Nhân dịp mừng sinh nhật và thăm ngôi nhà đơn sơ của bác Lê Khả Phiêu, chúng ta hãy cùng hồi tưởng lại những lời phát biểu hết sức chân tình của bác năm nào...
- Thưa, nguyên tổng bí thư kê khai tài sản…
- Khai hết chứ. Tôi bây giờ có cái nhà nào Nhà nước cấp đâu. Vẫn ở nhà công vụ đấy (cười). Khi tôi nghỉ, được phân cái nhà ở Đội Cấn 1.200m2 vì nhà tập thể chỗ 36 Lý Nam Đế chật và nóng. Tôi cảm ơn không nhận. Vừa rồi các anh nói tiêu chuẩn nhà cửa của tôi phải năm - sáu trăm (m2). Đâu có qui định nào như thế?
- Thưa nguyên tổng bí thư, ông có kinh nghiệm gì không trong phòng chống tham nhũng?
- (Cười) Qua thực tế bản thân tôi thấy muốn làm được việc này thì mình phải giữ nghiêm đức tính liêm khiết. Tôi không muốn cái gì cũng đổ lỗi cho kinh tế thị trường. Trong quan hệ xã hội cả bên trong bên ngoài có nhiều mối quan hệ: với lãnh đạo cấp cao, với cấp dưới, với dân...
Có người đến với mình với động cơ cầu thị, trong sáng như xin ý kiến để thực hiện công việc được tốt hơn. Song cũng có người đến với động cơ không trong sáng, muốn tìm chỗ nương tựa hay tiếp tay gì đó. Mình phải hết sức cảnh giác. Phải luôn răn mình là đầy tớ của dân. Tôi nói thật có chuyện họ đến biếu tiền, năm nghìn, mười nghìn chứ không ít đâu.
Năm, mười nghìn đô (USD)?
- Đô chứ. Lúc tôi còn thường trực (Thường trực Bộ Chính trị -PV) đã có rồi, lúc làm tổng bí thư càng có. Đối với tôi, họ đến đút tiền không dám đưa thẳng đâu. Thường là có bó hoa xong để cái gói trên bàn rồi về. Mở ra thấy có năm nghìn, mười nghìn tôi gọi anh Hoan (ông Trần Đình Hoan, khi ấy là chánh Văn phòng Trung ương Đảng - PV) và cậu Dần (ông Nguyễn Giáp Dần - thư ký nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu - PV) lên, nói: “Cái này của ông A, ông B...
Giao các cậu mời các ông đó lên xem thái độ thế nào. Tại sao lại có phong bì thế này? Đồng chí tổng bí thư nhắc như thế là không được, từ nay trở đi không được làm thế”. Vậy mà có ông trả lời rằng “đồng chí Phiêu không nhận thì tôi xin biếu các anh”. Cả cậu Dần, anh Hoan về báo cáo lại tôi. Thế thì không được rồi. Tôi phải gọi lên cảnh cáo. (Nguồn: Tham nhũng: không giấu được dư luận đâu!)
Ban liên lạc Đồng hương Thanh Hoá tại Hà Nội đã có buổi đến thăm và giao lưu với bác Phiêu tại nhà riêng tại ngõ 34A Trần Phú (ngôi nhà bác mới chuyển về từ đường Hoàng Diệu).
Đại diện của Ban liên lạc gồm có: ông Lê Xuân Thảo - Trưởng Ban Đồng hương Doanh nghiệp TH, ông Lê Thế Chữ - Truởng Ban liên lạc Đồng hương Tỉnh, ông Hoàng Văn Đoàn - Phó Trưởng ban Doanh nghiệp, ông Lữ Thành Long - TGĐ Công ty Misa, ông Nguyễn Hồng Chung - Chủ tịch Công ty Luật Đại Việt, ông Bùi Việt Hà - Giám đốc Công ty HINCO, ông Nguyễn Hữu Hùng - Công ty Truyền thông Dầu khí Việt Nam, Lê Xuân Tiến Trung - Công ty Việt FT và một số thành viên khác.
Mình đã đi nhiều nhà lãnh đạo, và thật thương bác Phiêu vì nhà bác sao mà đơn sơ quá, còn thua xa cả những lãnh đạo cấp nhỏ ở tỉnh mình nữa...
Đoàn đại biểu rời nhà bác Lê Khả Phiêu ai nầy trong lòng đều trào dâng niềm xúc động về một con người đã một đời vì dân vì nước, chúng cháu hứa đời này kiếp này làm lãnh đạo có vất vả khổ cực đến đâu cũng sẽ học theo gương bác.
“Có vụ tôi biết, anh Sáu Dân biết mà không khui được”
Vậy làm sao để diệt tận gốc quốc nạn tham nhũng, thưa ông?
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: Nó đụng vào anh, bản thân anh có khi cũng thấy, nhưng thấy mà không dám cắt khối ung thư đó đi và chấp nhận sống chung với nó. Hoặc là do há miệng mắc quai, hoặc do dựa vào nhau để vơ vét. Chúng ta có thấy thực tế đó không? Nếu chưa thống nhất được thực tế này thì chưa giải quyết được. Phải chăng chỉ khi nhân dân phát hiện, lên án quyết liệt thì anh làm, anh xử, song xử vẫn chưa đến nơi đến chốn?
Hiện vẫn đang tồn tại một lập luận hết sức kỳ quặc: “Khi có nhà nước là có tham nhũng. Chỉ khi cuộc sống người nào cũng giống người nào, lúc đó mới hết tham nhũng”. Làm gì có chuyện như thế. Chống tham nhũng là phải tự mình nhìn vào bản thân mình. Singapore thống kê được tỉ lệ 5% cán bộ công chức tham nhũng. Còn ở ta liệu cứ 100 đảng viên, cán bộ cơ quan nhà nước cũng chỉ có năm người tham nhũng không? Nội bộ phải tự xem xét lại mình. Chúng ta đã coi tham nhũng là quốc nạn thì đến nay vẫn là quốc nạn. Chưa ai bảo đã hết quốc nạn cả.
Chúng ta cứ ngồi mà nói thật thà với nhau là tham nhũng vẫn phổ biến, trầm trọng. Có những vụ tôi biết, anh Sáu Dân (tên thường gọi của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt - PV) biết mà không khui được. Nó thành dây che chắn nhau, thậm chí cả bên ngoài che chắn (chứ không chỉ trong nước).
Đây đúng là một cuộc đấu tranh quyết liệt. Muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến này thì Đảng phải tự xem mình, Nhà nước phải tự xem lại mình. (Nguồn: Nguyên TBT Lê Khả Phiêu: Muốn chống tham nhũng phải tự xem lại bản thân mình!)
(Nguồn: Blacky's blog)
Một số hình ảnh buổi gặp mặt bác Phiêu |
- Khai hết chứ. Tôi bây giờ có cái nhà nào Nhà nước cấp đâu. Vẫn ở nhà công vụ đấy (cười). Khi tôi nghỉ, được phân cái nhà ở Đội Cấn 1.200m2 vì nhà tập thể chỗ 36 Lý Nam Đế chật và nóng. Tôi cảm ơn không nhận. Vừa rồi các anh nói tiêu chuẩn nhà cửa của tôi phải năm - sáu trăm (m2). Đâu có qui định nào như thế?
- Thưa nguyên tổng bí thư, ông có kinh nghiệm gì không trong phòng chống tham nhũng?
- (Cười) Qua thực tế bản thân tôi thấy muốn làm được việc này thì mình phải giữ nghiêm đức tính liêm khiết. Tôi không muốn cái gì cũng đổ lỗi cho kinh tế thị trường. Trong quan hệ xã hội cả bên trong bên ngoài có nhiều mối quan hệ: với lãnh đạo cấp cao, với cấp dưới, với dân...
Có người đến với mình với động cơ cầu thị, trong sáng như xin ý kiến để thực hiện công việc được tốt hơn. Song cũng có người đến với động cơ không trong sáng, muốn tìm chỗ nương tựa hay tiếp tay gì đó. Mình phải hết sức cảnh giác. Phải luôn răn mình là đầy tớ của dân. Tôi nói thật có chuyện họ đến biếu tiền, năm nghìn, mười nghìn chứ không ít đâu.
Năm, mười nghìn đô (USD)?
- Đô chứ. Lúc tôi còn thường trực (Thường trực Bộ Chính trị -PV) đã có rồi, lúc làm tổng bí thư càng có. Đối với tôi, họ đến đút tiền không dám đưa thẳng đâu. Thường là có bó hoa xong để cái gói trên bàn rồi về. Mở ra thấy có năm nghìn, mười nghìn tôi gọi anh Hoan (ông Trần Đình Hoan, khi ấy là chánh Văn phòng Trung ương Đảng - PV) và cậu Dần (ông Nguyễn Giáp Dần - thư ký nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu - PV) lên, nói: “Cái này của ông A, ông B...
Giao các cậu mời các ông đó lên xem thái độ thế nào. Tại sao lại có phong bì thế này? Đồng chí tổng bí thư nhắc như thế là không được, từ nay trở đi không được làm thế”. Vậy mà có ông trả lời rằng “đồng chí Phiêu không nhận thì tôi xin biếu các anh”. Cả cậu Dần, anh Hoan về báo cáo lại tôi. Thế thì không được rồi. Tôi phải gọi lên cảnh cáo. (Nguồn: Tham nhũng: không giấu được dư luận đâu!)
Ban liên lạc Đồng hương Thanh Hoá tại Hà Nội đã có buổi đến thăm và giao lưu với bác Phiêu tại nhà riêng tại ngõ 34A Trần Phú (ngôi nhà bác mới chuyển về từ đường Hoàng Diệu).
Đại diện của Ban liên lạc gồm có: ông Lê Xuân Thảo - Trưởng Ban Đồng hương Doanh nghiệp TH, ông Lê Thế Chữ - Truởng Ban liên lạc Đồng hương Tỉnh, ông Hoàng Văn Đoàn - Phó Trưởng ban Doanh nghiệp, ông Lữ Thành Long - TGĐ Công ty Misa, ông Nguyễn Hồng Chung - Chủ tịch Công ty Luật Đại Việt, ông Bùi Việt Hà - Giám đốc Công ty HINCO, ông Nguyễn Hữu Hùng - Công ty Truyền thông Dầu khí Việt Nam, Lê Xuân Tiến Trung - Công ty Việt FT và một số thành viên khác.
Mình đã đi nhiều nhà lãnh đạo, và thật thương bác Phiêu vì nhà bác sao mà đơn sơ quá, còn thua xa cả những lãnh đạo cấp nhỏ ở tỉnh mình nữa...
Đoàn đại biểu rời nhà bác Lê Khả Phiêu ai nầy trong lòng đều trào dâng niềm xúc động về một con người đã một đời vì dân vì nước, chúng cháu hứa đời này kiếp này làm lãnh đạo có vất vả khổ cực đến đâu cũng sẽ học theo gương bác.
“Có vụ tôi biết, anh Sáu Dân biết mà không khui được”
Vậy làm sao để diệt tận gốc quốc nạn tham nhũng, thưa ông?
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: Nó đụng vào anh, bản thân anh có khi cũng thấy, nhưng thấy mà không dám cắt khối ung thư đó đi và chấp nhận sống chung với nó. Hoặc là do há miệng mắc quai, hoặc do dựa vào nhau để vơ vét. Chúng ta có thấy thực tế đó không? Nếu chưa thống nhất được thực tế này thì chưa giải quyết được. Phải chăng chỉ khi nhân dân phát hiện, lên án quyết liệt thì anh làm, anh xử, song xử vẫn chưa đến nơi đến chốn?
Hiện vẫn đang tồn tại một lập luận hết sức kỳ quặc: “Khi có nhà nước là có tham nhũng. Chỉ khi cuộc sống người nào cũng giống người nào, lúc đó mới hết tham nhũng”. Làm gì có chuyện như thế. Chống tham nhũng là phải tự mình nhìn vào bản thân mình. Singapore thống kê được tỉ lệ 5% cán bộ công chức tham nhũng. Còn ở ta liệu cứ 100 đảng viên, cán bộ cơ quan nhà nước cũng chỉ có năm người tham nhũng không? Nội bộ phải tự xem xét lại mình. Chúng ta đã coi tham nhũng là quốc nạn thì đến nay vẫn là quốc nạn. Chưa ai bảo đã hết quốc nạn cả.
Chúng ta cứ ngồi mà nói thật thà với nhau là tham nhũng vẫn phổ biến, trầm trọng. Có những vụ tôi biết, anh Sáu Dân (tên thường gọi của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt - PV) biết mà không khui được. Nó thành dây che chắn nhau, thậm chí cả bên ngoài che chắn (chứ không chỉ trong nước).
Đây đúng là một cuộc đấu tranh quyết liệt. Muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến này thì Đảng phải tự xem mình, Nhà nước phải tự xem lại mình. (Nguồn: Nguyên TBT Lê Khả Phiêu: Muốn chống tham nhũng phải tự xem lại bản thân mình!)
(Nguồn: Blacky's blog)