ROMA. Trong những ngày này, 29 Giám mục Việt Nam, thiếu Đức Cha Kontum và Qui Nhơn, đang hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh, theo qui định của Giáo Luật. Các Giám mục đã cử hành thánh lễ tại Mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô, và hôm 25-6-2009 bắt đầu lần lượt được Đức Thánh Cha tiếp kiến riêng. Ngoài ra, các vị cũng chia chia thành đoàn gặp gỡ để gặp các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Trong những ngày qua, các Giám mục Việt Nam đã gặp Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, gia đình, bộ giáo sĩ, bộ giáo lý đức tin, Bộ truyền giáo. Sáng hôm qua, các vị gặp Bộ Phong thánh, Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích, Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn. Thứ sáu 26-6-2009 theo chương trình các GM Việt Nam sẽ gặp Bộ các dòng tu. Ban chiều các vị gặp Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động và Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình.
Báo Osservatore Romano (Quan sát viên Roma của Tòa Thánh), trong số ra ngày 24-6-2009 đã đăng một bài phỏng vấn do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, GM Đà lạt, Chủ tịch Hội đồng GM Việt Nam dành cho ký giả Nicola Gori của báo này.
H. Cuộc viếng thăm quan trọng của Phái đoàn Tòa Thánh tại Việt Nam hồi tháng 3 năm 2007 có góp phần vào việc cải tiến quan hệ giữa nhà nước và Giáo Hội tại Việt Nam không, thưa Đức Cha?
Đức Cha Nhơn: Tin Mừng của Chúa Kitô đã được gieo vào lòng đất Việt Nam từ năm 1533. Hàng giáo phẩm Việt Nam đã được thành lập năm 1960 trong một thời kỳ Việt Nam bị chia đôi về chính trị. Chỉ từ năm 1980, sau khi hai miền đất nước thống nhất hồi năm 1975, mới có HĐGM cho toàn nước Việt Nam. Biến cố này - sẽ được chúng tôi mừng kỷ niệm vào năm tới 2010, đã được đánh dấu với việc soạn thảo thư chung đầu tiên của HĐGM Việt Nam ngày 1-5-1980, để mời gọi toàn thể Dân Chúa hãy để cho Tin Mừng hướng dẫn trong cuộc sống thường nhật và trong sự dấn thân phục vụ công ích.
Cuộc viếng thăm của Phái đoàn Tòa Thánh hồi năm 1989 do ĐHY Roger Etchegaray hướng dẫn đã đánh dấu một khúc quanh lịch sử đối với Giáo Hội của Chúa Kitô tại Việt Nam. Từ ngày ấy, Tòa Thánh đã có thể gửi hầu như hằng năm một phái đoàn đến Việt Nam để đối thoại với chính phủ và viếng thăm các giáo phận chúng tôi. Các cuộc viếng thăm mục vụ này, đặc biệt là cuộc viếng thăm của Phái đoàn Tòa Thánh từ ngày 5 đến 11 tháng 3 năm 2007, do Đức ông Pietro Parolin, Thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, làm trưởng đoàn, hướng dẫn - sau cuộc gặp gỡ ý nghĩa ngày 25-1-2007 giữa thủ tướng Việt Nam và ĐTC Biển Đức 16 tại Vatican - luôn mang lại cho chúng tôi ánh sáng và những lý do để hy vọng, củng cố đức tin của dân Kitô giáo. Chắc chắn là cuộc viếng thăm năm 2007 của Phái đoàn Tòa Thánh đã góp phần cải tiến quan hệ giữa Nhà nước và Giáo Hội Công Giáo: trong cuộc viếng thăm đó hai bên đã nói về hành trình tích cực tiến về quan hệ ngoại giao. Chúng tôi cầu mong rằng trong tương lai gần đây quan hệ ngoại giao ấy sẽ trở thành thực tại. Chúng tôi nồng nhiệt mong ước có sự hiện diện thường trực của Tòa Thánh, đại diện ĐGH tại Việt Nam. Đối với chúng tôi đó sẽ là dấu chỉ hữu hình của ĐGH và của Giáo Hội hoàn vũ giữa lòng đất nước Việt Nam. Đàng khác sự hiện diện thường trực này của Tòa Thánh sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho các cuộc gặp gỡ và đối thoại với chính quyền dân sự để làm chứng tá bác ái và Tin Mừng của Chúa Kitô tại đất nước chúng tôi.
H. Sự phát triển kinh tế và sự cởi mở về thương mại của Việt Nam có mang lại những lại những lợi ích và thay đổi đáng kể cho cuộc sống của dân chúng hay không, thưa Đức Cha?
Đức Cha Nhơn: Sự tiến triển kinh tế và thương mại của đất nước Việt Nam đã mang lại những lợi ích và góp phần thay đổi điều kiện sống của dân chúng, nhất là tại các thành thị. Nhưng phần lớn dân Việt Nam sống tại nông thôn và một phần đáng kể thuộc các nhóm dân tộc thiểu số sống rải rác tại các miền rừng núi bắc Việt, miền trung nguyên cũng như bình nguyên sông Cửu Long. Đây là những thành phần nghèo nhất trong xã hội. Với sự phát triển kinh tế và cởi mở về thương mại của Việt Nam đã có những ảnh hưởng tích cực đối với dân chúng, nhưng cũng có một số thiếu sót trong những lãnh vực khác liên quan đến đời sống gia đình, luân lý và xã hội. Hố chia cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng sâu rộng hơn.
H. Trong một nước có đại đa số dân theo Phật Giáo, cuộc đối thoại liên tôn ở mức độ nào và đâu là những bước tiến đang được thực hiện, thưa Đức Cha?
Đức Cha Nhơn: Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam có quan hệ tốt với các tôn giáo và tín ngưỡng khác, đặc biệt là với Phật giáo. Không có căng thẳng giữa các tôn giáo và những người thuộc các tín ngưỡng khác nhau. Có một hình thức "cảm thông từ bi” giữa tất cả những người Việt Nam theo một tôn giáo - dù là Phật giáo, Công Giáo, Tin Lành hay bất kỳ tôn giáo nào khác ở địa phương, vì chúng tôi hầu như cùng chia sẻ những khó khăn và hy vọng.
Về vấn đề đối thoại liên tôn, chúng tôi đang thực hiện những cố gắng, nhưng điều này tùy theo miền. Nói chung, chúng tôi viếng thăm các chùa Phật giáo vào dịp lễ Phật Đản (Vesak) và chúng tôi cũng nhận được những cuộc viếng thăm vào dịp Tết Nguyên Đán. Có một sự tôn trọng lẫn nhau trong lãnh vực các nguyên tắc tín ngưỡng và thực hành tôn giáo, nhưng vẫn còn thiếu những quan hệ trên bình diện nghiên cứu về linh đạo và trí thức.
H. Có sự chênh lệc giữa miền bắc và miền nam Việt Nam về vấn đề truyền giảng Tin Mừng và sự hiện diện của các Linh muc không, thưa Đức Cha?
Đức Cha Nhơn: Do hiệp định Geneve năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia thành hai phần: Bắc Việt và Nam Việt. Phần lớn các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân từ miền Bắc di cư xuống miền nam, để lại cho Giáo Hội tại miền Bắc tình trạng thiếu nhân sự và đủ mọi khó khăn: họ cũng không thể tham gia Công đồng chung Vatican II. Sau khi đất nước thống nhất hồi năm 1975 - và nhất là sau khi thành lập HĐGM Việt Nam năm 1980 - đã có những cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận, những hình thức chia sẻ trong các lãnh vực khác nhau giữa Giáo Hội ở miền Bắc và Giáo Hội tại miền Nam. Những thuyên chuyển và bổ nhiệm Giám Mục từ phía Tòa Thánh đã tạo điều kiện cho sự trao đổi nhân sự giữa miền Nam và miền Bắc. Với việc mở Đại chủng viện ở Hà Nội và Vinh ở miền Bắc, và tại Sàigòn, Cần Thơ, Huế, Nha Trang, Xuân Lộc ở miền Nam, cũng như các học viện của các dòng tu, đời sống Giáo Hội tại Việt Nam trở nên đồng nhất hơn trong việc rao giảng Tin Mừng và sự hiện diện của các Linh Mục.
H. Đâu là những đóng góp mà các tu sĩ nam nữ có thể mang lại cho các hoạt động từ thiện, giáo dục và mục vụ của Giáo Hội, thưa Đức cha Chủ tịch?
Đức Cha Nhơn: Đây là một ưu điểm của Giáo Hội tại Việt Nam. Chúng tôi có đông đảo các tu sĩ nam nữ, nói chung, họ có khả năng và được huấn luyện thích hợp để hoạt động giáo dục, mục vụ và từ thiện bác ái. Sự đóng góp và phục vụ của họ thật là quí giá đối với Giáo Hội, nhưng họ vẫn chưa được Nhà Nước nhìn nhận cho đủ.
H. Đâu là những ưu tiên mục vụ của Giáo Hội trong lãnh vực hoạt động thể thăng tiến công bằng xã hội tại Việt Nam, thưa Đức cha?
Đức Cha Nhơn: Trước năm 1975, Giáo Hội tại miền Nam Việt Nam đã suy tư và đề ra những dấn thân rõ rệt cho công bằng xã hội. Tại hầu hết các giáo phận đều có những khóa làm việc về các đề tài công lý và hòa bình. Đức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, bấy giờ là Giám mục giáo phận Nha Trang, chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, sau này làm Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình, đã tổ chức nhiều khóa dành cho hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Hiện nay chúng tôi đang tìm cách thực hành giáo huấn xã hội của Hội Thánh, bao nhiêu có thể, bắt đầu bằng cách nâng đỡ những người nghèo khổ túng thiếu nhất: những người bị phong cùi và HIV, các nhóm dân thiểu số, những người dân sống tại các khu xóm nghèo, v.v...
H. Vậy Giáo Hội có được tự do thi hành sứ vụ của mình tại Việt Nam không, thưa Đức Cha?
Đức Cha Nhơn: Mỗi ngày chúng tôi càng cảm thấy có một sự cởi mở hơn, nhưng tất cả còn tùy thuộc tình hình cụ thể tại mỗi miền. Dầu sao đi nữa, Chúa Thánh Linh hướng dẫn Giáo Hội trong các hoạt động và làm cho Giáo Hội của Chúa Kitô ngày càng tự do trong việc rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc. Chúng tôi xác tín điều đó.
(Nguồn: Báo Osservatore Romano, ngày 24-6-2009; LM Trần Đức Anh, OP., chuyển ý)
Báo Osservatore Romano (Quan sát viên Roma của Tòa Thánh), trong số ra ngày 24-6-2009 đã đăng một bài phỏng vấn do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, GM Đà lạt, Chủ tịch Hội đồng GM Việt Nam dành cho ký giả Nicola Gori của báo này.
H. Cuộc viếng thăm quan trọng của Phái đoàn Tòa Thánh tại Việt Nam hồi tháng 3 năm 2007 có góp phần vào việc cải tiến quan hệ giữa nhà nước và Giáo Hội tại Việt Nam không, thưa Đức Cha?
Đức Cha Nhơn: Tin Mừng của Chúa Kitô đã được gieo vào lòng đất Việt Nam từ năm 1533. Hàng giáo phẩm Việt Nam đã được thành lập năm 1960 trong một thời kỳ Việt Nam bị chia đôi về chính trị. Chỉ từ năm 1980, sau khi hai miền đất nước thống nhất hồi năm 1975, mới có HĐGM cho toàn nước Việt Nam. Biến cố này - sẽ được chúng tôi mừng kỷ niệm vào năm tới 2010, đã được đánh dấu với việc soạn thảo thư chung đầu tiên của HĐGM Việt Nam ngày 1-5-1980, để mời gọi toàn thể Dân Chúa hãy để cho Tin Mừng hướng dẫn trong cuộc sống thường nhật và trong sự dấn thân phục vụ công ích.
Cuộc viếng thăm của Phái đoàn Tòa Thánh hồi năm 1989 do ĐHY Roger Etchegaray hướng dẫn đã đánh dấu một khúc quanh lịch sử đối với Giáo Hội của Chúa Kitô tại Việt Nam. Từ ngày ấy, Tòa Thánh đã có thể gửi hầu như hằng năm một phái đoàn đến Việt Nam để đối thoại với chính phủ và viếng thăm các giáo phận chúng tôi. Các cuộc viếng thăm mục vụ này, đặc biệt là cuộc viếng thăm của Phái đoàn Tòa Thánh từ ngày 5 đến 11 tháng 3 năm 2007, do Đức ông Pietro Parolin, Thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, làm trưởng đoàn, hướng dẫn - sau cuộc gặp gỡ ý nghĩa ngày 25-1-2007 giữa thủ tướng Việt Nam và ĐTC Biển Đức 16 tại Vatican - luôn mang lại cho chúng tôi ánh sáng và những lý do để hy vọng, củng cố đức tin của dân Kitô giáo. Chắc chắn là cuộc viếng thăm năm 2007 của Phái đoàn Tòa Thánh đã góp phần cải tiến quan hệ giữa Nhà nước và Giáo Hội Công Giáo: trong cuộc viếng thăm đó hai bên đã nói về hành trình tích cực tiến về quan hệ ngoại giao. Chúng tôi cầu mong rằng trong tương lai gần đây quan hệ ngoại giao ấy sẽ trở thành thực tại. Chúng tôi nồng nhiệt mong ước có sự hiện diện thường trực của Tòa Thánh, đại diện ĐGH tại Việt Nam. Đối với chúng tôi đó sẽ là dấu chỉ hữu hình của ĐGH và của Giáo Hội hoàn vũ giữa lòng đất nước Việt Nam. Đàng khác sự hiện diện thường trực này của Tòa Thánh sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho các cuộc gặp gỡ và đối thoại với chính quyền dân sự để làm chứng tá bác ái và Tin Mừng của Chúa Kitô tại đất nước chúng tôi.
H. Sự phát triển kinh tế và sự cởi mở về thương mại của Việt Nam có mang lại những lại những lợi ích và thay đổi đáng kể cho cuộc sống của dân chúng hay không, thưa Đức Cha?
Đức Cha Nhơn: Sự tiến triển kinh tế và thương mại của đất nước Việt Nam đã mang lại những lợi ích và góp phần thay đổi điều kiện sống của dân chúng, nhất là tại các thành thị. Nhưng phần lớn dân Việt Nam sống tại nông thôn và một phần đáng kể thuộc các nhóm dân tộc thiểu số sống rải rác tại các miền rừng núi bắc Việt, miền trung nguyên cũng như bình nguyên sông Cửu Long. Đây là những thành phần nghèo nhất trong xã hội. Với sự phát triển kinh tế và cởi mở về thương mại của Việt Nam đã có những ảnh hưởng tích cực đối với dân chúng, nhưng cũng có một số thiếu sót trong những lãnh vực khác liên quan đến đời sống gia đình, luân lý và xã hội. Hố chia cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng sâu rộng hơn.
H. Trong một nước có đại đa số dân theo Phật Giáo, cuộc đối thoại liên tôn ở mức độ nào và đâu là những bước tiến đang được thực hiện, thưa Đức Cha?
Đức Cha Nhơn: Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam có quan hệ tốt với các tôn giáo và tín ngưỡng khác, đặc biệt là với Phật giáo. Không có căng thẳng giữa các tôn giáo và những người thuộc các tín ngưỡng khác nhau. Có một hình thức "cảm thông từ bi” giữa tất cả những người Việt Nam theo một tôn giáo - dù là Phật giáo, Công Giáo, Tin Lành hay bất kỳ tôn giáo nào khác ở địa phương, vì chúng tôi hầu như cùng chia sẻ những khó khăn và hy vọng.
Về vấn đề đối thoại liên tôn, chúng tôi đang thực hiện những cố gắng, nhưng điều này tùy theo miền. Nói chung, chúng tôi viếng thăm các chùa Phật giáo vào dịp lễ Phật Đản (Vesak) và chúng tôi cũng nhận được những cuộc viếng thăm vào dịp Tết Nguyên Đán. Có một sự tôn trọng lẫn nhau trong lãnh vực các nguyên tắc tín ngưỡng và thực hành tôn giáo, nhưng vẫn còn thiếu những quan hệ trên bình diện nghiên cứu về linh đạo và trí thức.
H. Có sự chênh lệc giữa miền bắc và miền nam Việt Nam về vấn đề truyền giảng Tin Mừng và sự hiện diện của các Linh muc không, thưa Đức Cha?
Đức Cha Nhơn: Do hiệp định Geneve năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia thành hai phần: Bắc Việt và Nam Việt. Phần lớn các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân từ miền Bắc di cư xuống miền nam, để lại cho Giáo Hội tại miền Bắc tình trạng thiếu nhân sự và đủ mọi khó khăn: họ cũng không thể tham gia Công đồng chung Vatican II. Sau khi đất nước thống nhất hồi năm 1975 - và nhất là sau khi thành lập HĐGM Việt Nam năm 1980 - đã có những cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận, những hình thức chia sẻ trong các lãnh vực khác nhau giữa Giáo Hội ở miền Bắc và Giáo Hội tại miền Nam. Những thuyên chuyển và bổ nhiệm Giám Mục từ phía Tòa Thánh đã tạo điều kiện cho sự trao đổi nhân sự giữa miền Nam và miền Bắc. Với việc mở Đại chủng viện ở Hà Nội và Vinh ở miền Bắc, và tại Sàigòn, Cần Thơ, Huế, Nha Trang, Xuân Lộc ở miền Nam, cũng như các học viện của các dòng tu, đời sống Giáo Hội tại Việt Nam trở nên đồng nhất hơn trong việc rao giảng Tin Mừng và sự hiện diện của các Linh Mục.
H. Đâu là những đóng góp mà các tu sĩ nam nữ có thể mang lại cho các hoạt động từ thiện, giáo dục và mục vụ của Giáo Hội, thưa Đức cha Chủ tịch?
Đức Cha Nhơn: Đây là một ưu điểm của Giáo Hội tại Việt Nam. Chúng tôi có đông đảo các tu sĩ nam nữ, nói chung, họ có khả năng và được huấn luyện thích hợp để hoạt động giáo dục, mục vụ và từ thiện bác ái. Sự đóng góp và phục vụ của họ thật là quí giá đối với Giáo Hội, nhưng họ vẫn chưa được Nhà Nước nhìn nhận cho đủ.
H. Đâu là những ưu tiên mục vụ của Giáo Hội trong lãnh vực hoạt động thể thăng tiến công bằng xã hội tại Việt Nam, thưa Đức cha?
Đức Cha Nhơn: Trước năm 1975, Giáo Hội tại miền Nam Việt Nam đã suy tư và đề ra những dấn thân rõ rệt cho công bằng xã hội. Tại hầu hết các giáo phận đều có những khóa làm việc về các đề tài công lý và hòa bình. Đức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, bấy giờ là Giám mục giáo phận Nha Trang, chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, sau này làm Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình, đã tổ chức nhiều khóa dành cho hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Hiện nay chúng tôi đang tìm cách thực hành giáo huấn xã hội của Hội Thánh, bao nhiêu có thể, bắt đầu bằng cách nâng đỡ những người nghèo khổ túng thiếu nhất: những người bị phong cùi và HIV, các nhóm dân thiểu số, những người dân sống tại các khu xóm nghèo, v.v...
H. Vậy Giáo Hội có được tự do thi hành sứ vụ của mình tại Việt Nam không, thưa Đức Cha?
Đức Cha Nhơn: Mỗi ngày chúng tôi càng cảm thấy có một sự cởi mở hơn, nhưng tất cả còn tùy thuộc tình hình cụ thể tại mỗi miền. Dầu sao đi nữa, Chúa Thánh Linh hướng dẫn Giáo Hội trong các hoạt động và làm cho Giáo Hội của Chúa Kitô ngày càng tự do trong việc rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc. Chúng tôi xác tín điều đó.
(Nguồn: Báo Osservatore Romano, ngày 24-6-2009; LM Trần Đức Anh, OP., chuyển ý)