WASHINGTON (CNS) - Biên tập viên Jon Meacham thuộc tạp chí Newsweek đã cho rằng “nước Mỹ Kitô giáo” đang trong tình trạng “suy thoái và sụp đổ.” Đây là một bài mà chủ đề được nêu ngay ngoài trang bìa số báo ra ngày 13 tháng 4 và được rất nhiều người nói tới.
Thế thì chuyện đó thực hư ra sao còn tùy thuộc vào cách thức người ta định nghĩa tỉ mỉ thế nào “nước Mỹ Kitô giáo” cũng như định nghĩa thế nào là “suy thoái và sụp đổ.”
Ông Meacham chỉ vào một điều khám phá thấy trong Cuộc thăm dò về việc Theo đạo tại Hoa kỳ (American Religious Identification Survey) công bố hồi tháng 3 năm nay, cho biết rằng tỷ lệ số người Mỹ tự cho là không theo tôn giáo nào đã gần như gấp đôi: từ 8.2% năm 1990 tăng lên thành 15% vào năm 2008. Ông dám chắc rằng người theo Kitô giáo nay không còn là “một sức mạnh trong nền chính trị và văn hóa Hoa kỳ hơn bất cứ thời kỳ nào khác trong ký ức gần đây.”
Một số người nói rằng đó là lý do tại sao đảng Cộng hòa, đã từ lâu là một đồng minh tự nhiên của cánh hữu Kitô giáo, đã mất cả Thượng và Hạ viện trong cuộc bầu cử năm 2006. Con số thành viên Quốc hội của họ còn co cụm lại nhiều hơn nữa trong những cuộc bầu cử năm 2008 khi ứng viên đảng Cộng hoà tranh cử chức vụ tổng thống là Thượng nghị sĩ John McCain bang Arizona bị thảm bại trước Barack Obama cả về số phiếu phổ thông lẫn phiếu của cử tri đoàn.
Những người khác nêu lên trường hợp James Dobson, một trong những người ủng hộ không nao núng một nghị trình chính trị Kitô giáo, và quyết định của ông bước xuống khỏi vai trò đứng đầu Focus on the Family (Lấy Gia đình làm Trọng điểm), một tổ chức ông thành lập tại Colorado. Tuy nhiên, Dobson đã phản bác lại tin tức của giới truyền thông loan rằng ông đã đầu hàng trong các “cuộc chiến đấu về văn hóa”, ông khẳng định rằng không hề “rút lui khỏi khu vực công cộng.”
Một số nhà quan sát cho rằng vụ tai tiếng gây ra do chuyện lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ nổ ra năm 2002 đã làm thiệt hại cho uy thế luân lý của giáo hội, và đã có lúc làm yếu đi ảnh hưởng của uy thế đó trên chính sách.
Trong bài giảng hôm thánh lễ nhậm chức ngày 15 tháng 4 mới rồi, tân tổng giám mục New york là Timothy M. Dolan, đã ám chỉ đến sự thách đố những nhà lãnh đạo giáo hội có thể phải đối đầu để truyền đạt được các sứ điệp của mình: Với “những thiếu thốn, những cắt giảm, người ta bực dọc với giáo hội hoặc ngay cả bỏ giáo hội mà đi, và chúng ta dường như không còn khả năng làm cho thông điệp của Tin Mừng đáng còn tin cậy nữa. Chúng ta chả có lúc giống như hai môn đệ chán nản trên đường đi tới Emmaus đó sao?”
Nhưng những con số trong cuộc thăm dò, giống như những con số ông Meacham trưng dẫn, có thể được diễn dịch để đem ra đo lường mức hiệu quả trong nghị trình chính sách công cộng của bất cứ một tổ chức tôn giáo nào chăng?
“Tôi không chắc chắn điều đó. Càng lúc càng khó mà nói được, chẳng hạn, là có cái gọi là số phiếu Công giáo.” Đó là ý kiến của bà Mary Gautier, một chuyên gia nghiên cứu thâm niên tại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Tông đồ giáo dân (Center for Applied Research in the Apostolate, gọi tắt là CARA) tại trường đại học Georgetown ở Washington.
Lời Christel Manning, một giáo sư xã hội học tại trường Đại học Thánh tâm ở Fairfield, Connecticut: “Một khối bảo thủ đáng tin cậy – có lẽ đang thay đổi.”
Bà Manning nói: Cuộc nghiên cứu thực hiện năm 2002 cho biết rằng “cánh hữu tôn giáo đã rất thành công khi liên kết Kitô giáo với chủ nghĩa bảo thủ đến nỗi một số Kitô hữu đã không còn liên kết nữa. Thay vì tự xưng là tín hữu Kitô giáo, họ muốn không có sự liên kết với tôn giáo nào hết.”
Bà nói tiếp: “Đã có một số những cuộc nghiên cứu cho thấy rằng giới trẻ theo đạo Tin lành Evangelical đang không mấy quan tâm đến các vấn đề mà cái gọi là cánh hữu tôn giáo đã quan tâm trong quá khứ.”
“Người trẻ theo đạo Evangelical quan tâm hơn đến việc cứu lấy hành tinh…khoan dung hơn về vấn đề đồng tính luyến ái. Thế hệ trẻ người Evangelical coi một mức độ nào đó về bình đẳng giới tính là điều tự nhiên, không cần phải quan tâm. Điều đó có thể dẫn người ta đến chỗ tin rằng thế hệ trẻ người Evangelical cấp tiến hơn thế hệ già nua.”
Việc tự định nghĩa thế nào là Kitô giáo cũng là chuyện dễ đổi thay. Bà Manning cũng viện dẫn những cuộc nghiên cứu do tác giả Christian Smith thực hiện và nói: “Mặc dầu nhiều người tự cho mình là Kitô hữu, nhưng nhiều người trong số đó lại không biết nhiều về tôn giáo của mình.”
“Khi bạn hỏi họ về các giáo lý đặc thù của tôn giáo họ, quả thực họ không trả lời được… Việc họ hiểu biết Thiên Chúa là ai… ý niệm coi Thiên Chúa như là một người tốt lành, như một người ở cao trên kia, yêu thương bạn và săn sóc cho bạn, sẽ nuôi bạn ăn nhưng không đòi hỏi nhiều nơi bạn” đã được Smith mô tả như là “chủ nghĩa thần luận trị liệu về luân lý (moral therapeutic deism)”. Một thứ hệ thống tín ngưỡng như thế có tạo thành Kitô giáo chân chính hay không?”
Một cuộc thăm dò của trường đại học Princeton theo sự ủy nhiệm của báo Newsweek cho biết có những khoảng cách rộng lớn về suy tư giữa những người theo đạo Tin lành Evangelical với người Công giáo, là trọng tâm phần lớn bài viết của ông Meacham.
Người Công giáo gần gũi hơn với các đối tác theo đạo Tin lành không thuộc phái Evangelical, trong việc tuyên bố rằng tôn giáo là điều rất quan trọng đối với cuộc sống của họ: 55% số người Công giáo và 54% số người Tin lành không thuộc phái Evangelical, so với 89% số người Tin lành Evangelical. Tỷ lệ chung nơi toàn bộ người Kitô giáo là 67%. Thực ra, số người Công giáo nói rằng tôn giáo là rất quan trọng đều thấp hơn nơi cả người theo đảng Cộng hòa (66%) lẫn người theo đảng Dân chủ (60%).
Khi được hỏi là yếu tố tôn giáo chi phối việc tham gia đảng phái chính trị như thế nào, đa số người Công giáo (46%) nói rằng không có ảnh hưởng nào hết; còn 48% người Tin lành Evangelical nói rằng tôn giáo là một ảnh hưởng lớn.
Tỷ lệ số người Công giáo theo đảng Dân chủ hơn theo đảng Cộng hòa cao hơn các nhóm Kitô giáo khác: 50% so với 17%. Trong tổng số tất cả người theo Kitô giáo, có 25 % theo đảng Cộng hòa, 40% theo đảng Dân chủ.
Ngay cả người Tin lành Evangelical cũng ưa chuộng đảng Dân chủ (35%) hơn đảng Cộng hoà (33%). Còn người Tin lành không theo phái Evangelical, thì tỷ lệ này là 39% và 22%.
Lời bà Gautier: “Theo cuộc nghiên cứu khung cảnh tôn giáo của Pew khoảng một năm trước đây và những cuộc nghiên cứu tương tự, thì người Công giáo có khuynh hướng vẫn theo Công giáo, vẫn tự mô tả mình là người Công giáo, hơn hết các nhóm khác. Họ có khuynh hướng vẫn ở lại trong giáo hội Công giáo hơn người Presbyterian ở lại trong giáo hội Presbyterian, hơn người Lutheran ở lại trong giáo hội Lutheran, v.v.”
Đồng nghiệp của bà, ông Mark Gray, phụ trách những cuộc thăm dò bằng điện thoại của tổ chức CARA (Center for Applied Research in the Apostolate) nói rằng mức độ thường xuyên tham dự các phụng vụ nơi thánh đường mới là thước đo rõ rệt hơn việc tự nhận theo chi phái tôn giáo nào. Và kể từ năm 2000 khi CARA khởi đầu thăm dò về vấn đề này đến nay, tỷ lệ người Công giáo tham dự thánh lễ hàng tuần vẫn giữ mức ổn định – điều đó có nghĩa là con số này đã gia tăng theo với đà gia tăng dân số Công giáo Hoa kỳ.
Ông Gray nói: “Chúng ta là những kẻ ngoại lệ. Chúng ta là những người đặc biệt, khi nhìn vào những nước khác trong thế giới dân chủ đã kỹ nghệ hóa… ta hơn bất cứ quốc gia tương tự nào” xét về khía cạnh tôn giáo. Như trở lại với những nhận xét về nền dân chủ Hoa kỳ của ông (Alexis) de Tocqueville vào năm 1830.”
Ông Gray cho biết: Cuộc Thăm dò việc Theo đạo của người Mỹ cho thấy có một tỷ lệ cao đáng ngạc nhiên số người vô thần đi tham dự việc phụng tự ở nhà thờ, và chuyện về sự gia tăng tỷ lệ số người Mỹ nói họ không còn dính dáng đến một tôn giáo nào đã được đề cao quá mức.”
Ông nói thêm: Dựa vào chuyện mức xuống thấp gần gấp đôi “tới hai hàng số” người Mỹ nói mình không theo tôn giáo nào để tuyên bố rằng tôn giáo đang xuống dốc là chuyện “điên rồ”. “Chuyện ở trang bìa tạp chí Newsweek là chuyện khùng.”
Thế thì chuyện đó thực hư ra sao còn tùy thuộc vào cách thức người ta định nghĩa tỉ mỉ thế nào “nước Mỹ Kitô giáo” cũng như định nghĩa thế nào là “suy thoái và sụp đổ.”
Ông Meacham chỉ vào một điều khám phá thấy trong Cuộc thăm dò về việc Theo đạo tại Hoa kỳ (American Religious Identification Survey) công bố hồi tháng 3 năm nay, cho biết rằng tỷ lệ số người Mỹ tự cho là không theo tôn giáo nào đã gần như gấp đôi: từ 8.2% năm 1990 tăng lên thành 15% vào năm 2008. Ông dám chắc rằng người theo Kitô giáo nay không còn là “một sức mạnh trong nền chính trị và văn hóa Hoa kỳ hơn bất cứ thời kỳ nào khác trong ký ức gần đây.”
Một số người nói rằng đó là lý do tại sao đảng Cộng hòa, đã từ lâu là một đồng minh tự nhiên của cánh hữu Kitô giáo, đã mất cả Thượng và Hạ viện trong cuộc bầu cử năm 2006. Con số thành viên Quốc hội của họ còn co cụm lại nhiều hơn nữa trong những cuộc bầu cử năm 2008 khi ứng viên đảng Cộng hoà tranh cử chức vụ tổng thống là Thượng nghị sĩ John McCain bang Arizona bị thảm bại trước Barack Obama cả về số phiếu phổ thông lẫn phiếu của cử tri đoàn.
Những người khác nêu lên trường hợp James Dobson, một trong những người ủng hộ không nao núng một nghị trình chính trị Kitô giáo, và quyết định của ông bước xuống khỏi vai trò đứng đầu Focus on the Family (Lấy Gia đình làm Trọng điểm), một tổ chức ông thành lập tại Colorado. Tuy nhiên, Dobson đã phản bác lại tin tức của giới truyền thông loan rằng ông đã đầu hàng trong các “cuộc chiến đấu về văn hóa”, ông khẳng định rằng không hề “rút lui khỏi khu vực công cộng.”
Một số nhà quan sát cho rằng vụ tai tiếng gây ra do chuyện lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ nổ ra năm 2002 đã làm thiệt hại cho uy thế luân lý của giáo hội, và đã có lúc làm yếu đi ảnh hưởng của uy thế đó trên chính sách.
Trong bài giảng hôm thánh lễ nhậm chức ngày 15 tháng 4 mới rồi, tân tổng giám mục New york là Timothy M. Dolan, đã ám chỉ đến sự thách đố những nhà lãnh đạo giáo hội có thể phải đối đầu để truyền đạt được các sứ điệp của mình: Với “những thiếu thốn, những cắt giảm, người ta bực dọc với giáo hội hoặc ngay cả bỏ giáo hội mà đi, và chúng ta dường như không còn khả năng làm cho thông điệp của Tin Mừng đáng còn tin cậy nữa. Chúng ta chả có lúc giống như hai môn đệ chán nản trên đường đi tới Emmaus đó sao?”
Nhưng những con số trong cuộc thăm dò, giống như những con số ông Meacham trưng dẫn, có thể được diễn dịch để đem ra đo lường mức hiệu quả trong nghị trình chính sách công cộng của bất cứ một tổ chức tôn giáo nào chăng?
“Tôi không chắc chắn điều đó. Càng lúc càng khó mà nói được, chẳng hạn, là có cái gọi là số phiếu Công giáo.” Đó là ý kiến của bà Mary Gautier, một chuyên gia nghiên cứu thâm niên tại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Tông đồ giáo dân (Center for Applied Research in the Apostolate, gọi tắt là CARA) tại trường đại học Georgetown ở Washington.
Lời Christel Manning, một giáo sư xã hội học tại trường Đại học Thánh tâm ở Fairfield, Connecticut: “Một khối bảo thủ đáng tin cậy – có lẽ đang thay đổi.”
Bà Manning nói: Cuộc nghiên cứu thực hiện năm 2002 cho biết rằng “cánh hữu tôn giáo đã rất thành công khi liên kết Kitô giáo với chủ nghĩa bảo thủ đến nỗi một số Kitô hữu đã không còn liên kết nữa. Thay vì tự xưng là tín hữu Kitô giáo, họ muốn không có sự liên kết với tôn giáo nào hết.”
Bà nói tiếp: “Đã có một số những cuộc nghiên cứu cho thấy rằng giới trẻ theo đạo Tin lành Evangelical đang không mấy quan tâm đến các vấn đề mà cái gọi là cánh hữu tôn giáo đã quan tâm trong quá khứ.”
“Người trẻ theo đạo Evangelical quan tâm hơn đến việc cứu lấy hành tinh…khoan dung hơn về vấn đề đồng tính luyến ái. Thế hệ trẻ người Evangelical coi một mức độ nào đó về bình đẳng giới tính là điều tự nhiên, không cần phải quan tâm. Điều đó có thể dẫn người ta đến chỗ tin rằng thế hệ trẻ người Evangelical cấp tiến hơn thế hệ già nua.”
Việc tự định nghĩa thế nào là Kitô giáo cũng là chuyện dễ đổi thay. Bà Manning cũng viện dẫn những cuộc nghiên cứu do tác giả Christian Smith thực hiện và nói: “Mặc dầu nhiều người tự cho mình là Kitô hữu, nhưng nhiều người trong số đó lại không biết nhiều về tôn giáo của mình.”
“Khi bạn hỏi họ về các giáo lý đặc thù của tôn giáo họ, quả thực họ không trả lời được… Việc họ hiểu biết Thiên Chúa là ai… ý niệm coi Thiên Chúa như là một người tốt lành, như một người ở cao trên kia, yêu thương bạn và săn sóc cho bạn, sẽ nuôi bạn ăn nhưng không đòi hỏi nhiều nơi bạn” đã được Smith mô tả như là “chủ nghĩa thần luận trị liệu về luân lý (moral therapeutic deism)”. Một thứ hệ thống tín ngưỡng như thế có tạo thành Kitô giáo chân chính hay không?”
Một cuộc thăm dò của trường đại học Princeton theo sự ủy nhiệm của báo Newsweek cho biết có những khoảng cách rộng lớn về suy tư giữa những người theo đạo Tin lành Evangelical với người Công giáo, là trọng tâm phần lớn bài viết của ông Meacham.
Người Công giáo gần gũi hơn với các đối tác theo đạo Tin lành không thuộc phái Evangelical, trong việc tuyên bố rằng tôn giáo là điều rất quan trọng đối với cuộc sống của họ: 55% số người Công giáo và 54% số người Tin lành không thuộc phái Evangelical, so với 89% số người Tin lành Evangelical. Tỷ lệ chung nơi toàn bộ người Kitô giáo là 67%. Thực ra, số người Công giáo nói rằng tôn giáo là rất quan trọng đều thấp hơn nơi cả người theo đảng Cộng hòa (66%) lẫn người theo đảng Dân chủ (60%).
Khi được hỏi là yếu tố tôn giáo chi phối việc tham gia đảng phái chính trị như thế nào, đa số người Công giáo (46%) nói rằng không có ảnh hưởng nào hết; còn 48% người Tin lành Evangelical nói rằng tôn giáo là một ảnh hưởng lớn.
Tỷ lệ số người Công giáo theo đảng Dân chủ hơn theo đảng Cộng hòa cao hơn các nhóm Kitô giáo khác: 50% so với 17%. Trong tổng số tất cả người theo Kitô giáo, có 25 % theo đảng Cộng hòa, 40% theo đảng Dân chủ.
Ngay cả người Tin lành Evangelical cũng ưa chuộng đảng Dân chủ (35%) hơn đảng Cộng hoà (33%). Còn người Tin lành không theo phái Evangelical, thì tỷ lệ này là 39% và 22%.
Lời bà Gautier: “Theo cuộc nghiên cứu khung cảnh tôn giáo của Pew khoảng một năm trước đây và những cuộc nghiên cứu tương tự, thì người Công giáo có khuynh hướng vẫn theo Công giáo, vẫn tự mô tả mình là người Công giáo, hơn hết các nhóm khác. Họ có khuynh hướng vẫn ở lại trong giáo hội Công giáo hơn người Presbyterian ở lại trong giáo hội Presbyterian, hơn người Lutheran ở lại trong giáo hội Lutheran, v.v.”
Đồng nghiệp của bà, ông Mark Gray, phụ trách những cuộc thăm dò bằng điện thoại của tổ chức CARA (Center for Applied Research in the Apostolate) nói rằng mức độ thường xuyên tham dự các phụng vụ nơi thánh đường mới là thước đo rõ rệt hơn việc tự nhận theo chi phái tôn giáo nào. Và kể từ năm 2000 khi CARA khởi đầu thăm dò về vấn đề này đến nay, tỷ lệ người Công giáo tham dự thánh lễ hàng tuần vẫn giữ mức ổn định – điều đó có nghĩa là con số này đã gia tăng theo với đà gia tăng dân số Công giáo Hoa kỳ.
Ông Gray nói: “Chúng ta là những kẻ ngoại lệ. Chúng ta là những người đặc biệt, khi nhìn vào những nước khác trong thế giới dân chủ đã kỹ nghệ hóa… ta hơn bất cứ quốc gia tương tự nào” xét về khía cạnh tôn giáo. Như trở lại với những nhận xét về nền dân chủ Hoa kỳ của ông (Alexis) de Tocqueville vào năm 1830.”
Ông Gray cho biết: Cuộc Thăm dò việc Theo đạo của người Mỹ cho thấy có một tỷ lệ cao đáng ngạc nhiên số người vô thần đi tham dự việc phụng tự ở nhà thờ, và chuyện về sự gia tăng tỷ lệ số người Mỹ nói họ không còn dính dáng đến một tôn giáo nào đã được đề cao quá mức.”
Ông nói thêm: Dựa vào chuyện mức xuống thấp gần gấp đôi “tới hai hàng số” người Mỹ nói mình không theo tôn giáo nào để tuyên bố rằng tôn giáo đang xuống dốc là chuyện “điên rồ”. “Chuyện ở trang bìa tạp chí Newsweek là chuyện khùng.”