VATICAN CITY (CNS) - Thông điệp của Đức giáo hoàng Phaolô VI gửi đến 3 phi hành gia chuyến bay Apollo 11 mới đổ bộ lên mặt trăng viết: “Xin chuyển lòng trân trọng, lời chào mừng và phước lành đến quý vị, những người chinh phục nguyệt cầu, ngọn đèn mờ ảo trong đêm và trong mộng của chúng ta.”
Đó là đêm 20 rạng ngày 21 tháng 7 năm 1969, Đức giáo hoàng Phaolô quan sát mặt trăng qua viễn vọng kính của Đài Thiên văn Vatican tại biệt điện nghỉ hè của ngài tại Castel Gandolfo. Sau đó ngài xem chuyến hạ cánh và đi bộ đầu tiên trên mặt trăng được chiếu trên đài truyền hình.
Nhưng thông điệp của ngài gửi cho các phi hành gia và bức điện tín chúc mừng chuyển đến Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc đó, chỉ là phần nhỏ trong nội dung những điều Đức giáo hoàng đã phát biểu về cuộc thám hiểm này nhiều tháng trước khi phi thuyền chở họ được phóng đi ngày 16 tháng 7 và nhiều tháng sau khi họ trở về lại trái đất hôm 24 tháng 7.
Đánh dấu dịp kỷ niệm 40 năm ngày phi vụ đầu tiên do con người điều khiển đổ bộ lên mặt trăng, Đài Phát thanh Vatican đã công bố bộ sưu tập những lời phát biểu của Đức giáo hoàng Phaolô VI trong buổi triều yết cũng như sau khi đọc kinh Truyền tin về sứ mạng đó, những suy tư của ngài hôm phi thuyền hạ cánh, và nguyên văn bài diễn từ ngài đọc khi tiếp kiến ba phi hành gia Neil Armstrong, Michael Collins and Edwin "Buzz" Aldrin tại Vatican ngày 16 tháng 10 năm 1969.
Đức giáo hoàng Phaolô nói với Armstrong rằng ông đã phát biểu rất đúng khi mô tả sứ mạng này là “một bước nhảy vọt vĩ đại của loài người.”
“Con người có một sự thôi thúc tự nhiên muốn thám hiểm những nơi chưa tới, muốn biết những điều chưa hay, nhưng con người cũng có niềm sợ hãi đối với những gì chưa biết. Lòng dũng cảm của quý vị đã vượt qua được nỗi niềm sợ hãi đó, và qua bước mạo hiểm gan dạ của quý vị, con người đã đi một bước nữa trong việc tìm hiểu thêm về vũ trụ.”
Đức giáo hoàng Phaolô nói với các phi hành gia rằng thời gian, nghị lực, tài khéo, nguồn tài nguyên và sự chung sức hoạt động hỗ trợ cho chuyến đi thành công này “nói lên lời ca tụng khả năng của con người thời đại mới có thể vượt ra ngoài chính nó, vượt ra ngoài bản chất con người, để đạt tới một thành tựu hoàn hảo, một sự nghiệp chỉ có thể thực hiện được do tài năng mà Thiên Chúa ban tặng.”
Đức giáo hoàng cũng cầu nguyện để cho kiến thức của con người về công trình Thiên Chúa tạo dựng tiếp tục lớn mạnh và dẫn đưa họ tới chỗ thấy được rõ rệt hơn quyền năng của Thiên Chúa, tính vô hạn và tuyệt hảo.
Đức giáo hoàng Phaolô bắt đầu nói về sứ mạng của chuyến bay Apollo 11 vào buổi triều yết chung hàng tuần từ hôm 21 tháng 5 năm 1969.
Trong những bài diễn từ đọc ở cuộc triều yết và sau buổi đọc kinh Truyền tin suốt hai tháng kế tiếp, ngài liên tục nhấn mạnh rằng Giáo hội Công giáo hoan nghênh các thành tựu của khoa học, kỹ thuật và tài khéo của con người, nhưng ngài luôn luôn lôi kéo sự chú ý của dân chúng vào Thiên Chúa, là nguồn mạch óc sáng tạo của loài người và là Đấng tạo dựng nên vũ trụ mà họ đang cố công thám hiểm.
Trong diễn văn đọc ngày 13 tháng 7 ngài nói rằng cũng như sứ mạng đó lôi kéo sự chú tâm của con người vào mặt trăng thế nào, thì nó cũng nên khơi dậy những câu hỏi về cuộc sống và căn tính của con người như thế.
Một tuần lễ sau đó, chỉ mấy giờ trước khi có cuộc đổ bộ lên mặt trăng, ngài cảnh giác rằng, tuy kỹ thuật có thể cho phép nhân loại đạt đến những vùng cao thẳm, nhưng sử dụng nó vào việc thiện hay ác đều tùy thuộc vào trí óc và trái tim của con người.
Ngài nói: “Trái tim con người tuyệt đối phải trở thành tự do hơn, tốt đẹp hơn và đạo đức hơn khi những máy móc, võ khí và dụng cụ con người có trong tầm tay trở thành mạnh mẽ hơn.”
“Ngày hôm nay chúng ta mừng một chiến thắng siêu phàm, nhưng con người cũng còn phải cống hiến thời giờ, tài năng và óc sáng tạo vào việc giải quyết những vấn đề trên hành tinh này là ngôi nhà của họ.”
Trong bài diễn từ đọc ngày 20 tháng 7 năm 1969 ngài nói: “Như chúng ta biết, vẫn còn ba cuộc chiến tranh đang tiếp diễn trên trái đất này: ở Việt nam, châu Phi và Trung Đông, và đã thêm vào một trận chiến thứ tư, gây ra thương vong cho hàng ngàn nạn nhân tại El Salvador và Honduras.”
Nói thêm rằng “nạn đói còn ảnh hưởng trên toàn nhân loại”, Ngài nêu lên câu hỏi: “Nhân tính thực đang ở đâu? Tình huynh đệ ở nơi nào? Hòa bình đang ở đâu?”
Đó là đêm 20 rạng ngày 21 tháng 7 năm 1969, Đức giáo hoàng Phaolô quan sát mặt trăng qua viễn vọng kính của Đài Thiên văn Vatican tại biệt điện nghỉ hè của ngài tại Castel Gandolfo. Sau đó ngài xem chuyến hạ cánh và đi bộ đầu tiên trên mặt trăng được chiếu trên đài truyền hình.
Nhưng thông điệp của ngài gửi cho các phi hành gia và bức điện tín chúc mừng chuyển đến Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc đó, chỉ là phần nhỏ trong nội dung những điều Đức giáo hoàng đã phát biểu về cuộc thám hiểm này nhiều tháng trước khi phi thuyền chở họ được phóng đi ngày 16 tháng 7 và nhiều tháng sau khi họ trở về lại trái đất hôm 24 tháng 7.
Đánh dấu dịp kỷ niệm 40 năm ngày phi vụ đầu tiên do con người điều khiển đổ bộ lên mặt trăng, Đài Phát thanh Vatican đã công bố bộ sưu tập những lời phát biểu của Đức giáo hoàng Phaolô VI trong buổi triều yết cũng như sau khi đọc kinh Truyền tin về sứ mạng đó, những suy tư của ngài hôm phi thuyền hạ cánh, và nguyên văn bài diễn từ ngài đọc khi tiếp kiến ba phi hành gia Neil Armstrong, Michael Collins and Edwin "Buzz" Aldrin tại Vatican ngày 16 tháng 10 năm 1969.
Đức giáo hoàng Phaolô nói với Armstrong rằng ông đã phát biểu rất đúng khi mô tả sứ mạng này là “một bước nhảy vọt vĩ đại của loài người.”
“Con người có một sự thôi thúc tự nhiên muốn thám hiểm những nơi chưa tới, muốn biết những điều chưa hay, nhưng con người cũng có niềm sợ hãi đối với những gì chưa biết. Lòng dũng cảm của quý vị đã vượt qua được nỗi niềm sợ hãi đó, và qua bước mạo hiểm gan dạ của quý vị, con người đã đi một bước nữa trong việc tìm hiểu thêm về vũ trụ.”
Đức giáo hoàng Phaolô nói với các phi hành gia rằng thời gian, nghị lực, tài khéo, nguồn tài nguyên và sự chung sức hoạt động hỗ trợ cho chuyến đi thành công này “nói lên lời ca tụng khả năng của con người thời đại mới có thể vượt ra ngoài chính nó, vượt ra ngoài bản chất con người, để đạt tới một thành tựu hoàn hảo, một sự nghiệp chỉ có thể thực hiện được do tài năng mà Thiên Chúa ban tặng.”
Đức giáo hoàng cũng cầu nguyện để cho kiến thức của con người về công trình Thiên Chúa tạo dựng tiếp tục lớn mạnh và dẫn đưa họ tới chỗ thấy được rõ rệt hơn quyền năng của Thiên Chúa, tính vô hạn và tuyệt hảo.
Đức giáo hoàng Phaolô bắt đầu nói về sứ mạng của chuyến bay Apollo 11 vào buổi triều yết chung hàng tuần từ hôm 21 tháng 5 năm 1969.
Trong những bài diễn từ đọc ở cuộc triều yết và sau buổi đọc kinh Truyền tin suốt hai tháng kế tiếp, ngài liên tục nhấn mạnh rằng Giáo hội Công giáo hoan nghênh các thành tựu của khoa học, kỹ thuật và tài khéo của con người, nhưng ngài luôn luôn lôi kéo sự chú ý của dân chúng vào Thiên Chúa, là nguồn mạch óc sáng tạo của loài người và là Đấng tạo dựng nên vũ trụ mà họ đang cố công thám hiểm.
Trong diễn văn đọc ngày 13 tháng 7 ngài nói rằng cũng như sứ mạng đó lôi kéo sự chú tâm của con người vào mặt trăng thế nào, thì nó cũng nên khơi dậy những câu hỏi về cuộc sống và căn tính của con người như thế.
Một tuần lễ sau đó, chỉ mấy giờ trước khi có cuộc đổ bộ lên mặt trăng, ngài cảnh giác rằng, tuy kỹ thuật có thể cho phép nhân loại đạt đến những vùng cao thẳm, nhưng sử dụng nó vào việc thiện hay ác đều tùy thuộc vào trí óc và trái tim của con người.
Ngài nói: “Trái tim con người tuyệt đối phải trở thành tự do hơn, tốt đẹp hơn và đạo đức hơn khi những máy móc, võ khí và dụng cụ con người có trong tầm tay trở thành mạnh mẽ hơn.”
“Ngày hôm nay chúng ta mừng một chiến thắng siêu phàm, nhưng con người cũng còn phải cống hiến thời giờ, tài năng và óc sáng tạo vào việc giải quyết những vấn đề trên hành tinh này là ngôi nhà của họ.”
Trong bài diễn từ đọc ngày 20 tháng 7 năm 1969 ngài nói: “Như chúng ta biết, vẫn còn ba cuộc chiến tranh đang tiếp diễn trên trái đất này: ở Việt nam, châu Phi và Trung Đông, và đã thêm vào một trận chiến thứ tư, gây ra thương vong cho hàng ngàn nạn nhân tại El Salvador và Honduras.”
Nói thêm rằng “nạn đói còn ảnh hưởng trên toàn nhân loại”, Ngài nêu lên câu hỏi: “Nhân tính thực đang ở đâu? Tình huynh đệ ở nơi nào? Hòa bình đang ở đâu?”