TÚC TRƯNG - Phiên tòa xét xử 15 người dân ở Định Quán, Đồng Nai: “Chỉ vì nói ra điều mình chứng kiến mà bây giờ tôi ra nông nỗi này”
“Khi bị chính quyền bắt giữ và bảo rằng tôi đã phạm tội gây rối trật tự công cộng, thì tôi mới biết là vậy, chứ thực tình tôi chứng kiến cảnh công an đánh người thì tôi la toáng lên: các anh ơi đứng đánh nữa, máu chảy rồi đấy, không khéo là chết người đấy. Có vậy thôi, rồi Lâm bảo tôi: sau này cô làm chứng cho con nhá; thì tôi có nói: Dù đi đến đâu cô cũng làm chứng cho con. Chỉ vì nói có thế thôi mà bây giờ tôi ra nông nỗi này. Xin Tòa nếu được thì cho tôi hưởng án tréo, kẻo bây giờ tôi ngồi tù thì ai nuôi các con tôi” - Đó là lời sau cùng của bà Đặng Thì Huệ trước khi Tòa án nhân dân huyện Định Quán tuyên án 2 năm tù cho bà về tội mà tòa cho là gây rối trật tự công cộng.
Sáng ngày 24/7/2009, Tòa án nhân dân huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa lưu động xét xử 15 người dân bị cho là phạm tội gây rối trật tự công cộng. Phiên tòa diễn ra từ 10h45 đến 17h50 cùng ngày. Khoảng trên 200 người dân trong khu vực xã Túc Trưng tham dự phiên tòa dưới sự canh chừng của gần 100 nhân viên an ninh và cảnh sát cơ động.
Tòa án nhân dân huyện Định Quán mở phiên tòa này để xét xử vụ việc xảy ra vào 9h20 sáng ngày 01/3/09 tại địa bàn xã Đồng Xoài, huyện Đinh Quán. Nội dung của vụ việc là anh Nguyễn Ngọc Lâm đi trên chiếc xe hiệu Dream đang lưu thông trên đường, thì được cảnh sát giao thông Nguyền Trường Giang chạy ra giữa đường ra lệnh cho dừng xe để kiểm tra giấy tờ. Vì được lệnh dừng xe bất ngờ, nên anh Lâm không kịp thắng xe, và bánh xe trước đã chạm vào ngón chân cái bên phía chân trái của cảnh sát Giang. Ngay lập tức Giang và đồng nghiệp đánh anh Lâm tới tấp. Thấy máu ở phía mí mắt phải của anh Lâm trào ra, bà Đặng Thị Huệ bán bánh mì gần đó hoảng quá la toáng lên: “Ối các anh ơi, đừng đánh nữa, máu chảy rồi đấy, không khéo là chết người đấy”.
Thấy sự việc như vậy, những người qua đường cũng dừng lại, bức xúc và yêu cầu lập biên bản việc cảnh sát giao thông đánh người. Sự việc kéo dài gần 2 giờ đồng hồ và kết thúc khi gia đình anh Lâm đưa anh về nhà mà không hề có một biên bản nào được lập về việc cảnh sát giao thông đánh người. Sau một ngày sự việc xảy ra, viện kiểm sát nhân dân ra quyết định truy tố nhân chứng chính của sự việc là bà Đặng Thị Huệ và 14 người khác về tội mà Viện kiểm sát cho là gây rối trật tự công cộng.
Trong phiên tòa xét xử hôm nay 24/7, Viện kiểm sát nhân dân trong vai trò công tố viên đã xác định 15 người, đứng đầu danh sách là bà Trần Thị Huệ, sinh năm 1960, nghề nghiệp: bán hàng rong, đã phạm vào tội gây rối tật tự công cộng, gây hậu nghiêm trọng là làm cho 612 chiếc xe ôtô, chưa kể xe môtô phải lưu thông trên đoạn vòng dài 50km, với mức thiệt hại tiền xăng dầu lên đến hơn 80 triệu đồng, chưa kể sự thiệt hại về thời gian và sức khỏe của nhân dân.
Trong phần tranh tụng với Viên kiểm sát tại tòa, luật sư Nguyễn Thị Dư, người bào chữa cho bị cáo Lê Hoàng Trung Nghĩa, đã đề nghị Tòa án trả lại hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát để điều tra lại. Theo luật sư Dư, Viện kiểm sát và Tòa mới chỉ xét phần ngọn của vụ án, còn phần gốc của vụ việc thì lại bị bỏ qua một bên. Luật sư Dư cũng cho thấy sự khuất tất của phiên tòa ở chỗ, nghi can phạm tội như cảnh sát Nguyễn Trường Giang lại trở thành nhân chứng, ngay cả chứng của anh này cũng đối chọi nhau: lúc thì anh nói rằng anh chỉ có nắm cổ áo của anh Lâm, lúc thì anh lại nói rằng anh túm gáy Lâm mà không hề đánh đập. Luật sư Dư khẳng định trước Tòa, những người bảy tỏ sự bức xúc trước sự ngang trái thì không thể bị kết án tội gây rối trật tự được. Luật Pháp còn quy định công dân có nghĩa vụ tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật người khác. Kết thức phần bào chữa, luật sư cho rằng sẽ là một thiệt thòi lớn cho các bị cáo hôm nay nếu họ bị kết án, và lòng dân sẽ không thuận khi mà những người chính yêu gây ra vụ việc lại nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Để xoa dịu sự bức xúc của những người tham dự phiên tòa, bà Phạm Thị Thanh Thủy, chủ tọa phiên tòa bảo rằng tòa sẽ chuyển ý kiến của luật sư Dư cho Viện kiểm sát nhân dân để nghiên cứu, xem xét là có nên điều tra thêm vụ cảnh sát giao thông đánh người hay không, còn phiên tòa hôm nay chỉ xét xử vụ gây rối trật tự công cộng mà thôi.
Phiên tòa kết thúc với phần tuyên án. Người lãnh mức án cao nhất lại là bà Đặng Thị Huệ với 2 năm tù giam. Anh Trần Ngọc Lâm, người bị cảnh sát đánh, nhận mức án 18 tháng tù giam, những người còn lại nhận mức án từ 6 – 8 tháng tù giam.
Những người tham dự phiên tòa ra về khi trời bắt đầu nhá nhem tối. Đôi mắt của của nhiều phụ nữ đỏ hoe. Mọi người ngậm ngùi thương thầm cho những con người ngay thẳng, vì tỏ bày bức xúc trước bất công, bạo quyền mà bây giờ phải vào vòng lao lý.
“Khi bị chính quyền bắt giữ và bảo rằng tôi đã phạm tội gây rối trật tự công cộng, thì tôi mới biết là vậy, chứ thực tình tôi chứng kiến cảnh công an đánh người thì tôi la toáng lên: các anh ơi đứng đánh nữa, máu chảy rồi đấy, không khéo là chết người đấy. Có vậy thôi, rồi Lâm bảo tôi: sau này cô làm chứng cho con nhá; thì tôi có nói: Dù đi đến đâu cô cũng làm chứng cho con. Chỉ vì nói có thế thôi mà bây giờ tôi ra nông nỗi này. Xin Tòa nếu được thì cho tôi hưởng án tréo, kẻo bây giờ tôi ngồi tù thì ai nuôi các con tôi” - Đó là lời sau cùng của bà Đặng Thì Huệ trước khi Tòa án nhân dân huyện Định Quán tuyên án 2 năm tù cho bà về tội mà tòa cho là gây rối trật tự công cộng.
Sáng ngày 24/7/2009, Tòa án nhân dân huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa lưu động xét xử 15 người dân bị cho là phạm tội gây rối trật tự công cộng. Phiên tòa diễn ra từ 10h45 đến 17h50 cùng ngày. Khoảng trên 200 người dân trong khu vực xã Túc Trưng tham dự phiên tòa dưới sự canh chừng của gần 100 nhân viên an ninh và cảnh sát cơ động.
Tòa án nhân dân huyện Định Quán mở phiên tòa này để xét xử vụ việc xảy ra vào 9h20 sáng ngày 01/3/09 tại địa bàn xã Đồng Xoài, huyện Đinh Quán. Nội dung của vụ việc là anh Nguyễn Ngọc Lâm đi trên chiếc xe hiệu Dream đang lưu thông trên đường, thì được cảnh sát giao thông Nguyền Trường Giang chạy ra giữa đường ra lệnh cho dừng xe để kiểm tra giấy tờ. Vì được lệnh dừng xe bất ngờ, nên anh Lâm không kịp thắng xe, và bánh xe trước đã chạm vào ngón chân cái bên phía chân trái của cảnh sát Giang. Ngay lập tức Giang và đồng nghiệp đánh anh Lâm tới tấp. Thấy máu ở phía mí mắt phải của anh Lâm trào ra, bà Đặng Thị Huệ bán bánh mì gần đó hoảng quá la toáng lên: “Ối các anh ơi, đừng đánh nữa, máu chảy rồi đấy, không khéo là chết người đấy”.
Thấy sự việc như vậy, những người qua đường cũng dừng lại, bức xúc và yêu cầu lập biên bản việc cảnh sát giao thông đánh người. Sự việc kéo dài gần 2 giờ đồng hồ và kết thúc khi gia đình anh Lâm đưa anh về nhà mà không hề có một biên bản nào được lập về việc cảnh sát giao thông đánh người. Sau một ngày sự việc xảy ra, viện kiểm sát nhân dân ra quyết định truy tố nhân chứng chính của sự việc là bà Đặng Thị Huệ và 14 người khác về tội mà Viện kiểm sát cho là gây rối trật tự công cộng.
Trong phiên tòa xét xử hôm nay 24/7, Viện kiểm sát nhân dân trong vai trò công tố viên đã xác định 15 người, đứng đầu danh sách là bà Trần Thị Huệ, sinh năm 1960, nghề nghiệp: bán hàng rong, đã phạm vào tội gây rối tật tự công cộng, gây hậu nghiêm trọng là làm cho 612 chiếc xe ôtô, chưa kể xe môtô phải lưu thông trên đoạn vòng dài 50km, với mức thiệt hại tiền xăng dầu lên đến hơn 80 triệu đồng, chưa kể sự thiệt hại về thời gian và sức khỏe của nhân dân.
Trong phần tranh tụng với Viên kiểm sát tại tòa, luật sư Nguyễn Thị Dư, người bào chữa cho bị cáo Lê Hoàng Trung Nghĩa, đã đề nghị Tòa án trả lại hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát để điều tra lại. Theo luật sư Dư, Viện kiểm sát và Tòa mới chỉ xét phần ngọn của vụ án, còn phần gốc của vụ việc thì lại bị bỏ qua một bên. Luật sư Dư cũng cho thấy sự khuất tất của phiên tòa ở chỗ, nghi can phạm tội như cảnh sát Nguyễn Trường Giang lại trở thành nhân chứng, ngay cả chứng của anh này cũng đối chọi nhau: lúc thì anh nói rằng anh chỉ có nắm cổ áo của anh Lâm, lúc thì anh lại nói rằng anh túm gáy Lâm mà không hề đánh đập. Luật sư Dư khẳng định trước Tòa, những người bảy tỏ sự bức xúc trước sự ngang trái thì không thể bị kết án tội gây rối trật tự được. Luật Pháp còn quy định công dân có nghĩa vụ tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật người khác. Kết thức phần bào chữa, luật sư cho rằng sẽ là một thiệt thòi lớn cho các bị cáo hôm nay nếu họ bị kết án, và lòng dân sẽ không thuận khi mà những người chính yêu gây ra vụ việc lại nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Để xoa dịu sự bức xúc của những người tham dự phiên tòa, bà Phạm Thị Thanh Thủy, chủ tọa phiên tòa bảo rằng tòa sẽ chuyển ý kiến của luật sư Dư cho Viện kiểm sát nhân dân để nghiên cứu, xem xét là có nên điều tra thêm vụ cảnh sát giao thông đánh người hay không, còn phiên tòa hôm nay chỉ xét xử vụ gây rối trật tự công cộng mà thôi.
Phiên tòa kết thúc với phần tuyên án. Người lãnh mức án cao nhất lại là bà Đặng Thị Huệ với 2 năm tù giam. Anh Trần Ngọc Lâm, người bị cảnh sát đánh, nhận mức án 18 tháng tù giam, những người còn lại nhận mức án từ 6 – 8 tháng tù giam.
Những người tham dự phiên tòa ra về khi trời bắt đầu nhá nhem tối. Đôi mắt của của nhiều phụ nữ đỏ hoe. Mọi người ngậm ngùi thương thầm cho những con người ngay thẳng, vì tỏ bày bức xúc trước bất công, bạo quyền mà bây giờ phải vào vòng lao lý.