HUẾ - Hôm nay, ngày Thứ Năm Tuần Thánh, 09-4-2009, tại Nhà Thờ Chánh Toà Phủ Cam, Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục Huế, cử hành Thánh Lễ Dầu ban sáng, lúc 06 giờ.
Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám mục, có Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Huế, Đức Đan Viện phụ Thiên An, cùng toàn thể các linh mục triều và dòng trong Tổng Giáo phận Huế.
Tham dự thánh lễ, có các Thầy đại chủng sinh thuộc Đại chủng viện Xuân Bích Huế, các đại diện các Dòng tu nam nữ và một số đông giáo dân thuộc các giáo xứ trong Hạt Thành phố Huế.
Bài giảng Thánh lễ Dầu tại TGP Huế
1. Thánh lễ làm phép Dầu hôm nay là Thánh lễ duy nhất trong toàn Giáo phận, biểu lộ tình hiệp nhất của Giáo phận là Giáo Hội địa phương. Các thành phần Dân Chúa, vầy quanh giám mục mình, để cùng nhau ca ngợi tình thương hải hà của Chúa Giêsu:
là Đấng cứu độ duy nhất,
là Linh mục thượng phẩm,
là Mục tử tối cao,
đã hy sinh mạng sống cho loài người chúng ta.
2. Trong Thánh lễ, Giám mục sẽ long trọng làm phép Dầu bệnh nhân, Dầu dự tòng, và cung hiến Dầu thánh. Các linh mục sẽ rước ba thứ Dầu nầy về nhiệm sở để cử hành các bí tích mang chuyển muôn vàn ơn thánh cho người tín hữu.
3. Thứ năm Tuần Thánh cũng là ngày Giáo Hội đặc biệt tỏ lòng ưu ái và niềm tri ân đối với các tâm hồn tận hiến, cách riêng đối với các linh mục.
Tâm tình quý mến và tri ân nầy, giờ đây cộng đoàn phụng vụ cũng bày tỏ với các mục tử của mình.
4. Bầu khí trầm lắng, nguyện cầu và chan hòa yêu thương của Thánh lễ hôm nay trở thành nguồn trợ lực thiêng liêng cho Dân Chúa, và đặc biệt nâng đỡ các linh mục trong đời sống và sứ vụ tông đồ, truyền giáo, với bao khó khăn phức tạp và ưu tư lo lắng, trong xã hội hôm nay.
5. Xin anh chị em cầu nguyện nhiều cho các giám mục và linh mục của anh chị em: xin Thiên Chúa gìn giữ, thánh hóa, đào luyện, nâng đỡ... con người mỏng dòn, yếu hèn của chúng tôi, để chúng tôi càng ngày càng trở nên hình ảnh sống động và trong sáng của Chúa Giêsu, vị mục tử nhân lành, trọn vẹn dâng mình cho Chúa và tận tâm phục vụ con người, cách riêng các cộng đoàn Chúa trao phó cho chúng tôi chăm sóc.
1. Loan báo thời lưu đày sẽ chấm dứt và mở đầu cho một thời kỳ hoàn toàn mới.
Bài Phúc âm vừa rồi vang vọng lại những lời sấm của ngôn sứ Isaia trong bài đọc I, loan báo thời lưu đày của dân Israel tại Babylon sẽ chấm dứt và mở đầu cho một thời kỳ hoàn toàn mới, thời kỳ Đấng Cứu Thế xuất hiện: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn..., trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Chúa”.
Với một vẻ đơn sơ mà trang trọng, Chúa Giêsu áp dụng những lời tiên tri ấy vào chính bản thân mình một cách rất tự nhiên: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”.
Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đến trần gian để giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi và dẫn đưa con người về với Chúa Cha. Đó là cốt tủy sứ vụ của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu không được sai đến với những người tự phụ tự mãn, cho rằng mình đã đầy đủ rồi, nhưng là đến với những người thấy mình là phận nhỏ, thiếu thốn trăm bề, cả hồn cả xác.
Lưu đày ở Babylon, rồi được trả tự do, cho hồi hương, là một dấu chỉ, một hình ảnh tượng trưng nói lên ý định lớn lao của Thiên Chúa: đó là ơn cứu độ, là giải thoát con người khỏi ách tù đày nô lệ tội lỗi và sự chết.
Như thế khi áp dụng những lời sấm của tiên tri Isaia vào bản thân mình, Chúa Kitô mô tả con người Ngài và sứ mạng của Ngài, bằng những từ ngữ đơn sơ mà uy nghi, đến đổi dân chúng nín thở, hồi hộp, lắng nghe. Thánh Luca nói: “Ai nấy trong Hội đường đều chăm chú ngước mắt nhìn Ngài”. Cung cách Ngài dạy dỗ hoàn toàn khác với các thầy dạy lề luật mà họ đã quen bấy lâu nay. Đúng là một Tin mừng làm nức lòng họ, đem đến cả một bầu trời hy vọng và tự do.
2. Đấng cứu độ đã đến. Ơn cứu độ đã chan hòa khắp vũ trụ. “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”.
Ơn cứu độ đến không phải là đi trên thảm nhung êm ái, nhưng là phải đi qua những chặng đàng thánh giá. Kiệu lá rước Chúa Giêsu vào Giêrusalem chỉ là thoáng chốc. Sau đó là những ngày của tuần thương khó, chịu nạn chịu chết.
Thế nên bài đọc II trích sách Khải huyền nói: “Người đã yêu mến chúng ta và đã lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người... Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người”.
Thánh giá Chúa Giêsu không mời gọi chúng ta tán tụng sự đau khổ, nhưng mời gọi chúng ta ca tụng tôn vinh tình yêu Thiên Chúa.
Chúa Giêsu không khao khát đau khổ. Ngài muốn sống hạnh phúc như chúng ta. Nhưng Ngài đã đón nhận đau khổ và cái chết thập giá, vì vâng phục Chúa Cha và yêu thương con người đến cùng.
Chúa Giêsu đón nhận một cách đầy ý thức và tự do, chứ không phải bị động, cam chịu. Ngài nói: “Mạng sống tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình” (Ga. 10,18).
Ngài nói với các môn đệ: “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại” (Mc. 10,33-34).
Chúa Giêsu muốn loại trừ sự dữ, nhưng cách thức Ngài làm khiến chúng ta quá đổi kinh ngạc. Ngài loại trừ sự dữ và đau khổ bằng cách ẳm lấy nó và biến đổi nó bằng sức mạnh tình yêu.
Chúa Giêsu sống với con người, thương yêu họ, tha thứ cho họ, ngay cả khi họ giết chết Ngài. Nỗi đau đớn của thập giá trở nên một tiếng kêu tha thiết của tình yêu.
Điều mới mẻ của sứ điệp thập giá Chúa Giêsu là Ngài gieo hạt giống tình yêu vào trong gánh nặng của thập giá. Hạt giống ấy làm nảy nở sự sống phục sinh.
3. Chúa Giêsu còn biến đổi đau khổ và cái chết thập giá thành lời cầu nguyện, thành lời công bố ơn tha thứ.
Ngài đã chết một mình như hạt lúa mì chôn vùi trong lòng đất, nhưng Ngài không sống lại một mình, bởi vì khi phục sinh, Ngài đưa con người lên cao, Ngài giao hòa con người với Thiên Chúa và với nhau, như lời Ngài hứa: “Khi nào tôi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga. 12,32).
Người đầu tiên được vào vương quốc Chúa Cha cùng với Chúa Giêsu, đó là một tội phạm, một tên ăn trộm. Trên thánh giá, Chúa Giêsu giao hòa anh ta với Thiên Chúa Cha, không phải bằng một sự tha thứ dễ dãi, không phải nhắm mắt làm ngơ trước tội lỗi, nhưng đúng hơn là làm cho chúng được dìm vào trong quyền năng của tình yêu thương xót và cứu độ của Ngài.
Chúng ta tôn thờ thánh giá, cầu nguyện bên thánh giá. Thánh giá hiện diện khắp nơi: tại nhà thờ, trong gia đình, ngoài nghĩa địa. Thánh giá đeo trên ngực. Thánh giá kẻ vào thân mình hằng ngày hằng đêm.
Và đếm sao hết những thập giá rất thực, rất đau trong cuộc sống đời thường. Những gia đình ly tán, những căn bệnh quái ác, những cõi lòng tan nát, những bất công, bạo lực, những oan khuất ở đời... Hằng ngày biết bao người đang vác thập giá đi ngang đi dọc trên những con đường của phố phường làng mạc chúng ta. Vô số người mang vác thập giá đi lên đi xuống mỗi ngày, ngay ở các tầng cấp, bậc thềm của ngôi nhà mình. Lại có những thập giá không tên mà phải nuốt vào, ủ ê cay đắng và thường cũng không còn hy vọng.
Chớ gì những ai mang vác các thứ thập giá trên đời hãy đem kết nhập vào thánh giá Chúa Giêsu và hãy làm như Chúa Giêsu, nghĩa là biến tất cả thành tình yêu, thành lời cầu nguyện, và như thế là đem lại sự sống và bình an của Chúa phục sinh.
4. Thứ 5 tuần thánh là ngày dành riêng đặc biệt cho anh em chúng ta. Ngày của phép Thánh Thể, ngày của bí tích truyền chức thánh. Ngày của thánh hiến và của tình yêu khôn sánh.
Linh mục phải trở nên dấu chỉ hữu hình, khả giác về lòng Chúa yêu thương con người.
Hãy sống tác vụ linh mục như tông đồ Phêrô là người đã thấm thía hơn ai hết về lòng thương xót bao dung tha thứ của Chúa Giêsu.
Khi đã cảm nghiệm lòng thương xót tha thứ của Chúa đối với những lầm lỗi thiếu sót của mình, thì linh mục sẽ dễ thông cảm hơn, tinh tế hơn và sẵn sàng hơn để tiếp đón, phục vụ tất cả những ai đang cần đến lòng Chúa thương xót. Mà trên đời này, có ai mà không cần được Chúa xót thương!
Ý thức và cảm nghiệm lòng Chúa thương xót là nền tảng, là động lực thúc đẩy chúng ta biết xót thương con người và tận tâm phục vụ con người, cúi xuống rửa chân cho họ, chứ không làm cho họ phải tổn thương thêm, bị thất đoạt thêm.
Năm nay Hội Thánh kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars qua đời. Đức Thánh Cha loan báo rằng từ ngày 19.6.2009 đến 19.6.2010 Hội Thánh sẽ cử hành năm thánh linh mục, với chủ đề: “Niềm trung thành của Chúa Kitô, niềm trung thành của linh mục”, và ngài sẽ công bố thánh Gioan Maria Vianney là bổn mạng của tất cả các linh mục trong thế giới.
Trên lộ trình hành hương về giáo xứ Ars, tại một ngã ba đường, người ta đã dựng một bức tượng ghi dấu cuộc gặp gỡ đầu tiên của ngài là cha sở mới, lầm lủi một mình đi về nhận xứ, gặp gỡ với một chú bé đang đứng bên vệ đường, cùng với câu nói nổi tiếng: “Con hãy chỉ cho cha đường tới nhà thờ, cha sẽ chỉ cho con đường lên thiên đàng”.
Phải chăng sứ mạng của anh em linh mục chúng ta là như vậy, là chỉ đường, là dẫn đưa mọi người đến thiên đàng, nghĩa là đến với Chúa, ngay ở đời này.
Cung cách của cha Vianney khi cử hành bí tích cũng như khi phục vụ cộng đoàn, vừa đạo đức thánh thiện, vừa rất mực nhân bản, tận tụy và tế nhị, khiến giáo dân hết lòng mến phục và kháo láo với nhau rằng: “Thật, chúng ta đã thấy Thiên Chúa trong một con người”.
Hằng ngày câu hỏi của Chúa Giêsu văng vẳng bên tai, thiêu đốt tâm can người linh mục: “Con có yêu mến Thầy không?”. Mỗi anh em chúng ta rất muốn trả lời, nhưng rồi cảm thấy mình quá mỏng manh, yếu hèn, chỉ biết thưa với Chúa: “Lạy Thầy, Thầy dõi theo con từng hơi thở, ngay từ khi con còn ở trong lòng mẹ. Thầy biết những lời đáp trả của con không gảy gọn, không trọn vẹn chút nào. Nhưng con cũng xin khiêm tốn thưa, thì thầm với Thầy thôi, không dám tự phụ vênh vang: ‘Lạy Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy’” (Ga. 21,15-17). Amen.
Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám mục, có Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Huế, Đức Đan Viện phụ Thiên An, cùng toàn thể các linh mục triều và dòng trong Tổng Giáo phận Huế.
Tham dự thánh lễ, có các Thầy đại chủng sinh thuộc Đại chủng viện Xuân Bích Huế, các đại diện các Dòng tu nam nữ và một số đông giáo dân thuộc các giáo xứ trong Hạt Thành phố Huế.
Bài giảng Thánh lễ Dầu tại TGP Huế
1. Thánh lễ làm phép Dầu hôm nay là Thánh lễ duy nhất trong toàn Giáo phận, biểu lộ tình hiệp nhất của Giáo phận là Giáo Hội địa phương. Các thành phần Dân Chúa, vầy quanh giám mục mình, để cùng nhau ca ngợi tình thương hải hà của Chúa Giêsu:
là Đấng cứu độ duy nhất,
là Linh mục thượng phẩm,
là Mục tử tối cao,
đã hy sinh mạng sống cho loài người chúng ta.
2. Trong Thánh lễ, Giám mục sẽ long trọng làm phép Dầu bệnh nhân, Dầu dự tòng, và cung hiến Dầu thánh. Các linh mục sẽ rước ba thứ Dầu nầy về nhiệm sở để cử hành các bí tích mang chuyển muôn vàn ơn thánh cho người tín hữu.
3. Thứ năm Tuần Thánh cũng là ngày Giáo Hội đặc biệt tỏ lòng ưu ái và niềm tri ân đối với các tâm hồn tận hiến, cách riêng đối với các linh mục.
Tâm tình quý mến và tri ân nầy, giờ đây cộng đoàn phụng vụ cũng bày tỏ với các mục tử của mình.
4. Bầu khí trầm lắng, nguyện cầu và chan hòa yêu thương của Thánh lễ hôm nay trở thành nguồn trợ lực thiêng liêng cho Dân Chúa, và đặc biệt nâng đỡ các linh mục trong đời sống và sứ vụ tông đồ, truyền giáo, với bao khó khăn phức tạp và ưu tư lo lắng, trong xã hội hôm nay.
5. Xin anh chị em cầu nguyện nhiều cho các giám mục và linh mục của anh chị em: xin Thiên Chúa gìn giữ, thánh hóa, đào luyện, nâng đỡ... con người mỏng dòn, yếu hèn của chúng tôi, để chúng tôi càng ngày càng trở nên hình ảnh sống động và trong sáng của Chúa Giêsu, vị mục tử nhân lành, trọn vẹn dâng mình cho Chúa và tận tâm phục vụ con người, cách riêng các cộng đoàn Chúa trao phó cho chúng tôi chăm sóc.
1. Loan báo thời lưu đày sẽ chấm dứt và mở đầu cho một thời kỳ hoàn toàn mới.
Bài Phúc âm vừa rồi vang vọng lại những lời sấm của ngôn sứ Isaia trong bài đọc I, loan báo thời lưu đày của dân Israel tại Babylon sẽ chấm dứt và mở đầu cho một thời kỳ hoàn toàn mới, thời kỳ Đấng Cứu Thế xuất hiện: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn..., trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Chúa”.
Với một vẻ đơn sơ mà trang trọng, Chúa Giêsu áp dụng những lời tiên tri ấy vào chính bản thân mình một cách rất tự nhiên: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”.
Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đến trần gian để giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi và dẫn đưa con người về với Chúa Cha. Đó là cốt tủy sứ vụ của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu không được sai đến với những người tự phụ tự mãn, cho rằng mình đã đầy đủ rồi, nhưng là đến với những người thấy mình là phận nhỏ, thiếu thốn trăm bề, cả hồn cả xác.
Lưu đày ở Babylon, rồi được trả tự do, cho hồi hương, là một dấu chỉ, một hình ảnh tượng trưng nói lên ý định lớn lao của Thiên Chúa: đó là ơn cứu độ, là giải thoát con người khỏi ách tù đày nô lệ tội lỗi và sự chết.
Như thế khi áp dụng những lời sấm của tiên tri Isaia vào bản thân mình, Chúa Kitô mô tả con người Ngài và sứ mạng của Ngài, bằng những từ ngữ đơn sơ mà uy nghi, đến đổi dân chúng nín thở, hồi hộp, lắng nghe. Thánh Luca nói: “Ai nấy trong Hội đường đều chăm chú ngước mắt nhìn Ngài”. Cung cách Ngài dạy dỗ hoàn toàn khác với các thầy dạy lề luật mà họ đã quen bấy lâu nay. Đúng là một Tin mừng làm nức lòng họ, đem đến cả một bầu trời hy vọng và tự do.
2. Đấng cứu độ đã đến. Ơn cứu độ đã chan hòa khắp vũ trụ. “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”.
Ơn cứu độ đến không phải là đi trên thảm nhung êm ái, nhưng là phải đi qua những chặng đàng thánh giá. Kiệu lá rước Chúa Giêsu vào Giêrusalem chỉ là thoáng chốc. Sau đó là những ngày của tuần thương khó, chịu nạn chịu chết.
Thế nên bài đọc II trích sách Khải huyền nói: “Người đã yêu mến chúng ta và đã lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người... Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người”.
Thánh giá Chúa Giêsu không mời gọi chúng ta tán tụng sự đau khổ, nhưng mời gọi chúng ta ca tụng tôn vinh tình yêu Thiên Chúa.
Chúa Giêsu không khao khát đau khổ. Ngài muốn sống hạnh phúc như chúng ta. Nhưng Ngài đã đón nhận đau khổ và cái chết thập giá, vì vâng phục Chúa Cha và yêu thương con người đến cùng.
Chúa Giêsu đón nhận một cách đầy ý thức và tự do, chứ không phải bị động, cam chịu. Ngài nói: “Mạng sống tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình” (Ga. 10,18).
Ngài nói với các môn đệ: “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại” (Mc. 10,33-34).
Chúa Giêsu muốn loại trừ sự dữ, nhưng cách thức Ngài làm khiến chúng ta quá đổi kinh ngạc. Ngài loại trừ sự dữ và đau khổ bằng cách ẳm lấy nó và biến đổi nó bằng sức mạnh tình yêu.
Chúa Giêsu sống với con người, thương yêu họ, tha thứ cho họ, ngay cả khi họ giết chết Ngài. Nỗi đau đớn của thập giá trở nên một tiếng kêu tha thiết của tình yêu.
Điều mới mẻ của sứ điệp thập giá Chúa Giêsu là Ngài gieo hạt giống tình yêu vào trong gánh nặng của thập giá. Hạt giống ấy làm nảy nở sự sống phục sinh.
3. Chúa Giêsu còn biến đổi đau khổ và cái chết thập giá thành lời cầu nguyện, thành lời công bố ơn tha thứ.
Ngài đã chết một mình như hạt lúa mì chôn vùi trong lòng đất, nhưng Ngài không sống lại một mình, bởi vì khi phục sinh, Ngài đưa con người lên cao, Ngài giao hòa con người với Thiên Chúa và với nhau, như lời Ngài hứa: “Khi nào tôi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga. 12,32).
Người đầu tiên được vào vương quốc Chúa Cha cùng với Chúa Giêsu, đó là một tội phạm, một tên ăn trộm. Trên thánh giá, Chúa Giêsu giao hòa anh ta với Thiên Chúa Cha, không phải bằng một sự tha thứ dễ dãi, không phải nhắm mắt làm ngơ trước tội lỗi, nhưng đúng hơn là làm cho chúng được dìm vào trong quyền năng của tình yêu thương xót và cứu độ của Ngài.
Chúng ta tôn thờ thánh giá, cầu nguyện bên thánh giá. Thánh giá hiện diện khắp nơi: tại nhà thờ, trong gia đình, ngoài nghĩa địa. Thánh giá đeo trên ngực. Thánh giá kẻ vào thân mình hằng ngày hằng đêm.
Và đếm sao hết những thập giá rất thực, rất đau trong cuộc sống đời thường. Những gia đình ly tán, những căn bệnh quái ác, những cõi lòng tan nát, những bất công, bạo lực, những oan khuất ở đời... Hằng ngày biết bao người đang vác thập giá đi ngang đi dọc trên những con đường của phố phường làng mạc chúng ta. Vô số người mang vác thập giá đi lên đi xuống mỗi ngày, ngay ở các tầng cấp, bậc thềm của ngôi nhà mình. Lại có những thập giá không tên mà phải nuốt vào, ủ ê cay đắng và thường cũng không còn hy vọng.
Chớ gì những ai mang vác các thứ thập giá trên đời hãy đem kết nhập vào thánh giá Chúa Giêsu và hãy làm như Chúa Giêsu, nghĩa là biến tất cả thành tình yêu, thành lời cầu nguyện, và như thế là đem lại sự sống và bình an của Chúa phục sinh.
4. Thứ 5 tuần thánh là ngày dành riêng đặc biệt cho anh em chúng ta. Ngày của phép Thánh Thể, ngày của bí tích truyền chức thánh. Ngày của thánh hiến và của tình yêu khôn sánh.
Linh mục phải trở nên dấu chỉ hữu hình, khả giác về lòng Chúa yêu thương con người.
Hãy sống tác vụ linh mục như tông đồ Phêrô là người đã thấm thía hơn ai hết về lòng thương xót bao dung tha thứ của Chúa Giêsu.
Khi đã cảm nghiệm lòng thương xót tha thứ của Chúa đối với những lầm lỗi thiếu sót của mình, thì linh mục sẽ dễ thông cảm hơn, tinh tế hơn và sẵn sàng hơn để tiếp đón, phục vụ tất cả những ai đang cần đến lòng Chúa thương xót. Mà trên đời này, có ai mà không cần được Chúa xót thương!
Ý thức và cảm nghiệm lòng Chúa thương xót là nền tảng, là động lực thúc đẩy chúng ta biết xót thương con người và tận tâm phục vụ con người, cúi xuống rửa chân cho họ, chứ không làm cho họ phải tổn thương thêm, bị thất đoạt thêm.
Năm nay Hội Thánh kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars qua đời. Đức Thánh Cha loan báo rằng từ ngày 19.6.2009 đến 19.6.2010 Hội Thánh sẽ cử hành năm thánh linh mục, với chủ đề: “Niềm trung thành của Chúa Kitô, niềm trung thành của linh mục”, và ngài sẽ công bố thánh Gioan Maria Vianney là bổn mạng của tất cả các linh mục trong thế giới.
Trên lộ trình hành hương về giáo xứ Ars, tại một ngã ba đường, người ta đã dựng một bức tượng ghi dấu cuộc gặp gỡ đầu tiên của ngài là cha sở mới, lầm lủi một mình đi về nhận xứ, gặp gỡ với một chú bé đang đứng bên vệ đường, cùng với câu nói nổi tiếng: “Con hãy chỉ cho cha đường tới nhà thờ, cha sẽ chỉ cho con đường lên thiên đàng”.
Phải chăng sứ mạng của anh em linh mục chúng ta là như vậy, là chỉ đường, là dẫn đưa mọi người đến thiên đàng, nghĩa là đến với Chúa, ngay ở đời này.
Cung cách của cha Vianney khi cử hành bí tích cũng như khi phục vụ cộng đoàn, vừa đạo đức thánh thiện, vừa rất mực nhân bản, tận tụy và tế nhị, khiến giáo dân hết lòng mến phục và kháo láo với nhau rằng: “Thật, chúng ta đã thấy Thiên Chúa trong một con người”.
Hằng ngày câu hỏi của Chúa Giêsu văng vẳng bên tai, thiêu đốt tâm can người linh mục: “Con có yêu mến Thầy không?”. Mỗi anh em chúng ta rất muốn trả lời, nhưng rồi cảm thấy mình quá mỏng manh, yếu hèn, chỉ biết thưa với Chúa: “Lạy Thầy, Thầy dõi theo con từng hơi thở, ngay từ khi con còn ở trong lòng mẹ. Thầy biết những lời đáp trả của con không gảy gọn, không trọn vẹn chút nào. Nhưng con cũng xin khiêm tốn thưa, thì thầm với Thầy thôi, không dám tự phụ vênh vang: ‘Lạy Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy’” (Ga. 21,15-17). Amen.