Chúa Nhật XVII thường niên (2V 4, 42- 44; Ep 4, 1- 6; Ga 6, 1- 15)
Phép lạ hoá bánh ra nhiều được bốn thánh sử ghi lại cả trong bốn Phúc âm (Mt 14,13-21;Mc 6,31-34;Lc9,10-17; Ga 6,1-13). Matthêu và Maccô còn kể thêm Chúa làm phép lạ lần thứ hai nữa (Mt 15,32-38;Mc 8,1-10).
Nhìn thấy đám đông, Chúa Giêsu chạnh lòng thương. Họ đói khát, nghèo khổ, bệnh tật, bơ vơ. Họ đi tìm Chúa để được chữa lành, được an ủi, được dạy dỗ. Chúa đã yêu thương họ và muốn tặng cho họ một bữa tiệc đơn sơ bất ngờ ở ngoài trời. “Ta mua đâu bánh cho họ ăn đây?”. Chúa muốn đưa các môn đệ đi vào mối bận tâm của Ngài, cần sự cộng tác. Các môn đệ thất vọng vì chỉ có 5 chiếc bánh lúa mạch và 2 con cá nhỏ. Phản ứng các môn đệ được ghi lại trong 4 phúc âm:
- Matthêu: Ở đây chúng tôi chỉ có 5 chiếc bánh và 2 con cá thôi.
- Marcô: Thế chúng tôi phải đi mua 200đ bạc bánh mà cho họ ăn sao?
- Luca: Chúng tôi không có hơn 5 chiếc bánh và 2 con cá, hoạ chăng là chúng tôi phải đi mua thức ăn cho cả toàn dân này.
- Gioan: Philipphê thưa: Có mua hết 200đ bạc bánh cũng chẳng đủ phát cho mỗi người một miếng nhỏ. Anrê nói: Ở đây có một em bé có 5 chiếc bánh lúa mạch và 2 con cá nhưng với bằng ấy người thì thấm vào đâu!
Phản ứng của các môn đệ là bế tắc, muốn thoái thác phủi tay. “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn” (Mt 14,15). Đó là giải pháp hợp lý. Lo cho hàng ngàn người ăn là ngoài khả năng các môn đệ. Đó cũng là giải pháp nhẹ nhàng, ai lo phần nấy, tự đi mua lấy thức ăn. Nhưng đó là giải pháp không được Chúa Giêsu chấp nhận. Chúa muốn các môn đệ nhận lấy trách nhiệm: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn đi”.
Đức Giêsu cầm 5 chiếc bánh và 2 con cá hướng nhìn về trời cao, đọc lời chúc tụng thì những bế tắc âu lo của các môn đệ đã được giải toả. Đám đông ăn no nê và còn dư dả.
Phép lạ xảy ra do quyền năng Thiên Chúa và sự cộng tác của con người. Chúa không làm phép lạ ngay tức khắc biến bánh và cá thành một núi thức ăn để người ta tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ.Các môn đệ trao cho mọi người. Mọi người trao cho nhau. Đó là bài học lớn lao của phép lạ hoá bánh. Khi mọi người chia sẻ cho nhau, quan tâm giúp đỡ nhau trong tình thương, biết bẻ ra, trao đi thì Chúa Giêsu làm phép lạ hoá nhiều.
Chúa Giêsu không bao giờ làm phép lạ để làm loá mắt thiên hạ bằng sự lạ lùng. Khi chống lại sự cám dỗ của Satan trong sa mạc, Chúa không làm ảo thuật ngoạn mục là khiến đá biến thành bánh trong nháy mắt hay gieo mình xuống từ nóc đền thờ.
Chúa Giêsu làm phép lạ chỉ để cứu giúp người khác và từ sự cộng tác của họ. Tại Cana, Chúa không khiến cho sáu chum đầy rượu tức khắc mà lại bảo các gia nhân: “ Hãy đổ nước đầy các chum !”(Ga 2, 7). Các môn đệ sau một đêm vất vả chẳng bắt được con cá nào, Chúa không truyền lệnh cho cá đầy thuyền mà bảo Simon “ ra khơi mà thả lưới đánh cá” ( Lc 5, 4 -7).Trong phép lạ hoá bánh ra nhiều cũng vậy, Chúa hỏi: “ Các anh có mấy chiếc bánh ?” ( Mc 6,38). Và Chúa đã làm phép lạ từ 5 chiếc bánh và 2 con cá của một cậu bé. Như thế, Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều với mục đích là đào tạo lòng tin của các môn đệ. Chúa tỏ ra cho các môn đệ thấy lòng xót thương của Người đối với dân chúng “ vì họ như cừu chiên không người chăn giữ”.Chúa chạnh lòng thương và chữa lành các bệnh nhân chứng tỏ Người là vị Mục tử mà ngôn sứ Edêkien đã nói đến ( Ed 34). Chúa muốn các môn đệ nhận ra Người là Chúa Chiên, là Mục tử nhân lành. Phép lạ hoá bánh là cả một bài dạy bằng thực hành về người chăn chiên tốt lành. Chính các môn đệ còn được “tập sự” chia sẽ công việc của chủ chăn. Họ phải đi kiếm bánh, phân phát cho dân chúng và thu lượm những gì còn sót lại. Phép lạ hoá bánh là dấu chỉ báo trước Thánh Thể “ Người cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá,ngước mắt lên trời,dâng lời chúc tụng,bẻ ra,trao cho các môn đệ” ( Mt 14,20). Trong Tiệc Ly “Ngài cấm lấy bánh,chúc tụng” ( Mc 14,22).Cử chỉ Bẻ Bánh đã trở thành nét đặc trưng của Chúa Giêsu ( Lc 24,30) và của Giáo hội ( Cv 2,42).
Được bánh ăn no nê, dân chúng muốn “bắt lấy Người tôn lên làm vua” ( Ga 6,15).Họ tiếp nối Satan cám dỗ Người lần nữa. Chúa Giêsu nhắc nhở họ rằng “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”; “Hãy ra công làm việc, đừng vì lương thực hư nát nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời mà Con Người sẽ ban cho các ngươi” (Ga 6,27). Họ xin cho được ăn mãi thứ bánh ấy và Chúa đã bảo họ: “Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với ta không hề phải đói,ai tin vào ta,chẳng khát bao giờ” ( Ga 6,35). Chóp đỉnh của mạc khải về Bánh Hằng Sống chính là “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì được sống muôn đời, và Ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết”(Ga 6,54). Ăn thịt, uống máu nhấn mạnh đến cái chết trên thập giá của Chúa.
“Bánh ta sẽ ban” hướng về cái chết của Chúa Giêsu và gợi đến Tiệc Thánh Thể lưu niệm vĩnh viễn Hy tế Thập giá. Giá trị cứu rỗi của của hiến lễ Golgôtha được hiện tại hoá lụôn mãi trong Tiệc Tạ Ơn của Giáo Hội. Người tín hữu được sống dồi dào khi ăn uống Mình Máu Chúa Giêsu.
Chúa vẫn tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội, thực hiện công trình cứu độ trong Giáo hội, qua Giáo hội và với Giáo hội.
”Các anh có mấy chiếc bánh?” ( Mc 6,38). Đó vẫn mãi mãi vừa là câu hỏi,vừa là lời mời gọi khẩn thiết của Chúa Kitô.Trao cho chúng ta Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể, Chúa mời gọi chúng ta bẻ ra và trao cho anh em mình.
Bánh Lời Chúa
Các Con có mấy chiếc Bánh Lời Chúa để trao cho anh em? Chúa vẫn luôn hỏi chúng ta điều ấy mỗi ngày. Bởi đó cần trau dồi Lời Thiên Chúa. Vì người được sai đi để công bố Lời Thiên Chúa chứ không phải lời của thế gian. Cho dẫu lời ấy có khôn ngoan đến đâu chăng nữa. Đồng thời cũng phải trau dồi lời con người,là khả năng nói, loan báo,kỹ năng diễn đạt tư tưởng và rao giảng để Lời Chúa chinh phục các tâm hồn. Công bố Lời Chúa vừa là một hồng ân vừa là một trách nhiệm. Là hồng ân vì con người tầm thường được Thiên Chúa mời gọi làm ngôn sứ. Là trách nhiệm vì phải nổ lực để chu toàn sứ vụ.
Bánh Thánh Thể Bánh và rượu tương trưng đầy đủ chính con người chúng ta. Bánh là kết quả công lao khó nhọc của con người. Người ta thường nói: “Đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có mà ăn”. Bánh như thế tượng trưng công lao khó nhọc của con người và chính sự sống con người. Bên cạnh đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần. Vì thế cùng với bánh chúng ta dâng rượu. Rượu tượng trưng cho mọi nỗi vui buồn sướng khổ của đời người: khi vui ta uống chén rươụ mừng nhưng khi buồn ta uống chén rượu giải khuây. Dâng lên Chúa bánh và rượu là là chúng ta dâng lên tất cả đời sống với mọi nỗi vui buồn sướng khổ. Tất cả dệt nên cuộc sống hiện tại của chúng ta.
Đến Nhà Thờ dâng lễ, mỗi tín hữu mang lễ vật riêng là chính đời sống của mình. Khi dâng lễ, đời sống riêng tư được thu hợp lại thành lễ vật chung của cộng đoàn dâng lên Chúa.Tấm bánh được hình thành bởi trăm ngàn hạt lúa miến đã được xay nát ra và hoà trộn với nhau. Ly rượu là kết quả của nhiều trái nho được ép ra và hoà tan với nhau. Cả hai tượng trưng đầy đủ ý nghĩa cộng đồng cho lễ vật mỗi người cũng như lễ vật toàn thể cộng đoàn. Qua Lời Truyền Phép của Linh mục, Chúa Kitô làm cho bánh rượu trở thành Thịt Máu của Người. Đồng thời Người cũng biến đổi những hy sinh, những hạnh phúc đau khổ, những trách nhiệm của cộng đoàn trong hiến lễ để rồi khi mỗi người rước lễ họ đón nhận Mình và Máu Chúa Giêsu là đón nhận lại của lễ mình dâng lên mà giờ đây đã được thánh hiến.
Người tín hữu được lớn lên trong đức tin, trong lòng mến nhờ ân sủng của Thánh Thể Chúa Kitô “ Chính tôi là Bánh trường sinh.Ai đến với tôi không hề phải đói;ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” ( Ga 6,35); “ Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời”( Ga 6,51). Thánh Thể như thế là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa và con người; là quà tặng Thiên Chúa trao ban cho nhân loại. Thánh Thể là lương thực thiêng liêng, bảo đảm hạnh phúc trường cửu của chúng ta.
Tham dự thánh lễ cách đầy đủ tích cực trọn vẹn với tất cả con người là cách tốt nhất đáp lại tình thương của Chúa và nhiệt thành cộng tác với ơn Chúa.
Chúa Giêsu vẫn luôn vẫn hỏi chúng ta mỗi ngày “ Các anh có mấy chiếc bánh ” để trao cho tha nhân?
Phép lạ hoá bánh ra nhiều được bốn thánh sử ghi lại cả trong bốn Phúc âm (Mt 14,13-21;Mc 6,31-34;Lc9,10-17; Ga 6,1-13). Matthêu và Maccô còn kể thêm Chúa làm phép lạ lần thứ hai nữa (Mt 15,32-38;Mc 8,1-10).
Nhìn thấy đám đông, Chúa Giêsu chạnh lòng thương. Họ đói khát, nghèo khổ, bệnh tật, bơ vơ. Họ đi tìm Chúa để được chữa lành, được an ủi, được dạy dỗ. Chúa đã yêu thương họ và muốn tặng cho họ một bữa tiệc đơn sơ bất ngờ ở ngoài trời. “Ta mua đâu bánh cho họ ăn đây?”. Chúa muốn đưa các môn đệ đi vào mối bận tâm của Ngài, cần sự cộng tác. Các môn đệ thất vọng vì chỉ có 5 chiếc bánh lúa mạch và 2 con cá nhỏ. Phản ứng các môn đệ được ghi lại trong 4 phúc âm:
- Matthêu: Ở đây chúng tôi chỉ có 5 chiếc bánh và 2 con cá thôi.
- Marcô: Thế chúng tôi phải đi mua 200đ bạc bánh mà cho họ ăn sao?
- Luca: Chúng tôi không có hơn 5 chiếc bánh và 2 con cá, hoạ chăng là chúng tôi phải đi mua thức ăn cho cả toàn dân này.
- Gioan: Philipphê thưa: Có mua hết 200đ bạc bánh cũng chẳng đủ phát cho mỗi người một miếng nhỏ. Anrê nói: Ở đây có một em bé có 5 chiếc bánh lúa mạch và 2 con cá nhưng với bằng ấy người thì thấm vào đâu!
Phản ứng của các môn đệ là bế tắc, muốn thoái thác phủi tay. “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn” (Mt 14,15). Đó là giải pháp hợp lý. Lo cho hàng ngàn người ăn là ngoài khả năng các môn đệ. Đó cũng là giải pháp nhẹ nhàng, ai lo phần nấy, tự đi mua lấy thức ăn. Nhưng đó là giải pháp không được Chúa Giêsu chấp nhận. Chúa muốn các môn đệ nhận lấy trách nhiệm: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn đi”.
Đức Giêsu cầm 5 chiếc bánh và 2 con cá hướng nhìn về trời cao, đọc lời chúc tụng thì những bế tắc âu lo của các môn đệ đã được giải toả. Đám đông ăn no nê và còn dư dả.
Phép lạ xảy ra do quyền năng Thiên Chúa và sự cộng tác của con người. Chúa không làm phép lạ ngay tức khắc biến bánh và cá thành một núi thức ăn để người ta tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ.Các môn đệ trao cho mọi người. Mọi người trao cho nhau. Đó là bài học lớn lao của phép lạ hoá bánh. Khi mọi người chia sẻ cho nhau, quan tâm giúp đỡ nhau trong tình thương, biết bẻ ra, trao đi thì Chúa Giêsu làm phép lạ hoá nhiều.
Chúa Giêsu không bao giờ làm phép lạ để làm loá mắt thiên hạ bằng sự lạ lùng. Khi chống lại sự cám dỗ của Satan trong sa mạc, Chúa không làm ảo thuật ngoạn mục là khiến đá biến thành bánh trong nháy mắt hay gieo mình xuống từ nóc đền thờ.
Chúa Giêsu làm phép lạ chỉ để cứu giúp người khác và từ sự cộng tác của họ. Tại Cana, Chúa không khiến cho sáu chum đầy rượu tức khắc mà lại bảo các gia nhân: “ Hãy đổ nước đầy các chum !”(Ga 2, 7). Các môn đệ sau một đêm vất vả chẳng bắt được con cá nào, Chúa không truyền lệnh cho cá đầy thuyền mà bảo Simon “ ra khơi mà thả lưới đánh cá” ( Lc 5, 4 -7).Trong phép lạ hoá bánh ra nhiều cũng vậy, Chúa hỏi: “ Các anh có mấy chiếc bánh ?” ( Mc 6,38). Và Chúa đã làm phép lạ từ 5 chiếc bánh và 2 con cá của một cậu bé. Như thế, Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều với mục đích là đào tạo lòng tin của các môn đệ. Chúa tỏ ra cho các môn đệ thấy lòng xót thương của Người đối với dân chúng “ vì họ như cừu chiên không người chăn giữ”.Chúa chạnh lòng thương và chữa lành các bệnh nhân chứng tỏ Người là vị Mục tử mà ngôn sứ Edêkien đã nói đến ( Ed 34). Chúa muốn các môn đệ nhận ra Người là Chúa Chiên, là Mục tử nhân lành. Phép lạ hoá bánh là cả một bài dạy bằng thực hành về người chăn chiên tốt lành. Chính các môn đệ còn được “tập sự” chia sẽ công việc của chủ chăn. Họ phải đi kiếm bánh, phân phát cho dân chúng và thu lượm những gì còn sót lại. Phép lạ hoá bánh là dấu chỉ báo trước Thánh Thể “ Người cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá,ngước mắt lên trời,dâng lời chúc tụng,bẻ ra,trao cho các môn đệ” ( Mt 14,20). Trong Tiệc Ly “Ngài cấm lấy bánh,chúc tụng” ( Mc 14,22).Cử chỉ Bẻ Bánh đã trở thành nét đặc trưng của Chúa Giêsu ( Lc 24,30) và của Giáo hội ( Cv 2,42).
Được bánh ăn no nê, dân chúng muốn “bắt lấy Người tôn lên làm vua” ( Ga 6,15).Họ tiếp nối Satan cám dỗ Người lần nữa. Chúa Giêsu nhắc nhở họ rằng “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”; “Hãy ra công làm việc, đừng vì lương thực hư nát nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời mà Con Người sẽ ban cho các ngươi” (Ga 6,27). Họ xin cho được ăn mãi thứ bánh ấy và Chúa đã bảo họ: “Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với ta không hề phải đói,ai tin vào ta,chẳng khát bao giờ” ( Ga 6,35). Chóp đỉnh của mạc khải về Bánh Hằng Sống chính là “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì được sống muôn đời, và Ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết”(Ga 6,54). Ăn thịt, uống máu nhấn mạnh đến cái chết trên thập giá của Chúa.
“Bánh ta sẽ ban” hướng về cái chết của Chúa Giêsu và gợi đến Tiệc Thánh Thể lưu niệm vĩnh viễn Hy tế Thập giá. Giá trị cứu rỗi của của hiến lễ Golgôtha được hiện tại hoá lụôn mãi trong Tiệc Tạ Ơn của Giáo Hội. Người tín hữu được sống dồi dào khi ăn uống Mình Máu Chúa Giêsu.
Chúa vẫn tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội, thực hiện công trình cứu độ trong Giáo hội, qua Giáo hội và với Giáo hội.
”Các anh có mấy chiếc bánh?” ( Mc 6,38). Đó vẫn mãi mãi vừa là câu hỏi,vừa là lời mời gọi khẩn thiết của Chúa Kitô.Trao cho chúng ta Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể, Chúa mời gọi chúng ta bẻ ra và trao cho anh em mình.
Bánh Lời Chúa
Các Con có mấy chiếc Bánh Lời Chúa để trao cho anh em? Chúa vẫn luôn hỏi chúng ta điều ấy mỗi ngày. Bởi đó cần trau dồi Lời Thiên Chúa. Vì người được sai đi để công bố Lời Thiên Chúa chứ không phải lời của thế gian. Cho dẫu lời ấy có khôn ngoan đến đâu chăng nữa. Đồng thời cũng phải trau dồi lời con người,là khả năng nói, loan báo,kỹ năng diễn đạt tư tưởng và rao giảng để Lời Chúa chinh phục các tâm hồn. Công bố Lời Chúa vừa là một hồng ân vừa là một trách nhiệm. Là hồng ân vì con người tầm thường được Thiên Chúa mời gọi làm ngôn sứ. Là trách nhiệm vì phải nổ lực để chu toàn sứ vụ.
Bánh Thánh Thể Bánh và rượu tương trưng đầy đủ chính con người chúng ta. Bánh là kết quả công lao khó nhọc của con người. Người ta thường nói: “Đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có mà ăn”. Bánh như thế tượng trưng công lao khó nhọc của con người và chính sự sống con người. Bên cạnh đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần. Vì thế cùng với bánh chúng ta dâng rượu. Rượu tượng trưng cho mọi nỗi vui buồn sướng khổ của đời người: khi vui ta uống chén rươụ mừng nhưng khi buồn ta uống chén rượu giải khuây. Dâng lên Chúa bánh và rượu là là chúng ta dâng lên tất cả đời sống với mọi nỗi vui buồn sướng khổ. Tất cả dệt nên cuộc sống hiện tại của chúng ta.
Đến Nhà Thờ dâng lễ, mỗi tín hữu mang lễ vật riêng là chính đời sống của mình. Khi dâng lễ, đời sống riêng tư được thu hợp lại thành lễ vật chung của cộng đoàn dâng lên Chúa.Tấm bánh được hình thành bởi trăm ngàn hạt lúa miến đã được xay nát ra và hoà trộn với nhau. Ly rượu là kết quả của nhiều trái nho được ép ra và hoà tan với nhau. Cả hai tượng trưng đầy đủ ý nghĩa cộng đồng cho lễ vật mỗi người cũng như lễ vật toàn thể cộng đoàn. Qua Lời Truyền Phép của Linh mục, Chúa Kitô làm cho bánh rượu trở thành Thịt Máu của Người. Đồng thời Người cũng biến đổi những hy sinh, những hạnh phúc đau khổ, những trách nhiệm của cộng đoàn trong hiến lễ để rồi khi mỗi người rước lễ họ đón nhận Mình và Máu Chúa Giêsu là đón nhận lại của lễ mình dâng lên mà giờ đây đã được thánh hiến.
Người tín hữu được lớn lên trong đức tin, trong lòng mến nhờ ân sủng của Thánh Thể Chúa Kitô “ Chính tôi là Bánh trường sinh.Ai đến với tôi không hề phải đói;ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” ( Ga 6,35); “ Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời”( Ga 6,51). Thánh Thể như thế là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa và con người; là quà tặng Thiên Chúa trao ban cho nhân loại. Thánh Thể là lương thực thiêng liêng, bảo đảm hạnh phúc trường cửu của chúng ta.
Tham dự thánh lễ cách đầy đủ tích cực trọn vẹn với tất cả con người là cách tốt nhất đáp lại tình thương của Chúa và nhiệt thành cộng tác với ơn Chúa.
Chúa Giêsu vẫn luôn vẫn hỏi chúng ta mỗi ngày “ Các anh có mấy chiếc bánh ” để trao cho tha nhân?