THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU
(CHÚA NHẬT VI, MÙA PHỤC SINH, NĂM B)
Chúng ta có nhiều tên để xưng với “Thiên Chúa”: Thông thường chúng ta gọi Ngài là “Trời” hay “Thượng Đế” (Vua trên hết các vua; các vua trần gian được gọi là “Thiên Tử” “Con của Trời” ), Hoàng Thiên (Hoàng Thiên hữu nhãn, Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân!), Đấng Tạo Hóa (vì Ngài dựng nên con người và muôn loài thụ tạo).
Trong Bài Đọc II (Gioan 4: 7-10) trong Thánh Lễ hôm nay, Thánh Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Thiên Chúa chính là Tình Yêu. Bản tính Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình Yêu đời đời. Tình Yêu duy nhất trong Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.”
Thiên Chúa Tình Yêu đã tạo dựng “Con người giống hình ảnh Chúa” (Khởi Nguyên 1: 27), đã tạo nên vũ trụ và muôn loài cho con người (Gioan 1: 1-3), và đã trở nên chính con người và ở giữa chúng ta (Gioan 1: 14) để sống và rao giảng Phúc Âm Tình Yêu cho con người, đã chịu mọi khổ đau, chịu chết để cứu chuộc con người.
Trong Bài Phúc Âm hôm nay (Gioan 15: 9-17), Chúa Giêsu bảo chúng ta: “Chúng con yêu thương nhau như chính Cha đã yêu thương chúng con!”
Nhưng yêu thương không phải ‘chỉ bằng lời nói, nhưng bằng chính việc làm’ (1Gioan 3:18). Khi chúng ta được chịu Phép Thánh Tẩy và được đầy tràn Chúa Thánh Thần ( Bài Đọc I Thánh Lễ hôm nay: Cv. 10: 25-26, 34-35, 44-48), chúng ta trở nên con cái Chúa, bạn hữu của Chúa, và ‘là dòng dõi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Chúa, để loan báo các kỳ công của Chúa…’(1 Phêrô 2: 9).
Như vậy, là các ‘tín hữu’, ‘Kitô hữu’, chúng ta có bổn phận thánh hóa bản thân và rao giảng Tình Yêu Chúa cho mọi người, để mọi người nhận biết Chúa và thờ phượng Chúa. Chúng ta phải đem Tình yêu Chúa và Đức tin vào thực hành trong việc phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khó (Giacôbê, chương 2): “Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết!” “Yêu thương là phục vụ!” “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống cho người khác.” (Gioan 15: 13). Chính do “Tình Yêu Thiên Chúa thúc đẩy” (2 Corinto 5,14) mà có nhiều người đã hy sinh cả cuộc đời để trở nên các Linh Mục, Tu sĩ, Giáo dân đi khắp nơi trên thế giới loan truyền Tình Yêu Chúa bằng những công tác xã hội, y tế, văn hóa để phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, những người bị xã hội bỏ rơi.
Mỗi khi bắt đầu một ngày mới, hay khởi đầu một công việc đạo đức, chúng ta thường đọc hay hát Kinh Chúa Thánh Thần để xin Chúa Thánh Thần “xuống tràn ngập lòng chúng ta…, đốt lửa kính mến Chúa trong lòng chúng ta …, yên ủi chúng ta làm những việc lành…” Chúng ta hãy đọc hay hát với tất cả tâm hồn chúng ta, tha thiết xin Thánh Thần Tình Yêu thánh hóa chúng ta, soi sáng cho chúng ta biết yêu thương, tha thứ, và phục vụ mọi người trong Tình Yêu Chúa. Khi chúng ta biết yêu thương và ‘phục vụ Chúa trong mọi người’ (Kinh Hòa Bình), chúng ta sẽ xây dựng được những gia đình sống hạnh phúc trong hòa hợp yêu thương giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái; chúng ta sẽ góp phần vào việc xây dựng hòa bình và yêu thương trên thế giới: giữa các chủng tộc, các tôn giáo, các dị biệt khác nhau do hoàn cảnh sinh sống. Vì “Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời. Đâu có lòng từ bi, ở đấy có ân sủng Người. Đâu có tình bác ái, thì Chúa chúc lành không ngơi. Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy chứa chan niềm vui… (“Đâu Có Tình Yêu Thương”, Vinh Hạnh).
(CHÚA NHẬT VI, MÙA PHỤC SINH, NĂM B)
Chúng ta có nhiều tên để xưng với “Thiên Chúa”: Thông thường chúng ta gọi Ngài là “Trời” hay “Thượng Đế” (Vua trên hết các vua; các vua trần gian được gọi là “Thiên Tử” “Con của Trời” ), Hoàng Thiên (Hoàng Thiên hữu nhãn, Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân!), Đấng Tạo Hóa (vì Ngài dựng nên con người và muôn loài thụ tạo).
Trong Bài Đọc II (Gioan 4: 7-10) trong Thánh Lễ hôm nay, Thánh Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Thiên Chúa chính là Tình Yêu. Bản tính Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình Yêu đời đời. Tình Yêu duy nhất trong Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.”
Thiên Chúa Tình Yêu đã tạo dựng “Con người giống hình ảnh Chúa” (Khởi Nguyên 1: 27), đã tạo nên vũ trụ và muôn loài cho con người (Gioan 1: 1-3), và đã trở nên chính con người và ở giữa chúng ta (Gioan 1: 14) để sống và rao giảng Phúc Âm Tình Yêu cho con người, đã chịu mọi khổ đau, chịu chết để cứu chuộc con người.
Trong Bài Phúc Âm hôm nay (Gioan 15: 9-17), Chúa Giêsu bảo chúng ta: “Chúng con yêu thương nhau như chính Cha đã yêu thương chúng con!”
Nhưng yêu thương không phải ‘chỉ bằng lời nói, nhưng bằng chính việc làm’ (1Gioan 3:18). Khi chúng ta được chịu Phép Thánh Tẩy và được đầy tràn Chúa Thánh Thần ( Bài Đọc I Thánh Lễ hôm nay: Cv. 10: 25-26, 34-35, 44-48), chúng ta trở nên con cái Chúa, bạn hữu của Chúa, và ‘là dòng dõi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Chúa, để loan báo các kỳ công của Chúa…’(1 Phêrô 2: 9).
Như vậy, là các ‘tín hữu’, ‘Kitô hữu’, chúng ta có bổn phận thánh hóa bản thân và rao giảng Tình Yêu Chúa cho mọi người, để mọi người nhận biết Chúa và thờ phượng Chúa. Chúng ta phải đem Tình yêu Chúa và Đức tin vào thực hành trong việc phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khó (Giacôbê, chương 2): “Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết!” “Yêu thương là phục vụ!” “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống cho người khác.” (Gioan 15: 13). Chính do “Tình Yêu Thiên Chúa thúc đẩy” (2 Corinto 5,14) mà có nhiều người đã hy sinh cả cuộc đời để trở nên các Linh Mục, Tu sĩ, Giáo dân đi khắp nơi trên thế giới loan truyền Tình Yêu Chúa bằng những công tác xã hội, y tế, văn hóa để phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, những người bị xã hội bỏ rơi.
Mỗi khi bắt đầu một ngày mới, hay khởi đầu một công việc đạo đức, chúng ta thường đọc hay hát Kinh Chúa Thánh Thần để xin Chúa Thánh Thần “xuống tràn ngập lòng chúng ta…, đốt lửa kính mến Chúa trong lòng chúng ta …, yên ủi chúng ta làm những việc lành…” Chúng ta hãy đọc hay hát với tất cả tâm hồn chúng ta, tha thiết xin Thánh Thần Tình Yêu thánh hóa chúng ta, soi sáng cho chúng ta biết yêu thương, tha thứ, và phục vụ mọi người trong Tình Yêu Chúa. Khi chúng ta biết yêu thương và ‘phục vụ Chúa trong mọi người’ (Kinh Hòa Bình), chúng ta sẽ xây dựng được những gia đình sống hạnh phúc trong hòa hợp yêu thương giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái; chúng ta sẽ góp phần vào việc xây dựng hòa bình và yêu thương trên thế giới: giữa các chủng tộc, các tôn giáo, các dị biệt khác nhau do hoàn cảnh sinh sống. Vì “Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời. Đâu có lòng từ bi, ở đấy có ân sủng Người. Đâu có tình bác ái, thì Chúa chúc lành không ngơi. Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy chứa chan niềm vui… (“Đâu Có Tình Yêu Thương”, Vinh Hạnh).