vấn nạn nhức nhối đối với con người nhưng chắc có lẽ thời hiện tại này, ngay cái ngày hôm nay dấu chứng đời sống chung thuỷ và thuỷ chung đang ở mức báo động đỏ. Ngày hôm nay người ta không còn chung thuỷ với nhau nữa, người ta đã phá vỡ giao ước thánh trong ngày lãnh bí tích hôn nhân.
Con người phải gánh chịu và trả lẽ cho hành động thất tín bất trung của mình. Chỉ những ai trung tín với nhau thật trong giao ước thánh mà mình đã ký kết thì cuộc đời mình mới có hạnh phúc thật ở đời sau và ngay cuộc đời hiện tại. Ngược lại, nếu không thuỷ chung, không chung thuỷ sống với nhau thì đừng mơ có một cuộc sống hạnh phúc ở hiện tại chứ đừng nghĩ gì đến tương lai.
Nguyện xin Chúa ban ơn cho mỗi người để rồi con người luôn biết vun đắp cho đời sống của mình để ngày mỗi ngày mình gắn kết, khăng khít với nhau hơn trong cái giao ước thánh mà mình đã một lần ký kết. Và cũng xin Chúa luôn chúc lành cho giao ước ấy và cũng xin Chúa gìn giữ giao ước ấy trong suốt cuộc đời của mỗi người.
St 2, 18-24; Dt 2,9-11; Mc 10, 2-16
CHUNG THỦY - THUỶ CHUNG
Từ thuở tạo thành, Thiên Chúa đã muốn hay nói đúng hơn là truyền cho con người một lệnh truyền là phải trung thành, phải thuỷ chung với nhau. Thế nhưng mà, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử của cuộc đời, của con người, chúng ta vẫn thấy đó những đổ nát của đời sống gia đình, những đổ vỡ của đời sống gia đình.
Bài đọc thứ nhất hôm nay khá quen thuộc với mỗi người chúng ta. Bài đọc ấy được trích từ sách Sáng Thế. Đoạn sách này kể lại việc sáng tạo trời đất muôn vật của Thiên Chúa. Sau khi tạo dựng vũ trụ bao la này, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người để con người được cái quyền thừa hưởng gia nghiệp ấy. Sau khi tạo dựng ra hình ảnh của một người đàn ông giống hình ảnh của con người, Thiên Chúa cảm thấy rằng để một mình người đàn ông ấy ở một mình không tốt và rồi Thiên Chúa đã tạo ra “cho nó một trợ tá tương xứng với nó” (St 2, 18).
Thiên Chúa vẫn cứ tiếp tục trong cái hành động sáng tạo của mình, Thiên Chúa đã tạo ra sinh vật và đặt tên cho từng súc vật, chim trời và dã thú. Thế nhưng, tất cả những sinh vật ấy vẫn chẳng là gì với con người cả, những sinh vật ấy làm gì xứng với con người. Và rồi, Thiên Chúa nghĩ ra một cách để tạo nên một trợ tá tương xứng cho con người mà mình vừa dựng nên bằng cách cho con người ngủ một giấc thật mê say rồi Thiên đã rút một cái xương sườn của con người ra và lắp thịt vào. Thiên Chúa, Ngài hoàn toàn có đủ quyền năng để Ngài tạo dựng nên một người khác nhưng không, Thiên Chúa đã làm theo cách của Ngài.
Khi tạo dựng xong một người mà mình đã rút xương ra, dẫn đến cho người đàn ông và con người đã nói: "Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra."
Hình ảnh rút cái xương sườn của người đàn ông ra để tạo ra một người đàn bà rất là hay bởi vì khi ấy hai người cũng chỉ là một bởi vì xương của người đàn ông cũng là xương của người đàn bà và thịt của người đàn bà cũng là thịt của người đàn ông. Hình ảnh ấy mang một ý nghĩa hết sức là tuyệt vời. Hai người ấy tuy là hai nhưng thật sự là một, tuy là một đấy nhưng lại là hai người. Hai người bổ khuyết cho nhau những thiếu sót, những yếu điểm cho nhau để cùng nhau chung sống một đời sống hạnh phúc.
"Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!
Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra."
Và, với lý do như vậy, chúng ta nghe được rằng: “ Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt”. (St 2, 24)
Tưởng chừng như từ hành động của Thiên Chúa và hơn thế nữa, lệnh truyền của Ngài sẽ làm cho con người sống gắn bó, chung thuỷ với chồng, với vợ của mình. Thế nhưng, đáng tiếc thay trong cái hành trình làm người, trong cái phận người nhỏ bé và yếu đuối, con người vẫn lần bước trong những con đường lệch lạc, những con đường chia ly, những con đường đau đớn trong đời sống gia đình của mình.
Thử mở lại những trang Thánh Kinh, nghiền ngẫm suy tư một chút, chúng ta thấy hình ảnh của 4 người phụ nữ có vấn đề trong cái gia phả, trong cái danh sách của gia đình Đavit, tổ phụ của Giuse, cha nuôi của Giêsu. Thế đấy, con người, trong đời sống gia đình cứ trục trặt làm sao ấy.
4 người đàn bà ấy cũng chỉ là 4 con người đại diện, 4 con người tiêu biểu cho đời sống gia đình có vấn đề. Hình ảnh của những người đàn bà ấy đã để lại cho con cháu nhiều thắc mắc, nhiều suy nghĩ nhất là những người hay bắt bẻ về luật này luật nọ của Chúa. Nhiều người và cách riêng người Biệt Phái là những người hay hoạch hoẹ Chúa đủ thứ chuyện trên đời. Một trong những chuyện mà họ hoạch hoẹ Chúa đó chính là về đời sống chung thuỷ và thuỷ chung của đôi bạn trong đời sống hôn nhân gia đình, đời sống vợ chồng.
Trình thuật mà chúng ta vừa nghe Thánh Macco thuật lại quá quen thuộc. Xét về phương diện biên soạn, trình thuật này của Maccô khá tương đồng với bản văn Matthêu 19, 1-9. Tuy nhiên, mỗi thánh ký có cách đặt vấn đề cũng như lối diễn xuất câu chuyện khác nhau. Nơi Matthêu, phe Biệt phái đề cập tới một lệnh truyền của Môsê nhưng Chúa Giêsu trả lời đó chỉ là một sự cho phép. Đang khi đó, trong Tin Mừng Maccô, phe Biệt phái nói đến một sự cho phép, còn Chúa Giêsu hỏi họ về một lệnh truyền trong lề luật. Chúng ta thử so sánh thoáng qua như sau:
Mt 19,1-9: Câu 3: Biệt phái đến gặp Người... họ nói: Có được phép rẫy vợ mình vì bất kỳ cớ nào không ?
Mc10,1-12: Câu 2: Biệt phái đến gặp Người... hỏi: Có được phép rẫy vợ không ?
Mt 19,1-9: Câu 4-5: Đáp lại Người nói: Các ông đã không đọc sao: Từ khởi nguyên, là nam là nữ, tạo hoá đã dựng nên chúng... Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cả cha mẹ và khắn khít với vợ và cả 2 sẽ nên 1 thân xác...
Mc10,1-12: Câu 3-4: Đáp lại Người nói: Môsê đã truyền sao cho các ông ? Họ đáp: Môsê đã cho phép viết ly thư mà rẫy vợ.
Mt 19,1-9: Câu 7-8: Họ vặn lại: Vậy thì tại sao Môsê lại truyền phải trao ly thư mà rẫy vợ. Người đáp: Vì lòng dạ lì lợm của các ngươi...
Mc10,1-12: Câu 5: Vì lòng dạ lì lợm của các ngươi mà Môsê đã viết giới luật đó. Nhưng từ khởi nguyên tạo thành, là nam là nữ Ngài đã dựng nên chúng. Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình và cả hai sẽ nên một thân xác
Trở lại bản văn Maccô, khi trả lời cho vấn nạn Chúa Giêsu đã khởi đi từ lời nói cho phép ly dị để gợi nhắc lời nói đặt nền tảng cho hôn nhân: Vì chưng, sự miễn trừ không hủy bỏ luật nền tảng. Người phô bày cho thấy sự cho phép của lề luật Môsê chỉ có tính cách tạm thời và giờ đây đã đến lúc phải trở về lại với lệnh truyền hoàn hảo của Đấng sáng tạo.
Từ khởi nguyên tạo thành: là nam là nữ Ngài đã dựng lên chúng. Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình và cả hai chúng sẽ nên một thân xác. Vậy điều gì Thiên Chúa đã phối hợp, thì người ta chớ có phân ly (c. 6-9).
Từ khởi nguyên tạo thành
Chúa Giêsu qui chiếu về lúc sáng tạo khởi đầu để gợi lại ý muốn chân thực nguyên gốc của Thiên Chúa trước khi xuất hiện luật Môsê. Người trích dẫn sách sáng thế: "Thiên Chúa đã dựng nên người theo hình ảnh mình... là nam là nữ, Ngài đã dựng nên" (St 1,27). "Bởi thế, đàn ông sẽ bỏ cha mẹ và khắn khít với vợ mình, và chúng sẽ nên một thân xác" (St 2,24). Và khởi từ các lời kinh thánh này mà Chúa Giêsu khẳng định: khi tạo dựng đàn ông và đàn bà, Thiên Chúa đã tỏ bày ý muốn của Ngài rằng vợ chồng tạo nên một sự duy nhất không thể hoá giải, phân ly.
Chúa Giêsu đi theo sát lý luận của sách khởi nguyên: khi tạo dựng nam nữ, chính Thiên Chúa đã muốn có sự kết hợp giữa họ. Sự kết hợp này trở nên khắn khít và dứt khoát đến mức độ cả một người từ nay trở nên một thân xác (c. 8).
một thân xác.
Trong ngôn ngữ Do Thái, hạn từ này nói lên một con người toàn diện, một hữu thể duy nhất (x. Rm 1,3. Hơn nữa, hạn từ này cũng hàm chứa ý nghĩa rằng trong cuộc sống lứa đôi sự kết hợp thân xác được diễn tả như một sự tỏ bày sâu thẳm nhất cũng như hùng hồn nhất của sự dâng hiến cho nhau.
Từ đó Chúa Giêsu đưa ra kết luận đương nhiên: Điều gì Thiên Chúa đã phối hợp, thì người ta chớ có phân ly (c. 9). Chính Thiên Chúa đã tác động cho sự kết hợp duy nhất giữa vợ chồng, theo như người Do Thái vẫn quan niệm. Thế nên, nếu Thiên Chúa can thiệp, con người không có quyền hủy bỏ sự phối hợp này.
Như thế, Chúa Giêsu phủ bác mọi thứ quan niệm về sự đổi thay sự phối hợp duy nhất này, vốn phù hợp với cả hai phái như Thiên Chúa đã sắp xếp từ đầu. Người nhấn mạnh đến tầm quan trọng căn bản của nhân phẩm con người. Trong cuộc sống hôn nhân, người ta không được chỉ đi kiếm tìm một sự thoả mãn xác thịt, song họ phải nhắm đến một sự kết hợp liên nhân vị, một sự hoàn tất của con người toàn diện trong sự gặp gỡ một hữu thể nhân linh khác, bổ túc cho nhau và cả hai cấu thành một cộng đoàn đích thực. Vậy, chiếu theo ý định của Thiên Chúa sáng tạo, không thể có chuyện ưu thế của người nam trên nữ, song chỉ có sự đề cao nhân phẩm của con người nói chung. Vì chưng, con người dù là nam hay nữ đã được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 27). Đồng thời sự kết hợp của vợ chồng tạo nên một xác thịt duy nhất, cũng xuất phát từ ý muốn Thiên Chúa. Chính vì lý do đó mà truyền thống ngôn sứ đã nói đến một thứ giao ước vợ chồng, như là hình ảnh của giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ngài (x. Hs chương 1, 2 và 3). Sự so sánh đó nói lên một sự dấn thân dứt khoát, một kết quả của quyết định tự do, có suy nghĩ và xứng hợp với nhân phẩm con người.
Về nhà môn đệ hỏi Người lại về điều đó. Người nói: Ai rẫy vợ mình mà cưới vợ khác, tức là ngoại tình đối với vợ mình. Và nếu vợ bỏ chồng đi lấy chồng khác thì nó phạm tội ngoại tình (c. 10-12).
Như chúng ta đã nhiều lần ghi nhận, cách miêu tả của thánh ký nơi câu 10: về nhà môn đệ hỏi lại, gợi lên bối cảnh Giáo hội sơ khai mà Tin Mừng muốn ngỏ sứ điệp. Vì chưng, trong nhãn quan thần học Maccô câu trả lời của Chúa Giêsu cho các môn đệ cũng chính là sứ điệp thần học muốn trao gởi cho tất cả các môn đệ của sơ thời cũng như của mọi thời.
Thông thường luật pháp Do Thái về hôn nhân chỉ dành cho người chồng quyền viết ly thư, người vợ không có quyền xin ly dị. Cách trình bày của hạn từ 11 và 12 qui chiếu tới luật Rôma đồng thời gợi nhắc quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Từ đó, lồng kết vào mạch văn ở đây, những lời khẳng định của Chúa Giêsu ở các hạn từ 11 và 12 phô bày cho hiểu rằng: Người dứt khoát cấm sự ly dị cho cả vợ lẫn chồng (x. 1 C 7,10 tt). Vì chưng "kẻ nào ly dị là phạm tội ngoại tình".
Sự kết án này của Chúa Giêsu gợi lên cho thấy sự cao cả cũng như tính nghiêm trọng của sự kết hợp vợ chồng, tương tư như trường hợp của giao ước thánh giữa Thiên Chúa và dân người, ở đó Thiên Chúa là cha nhân lành muốn tỏ bày ý muốn hạnh phúc và ơn cứu độ vĩnh cửu cho con người.
Thiên Chúa, mãi mãi muốn con người hạnh phúc thật nhưng con người thì ngược lại.
Thời nào vấn nạn chung thuỷ và thuỷ chung cũng là vấn nạn nhức nhối đối với con người nhưng chắc có lẽ thời hiện tại này, ngay cái ngày hôm nay dấu chứng đời sống chung thuỷ và thuỷ chung đang ở mức báo động đỏ. Ngày hôm nay người ta không còn chung thuỷ với nhau nữa, người ta đã phá vỡ giao ước thánh trong ngày lãnh bí tích hôn nhân.
Con người phải gánh chịu và trả lẽ cho hành động thất tín bất trung của mình. Chỉ những ai trung tín với nhau thật trong giao ước thánh mà mình đã ký kết thì cuộc đời mình mới có hạnh phúc thật ở đời sau và ngay cuộc đời hiện tại. Ngược lại, nếu không thuỷ chung, không chung thuỷ sống với nhau thì đừng mơ có một cuộc sống hạnh phúc ở hiện tại chứ đừng nghĩ gì đến tương lai.
Nguyện xin Chúa ban ơn cho mỗi người để rồi con người luôn biết vun đắp cho đời sống của mình để ngày mỗi ngày mình gắn kết, khăng khít với nhau hơn trong cái giao ước thánh mà mình đã một lần ký kết. Và cũng xin Chúa luôn chúc lành cho giao ước ấy và cũng xin Chúa gìn giữ giao ước ấy trong suốt cuộc đời của mỗi người.