Ngược dòng 'quan chức ra tòa'
Vụ Năm Cam có hàng nghìn trang hồ sơ về 150 bị cáo
Nhân vụ án PCI và những câu hỏi xung quanh vai trò của ông Huỳnh Ngọc Sĩ chỉ mới được bắt đầu làm rõ, BBC điểm lại các vụ án lớn những năm qua, liên quan đến các quan chức nhà nước tại Việt Nam.
Đường dây Năm Cam
Vụ Năm Cam hồi 2003 đã khiến hai quan chức cao cấp, ông Trần Mai Hạnh, ủy viên trung ương Đảng, và ông Bùi Quốc Huy, thứ trưởng Bộ Công an phải chịu án tù.
Dù bị xử chín năm trong vụ ‘đường dây mafia Năm Cam’, hồi tháng 10/2003 ông Hạnh, được đặc xá hồi 2/9/2005.
Là một trong những nhân vật cao nhất từ trước tới nay bị xử tù hình sự nhưng ông được tha sau khi thụ án chưa tới một phần tư thời gian hình phạt, và cũng chưa đủ tiêu chuẩn xem xét đặc xá, vì còn thiếu tới ba tháng ba ngày.
Nhà chức trách ý thức được việc này nên đã để cho tướng công an Lê Thế Tiệm trả lời rất gọn: “đây là trường hợp đặc biệt”, như “đặc biệt” cải tạo tốt và nộp tiền án phạt.
Người ta cũng chú ý yếu tố khác rằng ông Hạnh từng giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, và “có đóng góp cho cách mạng, được tặng thưởng nhiều huân, huy chương.”
Các vị khác như nguyên Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Phạm Sĩ Chiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy cũng được đặc xá cùng đợt.
Mai Văn Dâu và con trai
Nhưng trong thời gian các ông Hạnh và Huy ngồi tù thì Việt Nam đã lại chấn động ngay bởi một vụ án khác, lần này trong ngành thương mại.
Ông Mai Văn Dâu sau đó lại chung buồng giam và thành 'tri kỷ' với ông Lương Quốc Dũng
Hồi tháng 10/2004, Cựu thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Vân Dâu bị bắt vì tình nghi nhận hối lộ.
Cũng phải tới tháng 3/2007, Tòa mới xử được ông Dâu 14 năm tù.
Theo cáo trạng được báo chí Việt Nam đưa tin lại, nhà chức trách nói ông Dâu có tội trong việc nhận 6.000 đô la tiền hối lộ từ một số xí nghiệp may để xin quota hàng may xuất sang Mỹ.
Đặc biệt, nếu như vụ ông Trần Mai Hạnh và Bùi Quốc Huy mở màn cho hiện tượng ‘nhà báo và công an làm ăn với xã hội đen’, vụ Mai Văn Dâu có thêm tình tiết thu hút dư luận là vai trò của các
cậu ấm con quan trong hệ thống quyền và tiền Việt Nam.
Con trai của ông Dâu, Mai Thanh Hải, nhận năm năm tù giam vì hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và dùng bằng giả.
Cuộc hôn nhân nổi tiếng của Hải với một ‘người đẹp’ cũng là đề tài dư luận bàn thảo sôi nổi.
Cùng thọ án với bố con họ là 12 người nằm trong đường dây chạy quota tại Bộ Thương mại đã nhận các án tù khác nhau.
Cao nhất là Lê Văn Thắng, nguyên Vụ phó Vụ xuất Nhập khẩu, nhận 17 năm tù vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Quan thể thao Lương Quốc Dũng
Không chỉ chạy án, chạy quota xuất nhập khẩu, quan chức ở Việt Nam còn bị bắt và xử vì tội liên quan đến hành vi tình dục.
Hồi tháng 10/2004, ông Lương Quốc Dũng nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao Quốc gia Việt Nam (hàm Thứ trưởng), bị ra tòa với tội danh "hiếp dâm trẻ em"
Phiên tòa xử sáng 28/10 ở Hà Nội đã chuyển phần tuyên án đã được dời đến 29/10, khiến dư luận có thêm thời gian bàn thảo.
Ông Lương Quốc Dũng từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao Quốc gia
Theo các phương tiện thông tin đại chúng, vụ ông Dũng “xâm hại tình dục” một em gái sinh năm 1990, mà vào thời điểm còn ở tuổi thiếu niên, đã khiến cho các vị lãnh đạo Ủy ban Thể dục Thể thao, như Bộ trưởng chủ nhiệm Nguyễn Danh Thái thốt lên là "bất ngờ và sốc".
Một vị lão thành cách mạng ở trong nước thì bức xúc đến nỗi đang ốm cũng phải ngồi dậy viết bài phản đối.
Nhưng ngay khi bị bắt hồi tháng Hai cùng năm, nhiều chi tiết ly kỳ đã được nói đến không chính thức.
Các tin không chính thức cho rằng xâm hại tình dục trẻ em chỉ là một trong nhiều sai phạm lớn của ông Lương Quốc Dũng, người từng giữ chức phó chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục - Thể thao từ năm 1998.
Ông đã nắm quyền phụ trách mảng tài chính và cơ sở vật chất cho Thế Vận hội Đông Nam Á SEA Games 2003.
Người ta cho rằng có cả hiện tượng chạy tội cho ông Dũng.
Sức ép lên cơ quan điều tra và báo chí là rất lớn vì như luật sư Nguyễn Huy Thiệp, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội nói với BBC:
"Thực ra đây không phải là một vụ khó, nhưng lại có điểm nhạy cảm là nó liên quan tới một quan chức cao cấp,”
"Tất nhiên là có áp lực lên các luật sư bào chữa vụ này, và do vậy, chúng tôi phải thận trọng."
Một điểm nữa được báo chí Việt Nam nhắc tới là chuyện hai ông Lương Quốc Dũng và Mai Văn Dâu, từ cuối 2007 đã "chung buồng giam và trở thành tri kỷ" trong khi chờ đợt đặc xá tháng 1/2009.
Ma trận PMU18
Sang 2007, câu chuyện quan chức vi phạm pháp luật lại bùng lên với vụ xử ông Bùi Tiến Dũng, nguyên tổng giám đốc của dự án xây dựng PMU18.
Vụ án 'con bạc triệu đô' Bùi Tiến Dũng thu hút chú ý của dư luận
Hồi tháng 8, ông bị đề nghị mức án sáu đến bảy năm tù giam về tội đánh bạc và 16 đến 18 năm tù giam vì tội hối lộ.
Vụ PMU18 rất ‘ăn khách’ với báo chí quốc tế chính là ở chỗ, lần đầu tiên, một quan chức cao cấp của hệ thống đã dùng cả triệu đô-la tiền công đi cá độ bóng đá trong các trận cầu ở châu Âu.
Bị cáo Dũng cũng bị đề nghị tịch thu hơn hai tỷ đồng tiền bán ngôi nhà mà bị cáo này đem thế chấp vay tiền đánh bạc.
Theo AFP, các phóng viên nước ngoài không được tham dự phiên tòa trong vụ án được dư luận quốc tế cho là bước ngoặt về tham nhũng lớn tại Việt Nam.
Vụ xử cũng có vấn đề là một số luật sư biện hộ đã bỏ về, sau khi cho rằng họ không được phép thoải mái trình bày quan điểm.
Nhưng phiên tòa lần này chỉ xem xét tội danh đánh bạc và đưa hối lộ của các bị cáo mà không xét đến cáo buộc tham nhũng.
Như nhiều vụ án trước, công an cũng có mặt cả ở ghế bị cáo trong vụ PMU18.
Ông Nguyễn Đình Toản, nguyên Phó trưởng Công an phường Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội, bị đề nghị mức án tám đến chín năm tù giam vì tội đưa hối lộ.
Nhưng điều được nói đến nhiều chính là những hình bóng đằng sau vụ PMU18.
Cựu thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Việt Tiến đã bị bắt rồi được thả, được phục hồi đảng tịch nhưng cuối cùng lại bị mất chức và cách hết các chức vụ trong Đảng.
Cựu Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến được tha sau nhiều tháng tạm giam hồi 28/03/2008
Dư luận không chính thức cũng nói đến cả những nhân vật cao cấp hơn và thân nhân có liên quan trong khi giới tài trợ coi vụ này là dấu hiệu tham nhũng công quỹ và tiền viện trợ ODA đã lên tới mức báo động đỏ.
Con đường công danh, tưởng như sẽ tan của tướng công an Cao Ngọc Oánh thế rồi lại phục hồi.
Báo chí cũng 'trúng đạn' trong quá trình điều tra với vụ xử hai nhà báo điều tra và đưa tin về PMU18.
Giữa tháng 10/2008, nhà báo Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên bị kết án hai năm tù giam, còn nhà báo Nguyễn Văn Hải (tờ Tuổi Trẻ) chỉ nhận mức án 24 tháng tù treo.
Nhà báo Nguyễn Việt Chiến được đề cử giải thưởng báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) tại Paris hồi tháng 12 cùng năm.
Ông được thả trong dịp đặc xá nhân Tết Kỷ Sửu vừa qua nhưng dư âm của vụ việc và đặc biệt là các nỗ lực 'chỉnh đốn báo chí' lại là đề tài tiếp tục dư luận quan tâm tại Việt Nam.
Sợi dây xuyên suốt các vụ án là vai trò của báo chí và phản ứng khác nhau của các nhà lãnh đạo và cơ quan tư pháp.
Có thể coi liên tục có quan chức cao cấp ra tòa là dấu hiệu chính quyền kiên quyết chống tham nhũng và các tệ đoan trong bộ máy.
Nhưng cũng có thể nói đây là dấu hiệu rằng sự tha hóa đa dạng của nhiều quan chức đã trở thành hệ thống ở Việt Nam.
vụ án Năm Cam |
Nhân vụ án PCI và những câu hỏi xung quanh vai trò của ông Huỳnh Ngọc Sĩ chỉ mới được bắt đầu làm rõ, BBC điểm lại các vụ án lớn những năm qua, liên quan đến các quan chức nhà nước tại Việt Nam.
Đường dây Năm Cam
Vụ Năm Cam hồi 2003 đã khiến hai quan chức cao cấp, ông Trần Mai Hạnh, ủy viên trung ương Đảng, và ông Bùi Quốc Huy, thứ trưởng Bộ Công an phải chịu án tù.
Dù bị xử chín năm trong vụ ‘đường dây mafia Năm Cam’, hồi tháng 10/2003 ông Hạnh, được đặc xá hồi 2/9/2005.
Là một trong những nhân vật cao nhất từ trước tới nay bị xử tù hình sự nhưng ông được tha sau khi thụ án chưa tới một phần tư thời gian hình phạt, và cũng chưa đủ tiêu chuẩn xem xét đặc xá, vì còn thiếu tới ba tháng ba ngày.
Nhà chức trách ý thức được việc này nên đã để cho tướng công an Lê Thế Tiệm trả lời rất gọn: “đây là trường hợp đặc biệt”, như “đặc biệt” cải tạo tốt và nộp tiền án phạt.
Người ta cũng chú ý yếu tố khác rằng ông Hạnh từng giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, và “có đóng góp cho cách mạng, được tặng thưởng nhiều huân, huy chương.”
Các vị khác như nguyên Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Phạm Sĩ Chiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy cũng được đặc xá cùng đợt.
Mai Văn Dâu và con trai
Mai Văn Dâu |
Ông Mai Văn Dâu sau đó lại chung buồng giam và thành 'tri kỷ' với ông Lương Quốc Dũng
Hồi tháng 10/2004, Cựu thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Vân Dâu bị bắt vì tình nghi nhận hối lộ.
Cũng phải tới tháng 3/2007, Tòa mới xử được ông Dâu 14 năm tù.
Theo cáo trạng được báo chí Việt Nam đưa tin lại, nhà chức trách nói ông Dâu có tội trong việc nhận 6.000 đô la tiền hối lộ từ một số xí nghiệp may để xin quota hàng may xuất sang Mỹ.
Đặc biệt, nếu như vụ ông Trần Mai Hạnh và Bùi Quốc Huy mở màn cho hiện tượng ‘nhà báo và công an làm ăn với xã hội đen’, vụ Mai Văn Dâu có thêm tình tiết thu hút dư luận là vai trò của các
cậu ấm con quan trong hệ thống quyền và tiền Việt Nam.
Con trai của ông Dâu, Mai Thanh Hải, nhận năm năm tù giam vì hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và dùng bằng giả.
Cuộc hôn nhân nổi tiếng của Hải với một ‘người đẹp’ cũng là đề tài dư luận bàn thảo sôi nổi.
Cùng thọ án với bố con họ là 12 người nằm trong đường dây chạy quota tại Bộ Thương mại đã nhận các án tù khác nhau.
Cao nhất là Lê Văn Thắng, nguyên Vụ phó Vụ xuất Nhập khẩu, nhận 17 năm tù vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Quan thể thao Lương Quốc Dũng
Không chỉ chạy án, chạy quota xuất nhập khẩu, quan chức ở Việt Nam còn bị bắt và xử vì tội liên quan đến hành vi tình dục.
Lương Quốc Dũng |
Phiên tòa xử sáng 28/10 ở Hà Nội đã chuyển phần tuyên án đã được dời đến 29/10, khiến dư luận có thêm thời gian bàn thảo.
Ông Lương Quốc Dũng từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao Quốc gia
Theo các phương tiện thông tin đại chúng, vụ ông Dũng “xâm hại tình dục” một em gái sinh năm 1990, mà vào thời điểm còn ở tuổi thiếu niên, đã khiến cho các vị lãnh đạo Ủy ban Thể dục Thể thao, như Bộ trưởng chủ nhiệm Nguyễn Danh Thái thốt lên là "bất ngờ và sốc".
Một vị lão thành cách mạng ở trong nước thì bức xúc đến nỗi đang ốm cũng phải ngồi dậy viết bài phản đối.
Nhưng ngay khi bị bắt hồi tháng Hai cùng năm, nhiều chi tiết ly kỳ đã được nói đến không chính thức.
Các tin không chính thức cho rằng xâm hại tình dục trẻ em chỉ là một trong nhiều sai phạm lớn của ông Lương Quốc Dũng, người từng giữ chức phó chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục - Thể thao từ năm 1998.
Ông đã nắm quyền phụ trách mảng tài chính và cơ sở vật chất cho Thế Vận hội Đông Nam Á SEA Games 2003.
Người ta cho rằng có cả hiện tượng chạy tội cho ông Dũng.
Sức ép lên cơ quan điều tra và báo chí là rất lớn vì như luật sư Nguyễn Huy Thiệp, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội nói với BBC:
"Thực ra đây không phải là một vụ khó, nhưng lại có điểm nhạy cảm là nó liên quan tới một quan chức cao cấp,”
"Tất nhiên là có áp lực lên các luật sư bào chữa vụ này, và do vậy, chúng tôi phải thận trọng."
Một điểm nữa được báo chí Việt Nam nhắc tới là chuyện hai ông Lương Quốc Dũng và Mai Văn Dâu, từ cuối 2007 đã "chung buồng giam và trở thành tri kỷ" trong khi chờ đợt đặc xá tháng 1/2009.
Ma trận PMU18
Sang 2007, câu chuyện quan chức vi phạm pháp luật lại bùng lên với vụ xử ông Bùi Tiến Dũng, nguyên tổng giám đốc của dự án xây dựng PMU18.
Vụ án 'con bạc triệu đô' Bùi Tiến Dũng thu hút chú ý của dư luận
Hồi tháng 8, ông bị đề nghị mức án sáu đến bảy năm tù giam về tội đánh bạc và 16 đến 18 năm tù giam vì tội hối lộ.
Vụ PMU18 rất ‘ăn khách’ với báo chí quốc tế chính là ở chỗ, lần đầu tiên, một quan chức cao cấp của hệ thống đã dùng cả triệu đô-la tiền công đi cá độ bóng đá trong các trận cầu ở châu Âu.
Bị cáo Dũng cũng bị đề nghị tịch thu hơn hai tỷ đồng tiền bán ngôi nhà mà bị cáo này đem thế chấp vay tiền đánh bạc.
Theo AFP, các phóng viên nước ngoài không được tham dự phiên tòa trong vụ án được dư luận quốc tế cho là bước ngoặt về tham nhũng lớn tại Việt Nam.
Vụ xử cũng có vấn đề là một số luật sư biện hộ đã bỏ về, sau khi cho rằng họ không được phép thoải mái trình bày quan điểm.
Nhưng phiên tòa lần này chỉ xem xét tội danh đánh bạc và đưa hối lộ của các bị cáo mà không xét đến cáo buộc tham nhũng.
Như nhiều vụ án trước, công an cũng có mặt cả ở ghế bị cáo trong vụ PMU18.
Ông Nguyễn Đình Toản, nguyên Phó trưởng Công an phường Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội, bị đề nghị mức án tám đến chín năm tù giam vì tội đưa hối lộ.
Nhưng điều được nói đến nhiều chính là những hình bóng đằng sau vụ PMU18.
Nguyễn Việt Tiến |
Cựu Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến được tha sau nhiều tháng tạm giam hồi 28/03/2008
Dư luận không chính thức cũng nói đến cả những nhân vật cao cấp hơn và thân nhân có liên quan trong khi giới tài trợ coi vụ này là dấu hiệu tham nhũng công quỹ và tiền viện trợ ODA đã lên tới mức báo động đỏ.
Con đường công danh, tưởng như sẽ tan của tướng công an Cao Ngọc Oánh thế rồi lại phục hồi.
Báo chí cũng 'trúng đạn' trong quá trình điều tra với vụ xử hai nhà báo điều tra và đưa tin về PMU18.
Giữa tháng 10/2008, nhà báo Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên bị kết án hai năm tù giam, còn nhà báo Nguyễn Văn Hải (tờ Tuổi Trẻ) chỉ nhận mức án 24 tháng tù treo.
Nhà báo Nguyễn Việt Chiến được đề cử giải thưởng báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) tại Paris hồi tháng 12 cùng năm.
Ông được thả trong dịp đặc xá nhân Tết Kỷ Sửu vừa qua nhưng dư âm của vụ việc và đặc biệt là các nỗ lực 'chỉnh đốn báo chí' lại là đề tài tiếp tục dư luận quan tâm tại Việt Nam.
Sợi dây xuyên suốt các vụ án là vai trò của báo chí và phản ứng khác nhau của các nhà lãnh đạo và cơ quan tư pháp.
Có thể coi liên tục có quan chức cao cấp ra tòa là dấu hiệu chính quyền kiên quyết chống tham nhũng và các tệ đoan trong bộ máy.
Nhưng cũng có thể nói đây là dấu hiệu rằng sự tha hóa đa dạng của nhiều quan chức đã trở thành hệ thống ở Việt Nam.