QUẢNG BÌNH - Vào ngày 30 Tết Âm lịch (tức ngày 25/1/2009), người dân ở xã Quảng Hải – Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình, một chuyến đò “Titanic” lịch sử trên dòng sông Gianh đã cướp đi 42 sinh mệnh của 35 gia đình. Đây là một vụ đắp đò làm chết nhiều người nhất trong lịch sử.
Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online: “ngay sau khi sự việc xảy ra, lúc đó khoảng 6 giờ 30 phút, chiếc đò nhỏ do một người tên Quý lái, chở khoảng 70 người đi từ xã Quảng Hải sang bờ bắc sông Gianh để đi chợ Tết, khi còn cách bờ chừng 30m thì đò bị lật khiến toàn bộ người đi trên đò chìm xuống sông. Có hơn 20 người được cứu sống kịp thời. Đến 12 giờ 30 cùng ngày, người dân và lực lượng cứu nạn tổ chức vớt được 38 thi thể. Trong khi đó, theo số liệu từ UBND xã Quảng Hải thì 47 gia đình đến trình báo có người mất tích. Như vậy nếu như 47 người trên đều đi trên chiếc đò đó thì hiện vẫn còn 9 người chưa được tìm thấy” (http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200904/20090125135006.aspx).
Trước những mất mát to lớn và với tình nghĩa đồng bào, cha xứ giáo xứ Đan Sa đã kêu gọi bà con giáo dân giáo xứ ủng hộ và giúp đỡ thăm hỏi những gia đình bị nạn. Vào lúc 7 giờ sáng thứ 2, ngày 09/02/2009, linh mục Antôn Đậu Thanh Minh, quản xứ giáo xứ Đan Sa và HĐMV giáo xứ, các ban ngành phụ huynh, phụ nữ, các tổ trưởng chia sẻ Lời Chúa đã đến nơi các gia đình bị nạn để động viên khích lệ tinh thần, phúng điếu, chia sẻ nỗi mất mát lớn lao của người anh em. Cha xứ nói với chúng tôi: “Điều quan trọng không phải là món quà bằng vật chất mà là món quà tinh thần là liên đới và chia sẻ”. Đoàn chúng tôi tới nơi để thăm hỏi động viên các gia đình và người thân. Qua đó chúng tôi cảm thấy cuộc đời này thật ý nghĩa khi biết sống có trách nhiệm liên đới hiệp thông trong đau khổ.
Đến đây ai cũng phải ngậm ngùi vì những cảnh đau thương mất mát của những người thân: có gia đình chết 3 người, 2 người…. có một vài trường hợp người con mới 3 tháng tuổi đã vĩnh viễn không được nhìn thấy mẹ nó, một trường hợp em bé 1 tuổi mồ côi cha, nay chỉ còn một người mẹ duy nhất để nuôi dạy và yêu thương thế mà dòng sông cũng không thương tiếc đã cướp đi người mẹ hiền của em. Có gia đình bị dòng sông cướp đi vợ, một người con và một bào thai. Đến đây ai cũng ngậm ngùi rơi lệ.
Trên chuyến đò sang Quảng Hải, chúng tôi đã hỏi thăm về nguyên nhân đắm đò thì người ta cho biết là chiếc đò đã chở quá tải. Theo giấy phép đăng ký thì đò này chỉ được phép chở 12 người qua sông cho mỗi lượt trong khi chiếc thuyền này đã phải gồng mình gấp 6 đến 7 lần. Điều đáng nói ở đây là trách nhiệm thuộc về ai?!
Vào lúc 13 giở 30 phút chúng tôi mới đến nhà cuối cùng. Chúng tôi đã chia tay bà con và hòn đảo Quảng Hải để trở về nhà. Dù cơn đói đang cồn cào cái bụng của chúng tôi, đôi chân chúng tôi đã mỏi mệt, nhưng trên khuôn mặt ai cũng vui vẻ vì được chia sẻ và an ủi những ai bị nạn. Đúng như lời thanh Phanxicô At-xi-di: chính lúc cho đi là lúc được lãnh nhận. Chúng tôi đã nhận được nhiều hơn là cho đi.
Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online: “ngay sau khi sự việc xảy ra, lúc đó khoảng 6 giờ 30 phút, chiếc đò nhỏ do một người tên Quý lái, chở khoảng 70 người đi từ xã Quảng Hải sang bờ bắc sông Gianh để đi chợ Tết, khi còn cách bờ chừng 30m thì đò bị lật khiến toàn bộ người đi trên đò chìm xuống sông. Có hơn 20 người được cứu sống kịp thời. Đến 12 giờ 30 cùng ngày, người dân và lực lượng cứu nạn tổ chức vớt được 38 thi thể. Trong khi đó, theo số liệu từ UBND xã Quảng Hải thì 47 gia đình đến trình báo có người mất tích. Như vậy nếu như 47 người trên đều đi trên chiếc đò đó thì hiện vẫn còn 9 người chưa được tìm thấy” (http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200904/20090125135006.aspx).
Trước những mất mát to lớn và với tình nghĩa đồng bào, cha xứ giáo xứ Đan Sa đã kêu gọi bà con giáo dân giáo xứ ủng hộ và giúp đỡ thăm hỏi những gia đình bị nạn. Vào lúc 7 giờ sáng thứ 2, ngày 09/02/2009, linh mục Antôn Đậu Thanh Minh, quản xứ giáo xứ Đan Sa và HĐMV giáo xứ, các ban ngành phụ huynh, phụ nữ, các tổ trưởng chia sẻ Lời Chúa đã đến nơi các gia đình bị nạn để động viên khích lệ tinh thần, phúng điếu, chia sẻ nỗi mất mát lớn lao của người anh em. Cha xứ nói với chúng tôi: “Điều quan trọng không phải là món quà bằng vật chất mà là món quà tinh thần là liên đới và chia sẻ”. Đoàn chúng tôi tới nơi để thăm hỏi động viên các gia đình và người thân. Qua đó chúng tôi cảm thấy cuộc đời này thật ý nghĩa khi biết sống có trách nhiệm liên đới hiệp thông trong đau khổ.
Đến đây ai cũng phải ngậm ngùi vì những cảnh đau thương mất mát của những người thân: có gia đình chết 3 người, 2 người…. có một vài trường hợp người con mới 3 tháng tuổi đã vĩnh viễn không được nhìn thấy mẹ nó, một trường hợp em bé 1 tuổi mồ côi cha, nay chỉ còn một người mẹ duy nhất để nuôi dạy và yêu thương thế mà dòng sông cũng không thương tiếc đã cướp đi người mẹ hiền của em. Có gia đình bị dòng sông cướp đi vợ, một người con và một bào thai. Đến đây ai cũng ngậm ngùi rơi lệ.
Trên chuyến đò sang Quảng Hải, chúng tôi đã hỏi thăm về nguyên nhân đắm đò thì người ta cho biết là chiếc đò đã chở quá tải. Theo giấy phép đăng ký thì đò này chỉ được phép chở 12 người qua sông cho mỗi lượt trong khi chiếc thuyền này đã phải gồng mình gấp 6 đến 7 lần. Điều đáng nói ở đây là trách nhiệm thuộc về ai?!
Vào lúc 13 giở 30 phút chúng tôi mới đến nhà cuối cùng. Chúng tôi đã chia tay bà con và hòn đảo Quảng Hải để trở về nhà. Dù cơn đói đang cồn cào cái bụng của chúng tôi, đôi chân chúng tôi đã mỏi mệt, nhưng trên khuôn mặt ai cũng vui vẻ vì được chia sẻ và an ủi những ai bị nạn. Đúng như lời thanh Phanxicô At-xi-di: chính lúc cho đi là lúc được lãnh nhận. Chúng tôi đã nhận được nhiều hơn là cho đi.