CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN
1V 19: 4-8 -Bài đọc I kể lại một trong những giai thoại tâm linh rất phong phú về cuộc đời của ngôn sứ Ê-li-a. Bị trục xuất khỏi vương quốc phương Bắc, đơn độc và nãn lòng trong sa mạc, ngôn sứ Ê-li-a được thần lương bồi dưỡng lấy lại sức lực và thẳng tiến đến núi thánh của Đức Chúa.
Ep 4: 30-5: 2 - Trong thư gởi tín hữu Ê-phê-sô, thánh Phao-lô đưa ra cho các Ki tô hữu mẫu gương hoàn thiện của Ba Ngôi Thiên Chúa: sống theo Thần Khí, bắt chước Thiên Chúa, thực hành đức ái như Đức Giê-su đến mức tận hiến bản thân mình.
Ga 6: 41-51 - Tin Mừng trình bày cho chúng ta phần tiếp theo của diễn từ của Đức Giê-su về bánh ban sự sống. Mặc khải Thánh Thể được xác định. Đức Giê-su công bố chính Ngài là bánh hằng sống xuống từ trời, nguồn mạch sự sống đời đời.
BÀI ĐỌC I (1V 19: 4-8)
Đây là một trong những giai thoại tâm linh rất phong phú về cuộc đời của ngôn sứ Ê-li-a, vị ngôn sứ sống vào thế kỷ thứ chín trước Công Nguyên trong vương quốc phương Bắc, vào thời vua A-kháp trị vì (874-853 B.C.).
1. Bối cảnh lịch sử:
Vua A-kháp kết hôn với công chúa I-de-ven, ái nữ của Ét-ba-an, vua Xi-đôn, lại còn đi làm tôi thần Ba-an và sụp lạy nó. Vua lập một bàn thờ để kính thần Ba-an trong đền thờ mà vua đã xây dựng tại Sa-ma-ri.
Hoàng hậu I-de-ven không những nhiệt thành truyền bá việc phụng thờ thần Ba-an trong vương quốc phương Bắc, bà còn chu cấp cho các tăng lữ của thần Ba-an trong lầu đài của bà ở Sa-ma-ri.
Ngôn sứ Ê-li-a kịch liệt chống lại việc thờ thần ngoại giáo nầy. Ông đã đạt được một chiến thắng vang dội của Thiên Chúa Ít-ra-en trên thần Ba-an ở trên núi Các-men. Trong một cuộc thách đố của vị ngôn sứ của Thiên Chúa Ít-ra-en với các tăng lữ của thần Ba-an, hy lễ và lời cầu nguyện dâng lên thần Ba-an để xin trời đổ mưa vào thời kỳ hạn hán chẳng đem lại kết quả gì; trái lại, chỉ lời cầu nguyện và hy lễ dâng lên Đức Chúa, Thiên Chúa của Ít-ra-en, được nhậm lời ngay lập tức. Do đó, các tăng lữ của thần Ba-an bị sát hại.
Hoàng hậu I-de-ven nổi cơn thịnh nộ; bà ra lệnh cho ngôn sứ Ê-li-a phải rời khỏi vương quốc ngay, nếu không ông sẽ phải chịu cùng chung số phận như vậy.
2. Cuộc hành trình đến núi thánh.
Ngôn sứ Ê-li-a ra đi hướng về sa mạc phương Bắc, với ý định đến núi Kho-rếp (cũng còn được gọi là núi Xi-nai). Ông muốn đi lại lộ trình mà trước đây ông Mô-sê đã đi để tôi luyện niềm tin của mình ở nơi mà Đức Chúa đã tỏ mình ra.
Sau một ngày đường trong sa mạc, vị ngôn sứ kiệt sức và nãn lòng muốn bỏ cuộc, vì vậy ông xin Chúa cho ông được chết đi: “Lạy Chúa, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con”. Lời khẩn nguyện của ông ám chỉ đến những người Do thái phải chết trong sa mạc mà không được nhìn thấy Đất Hứa vì họ đã nghi ngờ.
Nhà vô địch nhiệt thành của Đức Chúa ngã lòng đến như vậy. Thình lình xuất hiện một thiên sứ mời gọi vị ngôn sứ chỗi dậy mà bồi dưỡng sức lực: “Dậy mà ăn”. Ông đưa mắt nhìn, một chiếc bánh nướng và một hũ nước đặt sẳn bên cạnh ông. Đây quả thật là đồ ăn thức uống rất quý trong sa mạc hoang vu và nóng cháy nầy.
Nhưng thiên sứ phải can thiệp đến lần thứ hai mới có thể lay động tâm trí của vị ngôn sứ. Cuối cùng, nhờ thần lương tiếp sức, vị ngôn sứ lại tiếp tục cuộc hành trình của mình. Ông đi một mạch bốn mươi ngày đêm tới núi Kho-rếp, là núi của Thiên Chúa. “Bốn mươi” là con số biểu tượng đặc biệt gắn liền với kỷ niệm bốn mươi năm dân Do thái hành trình trong sa mạc trên đường về Đất Hứa; cũng là bốn mươi ngày ông Mô-sê ăn chay cầu nguyện trước khi lãnh nhận hai tấm bia Lề Luật.
Vị ngôn sứ đã đạt được mục đích cuộc hành hương của mình nhưng sứ mạng của ông chưa hoàn tất. Ông sẽ phải trở về Sa-ma-ri và tiếp tục công việc của mình.
Bốn trăm năm đã trôi qua giữa ông Mô-sê và ngôn sứ Ê-li-a. Danh tiếng của hai vị được liên kết với kỷ niệm của đỉnh núi thánh. Hai nhận vật Cựu Ước danh tiếng lừng lẫy nầy sẽ cùng nhau tái xuất hiện trên đỉnh núi Biến Hình.
BÀI ĐỌC II (Ep 4: 30-32-5: 2).
Chúng ta tiếp tục đọc phần thứ hai thư gởi tín hữu Ê-phê-sô; đây là phần luân lý và khuyên bảo.
Nét đặc trưng của đoạn trích hôm nay chính là lời kêu gọi các tín hữu sống hoàn thiện theo mẫu gương của Ba Ngôi Thiên Chúa.
- Sống theo Thánh Thần.
- Bắt chước Thiên Chúa.
- Thực hành đức ái như Đức Ki tô.
1. Sống theo Thần Khí:
Người tín hữu đã lãnh nhận dấu ấn của Chúa Thánh Thần vào ngày chịu phép Rửa Tội, họ được đảm bảo ơn cứu độ, ơn cứu độ chỉ đạt đượt viên mãn “vào ngày giải thoát” (hoặc sau khi qua đời, hoặc vào ngày Đức Ki tô quang lâm, thánh nhân không xác định). Trong khi chờ đợi, điều quan trọng là sống làm sao đừng làm phiền lòng Chúa Thánh Thần.
Thánh Phao-lô không ngại gợi lên nỗi đau khổ mà cách ăn nếp ở của con người gây ra cho Thiên Chúa.
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã thất vọng trước những bất tín của dân Ngài, điều nầy thường được diễn tả bằng cơn thịnh nộ hơn sự phiền lòng. Tuy nhiên, sự phiền lòng nầy cũng được gợi lên nhiều lần. Quả thật, ngôn sứ I-sai-a đệ tam, vị ngôn sứ của thời hậu lưu đày, đã minh nhiên kể ra điều nầy bằng những từ ngữ loan báo những từ ngữ của thánh Phao-lô. Trong lời khẩn nguyện thống thiết, vị ngôn sứ nhắc lại những ân huệ mà con cái Ít-ra-en đã nhận được trong suốt lịch sử của mình. Ông kêu gào: “Nhưng chính họ đã nổi loạn, đã làm phiền thần khí thánh của Người” (Is 63: 10).
Truyền thống Do thái không quên lời nói bạo dạn nầy. Sách Khôn Ngoan nói về Chúa Thánh Thần: “Thần khí thánh là thầy dạy dỗ, luôn tránh thói lọc lừa, rời xa những lý luận ngu dốt, và ghê tỡm những chuyện bất công” (Kn 1: 5).
2. Bắt chước Thiên Chúa:
Phải nói rằng thánh Phao-lô rất hiếm khi khuyên bảo các tín hữu bắt chước Thiên Chúa, bởi vì thánh nhân đặt ưu tiên cho việc bắt chước Đức Ki tô. Chúng ta nên lưu ý rằng lời kêu mời bắt chước Chúa Cha nầy được dẫn nhập bởi việc tha thứ, ám chỉ rất rõ nét đến lời kinh Lạy Cha: “biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em, trong Đức Ki tô”.
3. Thực hành đức ái như Đức Ki tô:
Lời kêu gọi sống hoàn thiện theo mẫu gương của Ba Ngôi Thiên Chúa được hoàn tất trên lời khuyên khẩn thiết “sống cuộc đời bác ái như Đức Ki tô”. Từ “tha thứ” đã dẫn vào lời khuyên bắt chước Chúa Cha như thế nào, từ “yêu thương” dẫn vào lời khuyên bắt chước Đức Ki tô như vậy.
“Như những người con yêu dấu, anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, và sống cuộc đời bác ái như Đức Ki tô, Đấng đã yêu thương chúng ta…” Chúng ta lúu ý rằng động từ “yêu thương” đồng xuất hiện với tỉnh từ “yêu dấu” và danh từ “bác ái” trong cùng một câu.
Tình yêu của Chúa Con đối với nhân loại đã được bày tỏ một cách cao vời qua việc “tự hiến mình làm của lễ thơm tho dâng lên Thiên Chúa”; thánh Phao-lô lập lại diễn ngữ mà Cựu Ước dùng đối với hy tế toàn thêu, theo đó lễ vật được hoàn toàn hỏa tế trên bàn thờ. Đức Ki tô là tế vật hoàn hảo, tận hiến chính bản thân mình.
TIN MỪNG (Ga 6: 41-51)
Chúng ta tiếp tục đọc diễn từ của Đức Giê-su về bánh ban sự sống. Hướng nhắm của bản văn vẫn là Thánh Thể, nhưng đề tài trung tâm là đức tin: Đức Giê-su đòi hỏi những người lắng nghe Ngài hãy tin vào Ngài, vì Ngài là Đấng ban sự sống và Ngài ban sự sống vì Ngài từ Chúa Cha mà đến.
Thế nhưng, thánh ký nhấn mạnh ngay “tin” không phải là một chuyện dể dàng: “Người Do thái xầm xì phản đối”. Chung chung danh xưng “người Do thái” mang nét nghĩa tiêu cực trong Tin Mừng thứ tư; danh xưng này chỉ rõ những người Do thái cứng lòng tin trong khi danh xưng “người Ít-ra-en” được dành riêng cho những ai tin vào Đức Giê-su (Ga 1: 47). Việc thay đổi danh xưng ở đây rất có ý nghĩa. Theo cách nầy, tác giả loan báo cho chúng ta rằng cuộc tranh luận sắp diễn ra và được đinh vị theo cùng một hàng như những cuộc tranh luận đã được tường thuật trước đây (nhất là cuộc tranh luận của chương 5).
1. Vấn đề đức tin:
“Ông nầy chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống?”. Người Do thái có đủ lý do để nghi ngờ những lời nói của Đức Giê-su: Ngài đang sống ở giữa họ, bất ngờ tuyên bố mình từ trời xuống.
Chúng ta gặp thấy những suy nghĩ tương tự và biết bao những suy nghĩ khác nữa đến từ những người mà thánh Gioan nhắm đến một cách mãnh liệt trong thư thứ nhất của mình. Về phương diện lịch sử, nhiều thế hệ sau nầy nẩy sinh những nghi ngờ như thế.
Đức Giê-su trả lời: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy đến với tôi”. Đức tin là một ân ban đến từ Chúa Cha, nhưng cũng đòi hỏi con người phải mở rộng cõi lòng mà đón nhận. Đức Giê-su ngầm quở trách thính giả của Ngài không có được một thái độ như thế; có những dấu chỉ mà họ phải biết đọc; những thành kiến mà họ phải cởi bỏ, và tiên vàn phải lắng nghe Chúa Cha. Đức Giê-su sẽ khai triển khía cạnh đức tin nầy, nhưng trước hết Ngài muốn tăng độ nhạy bén của thính giả Ngài và thậm chí khơi lên sự tò mò ở nơi họ, để chuẩn bị tâm trí họ đón nhận những lời mặc khải mà Ngài sắp ban cho: “Ai đến với tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết”.
Dường như những thính giả của Ngài là những người Biệt Phái, những người chấp nhận thân xác sống lại; trái với những người Sa-đu-xê-ô, những người không chấp nhận thân xác sống lại. Đức Giê-su tự đặt mình trên lập trường của những người tin vào thân xác sống lại nầy mà tranh luận. Vì thế, Ngài khẳng định rằng chính Ngài nắm giữ trong tay quyền cho các vong nhân được sống lại. Cựu Ước đã thiết lập rồi mối liên hệ giữa bữa tiệc Thiên Chúa thiết đãi muôn dân và sự phục sinh, nhất là Is 25: 6-8: “Ngày ấy trên núi nầy, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc…Trên núi nầy, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn tang che phủ muôn dân, và tấm màn trùm lên muôn nước. Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần. Đức Chúa là Chúa Thượng sẽ lau khô dòng lệ trên khuôn mặt mọi người…” Tại các ngôn sứ, lời loan báo bữa tiệc cánh chung được nhiều lần nối kết với bữa tiệc thiên sai. Đây là điều Đức Giê-su xem ra ám chỉ ở đây.
2. “Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”.
Đức Giê-su trích dẫn sấm ngôn của I-sai-a đệ nhị về Giê-ru-sa-lem vào thời thiên sai: “Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”. Qua đó, Đức Giê-su muốn thính giả của Ngài hiểu rằng thời điểm nầy đã đến, lời hứa đã được ứng nghiệm; chính Ngài, Đấng được Chúa Cha sai đến, đem đến cho con người sự hiểu biết về Thiên Chúa. “Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến”, như vậy Ngài khẳng định nguồn gốc và giáo huấn siêu việt của Ngài, tức Lời ban sự sống. Vì ai đón nhận và gắn bó với giáo huấn của Ngài, “có sự sống đời đời”. Ở nơi khác, Đức Giê-su cũng khẳng định như vậy: “Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giê-su Ki tô” (Ga 17: 3).
Đức Giê-su chủ ý trích dẫn sấm ngôn của I-sai-a, vì sấm ngôn nầy tiếp tục mời gọi dự phần vào bữa tiệc Thiên Chúa thiết đãi cho muôn dân. Ở bàn tiệc Thiên Chúa, con người được phục vụ không chỉ với Lời Thiên Chúa, lời nuôi sống, nhưng còn với thần lương làm no thỏa một cách tròn đầy và dứt khoát.
3. Từ Lời ban sự sống đến Bánh ban sự sống.
Thính giả của Đức Giê-su là những người Do thái chắc chắn biết Kinh Thánh. Bánh man-na được tiên báo vào thời thiên sai không phải là bánh ban sự sống mà Đức Giê-su hứa ban, bánh thuộc một bản chất khác, đem lại sự sống muôn đời sao? Đức Giê-su lay động tâm trí của họ. Họ phải hiểu! Trong ánh sáng của các bản văn tâm trí họ phải mở ra!
Lúc đó, Đức Giê-su khẳng định thêm một lần nữa: “Tôi là bánh ban hằng sống. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh nầy là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết”. Lần nầy, không rào trước đón sau, Ngài tuyên bố không úp mở: “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”.
Mặc khải Thánh Thể bật sáng rực rỡ ngay từ bây giờ với điểm nhấn trên hy tế.
1V 19: 4-8 -Bài đọc I kể lại một trong những giai thoại tâm linh rất phong phú về cuộc đời của ngôn sứ Ê-li-a. Bị trục xuất khỏi vương quốc phương Bắc, đơn độc và nãn lòng trong sa mạc, ngôn sứ Ê-li-a được thần lương bồi dưỡng lấy lại sức lực và thẳng tiến đến núi thánh của Đức Chúa.
Ep 4: 30-5: 2 - Trong thư gởi tín hữu Ê-phê-sô, thánh Phao-lô đưa ra cho các Ki tô hữu mẫu gương hoàn thiện của Ba Ngôi Thiên Chúa: sống theo Thần Khí, bắt chước Thiên Chúa, thực hành đức ái như Đức Giê-su đến mức tận hiến bản thân mình.
Ga 6: 41-51 - Tin Mừng trình bày cho chúng ta phần tiếp theo của diễn từ của Đức Giê-su về bánh ban sự sống. Mặc khải Thánh Thể được xác định. Đức Giê-su công bố chính Ngài là bánh hằng sống xuống từ trời, nguồn mạch sự sống đời đời.
BÀI ĐỌC I (1V 19: 4-8)
Đây là một trong những giai thoại tâm linh rất phong phú về cuộc đời của ngôn sứ Ê-li-a, vị ngôn sứ sống vào thế kỷ thứ chín trước Công Nguyên trong vương quốc phương Bắc, vào thời vua A-kháp trị vì (874-853 B.C.).
1. Bối cảnh lịch sử:
Vua A-kháp kết hôn với công chúa I-de-ven, ái nữ của Ét-ba-an, vua Xi-đôn, lại còn đi làm tôi thần Ba-an và sụp lạy nó. Vua lập một bàn thờ để kính thần Ba-an trong đền thờ mà vua đã xây dựng tại Sa-ma-ri.
Hoàng hậu I-de-ven không những nhiệt thành truyền bá việc phụng thờ thần Ba-an trong vương quốc phương Bắc, bà còn chu cấp cho các tăng lữ của thần Ba-an trong lầu đài của bà ở Sa-ma-ri.
Ngôn sứ Ê-li-a kịch liệt chống lại việc thờ thần ngoại giáo nầy. Ông đã đạt được một chiến thắng vang dội của Thiên Chúa Ít-ra-en trên thần Ba-an ở trên núi Các-men. Trong một cuộc thách đố của vị ngôn sứ của Thiên Chúa Ít-ra-en với các tăng lữ của thần Ba-an, hy lễ và lời cầu nguyện dâng lên thần Ba-an để xin trời đổ mưa vào thời kỳ hạn hán chẳng đem lại kết quả gì; trái lại, chỉ lời cầu nguyện và hy lễ dâng lên Đức Chúa, Thiên Chúa của Ít-ra-en, được nhậm lời ngay lập tức. Do đó, các tăng lữ của thần Ba-an bị sát hại.
Hoàng hậu I-de-ven nổi cơn thịnh nộ; bà ra lệnh cho ngôn sứ Ê-li-a phải rời khỏi vương quốc ngay, nếu không ông sẽ phải chịu cùng chung số phận như vậy.
2. Cuộc hành trình đến núi thánh.
Ngôn sứ Ê-li-a ra đi hướng về sa mạc phương Bắc, với ý định đến núi Kho-rếp (cũng còn được gọi là núi Xi-nai). Ông muốn đi lại lộ trình mà trước đây ông Mô-sê đã đi để tôi luyện niềm tin của mình ở nơi mà Đức Chúa đã tỏ mình ra.
Sau một ngày đường trong sa mạc, vị ngôn sứ kiệt sức và nãn lòng muốn bỏ cuộc, vì vậy ông xin Chúa cho ông được chết đi: “Lạy Chúa, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con”. Lời khẩn nguyện của ông ám chỉ đến những người Do thái phải chết trong sa mạc mà không được nhìn thấy Đất Hứa vì họ đã nghi ngờ.
Nhà vô địch nhiệt thành của Đức Chúa ngã lòng đến như vậy. Thình lình xuất hiện một thiên sứ mời gọi vị ngôn sứ chỗi dậy mà bồi dưỡng sức lực: “Dậy mà ăn”. Ông đưa mắt nhìn, một chiếc bánh nướng và một hũ nước đặt sẳn bên cạnh ông. Đây quả thật là đồ ăn thức uống rất quý trong sa mạc hoang vu và nóng cháy nầy.
Nhưng thiên sứ phải can thiệp đến lần thứ hai mới có thể lay động tâm trí của vị ngôn sứ. Cuối cùng, nhờ thần lương tiếp sức, vị ngôn sứ lại tiếp tục cuộc hành trình của mình. Ông đi một mạch bốn mươi ngày đêm tới núi Kho-rếp, là núi của Thiên Chúa. “Bốn mươi” là con số biểu tượng đặc biệt gắn liền với kỷ niệm bốn mươi năm dân Do thái hành trình trong sa mạc trên đường về Đất Hứa; cũng là bốn mươi ngày ông Mô-sê ăn chay cầu nguyện trước khi lãnh nhận hai tấm bia Lề Luật.
Vị ngôn sứ đã đạt được mục đích cuộc hành hương của mình nhưng sứ mạng của ông chưa hoàn tất. Ông sẽ phải trở về Sa-ma-ri và tiếp tục công việc của mình.
Bốn trăm năm đã trôi qua giữa ông Mô-sê và ngôn sứ Ê-li-a. Danh tiếng của hai vị được liên kết với kỷ niệm của đỉnh núi thánh. Hai nhận vật Cựu Ước danh tiếng lừng lẫy nầy sẽ cùng nhau tái xuất hiện trên đỉnh núi Biến Hình.
BÀI ĐỌC II (Ep 4: 30-32-5: 2).
Chúng ta tiếp tục đọc phần thứ hai thư gởi tín hữu Ê-phê-sô; đây là phần luân lý và khuyên bảo.
Nét đặc trưng của đoạn trích hôm nay chính là lời kêu gọi các tín hữu sống hoàn thiện theo mẫu gương của Ba Ngôi Thiên Chúa.
- Sống theo Thánh Thần.
- Bắt chước Thiên Chúa.
- Thực hành đức ái như Đức Ki tô.
1. Sống theo Thần Khí:
Người tín hữu đã lãnh nhận dấu ấn của Chúa Thánh Thần vào ngày chịu phép Rửa Tội, họ được đảm bảo ơn cứu độ, ơn cứu độ chỉ đạt đượt viên mãn “vào ngày giải thoát” (hoặc sau khi qua đời, hoặc vào ngày Đức Ki tô quang lâm, thánh nhân không xác định). Trong khi chờ đợi, điều quan trọng là sống làm sao đừng làm phiền lòng Chúa Thánh Thần.
Thánh Phao-lô không ngại gợi lên nỗi đau khổ mà cách ăn nếp ở của con người gây ra cho Thiên Chúa.
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã thất vọng trước những bất tín của dân Ngài, điều nầy thường được diễn tả bằng cơn thịnh nộ hơn sự phiền lòng. Tuy nhiên, sự phiền lòng nầy cũng được gợi lên nhiều lần. Quả thật, ngôn sứ I-sai-a đệ tam, vị ngôn sứ của thời hậu lưu đày, đã minh nhiên kể ra điều nầy bằng những từ ngữ loan báo những từ ngữ của thánh Phao-lô. Trong lời khẩn nguyện thống thiết, vị ngôn sứ nhắc lại những ân huệ mà con cái Ít-ra-en đã nhận được trong suốt lịch sử của mình. Ông kêu gào: “Nhưng chính họ đã nổi loạn, đã làm phiền thần khí thánh của Người” (Is 63: 10).
Truyền thống Do thái không quên lời nói bạo dạn nầy. Sách Khôn Ngoan nói về Chúa Thánh Thần: “Thần khí thánh là thầy dạy dỗ, luôn tránh thói lọc lừa, rời xa những lý luận ngu dốt, và ghê tỡm những chuyện bất công” (Kn 1: 5).
2. Bắt chước Thiên Chúa:
Phải nói rằng thánh Phao-lô rất hiếm khi khuyên bảo các tín hữu bắt chước Thiên Chúa, bởi vì thánh nhân đặt ưu tiên cho việc bắt chước Đức Ki tô. Chúng ta nên lưu ý rằng lời kêu mời bắt chước Chúa Cha nầy được dẫn nhập bởi việc tha thứ, ám chỉ rất rõ nét đến lời kinh Lạy Cha: “biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em, trong Đức Ki tô”.
3. Thực hành đức ái như Đức Ki tô:
Lời kêu gọi sống hoàn thiện theo mẫu gương của Ba Ngôi Thiên Chúa được hoàn tất trên lời khuyên khẩn thiết “sống cuộc đời bác ái như Đức Ki tô”. Từ “tha thứ” đã dẫn vào lời khuyên bắt chước Chúa Cha như thế nào, từ “yêu thương” dẫn vào lời khuyên bắt chước Đức Ki tô như vậy.
“Như những người con yêu dấu, anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, và sống cuộc đời bác ái như Đức Ki tô, Đấng đã yêu thương chúng ta…” Chúng ta lúu ý rằng động từ “yêu thương” đồng xuất hiện với tỉnh từ “yêu dấu” và danh từ “bác ái” trong cùng một câu.
Tình yêu của Chúa Con đối với nhân loại đã được bày tỏ một cách cao vời qua việc “tự hiến mình làm của lễ thơm tho dâng lên Thiên Chúa”; thánh Phao-lô lập lại diễn ngữ mà Cựu Ước dùng đối với hy tế toàn thêu, theo đó lễ vật được hoàn toàn hỏa tế trên bàn thờ. Đức Ki tô là tế vật hoàn hảo, tận hiến chính bản thân mình.
TIN MỪNG (Ga 6: 41-51)
Chúng ta tiếp tục đọc diễn từ của Đức Giê-su về bánh ban sự sống. Hướng nhắm của bản văn vẫn là Thánh Thể, nhưng đề tài trung tâm là đức tin: Đức Giê-su đòi hỏi những người lắng nghe Ngài hãy tin vào Ngài, vì Ngài là Đấng ban sự sống và Ngài ban sự sống vì Ngài từ Chúa Cha mà đến.
Thế nhưng, thánh ký nhấn mạnh ngay “tin” không phải là một chuyện dể dàng: “Người Do thái xầm xì phản đối”. Chung chung danh xưng “người Do thái” mang nét nghĩa tiêu cực trong Tin Mừng thứ tư; danh xưng này chỉ rõ những người Do thái cứng lòng tin trong khi danh xưng “người Ít-ra-en” được dành riêng cho những ai tin vào Đức Giê-su (Ga 1: 47). Việc thay đổi danh xưng ở đây rất có ý nghĩa. Theo cách nầy, tác giả loan báo cho chúng ta rằng cuộc tranh luận sắp diễn ra và được đinh vị theo cùng một hàng như những cuộc tranh luận đã được tường thuật trước đây (nhất là cuộc tranh luận của chương 5).
1. Vấn đề đức tin:
“Ông nầy chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống?”. Người Do thái có đủ lý do để nghi ngờ những lời nói của Đức Giê-su: Ngài đang sống ở giữa họ, bất ngờ tuyên bố mình từ trời xuống.
Chúng ta gặp thấy những suy nghĩ tương tự và biết bao những suy nghĩ khác nữa đến từ những người mà thánh Gioan nhắm đến một cách mãnh liệt trong thư thứ nhất của mình. Về phương diện lịch sử, nhiều thế hệ sau nầy nẩy sinh những nghi ngờ như thế.
Đức Giê-su trả lời: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy đến với tôi”. Đức tin là một ân ban đến từ Chúa Cha, nhưng cũng đòi hỏi con người phải mở rộng cõi lòng mà đón nhận. Đức Giê-su ngầm quở trách thính giả của Ngài không có được một thái độ như thế; có những dấu chỉ mà họ phải biết đọc; những thành kiến mà họ phải cởi bỏ, và tiên vàn phải lắng nghe Chúa Cha. Đức Giê-su sẽ khai triển khía cạnh đức tin nầy, nhưng trước hết Ngài muốn tăng độ nhạy bén của thính giả Ngài và thậm chí khơi lên sự tò mò ở nơi họ, để chuẩn bị tâm trí họ đón nhận những lời mặc khải mà Ngài sắp ban cho: “Ai đến với tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết”.
Dường như những thính giả của Ngài là những người Biệt Phái, những người chấp nhận thân xác sống lại; trái với những người Sa-đu-xê-ô, những người không chấp nhận thân xác sống lại. Đức Giê-su tự đặt mình trên lập trường của những người tin vào thân xác sống lại nầy mà tranh luận. Vì thế, Ngài khẳng định rằng chính Ngài nắm giữ trong tay quyền cho các vong nhân được sống lại. Cựu Ước đã thiết lập rồi mối liên hệ giữa bữa tiệc Thiên Chúa thiết đãi muôn dân và sự phục sinh, nhất là Is 25: 6-8: “Ngày ấy trên núi nầy, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc…Trên núi nầy, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn tang che phủ muôn dân, và tấm màn trùm lên muôn nước. Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần. Đức Chúa là Chúa Thượng sẽ lau khô dòng lệ trên khuôn mặt mọi người…” Tại các ngôn sứ, lời loan báo bữa tiệc cánh chung được nhiều lần nối kết với bữa tiệc thiên sai. Đây là điều Đức Giê-su xem ra ám chỉ ở đây.
2. “Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”.
Đức Giê-su trích dẫn sấm ngôn của I-sai-a đệ nhị về Giê-ru-sa-lem vào thời thiên sai: “Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”. Qua đó, Đức Giê-su muốn thính giả của Ngài hiểu rằng thời điểm nầy đã đến, lời hứa đã được ứng nghiệm; chính Ngài, Đấng được Chúa Cha sai đến, đem đến cho con người sự hiểu biết về Thiên Chúa. “Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến”, như vậy Ngài khẳng định nguồn gốc và giáo huấn siêu việt của Ngài, tức Lời ban sự sống. Vì ai đón nhận và gắn bó với giáo huấn của Ngài, “có sự sống đời đời”. Ở nơi khác, Đức Giê-su cũng khẳng định như vậy: “Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giê-su Ki tô” (Ga 17: 3).
Đức Giê-su chủ ý trích dẫn sấm ngôn của I-sai-a, vì sấm ngôn nầy tiếp tục mời gọi dự phần vào bữa tiệc Thiên Chúa thiết đãi cho muôn dân. Ở bàn tiệc Thiên Chúa, con người được phục vụ không chỉ với Lời Thiên Chúa, lời nuôi sống, nhưng còn với thần lương làm no thỏa một cách tròn đầy và dứt khoát.
3. Từ Lời ban sự sống đến Bánh ban sự sống.
Thính giả của Đức Giê-su là những người Do thái chắc chắn biết Kinh Thánh. Bánh man-na được tiên báo vào thời thiên sai không phải là bánh ban sự sống mà Đức Giê-su hứa ban, bánh thuộc một bản chất khác, đem lại sự sống muôn đời sao? Đức Giê-su lay động tâm trí của họ. Họ phải hiểu! Trong ánh sáng của các bản văn tâm trí họ phải mở ra!
Lúc đó, Đức Giê-su khẳng định thêm một lần nữa: “Tôi là bánh ban hằng sống. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh nầy là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết”. Lần nầy, không rào trước đón sau, Ngài tuyên bố không úp mở: “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”.
Mặc khải Thánh Thể bật sáng rực rỡ ngay từ bây giờ với điểm nhấn trên hy tế.