SAIGÒN – Sáng hôm nay 14.7.2009, tôi phóng xe theo dòng người đông đúc giữa đường phố, hướng về khu Thanh Đa, Sài Gòn để tham dự lễ an táng thầy dòng La San, vừa qua đời vì cứu một em bé thoát chết trong dòng nước xoáy ác nghiệt. Tôi hân hạnh có mặt ở nhà thờ Ba Thôn, cùng hiệp dâng thánh lễ vì khâm phục sự hy sinh cao qúy của sư huynh trẻ Đa Minh Phùng Thế Minh dòng La San.
Xem hình ảnh tang lễ
Trên đường tới đây, tôi cứ nghĩ lan man về các tình huống khi người ta lìa đời, có nhiều cái chết, nhưng đâu có nhiều cái chết mang một tình huống rất đặc biệt như Thầy...
Khi tôi tới nơi thì thấy chiếc quan tài của Thầy đặt giữa thánh đường và các vòng hoa được đặt phía cuối nhà thờ. Trước giờ lễ, các sư huynh, thân bằng quyến thuộc, các tu sĩ, những nhóm thân hữu, các bạn trẻ ở Campuchia và cả nhóm giới trẻ La San ở San Jose, California được mời lên để chụp hình trước quan tài.
Thánh lễ bắt đầu và một thầy dòng đang đọc sơ lược về cuộc đời thầy Minh: cuộc đời mới có 28 năm với 6 năm dâng hiến phục vụ trong Dòng... và giờ đây thì Thầy đã về Nhà Cha trên Trời.
Cha Tổng Đại Diện Phnom Penh trước thánh lễ đã phát biểu như sau: “Trong cơn đau đớn mất đi người thân yêu, nhưng chúng ta cảm tạ Thiên Chúa…”. Và trong bài giảng, linh mục chủ tế cũng diễn tả rằng: “Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì thầy Minh đã hoàn tất cuộc đời làm người, làm Kitô hữu” và “Khi chúng ta không còn đau khổ và chết chóc thì Thiên Chúa ở giữa chúng ta…”. Cha còn dùng hai hình ảnh để diễn tả cái chết của Chúa Giêsu: hạt lúa gieo vào lòng đất và một cục than. Nếu cục than đã được bén lửa thì trở thành cục lửa đỏ rực, biểu trưng ý nghĩa Thiên Chúa Cha đã chiếm hữu Chúa Giêsu cách trọn vẹn.
Mọi người trong thánh đường lặng đi vì lời giải thích: “Cái chết của thầy Đa Minh là việc hoàn thành cuộc hành trình đi vào Thiên Chúa, bỏ lại cuộc sống mau qua để mặc lấy sự sống của Thiên Chúa. Mỗi người sinh ra trên thế gian thì không ở mãi trên trần gian mà cùng đóng đinh, cùng chết, cùng mai táng với Chúa Giêsu. Ai chọn đời dâng hiến là một cách sống triệt để đời sống Kitô hữu. Khi bước vào Hội Thánh chúng ta chết đi; khi sống đời dâng hiến là chết triệt để hơn nữa và dám liều mạng mình vì người khác thì đó là một cái chết đẹp, quá đẹp!”
Tôi chú ý đến hai tấm bảng để bên trong và bên ngoài nhà thờ, dán khoảng 50 tấm ảnh thầy Minh, nào là hình kỷ niệm với các tu sĩ, hình đang thăm hỏi người nghèo ở bên Campuchia, đang sinh hoạt vòng tròn với trẻ em, chia quà, đứng bên dòng sông…Thầy qua xứ đạo nhỏ ở Campuchia để chuẩn bị cho các em rước lễ lần đầu, chịu phép thêm sức, cho người lớn vay vốn làm ăn, sửa lại cái nhà cho người nghèo. Niềm vui đó đơn sơ, giản dị như tắm sông, bắt ốc, bắt cua, những niềm vui rất “La San”. Nhìn những tấm hình đó, cứ tưởng thầy sẽ còn bung bước chân để phục vụ nhiều năm tháng nữa với sức trẻ của mình, nào ngờ…
Tôi bồi hồi nhớ lại, vào năm 1994, tôi đến xóm Khơ-me ở phường 10 quận Tân Bình, mở lớp tình thương cho đám trẻ lượm ve chai có nước da đen nhẻm và mái tóc xoăn tự nhiên ở đó; mời chúng học rồi đưa chúng đi Đầm Sen, Suối Tiên thì người thân trong gia đình của tôi ngăn cản, vì sợ rằng đưa chúng đi chơi hè, lỡ có làm sao thì chẳng có tiền mà “đền”. Còn thầy, thầy cứu sống đứa bé để rồi bị dòng nước cuốn trôi thì ai “đền” cho thầy đây? Chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có ý nghĩa với sự hy sinh của thầy và chỉ có Thiên Chúa mới giảm bớt nỗi đau, đong đầy niềm vui cho gia đình thầy mà thôi!
Trước khi quan tài được đưa đến nghĩa trang cách đó 100 mét, người cha ruột của thầy Minh nghẹn ngào, nức nở nói lời cảm ơn bằng tiếng Việt và tiếng Anh, biết ơn quí cha đã có mặt trong thánh lễ và những ai đã trợ giúp mang thi hài thầy về Việt Nam để gia đình được tổ chức lễ an táng cho thầy. Gợi nhớ lại lúc ông dẫn con xin đi tu mà lòng lo lắng vì “Đường đời đầy nẻo khó, đường tu thì gian nan” làm ai có mặt cũng phải chạnh lòng.
Có tiếng khóc sau quan tài nhưng tiếng hát cao vút của các nữ tu La San át đi tiếng nức nở rất “con người” đó. Quãng đường ra nghĩa trang có nhiều người tiễn đưa: người thân yêu trong gia đình, các sư huynh, tu sĩ nam nữ, những em thiếu nhi đã được Thầy dẫn đường chỉ bảo... Thầy ra đi từ giã cỗi đời, nhưng thực là "về nhà Cha" đích thực của mình ở trên Trời.
khi tuổi trẻ còn nhiều trăn trở, không một lời từ biệt.
Một ngày nào đó, tất cả những ai tin và sống cuộc sống đức tin vào Chúa Kitô phục sinh rồi cũng sẽ được gặp nhau trong Thiên Chúa... Có ai trong chúng ta lại không mong cho mình có một kết thúc đẹp?
Xem hình ảnh tang lễ
Trên đường tới đây, tôi cứ nghĩ lan man về các tình huống khi người ta lìa đời, có nhiều cái chết, nhưng đâu có nhiều cái chết mang một tình huống rất đặc biệt như Thầy...
Khi tôi tới nơi thì thấy chiếc quan tài của Thầy đặt giữa thánh đường và các vòng hoa được đặt phía cuối nhà thờ. Trước giờ lễ, các sư huynh, thân bằng quyến thuộc, các tu sĩ, những nhóm thân hữu, các bạn trẻ ở Campuchia và cả nhóm giới trẻ La San ở San Jose, California được mời lên để chụp hình trước quan tài.
Thánh lễ bắt đầu và một thầy dòng đang đọc sơ lược về cuộc đời thầy Minh: cuộc đời mới có 28 năm với 6 năm dâng hiến phục vụ trong Dòng... và giờ đây thì Thầy đã về Nhà Cha trên Trời.
Cha Tổng Đại Diện Phnom Penh trước thánh lễ đã phát biểu như sau: “Trong cơn đau đớn mất đi người thân yêu, nhưng chúng ta cảm tạ Thiên Chúa…”. Và trong bài giảng, linh mục chủ tế cũng diễn tả rằng: “Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì thầy Minh đã hoàn tất cuộc đời làm người, làm Kitô hữu” và “Khi chúng ta không còn đau khổ và chết chóc thì Thiên Chúa ở giữa chúng ta…”. Cha còn dùng hai hình ảnh để diễn tả cái chết của Chúa Giêsu: hạt lúa gieo vào lòng đất và một cục than. Nếu cục than đã được bén lửa thì trở thành cục lửa đỏ rực, biểu trưng ý nghĩa Thiên Chúa Cha đã chiếm hữu Chúa Giêsu cách trọn vẹn.
Mọi người trong thánh đường lặng đi vì lời giải thích: “Cái chết của thầy Đa Minh là việc hoàn thành cuộc hành trình đi vào Thiên Chúa, bỏ lại cuộc sống mau qua để mặc lấy sự sống của Thiên Chúa. Mỗi người sinh ra trên thế gian thì không ở mãi trên trần gian mà cùng đóng đinh, cùng chết, cùng mai táng với Chúa Giêsu. Ai chọn đời dâng hiến là một cách sống triệt để đời sống Kitô hữu. Khi bước vào Hội Thánh chúng ta chết đi; khi sống đời dâng hiến là chết triệt để hơn nữa và dám liều mạng mình vì người khác thì đó là một cái chết đẹp, quá đẹp!”
Tôi chú ý đến hai tấm bảng để bên trong và bên ngoài nhà thờ, dán khoảng 50 tấm ảnh thầy Minh, nào là hình kỷ niệm với các tu sĩ, hình đang thăm hỏi người nghèo ở bên Campuchia, đang sinh hoạt vòng tròn với trẻ em, chia quà, đứng bên dòng sông…Thầy qua xứ đạo nhỏ ở Campuchia để chuẩn bị cho các em rước lễ lần đầu, chịu phép thêm sức, cho người lớn vay vốn làm ăn, sửa lại cái nhà cho người nghèo. Niềm vui đó đơn sơ, giản dị như tắm sông, bắt ốc, bắt cua, những niềm vui rất “La San”. Nhìn những tấm hình đó, cứ tưởng thầy sẽ còn bung bước chân để phục vụ nhiều năm tháng nữa với sức trẻ của mình, nào ngờ…
Tôi bồi hồi nhớ lại, vào năm 1994, tôi đến xóm Khơ-me ở phường 10 quận Tân Bình, mở lớp tình thương cho đám trẻ lượm ve chai có nước da đen nhẻm và mái tóc xoăn tự nhiên ở đó; mời chúng học rồi đưa chúng đi Đầm Sen, Suối Tiên thì người thân trong gia đình của tôi ngăn cản, vì sợ rằng đưa chúng đi chơi hè, lỡ có làm sao thì chẳng có tiền mà “đền”. Còn thầy, thầy cứu sống đứa bé để rồi bị dòng nước cuốn trôi thì ai “đền” cho thầy đây? Chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có ý nghĩa với sự hy sinh của thầy và chỉ có Thiên Chúa mới giảm bớt nỗi đau, đong đầy niềm vui cho gia đình thầy mà thôi!
Trước khi quan tài được đưa đến nghĩa trang cách đó 100 mét, người cha ruột của thầy Minh nghẹn ngào, nức nở nói lời cảm ơn bằng tiếng Việt và tiếng Anh, biết ơn quí cha đã có mặt trong thánh lễ và những ai đã trợ giúp mang thi hài thầy về Việt Nam để gia đình được tổ chức lễ an táng cho thầy. Gợi nhớ lại lúc ông dẫn con xin đi tu mà lòng lo lắng vì “Đường đời đầy nẻo khó, đường tu thì gian nan” làm ai có mặt cũng phải chạnh lòng.
Có tiếng khóc sau quan tài nhưng tiếng hát cao vút của các nữ tu La San át đi tiếng nức nở rất “con người” đó. Quãng đường ra nghĩa trang có nhiều người tiễn đưa: người thân yêu trong gia đình, các sư huynh, tu sĩ nam nữ, những em thiếu nhi đã được Thầy dẫn đường chỉ bảo... Thầy ra đi từ giã cỗi đời, nhưng thực là "về nhà Cha" đích thực của mình ở trên Trời.
khi tuổi trẻ còn nhiều trăn trở, không một lời từ biệt.
Một ngày nào đó, tất cả những ai tin và sống cuộc sống đức tin vào Chúa Kitô phục sinh rồi cũng sẽ được gặp nhau trong Thiên Chúa... Có ai trong chúng ta lại không mong cho mình có một kết thúc đẹp?