Hong Kong (AsiaNews) - Hai mươi năm trường đã qua [kể từ vụ thảm sát tại Thiên an môn], thật buồn bã khi thấy thảm kịch này vẫn chưa được chính quyền Trung quốc nhìn nhận là sai lầm, là tội ác… Chính Đặng Tiểu Bình đã nhận hoàn toàn trách nhiệm trong vụ này vì những ngày liền sau vụ thảm sát ông ta đã đích thân đến khen ngợi binh sĩ. Chính ông đã ra lệnh tàn sát. Nhưng nay thì Đặng đã chết từ lâu: Quả thực có thể được chăng, sau bao nhiêu năm trường công lý vẫn chưa được thực thi, chỉ vì nỗi sợ hãi một người đã chết nhiều năm trước?
Đức Hồng y Joseph Trần nhật Quân cai quản tổng giáo phận Hong Kong nay đang nghỉ hưu, từng là nhà quán quân đấu tranh cho dân chủ và tự do tôn giáo, đã bày tỏ nỗi bất bình của ngài bằng những lời tuyên bố nói trên, và ngạc nhiên về việc chính quyền Trung quốc vẫn từ chối không muốn thú nhận lầm lỗi trong vụ Thiên an môn.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã AsiaNews (toàn văn sẽ được đăng tải trong những ngày gần đây) ngài khẳng định rằng nguồn gốc của sự “chối từ” đó là do chế độ độc tài của Trung quốc, một hệ thống đã đến thời phải thay đổi.
“[Chế độ [Trung quốc] tùy thuộc vào một người. Con người đó có tầm nhìn tiến bộ và thông minh trong một số vấn đề, nhưng con người đó không có gì là dân chủ khi ông ta tự coi mình như một hoàng đế. Mới đây có người đã lên tiếng: Làm sao để phục hồi danh dự cho phong trào [Thiên an môn] đó? Đáng lý ra chúng ta phải đổ tội cho Đặng Tiểu Bình! Nhưng điều đó là chuyện không thể làm được!
Vì thế tôi hỏi lại: Tại sao chúng ta không thể đổ tội cho Đặng? Ông ta đã thực hiện được một số việc lớn lao. Ngày trước người ta đã cho rằng Mao phải chịu trách nhiệm về cuộc cách mạng văn hoá, thế thì tại sao ta không thể cũng gán tội cho Đặng? Chúng ta phải tuyệt đối đổi thay hệ thống độc tài kiểu vua chúa này, vì đó là căn nguyên của thảm kịch lớn lao đó.”
Hồng y Quân, hai mươi năm trước mới chỉ là một linh mục, nay nhắc nhớ lại sự tham gia của dân chúng Hong Kong vào phong trào Thiên an môn và nỗi đau đớn của họ khi cuộc thảm sát xảy ra.
“Năm [1989] đó đã làm phát sinh ra một nhận thức và một cảm xúc mới mẻ trong dân chúng Hong Kong: chúng tôi là người Trung hoa, chúng tôi là thành phần của quốc gia vĩ đại này. Trước đó chúng tôi chỉ nghĩ mình là dân Hong Kong, nhưng từ vụ đó, chúng tôi tất cả đều cảm thấy mình thực là người Trung quốc.”
“Vào lúc đó tôi đang làm giám đốc trường Salêdiêng ở Aberdeen, đồng thời làm bề trên cộng đồng và giám thị trường học. Vì những biến cố đó xảy ra vào ngày Chủ nhật, nên ngày thứ Hai liền sau đó, khi tất cả tập trung tại trường học, chúng tôi ai nấy nói với nhau mà tràn nước mắt, bởi vì chúng tôi cảm thấy mình là người Trung quốc, cùng chia sẻ xúc cảm và số phận của những người trẻ tuổi kia, những người đã can đảm bước ra đòi hỏi cải cách cho xứ sở mình. Tôi nhớ sau hậu quả cuộc tàn sát tôi đã đọc hai bài diễn từ, và tổ chức một buổi lễ tưởng niệm cho những người anh hùng đã chết tại quảng trường và trên những đường phố kế cận.”
“Đặc biệt là tôi còn nhớ ngày có cuộc tuần hành vĩ đại cả hàng triệu công dân ở Hong Kong đây xuống đường, vừa cầu nguyện vừa ca hát. Đó quả thực là một kinh nghiệm độc đáo mà tôi sẽ nhớ mãi suốt đời.”
Từ năm 1989 đó trở đi, hàng năm ở Hong Kong cứ vào này 4 tháng 6 lại có một buổi canh thức vĩ đại để tưởng niệm những người đã thiệt mạng tại Thiên an môn, được tổ chức tại công viên Victoria, có cả hàng ngàn người tham dự. Trong cương vị tổng giám mục Hong Kong, Hồng y Quân năm nào cũng tham gia buổi canh thức cầu nguyện:”Tôi nhớ mấy năm trưóc đây, trong một buổi canh thức cầu nguyện như thế, người ta hỏi tôi năm sau tôi có trở lại nữa hay không và tôi đã trả lời: Tôi hy vọng năm tới sẽ lại có mặt tại đây để mừng một chiến thắng, đó là nhìn nhận những người tuẫn đạo tại Thiên an môn như những người anh hùng ái quốc và thấy chính quyền công nhận việc đàn áp họ là một sai lầm.”
“Thật là điều đáng buồn vì 20 năm trời đã qua mà chính quyền vẫn chối từ không chịu nhận lầm lỗi và tội ác lớn lao đó. Nhưng [đối với chúng tôi] sau 20 năm chẳng thấy có gì thay đổi, chúng tôi vẫn cảm thấy nỗi đau sâu thẳm vì mất mát đi bầu nhiệt huyết của những người trẻ tuổi đã bị lãng phí một cách bi thương.”
Những ngày gần đây ông Tăng Âm Quyền (Donald Tsang) là Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông, tuyên bố rằng phải “để vụ thảm sát Thiên an môn cho lịch sử” xét định và nên quên đi; ông cũng yêu cầu người dân Hong Kong thay vào đó hiểu rõ giá trị “những thành quả kinh tế xuất sắc” mà Hong Kong và Trung quốc đạt được kể từ sau vụ thảm sát.
Hồng y Quân đã đáp lại: “Lời bình luận đó không phải tự ông ta nghĩ ra, mà chỉ là chính sách của nhà nước: nhờ đàn áp phong trào đó mà có được ổn định và do đó có phồn vinh. Nhưng điều đó là vô nghĩa, hoàn toàn vô nghĩa. Không một ai có thể chứng tỏ rằng ổn định có được là do đàn áp phong trào đó mà ra, và trong bất cứ trường hợp nào, thành công và phồn thịnh không bao giờ có thể biện minh cho việc dùng bạo lực một cách kinh hoàng đến thế.”
Đức Hồng y Joseph Trần nhật Quân cai quản tổng giáo phận Hong Kong nay đang nghỉ hưu, từng là nhà quán quân đấu tranh cho dân chủ và tự do tôn giáo, đã bày tỏ nỗi bất bình của ngài bằng những lời tuyên bố nói trên, và ngạc nhiên về việc chính quyền Trung quốc vẫn từ chối không muốn thú nhận lầm lỗi trong vụ Thiên an môn.
Hồng y Joseph Trần Nhật Quân |
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã AsiaNews (toàn văn sẽ được đăng tải trong những ngày gần đây) ngài khẳng định rằng nguồn gốc của sự “chối từ” đó là do chế độ độc tài của Trung quốc, một hệ thống đã đến thời phải thay đổi.
“[Chế độ [Trung quốc] tùy thuộc vào một người. Con người đó có tầm nhìn tiến bộ và thông minh trong một số vấn đề, nhưng con người đó không có gì là dân chủ khi ông ta tự coi mình như một hoàng đế. Mới đây có người đã lên tiếng: Làm sao để phục hồi danh dự cho phong trào [Thiên an môn] đó? Đáng lý ra chúng ta phải đổ tội cho Đặng Tiểu Bình! Nhưng điều đó là chuyện không thể làm được!
Vì thế tôi hỏi lại: Tại sao chúng ta không thể đổ tội cho Đặng? Ông ta đã thực hiện được một số việc lớn lao. Ngày trước người ta đã cho rằng Mao phải chịu trách nhiệm về cuộc cách mạng văn hoá, thế thì tại sao ta không thể cũng gán tội cho Đặng? Chúng ta phải tuyệt đối đổi thay hệ thống độc tài kiểu vua chúa này, vì đó là căn nguyên của thảm kịch lớn lao đó.”
Hồng y Quân, hai mươi năm trước mới chỉ là một linh mục, nay nhắc nhớ lại sự tham gia của dân chúng Hong Kong vào phong trào Thiên an môn và nỗi đau đớn của họ khi cuộc thảm sát xảy ra.
“Năm [1989] đó đã làm phát sinh ra một nhận thức và một cảm xúc mới mẻ trong dân chúng Hong Kong: chúng tôi là người Trung hoa, chúng tôi là thành phần của quốc gia vĩ đại này. Trước đó chúng tôi chỉ nghĩ mình là dân Hong Kong, nhưng từ vụ đó, chúng tôi tất cả đều cảm thấy mình thực là người Trung quốc.”
“Vào lúc đó tôi đang làm giám đốc trường Salêdiêng ở Aberdeen, đồng thời làm bề trên cộng đồng và giám thị trường học. Vì những biến cố đó xảy ra vào ngày Chủ nhật, nên ngày thứ Hai liền sau đó, khi tất cả tập trung tại trường học, chúng tôi ai nấy nói với nhau mà tràn nước mắt, bởi vì chúng tôi cảm thấy mình là người Trung quốc, cùng chia sẻ xúc cảm và số phận của những người trẻ tuổi kia, những người đã can đảm bước ra đòi hỏi cải cách cho xứ sở mình. Tôi nhớ sau hậu quả cuộc tàn sát tôi đã đọc hai bài diễn từ, và tổ chức một buổi lễ tưởng niệm cho những người anh hùng đã chết tại quảng trường và trên những đường phố kế cận.”
“Đặc biệt là tôi còn nhớ ngày có cuộc tuần hành vĩ đại cả hàng triệu công dân ở Hong Kong đây xuống đường, vừa cầu nguyện vừa ca hát. Đó quả thực là một kinh nghiệm độc đáo mà tôi sẽ nhớ mãi suốt đời.”
Từ năm 1989 đó trở đi, hàng năm ở Hong Kong cứ vào này 4 tháng 6 lại có một buổi canh thức vĩ đại để tưởng niệm những người đã thiệt mạng tại Thiên an môn, được tổ chức tại công viên Victoria, có cả hàng ngàn người tham dự. Trong cương vị tổng giám mục Hong Kong, Hồng y Quân năm nào cũng tham gia buổi canh thức cầu nguyện:”Tôi nhớ mấy năm trưóc đây, trong một buổi canh thức cầu nguyện như thế, người ta hỏi tôi năm sau tôi có trở lại nữa hay không và tôi đã trả lời: Tôi hy vọng năm tới sẽ lại có mặt tại đây để mừng một chiến thắng, đó là nhìn nhận những người tuẫn đạo tại Thiên an môn như những người anh hùng ái quốc và thấy chính quyền công nhận việc đàn áp họ là một sai lầm.”
“Thật là điều đáng buồn vì 20 năm trời đã qua mà chính quyền vẫn chối từ không chịu nhận lầm lỗi và tội ác lớn lao đó. Nhưng [đối với chúng tôi] sau 20 năm chẳng thấy có gì thay đổi, chúng tôi vẫn cảm thấy nỗi đau sâu thẳm vì mất mát đi bầu nhiệt huyết của những người trẻ tuổi đã bị lãng phí một cách bi thương.”
Những ngày gần đây ông Tăng Âm Quyền (Donald Tsang) là Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông, tuyên bố rằng phải “để vụ thảm sát Thiên an môn cho lịch sử” xét định và nên quên đi; ông cũng yêu cầu người dân Hong Kong thay vào đó hiểu rõ giá trị “những thành quả kinh tế xuất sắc” mà Hong Kong và Trung quốc đạt được kể từ sau vụ thảm sát.
Hồng y Quân đã đáp lại: “Lời bình luận đó không phải tự ông ta nghĩ ra, mà chỉ là chính sách của nhà nước: nhờ đàn áp phong trào đó mà có được ổn định và do đó có phồn vinh. Nhưng điều đó là vô nghĩa, hoàn toàn vô nghĩa. Không một ai có thể chứng tỏ rằng ổn định có được là do đàn áp phong trào đó mà ra, và trong bất cứ trường hợp nào, thành công và phồn thịnh không bao giờ có thể biện minh cho việc dùng bạo lực một cách kinh hoàng đến thế.”