Trong bài suy niệm thứ nhất về “Tình Yêu và Trách Nhiệm” của ĐTC Gioan Phaolô II, chúng ta đã bàn về “Nguyên Tắc Nhân Vị” là nguyên tắc cho rằng chúng ta không được đối xử với người khác chỉ như phương tiện để đạt được mục đích của mình. Chúng ta cũng thấy “Chủ Nghĩa Sử Dụng” hay “Chủ Nghĩa Vị Lợi” làm giảm tình thân giữa người với người, bởi vì nó đánh giá người khác theo ích lợi hay niềm vui mà chúng ta nhận được từ sự liên hệ với họ.
Có nhiều người lý luận rằng, vì yêu nhau, hai người có thể ăn ở với nhau như vợ chồng trước khi đi đến hôn nhân, và có thể dùng thân xác của nhau để làm cho nhau vui thỏa. Họ cho rằng làm như thế là chính đáng và cần thiết, vì đây là cách họ diễn tả tình yêu, đồng thời cũng để thử nhau xem có hợp hay không. Họ lý luận rằng cả hai người đều trưởng thành, tự ý thỏa thuận với nhau, và cùng có lợi, mà cũng chẳng làm hại gì đến ai. Vậy thì tại sao làm như thế lại sai?
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chỉ cho chúng ta thấy hậu quả của những quan hệ ấy: “Đến giây phút mà họ không còn thấy thích hợp với nhau, và không còn có lợi cho nhau, thì họ không còn gì để hòa hợp nữa. Không còn tình yêu nữa trong cả hai người hoặc giữa họ…” (tr. 39). Vì liên hệ kiểu này tùy thuộc vào việc người kia có làm được gì cho tôi, và như thế tôi không coi người kia như một “con người” mà chỉ như một dụng cụ. Bao lâu người ấy còn thỏa mãn được tôi thì tôi yêu người ấy. Nếu chúng tôi không còn làm cho nhau thỏa mãn được nữa thì “anh đi đường anh, tôi đi đường tôi; tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi”. Đức Thánh Cha so sánh việc trao đổi tính dục này với việc dùng người khác trong mãi dâm.
Giống Như Mãi Dâm
Thí dụ một thương gia có liên hệ tính dục với một cô kỹ nữ mỗi tuần một vài lần. Thương gia này muốn thỏa mãn nhục dục mà cô này có thể cung cấp cho ông, còn cô kỹ nữ thì muốn có tiền mà ông có thể cung cấp cho cô. Cả hai đều có mục đích ích kỷ, và họ đã cùng nhau làm một hành động có lợi cho cả hai bên. Cả hai đều đạt được mục đích là thỏa mãn ước vọng của mình. Nhưng việc gì sẽ xảy ra cho mối liên hệ này khi hai người không còn có ích cho nhau nữa, thí dụ người thương gia tìm được một cô khác mà ông ta thích hơn, hay người kỹ nữ tìm được một khách giàu có hơn?
So sánh như trên có vẻ quá đáng, nhưng thực sự có bao nhiêu liên hệ nam nữ hiện nay khá hơn trường hợp trên? Thí dụ một đôi thanh niên nam nữ trao đổi tính dục với nhau ngoài hôn nhân chỉ vì muốn thỏa mãn những thèm khát xác thịt của nhau. Như trường hợp mãi dâm, người thanh niên muốn thỏa mãn nhục dục, còn người phụ nữ thay vì muốn tiền thì cũng muốn thỏa mãn nhục dục. Nghĩa là hai người đều muốn dùng thân xác của nhau như đồ vật để thỏa mãn nhục dục của mình. Có những người trao đổi tính dục vì những lý do khác, như tự ty mặc cảm, hoặc tỏ ra là ta đây có thể chiếm đoạt được người khác, hoặc vì sợ mất người yêu nếu không chiều theo ý muốn của tình nhân. Có bao nhiêu cô gái đã mất trinh tiết vì sợ bị bạn trai ruồng bỏ? Có bao nhiêu chàng trai chỉ muốn ngủ chung với gái đẹp để tìm thú vui hay chứng minh sự hào hoa của mình? Tất cả không phải là liên hệ thương yêu thật sự, mà chỉ là lạm dụng lẫn nhau để thỏa mãn xác thịt hay một ước muốn nào khác. Và như thế chẳng khác gì một loại mãi dâm được xã hội và luật pháp công nhận.
Một Hợp Đồng Tính Dục
Có thể nói cách nhẹ nhàng hơn thì đây là một “Hợp Đồng Tính Dục” : Anh có thể dùng em như một vật dụng làm tình. Anh có thể một ngày nào đó ở chung nhà với em, cưới em, và có thể có con với em, nhưng với một điều kiện là em phải luôn luôn làm anh thỏa mãn về tính dục. Nếu em không còn làm anh thỏa mãn nữa, hoặc em làm anh khó chịu nhiều hơn là thỏa mãn thì anh có quyền chấm dứt liên hệ. Em cho anh dùng em như dụng cụ để thỏa mãn tính dục nếu anh cũng làm em thỏa mãn. Hay khi em không đồng ý thì anh không được quyền, và phải có điều kiện này điều kiện kia…. Cả hai có quyền bỏ nhau bất cứ lúc nào nếu họ không còn thấy người kia làm cho mình thú vị nữa. Thường thì trong sự liên hệ này, người đàn ông được gọi là “người sử dụng” còn người phụ nữ được gọi là “kẻ bị lạm dụng”, mặc dù họ có thể dùng chữ “yêu” và “được yêu” làm bình phong. Làm sao có thể có tình yêu chân thật khi không kính trọng nhau, không biết hy sinh cho nhau, và không muốn điều tốt cho nhau, mà chỉ muốn dùng nhau như đồ vật để thỏa mãn nhục dục?
Nếu một cặp vợ chồng trước khi cưới đã có thói quen dùng nhau như dụng cụ để thỏa mãn nhục dục, hay sống với nhau theo một hợp đồng tính dục, thì sau khi cưới cũng sẽ tiếp tục coi nhau như thế. Nếu người chồng coi người vợ như một dụng cụ làm cho anh được thỏa mãn xác thịt, thì người vợ sẽ cảm thấy là mình bị dùng. Nếu người chồng không còn cảm thấy hứng thú với người vợ nữa, hoặc người vợ cảm thấy mình bị dùng nhiều hơn được điều mình muốn, thì cuối cùng họ sẽ ly dị.
Tình Trạng Thiếu Tự Tin, chứ Không Phải Tình Yêu
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ghi nhận rằng các liên hệ vị lợi chỉ đưa đến tình trạng sợ hãi và thiếu tự tin cho một hay cả hai người. Có một dấu hiệu báo động cho một người biết rằng họ đang ở trong một liên hệ vị lợi, là họ sợ bàn về những vấn đề khó khăn với người yêu.
Một lý do mà nhiều cặp, dù đang hẹn hò, đính hôn, hay đã thành hôn, không bao giờ dám đưa những khó khăn ra bàn với nhau, vì tận đáy lòng họ biết rằng quan hệ giữa họ không có một nền tảng vững chắc, mà chỉ là cùng nhau chia sẻ lạc thú hay lợi lộc. Một người sợ rằng khi mà liên hệ giữa họ trở nên thách đố, đòi hỏi, hay khó khăn cho người kia, thì người ấy có thể bỏ đi. Chỉ có một cách duy nhất để bảo vệ sự liên hệ này là che đậy những khó khăn và giả bộ rằng sự thể không tệ như thế. “Cho nên tình yêu như vậy đương nhiên được hiểu là một sự giả vờ đã được vun trồng cẩn thận để che đậy một thực tại phũ phàng: thực tại ích kỷ,và loại ích kỷ tham tàn nhất, là lạm dụng người khác để cho mình được ‘vui sướng tối đa’” (tr. 39).
Đức Thánh Cha cho thấy cách mà những người trong loại liên hệ này đôi khi để cho người khác dùng mình để đạt được điều họ muốn từ liên hệ đó: “Mỗi người chỉ lo cho việc thỏa mãn sự ích kỷ của mình, và đồng thời cũng đồng ý phục vụ sự ích kỷ của người khác, bởi vì việc này có thể tạo dịp cho hai người được thỏa mãn, bao lâu cả hai đều thỏa mãn” (tr. 39). Trong trường hợp này, một người tự hạ xuống thành dụng cụ để cho người kia thỏa mãn ý định ích kỷ của mình. “Nếu tôi coi người khác như phương tiện và dụng cụ trong sự liên hệ với tôi, thì tôi cũng không tránh khỏi việc coi mình như thế. Và ở đây chúng ta làm ngược lại với giới luật yêu thương” (tr. 39).
Thôi Thúc Tính Dục
Tính dục là một trong những lãnh vực chính mà chúng ta có thể vô tình sử dụng người khác. Đức Thánh Cha bàn về bản chất của thôi thúc tính dục như sau:
Thôi thúc tính dục được biểu lộ qua khuynh hướng của con người là tìm người khác phái. Thôi thúc tính dục làm cho một người đàn ông chú ý đến những đặc tính thể lý và tâm lý của một người phụ nữ - thân xác, nữ tính – là những thuộc tính bổ túc cho nam giới nhiều nhất. Còn người phụ nữ thì cũng chú ý đến đặc tính thể lý và tâm lý của một người đàn ông – thân thể và nam tính – là những thuộc tính bổ túc cho nữ giới. Như thế thôi thúc tính dục được coi như là sự hấp dẫn về thể lý hay tình cảm của một người đối với một người khác phái.
Tuy nhiên, thôi thúc tính dục không phải là một sự hấp dẫn về nét đặc biệt về thể lý hay tâm lý của người khác phái cách trừu tượng. Thí dụ một người không phải chỉ bị thu hút bởi một cô gái “tóc dài” hay “tóc đen” cách trừu tượng, mà bị thu hút bởi một người phụ nữ - một người phụ nữ nào đó có tóc dài hay tóc đen. Cũng thế một phụ nữ không phải chỉ bị thu hút bởi nam tính nói chung, mà bởi một người thanh niên đặc biệt nào đó có những nam tính như can đảm, cương quyết, mạnh mẽ, và hào hoa phong nhã.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh điểm này để cho chúng ta thấy rằng thôi thúc tính dục được quy hướng về con người như thế nào. Cho nên thôi thúc tình dục tự nó không phải là điều xấu. Thực ra nó có thể cung cấp một khung cảnh cho tình yêu chân chính nảy nở.
Nói như thế không có nghĩa là đặt thôi thúc tính dục ngang hàng với tính yêu. Tình yêu liên quan đến nhiều điều hơn là chỉ những phản ứng bộc phát thuộc về giác quan hay tình cảm đo những thôi thúc tính dục tạo ra. Tình yêu chân chính đòi hỏi các việc làm của ý chí hướng về những gì tốt đẹp cho người khác. Đức Thánh Cha nói rằng nếu được hướng dẫn bằng một ý thức trách nhiệm lớn lao đối với người khác, thôi thúc tính dục có thể cung cấp “nguyên liệu” làm nảy sinh các hành động yêu thương.
Còn Hơn là Bản Năng của Thú Vật
Cần phải hiểu rằng những thôi thúc tính dục của con người khác với bản năng tính dục của xúc vật. Trong xúc vật, bản năng tính dục chỉ là hành động phản xạ, không tùy thuộc vào những suy nghĩ có ý thức. Thí dụ, một con mèo cái trong khi bị đòi hỏi không nghĩ rằng khi nào là thời gian tốt nhất, chỗ nào thuận tiện nhất, hay trong hoàn cảnh nào nó có thể thỏa mãn tính dục, hoặc con mèo nào có thể là bạn tốt nhất. Con mèo chỉ hành động theo bản năng.
Còn con người không cần phải làm nô lệ cho những đòi hỏi tính dục nổi dậy trong lòng họ. Con người có thể chế ngự thôi thúc tính dục của mình thay vì để cho tính dục chế ngự mình (xem trang 50).
Thí dụ một thanh niên có thể cảm thấy bị thu hút bởi một phụ nữ. Có khi cảm giác này tình cờ xảy ra cho anh mà anh không khởi xướng. Tuy nhiên, sự thu hút này có thể và phải lệ thuộc vào lý trí và ý chí của anh. Dù một người không luôn phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra cho mình cách bộc phát trong phạm vi thu hút về phái tính, nhưng người ấy phải chịu trách nhiệm về những gì mình quyết định làm để đáp lại điều đang sôi sục trong lòng mình (xem trang 46-47).
Yêu Thương hay Sử Dụng?
Hãy nhớ rằng những thôi thúc tính dục làm cho chúng ta chú ý đến những đặc tính thể lý và tâm lý của một người khác phái. Nhưng mục đích cuối cùng của nó là hướng chúng ta đến một người nào đó có những đặc tính ấy, chứ không phải chỉ những đặc tính ấy. Như thế, việc biểu lộ những thôi thúc tính dục làm cho chúng ta phải lựa chọn giữa việc yêu và việc dùng người đó vì những đặc tính của họ.
Thí dụ anh Tài gặp chị Duyên ở sở làm và bị thu hút bởi vẻ đẹp cùng tính tình dễ thương của chị. Anh có thể chọn vượt lên trên cái phản ứng phái tính ban đầu, và anh nhìn thấy nơi chị nhiều đặc tính hơn là chỉ thấy thân hình hay phụ nữ tính của chị. Bằng cách nhìn vượt qua những đặc tính về thể lý và tâm lý, là những gì làm anh vui thích, anh có thể thấy chị như một con người, và đối xử với chị bằng một tình yêu vị tha.
Ngược lại, anh cũng có thể cảm thấy bị thu hút về phái tính và chọn chỉ để ý đến những đặc tính về thể lý và tâm lý là những đặc tính làm anh vui thích. Khi chỉ để ý đến vẻ hấp dẫn và dễ thương của chị cùng những thú vui mà anh nhận được khi gần gũi hay nghĩ đến chị, thì anh khó lòng mà thật tình yêu thương chị như một người. Anh có thể đối xử tử tế hay thân mật với chị bao lâu anh còn tìm được một niềm vui nào đó nơi chị. Kết cuộc là anh chỉ dùng chị như là nguồn lạc thú cho anh mà thôi..
Đức Thánh Cha cho rằng nếu mối tình của hai người nam nữ vẫn cứ nằm lỳ ở mức độ của những phản ứng phái tính ban đầu do thôi thúc tính dục tạo nên, thì mối tình này không phát triển thành một sự hiệp thông thật sự giữa hai người. “Như thế, thôi thúc tính dục trong một người theo lẽ tự nhiên luôn luôn hướng về người khác mà không tránh được. Nếu nó chỉ hướng về những đặc tính tính dục thì phải coi nó là một thôi thúc nghèo nàn và đê tiện” (tr. 49).
Đây là điểm quan trọng đối với chúng ta trong việc giao thiệp hằng ngày với những người khác phái. Theo nguyên tắc nhân vị, ĐTC nhắc nhở chúng ta phải rất thận trọng để tránh việc đối xử với người khác như dụng cụ cung cấp thú vui về xác dục hay tình cảm cho mình. Chúng ta phải tự hỏi rằng: Chúng ta phải làm gì khi cảm thấy những hấp dẫn tính dục với một người khác phái nào đó đang sôi sục trong lòng? Một người đàn ông phải chọn làm gì khi thấy vẻ đẹp thể lý của một phụ nữ? Một người phụ nữ phải chọn làm gì khi thấy mình bị hấp dẫn bởi một người đàn ông? Trong những giây phút như thế, chúng ta có thể chọn chú tâm đến những vui thú mình nhận được từ thân xác hay cá tính của đối tượng, và coi đối tượng như một dụng cụ để thưởng thức, và như thế chúng ta đi theo chủ nghĩa vị lợi. Hay chúng ta chọn vun trồng một tình yêu chân thành với người ấy bằng cách chú ý đến toàn diện con người của người ấy. Qua việc có một cái nhìn vào con người thật sự, vượt trên những đặc tính thể lý và tâm lý, chúng ta mở cửa cho việc ước muốn điều tốt cho người kia như trong một tình bạn đoan chính và làm những hành động tử tế thật sự vô vị lợi, là những hành động không tùy thuộc vào việc người ấy làm cho mình vui thích nhiều hay ít trong liên hệ ấy.
Kết Luận
Trong mọi liên hệ phái tính, con người khác thú vật ở chỗ là chúng ta có thể lựa chọn và hướng dẫn thôi thúc tính dục của mình. Chúng ta có thể chọn yêu thương một người hoặc chỉ dùng người đó như một dụng cụ để thỏa mãn xác dục. Và chúng ta phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta rằng việc giao tiếp với những người khác phái đòi hỏi chúng ta phải có tinh thần trách nhiệm cao. “Chính vì lý do này mà những biểu lộ của thôi thúc tính dục trong một người cần phải được định giá trên bình diện tình yêu, và mọi hành động phát sinh từ đó tạo thành một dây xích trách nhiệm, một trách nhiệm yêu thương” (trang 50).
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Viết phỏng theo bài “Love and Responsibility: Beyond the Sexual Urge” của Edward P. Sri, Lay Witness Magazine, March/April 2005
Có nhiều người lý luận rằng, vì yêu nhau, hai người có thể ăn ở với nhau như vợ chồng trước khi đi đến hôn nhân, và có thể dùng thân xác của nhau để làm cho nhau vui thỏa. Họ cho rằng làm như thế là chính đáng và cần thiết, vì đây là cách họ diễn tả tình yêu, đồng thời cũng để thử nhau xem có hợp hay không. Họ lý luận rằng cả hai người đều trưởng thành, tự ý thỏa thuận với nhau, và cùng có lợi, mà cũng chẳng làm hại gì đến ai. Vậy thì tại sao làm như thế lại sai?
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chỉ cho chúng ta thấy hậu quả của những quan hệ ấy: “Đến giây phút mà họ không còn thấy thích hợp với nhau, và không còn có lợi cho nhau, thì họ không còn gì để hòa hợp nữa. Không còn tình yêu nữa trong cả hai người hoặc giữa họ…” (tr. 39). Vì liên hệ kiểu này tùy thuộc vào việc người kia có làm được gì cho tôi, và như thế tôi không coi người kia như một “con người” mà chỉ như một dụng cụ. Bao lâu người ấy còn thỏa mãn được tôi thì tôi yêu người ấy. Nếu chúng tôi không còn làm cho nhau thỏa mãn được nữa thì “anh đi đường anh, tôi đi đường tôi; tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi”. Đức Thánh Cha so sánh việc trao đổi tính dục này với việc dùng người khác trong mãi dâm.
Giống Như Mãi Dâm
Thí dụ một thương gia có liên hệ tính dục với một cô kỹ nữ mỗi tuần một vài lần. Thương gia này muốn thỏa mãn nhục dục mà cô này có thể cung cấp cho ông, còn cô kỹ nữ thì muốn có tiền mà ông có thể cung cấp cho cô. Cả hai đều có mục đích ích kỷ, và họ đã cùng nhau làm một hành động có lợi cho cả hai bên. Cả hai đều đạt được mục đích là thỏa mãn ước vọng của mình. Nhưng việc gì sẽ xảy ra cho mối liên hệ này khi hai người không còn có ích cho nhau nữa, thí dụ người thương gia tìm được một cô khác mà ông ta thích hơn, hay người kỹ nữ tìm được một khách giàu có hơn?
So sánh như trên có vẻ quá đáng, nhưng thực sự có bao nhiêu liên hệ nam nữ hiện nay khá hơn trường hợp trên? Thí dụ một đôi thanh niên nam nữ trao đổi tính dục với nhau ngoài hôn nhân chỉ vì muốn thỏa mãn những thèm khát xác thịt của nhau. Như trường hợp mãi dâm, người thanh niên muốn thỏa mãn nhục dục, còn người phụ nữ thay vì muốn tiền thì cũng muốn thỏa mãn nhục dục. Nghĩa là hai người đều muốn dùng thân xác của nhau như đồ vật để thỏa mãn nhục dục của mình. Có những người trao đổi tính dục vì những lý do khác, như tự ty mặc cảm, hoặc tỏ ra là ta đây có thể chiếm đoạt được người khác, hoặc vì sợ mất người yêu nếu không chiều theo ý muốn của tình nhân. Có bao nhiêu cô gái đã mất trinh tiết vì sợ bị bạn trai ruồng bỏ? Có bao nhiêu chàng trai chỉ muốn ngủ chung với gái đẹp để tìm thú vui hay chứng minh sự hào hoa của mình? Tất cả không phải là liên hệ thương yêu thật sự, mà chỉ là lạm dụng lẫn nhau để thỏa mãn xác thịt hay một ước muốn nào khác. Và như thế chẳng khác gì một loại mãi dâm được xã hội và luật pháp công nhận.
Một Hợp Đồng Tính Dục
Có thể nói cách nhẹ nhàng hơn thì đây là một “Hợp Đồng Tính Dục” : Anh có thể dùng em như một vật dụng làm tình. Anh có thể một ngày nào đó ở chung nhà với em, cưới em, và có thể có con với em, nhưng với một điều kiện là em phải luôn luôn làm anh thỏa mãn về tính dục. Nếu em không còn làm anh thỏa mãn nữa, hoặc em làm anh khó chịu nhiều hơn là thỏa mãn thì anh có quyền chấm dứt liên hệ. Em cho anh dùng em như dụng cụ để thỏa mãn tính dục nếu anh cũng làm em thỏa mãn. Hay khi em không đồng ý thì anh không được quyền, và phải có điều kiện này điều kiện kia…. Cả hai có quyền bỏ nhau bất cứ lúc nào nếu họ không còn thấy người kia làm cho mình thú vị nữa. Thường thì trong sự liên hệ này, người đàn ông được gọi là “người sử dụng” còn người phụ nữ được gọi là “kẻ bị lạm dụng”, mặc dù họ có thể dùng chữ “yêu” và “được yêu” làm bình phong. Làm sao có thể có tình yêu chân thật khi không kính trọng nhau, không biết hy sinh cho nhau, và không muốn điều tốt cho nhau, mà chỉ muốn dùng nhau như đồ vật để thỏa mãn nhục dục?
Nếu một cặp vợ chồng trước khi cưới đã có thói quen dùng nhau như dụng cụ để thỏa mãn nhục dục, hay sống với nhau theo một hợp đồng tính dục, thì sau khi cưới cũng sẽ tiếp tục coi nhau như thế. Nếu người chồng coi người vợ như một dụng cụ làm cho anh được thỏa mãn xác thịt, thì người vợ sẽ cảm thấy là mình bị dùng. Nếu người chồng không còn cảm thấy hứng thú với người vợ nữa, hoặc người vợ cảm thấy mình bị dùng nhiều hơn được điều mình muốn, thì cuối cùng họ sẽ ly dị.
Tình Trạng Thiếu Tự Tin, chứ Không Phải Tình Yêu
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ghi nhận rằng các liên hệ vị lợi chỉ đưa đến tình trạng sợ hãi và thiếu tự tin cho một hay cả hai người. Có một dấu hiệu báo động cho một người biết rằng họ đang ở trong một liên hệ vị lợi, là họ sợ bàn về những vấn đề khó khăn với người yêu.
Một lý do mà nhiều cặp, dù đang hẹn hò, đính hôn, hay đã thành hôn, không bao giờ dám đưa những khó khăn ra bàn với nhau, vì tận đáy lòng họ biết rằng quan hệ giữa họ không có một nền tảng vững chắc, mà chỉ là cùng nhau chia sẻ lạc thú hay lợi lộc. Một người sợ rằng khi mà liên hệ giữa họ trở nên thách đố, đòi hỏi, hay khó khăn cho người kia, thì người ấy có thể bỏ đi. Chỉ có một cách duy nhất để bảo vệ sự liên hệ này là che đậy những khó khăn và giả bộ rằng sự thể không tệ như thế. “Cho nên tình yêu như vậy đương nhiên được hiểu là một sự giả vờ đã được vun trồng cẩn thận để che đậy một thực tại phũ phàng: thực tại ích kỷ,và loại ích kỷ tham tàn nhất, là lạm dụng người khác để cho mình được ‘vui sướng tối đa’” (tr. 39).
Đức Thánh Cha cho thấy cách mà những người trong loại liên hệ này đôi khi để cho người khác dùng mình để đạt được điều họ muốn từ liên hệ đó: “Mỗi người chỉ lo cho việc thỏa mãn sự ích kỷ của mình, và đồng thời cũng đồng ý phục vụ sự ích kỷ của người khác, bởi vì việc này có thể tạo dịp cho hai người được thỏa mãn, bao lâu cả hai đều thỏa mãn” (tr. 39). Trong trường hợp này, một người tự hạ xuống thành dụng cụ để cho người kia thỏa mãn ý định ích kỷ của mình. “Nếu tôi coi người khác như phương tiện và dụng cụ trong sự liên hệ với tôi, thì tôi cũng không tránh khỏi việc coi mình như thế. Và ở đây chúng ta làm ngược lại với giới luật yêu thương” (tr. 39).
Thôi Thúc Tính Dục
Tính dục là một trong những lãnh vực chính mà chúng ta có thể vô tình sử dụng người khác. Đức Thánh Cha bàn về bản chất của thôi thúc tính dục như sau:
Thôi thúc tính dục được biểu lộ qua khuynh hướng của con người là tìm người khác phái. Thôi thúc tính dục làm cho một người đàn ông chú ý đến những đặc tính thể lý và tâm lý của một người phụ nữ - thân xác, nữ tính – là những thuộc tính bổ túc cho nam giới nhiều nhất. Còn người phụ nữ thì cũng chú ý đến đặc tính thể lý và tâm lý của một người đàn ông – thân thể và nam tính – là những thuộc tính bổ túc cho nữ giới. Như thế thôi thúc tính dục được coi như là sự hấp dẫn về thể lý hay tình cảm của một người đối với một người khác phái.
Tuy nhiên, thôi thúc tính dục không phải là một sự hấp dẫn về nét đặc biệt về thể lý hay tâm lý của người khác phái cách trừu tượng. Thí dụ một người không phải chỉ bị thu hút bởi một cô gái “tóc dài” hay “tóc đen” cách trừu tượng, mà bị thu hút bởi một người phụ nữ - một người phụ nữ nào đó có tóc dài hay tóc đen. Cũng thế một phụ nữ không phải chỉ bị thu hút bởi nam tính nói chung, mà bởi một người thanh niên đặc biệt nào đó có những nam tính như can đảm, cương quyết, mạnh mẽ, và hào hoa phong nhã.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh điểm này để cho chúng ta thấy rằng thôi thúc tính dục được quy hướng về con người như thế nào. Cho nên thôi thúc tình dục tự nó không phải là điều xấu. Thực ra nó có thể cung cấp một khung cảnh cho tình yêu chân chính nảy nở.
Nói như thế không có nghĩa là đặt thôi thúc tính dục ngang hàng với tính yêu. Tình yêu liên quan đến nhiều điều hơn là chỉ những phản ứng bộc phát thuộc về giác quan hay tình cảm đo những thôi thúc tính dục tạo ra. Tình yêu chân chính đòi hỏi các việc làm của ý chí hướng về những gì tốt đẹp cho người khác. Đức Thánh Cha nói rằng nếu được hướng dẫn bằng một ý thức trách nhiệm lớn lao đối với người khác, thôi thúc tính dục có thể cung cấp “nguyên liệu” làm nảy sinh các hành động yêu thương.
Còn Hơn là Bản Năng của Thú Vật
Cần phải hiểu rằng những thôi thúc tính dục của con người khác với bản năng tính dục của xúc vật. Trong xúc vật, bản năng tính dục chỉ là hành động phản xạ, không tùy thuộc vào những suy nghĩ có ý thức. Thí dụ, một con mèo cái trong khi bị đòi hỏi không nghĩ rằng khi nào là thời gian tốt nhất, chỗ nào thuận tiện nhất, hay trong hoàn cảnh nào nó có thể thỏa mãn tính dục, hoặc con mèo nào có thể là bạn tốt nhất. Con mèo chỉ hành động theo bản năng.
Còn con người không cần phải làm nô lệ cho những đòi hỏi tính dục nổi dậy trong lòng họ. Con người có thể chế ngự thôi thúc tính dục của mình thay vì để cho tính dục chế ngự mình (xem trang 50).
Thí dụ một thanh niên có thể cảm thấy bị thu hút bởi một phụ nữ. Có khi cảm giác này tình cờ xảy ra cho anh mà anh không khởi xướng. Tuy nhiên, sự thu hút này có thể và phải lệ thuộc vào lý trí và ý chí của anh. Dù một người không luôn phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra cho mình cách bộc phát trong phạm vi thu hút về phái tính, nhưng người ấy phải chịu trách nhiệm về những gì mình quyết định làm để đáp lại điều đang sôi sục trong lòng mình (xem trang 46-47).
Yêu Thương hay Sử Dụng?
Hãy nhớ rằng những thôi thúc tính dục làm cho chúng ta chú ý đến những đặc tính thể lý và tâm lý của một người khác phái. Nhưng mục đích cuối cùng của nó là hướng chúng ta đến một người nào đó có những đặc tính ấy, chứ không phải chỉ những đặc tính ấy. Như thế, việc biểu lộ những thôi thúc tính dục làm cho chúng ta phải lựa chọn giữa việc yêu và việc dùng người đó vì những đặc tính của họ.
Thí dụ anh Tài gặp chị Duyên ở sở làm và bị thu hút bởi vẻ đẹp cùng tính tình dễ thương của chị. Anh có thể chọn vượt lên trên cái phản ứng phái tính ban đầu, và anh nhìn thấy nơi chị nhiều đặc tính hơn là chỉ thấy thân hình hay phụ nữ tính của chị. Bằng cách nhìn vượt qua những đặc tính về thể lý và tâm lý, là những gì làm anh vui thích, anh có thể thấy chị như một con người, và đối xử với chị bằng một tình yêu vị tha.
Ngược lại, anh cũng có thể cảm thấy bị thu hút về phái tính và chọn chỉ để ý đến những đặc tính về thể lý và tâm lý là những đặc tính làm anh vui thích. Khi chỉ để ý đến vẻ hấp dẫn và dễ thương của chị cùng những thú vui mà anh nhận được khi gần gũi hay nghĩ đến chị, thì anh khó lòng mà thật tình yêu thương chị như một người. Anh có thể đối xử tử tế hay thân mật với chị bao lâu anh còn tìm được một niềm vui nào đó nơi chị. Kết cuộc là anh chỉ dùng chị như là nguồn lạc thú cho anh mà thôi..
Đức Thánh Cha cho rằng nếu mối tình của hai người nam nữ vẫn cứ nằm lỳ ở mức độ của những phản ứng phái tính ban đầu do thôi thúc tính dục tạo nên, thì mối tình này không phát triển thành một sự hiệp thông thật sự giữa hai người. “Như thế, thôi thúc tính dục trong một người theo lẽ tự nhiên luôn luôn hướng về người khác mà không tránh được. Nếu nó chỉ hướng về những đặc tính tính dục thì phải coi nó là một thôi thúc nghèo nàn và đê tiện” (tr. 49).
Đây là điểm quan trọng đối với chúng ta trong việc giao thiệp hằng ngày với những người khác phái. Theo nguyên tắc nhân vị, ĐTC nhắc nhở chúng ta phải rất thận trọng để tránh việc đối xử với người khác như dụng cụ cung cấp thú vui về xác dục hay tình cảm cho mình. Chúng ta phải tự hỏi rằng: Chúng ta phải làm gì khi cảm thấy những hấp dẫn tính dục với một người khác phái nào đó đang sôi sục trong lòng? Một người đàn ông phải chọn làm gì khi thấy vẻ đẹp thể lý của một phụ nữ? Một người phụ nữ phải chọn làm gì khi thấy mình bị hấp dẫn bởi một người đàn ông? Trong những giây phút như thế, chúng ta có thể chọn chú tâm đến những vui thú mình nhận được từ thân xác hay cá tính của đối tượng, và coi đối tượng như một dụng cụ để thưởng thức, và như thế chúng ta đi theo chủ nghĩa vị lợi. Hay chúng ta chọn vun trồng một tình yêu chân thành với người ấy bằng cách chú ý đến toàn diện con người của người ấy. Qua việc có một cái nhìn vào con người thật sự, vượt trên những đặc tính thể lý và tâm lý, chúng ta mở cửa cho việc ước muốn điều tốt cho người kia như trong một tình bạn đoan chính và làm những hành động tử tế thật sự vô vị lợi, là những hành động không tùy thuộc vào việc người ấy làm cho mình vui thích nhiều hay ít trong liên hệ ấy.
Kết Luận
Trong mọi liên hệ phái tính, con người khác thú vật ở chỗ là chúng ta có thể lựa chọn và hướng dẫn thôi thúc tính dục của mình. Chúng ta có thể chọn yêu thương một người hoặc chỉ dùng người đó như một dụng cụ để thỏa mãn xác dục. Và chúng ta phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta rằng việc giao tiếp với những người khác phái đòi hỏi chúng ta phải có tinh thần trách nhiệm cao. “Chính vì lý do này mà những biểu lộ của thôi thúc tính dục trong một người cần phải được định giá trên bình diện tình yêu, và mọi hành động phát sinh từ đó tạo thành một dây xích trách nhiệm, một trách nhiệm yêu thương” (trang 50).
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Viết phỏng theo bài “Love and Responsibility: Beyond the Sexual Urge” của Edward P. Sri, Lay Witness Magazine, March/April 2005