Iraq chứng kiến quân đội Hoa Kỳ rút quân trong hy vọng và lo ngại
Baghdad (AsiaNews) - Hy vọng và lo ngại. Đó là những gì Iraq đang phải trải qua khi Hoa Kỳ rút quân khỏi các thành phố, sáu năm sau cuộc xung đột làm cho Saddam Hussein sụp đổ và một cuộc nội chiến đẫm máu. Hy vọng rằng người dân Iraq có thể "xây dựng một tương lai nhân danh hòa giải dân tộc". Những âu lo vẫn còn đó về tình hình hiện nay, mang đặc điểm của "những phân hóa về sắc tộc và tôn giáo" cùng với "những ảnh hưởng tiêu cực của các thế lực bên ngoài đối với đất nước này". Trong số đó, có lực lượng quá khích của al Qaeda hoặc của Iran lân cận, vốn mang dấu hiệu của khủng hoảng chính trị sâu sắc và tranh giành quyền lực nội bộ.
Hôm 30/06, Hoa Kỳ bắt đầu chính thức rút khỏi Iraq, và việc rút quân này sẽ hoàn tất vào cuối năm 2011. Để hiểu được tinh thần của việc rút quân của Hoa Kỳ mà người dân đang được chứng kiến, Đức Cha Louis Sako, Tổng Giám Mục Công Giáo nghi lễ Canđê của Kirkuk ở miền Bắc và Đức Cha Sleimon Warduni, Giám Mục Phụ tá của Baghdad đã đưa ra lời kêu gọi tới Tin Tức Á Châu.
Đức Tổng Giám Mục Sako cho hay: "Người dân đang lo lắng và e sợ về tương lai. Hôm qua, các gia đình Kitô giáo đã không đưa con cái của họ đến học các lớp giáo lý rước lễ, và trong những ngày tới cũng thế. Họ chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra, họ có ít niềm tin". Đức Tổng Giám Mục của Kirkuk nhắc lại các cuộc tấn công trong những ngày gần đây đã gây ra hàng chục người bị thương, và thúc giục nhà chức trách Iraq đối phó với tình hình "bằng quyền lực" và "trách nhiệm" trong quá trình chuyển giao quyền chỉ huy.
Đức Cha Shlemon Warduni, Giám mục Phụ tác của Baghdad cho biết bầu khí "tràn trề hy vọng" trên đường phố của thủ đô, nơi họ đang cử hành việc rút quân bằng pháo sáng. Ngài cho hay: "Hy vọng cho một kỷ nguyên mới của hòa giải dân tộc và hợp tác tốt đẹp vì toàn thể quốc gia, chứ không vì lợi ích cá nhân". Ngài cũng xác nhận một cảm giác "sợ hãi", nhưng nói thêm là "hy vọng người Iraq có thể duy trì hòa bình của mình".
Những đe dọa bên trong và bên ngoài vẫn còn và là trở ngại chính cho con đường dẫn đến hòa bình. Đức Cha Sako cho hay: "Người dân trông đợi sự hòa giải giữa các bè phái chính trị, sự ổn định, các dự án xây dựng, cơ sở hạ tầng và những người tị nạn quay trở về". Đức Cha "chắc chắn" rằng chính phủ sẽ phải làm việc để "ổn định tình hình", nhưng không chắc rằng mục tiêu sẽ đạt được. Ngài nói "Tôi e ngại những ảnh hưởng tiêu cực của các quốc gia lân cận. Quân đội của chính Iraq không thể nào bảo vệ trật tự. Điều này là do sự pha trộn bởi những chia rẽ sắc tộc ngày càng trầm trọng trong những năm qua vốn mang lại sự chia rẽ sâu sắc giữa những người Sunni, Shiite, Ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Kurd, và thậm chí giữa bản thân những người Kitô".
Những ưu tư này được Đức Giám Mục phụ tá Baghdad chia sẻ về "những người đang là gánh nặng và trở ngại rất lớn cho con đường hướng đến hòa bình" bởi vì "họ không muốn nó". "Chúng tôi hy vọng rằng bản thân người dân Iraq nhận thức được giá trị của đoàn kết và gạt sang một bên những người muốn điều xấu và hỗn loạn. Chúng tôi muốn Iraq quản trị chính mình bằng sức mạnh, chính trị, kinh tế và quân sự của chính bản thân mình. Tuy nhiên, những quyền lợi bên ngoài đang tìm cách kích động chia rẽ".
Rạn vỡ là đặc điểm của cộng đoàn Kitô giáo, chia làm các phe cánh và đảng phái chính trị: "Chúng ta phải làm gương cho những người khác và tham gia vào việc tái thiết đất nước bằng dấu hiệu của sự đoàn kết và tôn trọng".
Theo nguồn tin của Tin Tức Á Châu ở Mosul mô tả thì tình hình "căng thẳng và lo âu" trên các đường phố. Hiện vẫn còn "những chia rẽ giữa người Sunni và người Kurd", những người không muốn "bỏ toàn bộ phần lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của họ qua dân quân Peshmerga". Những người Sunni, những người chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua, đang tìm cách lấy lại quyền kiểm soát khu vực và "sự ra đi của quân Mỹ có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng".
Tại Baghdad, một ký giả giấu tên cho hay: "Quân đội Iraq chưa sẵn sàng để gánh vác trách nhiệm về an ninh quốc gia". Những lý do được đưa ra là: quân đội thiếu "cả về trang bị" lẫn "về tâm lý", bởi vì "họ đã mất đi những động lực để hy sinh cuộc sống của họ trong việc bảo vệ đất nước".
Chủ nghĩa dân tộc và tinh thần dân tộc đang suy sụp rõ nét. Nguồn tin nêu lên khả năng của "kế hoạch Mỹ", theo đó "Hoa Kỳ biết rằng quan đội Iraq chưa sẵn sàng để kiểm soát đất nước, nhưng cũng quyết định rút quân, để rồi sau đó xác nhận rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ là điều cần thiết cho an ninh. Hoa Kỳ dự định trở lại vào một ngày sau đó, đàm phán một thỏa thuận mới".
Baghdad (AsiaNews) - Hy vọng và lo ngại. Đó là những gì Iraq đang phải trải qua khi Hoa Kỳ rút quân khỏi các thành phố, sáu năm sau cuộc xung đột làm cho Saddam Hussein sụp đổ và một cuộc nội chiến đẫm máu. Hy vọng rằng người dân Iraq có thể "xây dựng một tương lai nhân danh hòa giải dân tộc". Những âu lo vẫn còn đó về tình hình hiện nay, mang đặc điểm của "những phân hóa về sắc tộc và tôn giáo" cùng với "những ảnh hưởng tiêu cực của các thế lực bên ngoài đối với đất nước này". Trong số đó, có lực lượng quá khích của al Qaeda hoặc của Iran lân cận, vốn mang dấu hiệu của khủng hoảng chính trị sâu sắc và tranh giành quyền lực nội bộ.
Hôm 30/06, Hoa Kỳ bắt đầu chính thức rút khỏi Iraq, và việc rút quân này sẽ hoàn tất vào cuối năm 2011. Để hiểu được tinh thần của việc rút quân của Hoa Kỳ mà người dân đang được chứng kiến, Đức Cha Louis Sako, Tổng Giám Mục Công Giáo nghi lễ Canđê của Kirkuk ở miền Bắc và Đức Cha Sleimon Warduni, Giám Mục Phụ tá của Baghdad đã đưa ra lời kêu gọi tới Tin Tức Á Châu.
Đức Tổng Giám Mục Sako cho hay: "Người dân đang lo lắng và e sợ về tương lai. Hôm qua, các gia đình Kitô giáo đã không đưa con cái của họ đến học các lớp giáo lý rước lễ, và trong những ngày tới cũng thế. Họ chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra, họ có ít niềm tin". Đức Tổng Giám Mục của Kirkuk nhắc lại các cuộc tấn công trong những ngày gần đây đã gây ra hàng chục người bị thương, và thúc giục nhà chức trách Iraq đối phó với tình hình "bằng quyền lực" và "trách nhiệm" trong quá trình chuyển giao quyền chỉ huy.
Đức Cha Shlemon Warduni, Giám mục Phụ tác của Baghdad cho biết bầu khí "tràn trề hy vọng" trên đường phố của thủ đô, nơi họ đang cử hành việc rút quân bằng pháo sáng. Ngài cho hay: "Hy vọng cho một kỷ nguyên mới của hòa giải dân tộc và hợp tác tốt đẹp vì toàn thể quốc gia, chứ không vì lợi ích cá nhân". Ngài cũng xác nhận một cảm giác "sợ hãi", nhưng nói thêm là "hy vọng người Iraq có thể duy trì hòa bình của mình".
Những đe dọa bên trong và bên ngoài vẫn còn và là trở ngại chính cho con đường dẫn đến hòa bình. Đức Cha Sako cho hay: "Người dân trông đợi sự hòa giải giữa các bè phái chính trị, sự ổn định, các dự án xây dựng, cơ sở hạ tầng và những người tị nạn quay trở về". Đức Cha "chắc chắn" rằng chính phủ sẽ phải làm việc để "ổn định tình hình", nhưng không chắc rằng mục tiêu sẽ đạt được. Ngài nói "Tôi e ngại những ảnh hưởng tiêu cực của các quốc gia lân cận. Quân đội của chính Iraq không thể nào bảo vệ trật tự. Điều này là do sự pha trộn bởi những chia rẽ sắc tộc ngày càng trầm trọng trong những năm qua vốn mang lại sự chia rẽ sâu sắc giữa những người Sunni, Shiite, Ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Kurd, và thậm chí giữa bản thân những người Kitô".
Những ưu tư này được Đức Giám Mục phụ tá Baghdad chia sẻ về "những người đang là gánh nặng và trở ngại rất lớn cho con đường hướng đến hòa bình" bởi vì "họ không muốn nó". "Chúng tôi hy vọng rằng bản thân người dân Iraq nhận thức được giá trị của đoàn kết và gạt sang một bên những người muốn điều xấu và hỗn loạn. Chúng tôi muốn Iraq quản trị chính mình bằng sức mạnh, chính trị, kinh tế và quân sự của chính bản thân mình. Tuy nhiên, những quyền lợi bên ngoài đang tìm cách kích động chia rẽ".
Rạn vỡ là đặc điểm của cộng đoàn Kitô giáo, chia làm các phe cánh và đảng phái chính trị: "Chúng ta phải làm gương cho những người khác và tham gia vào việc tái thiết đất nước bằng dấu hiệu của sự đoàn kết và tôn trọng".
Theo nguồn tin của Tin Tức Á Châu ở Mosul mô tả thì tình hình "căng thẳng và lo âu" trên các đường phố. Hiện vẫn còn "những chia rẽ giữa người Sunni và người Kurd", những người không muốn "bỏ toàn bộ phần lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của họ qua dân quân Peshmerga". Những người Sunni, những người chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua, đang tìm cách lấy lại quyền kiểm soát khu vực và "sự ra đi của quân Mỹ có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng".
Tại Baghdad, một ký giả giấu tên cho hay: "Quân đội Iraq chưa sẵn sàng để gánh vác trách nhiệm về an ninh quốc gia". Những lý do được đưa ra là: quân đội thiếu "cả về trang bị" lẫn "về tâm lý", bởi vì "họ đã mất đi những động lực để hy sinh cuộc sống của họ trong việc bảo vệ đất nước".
Chủ nghĩa dân tộc và tinh thần dân tộc đang suy sụp rõ nét. Nguồn tin nêu lên khả năng của "kế hoạch Mỹ", theo đó "Hoa Kỳ biết rằng quan đội Iraq chưa sẵn sàng để kiểm soát đất nước, nhưng cũng quyết định rút quân, để rồi sau đó xác nhận rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ là điều cần thiết cho an ninh. Hoa Kỳ dự định trở lại vào một ngày sau đó, đàm phán một thỏa thuận mới".