ĐÔI ĐIỀU VỀ ĐỨC TIN VÀ VĂN HÓA, bài 5:
Hướng tới kỷ niệm 2010, chúng con xin nêu lên nhu cầu bức thiết của Một bản dịch Kinh Thánh chính thức cho Dân Chúa tại Việt Nam. Xin khởi đi từ những khó xử của một nhóm làm việc tới những ích lợi lớn của một bản dịch Kinh Thánh chính thức, một hướng khả thi và mấy điểm cụ thể.
1. CHIA SẺ NHỮNG ĐIỀU KHÓ XỬ CỦA MỘT NHÓM LÀM VIỆC.
Từ niên khóa 2008-2009, giáo phận Qui Nhơn chọn áp dụng CTGLPT theo tuổi, lấy phiên bản mới của BGL-NT cập nhật lại thành một phiên bản phù hợp hơn với hoàn cảnh tại giáo phận Qui Nhơn.
Sau những sách cho 8 lớp đầu (4-11 tuổi) đã cập nhật và đưa vào áp dụng, chúng con bắt tay vào sách các lớp Kinh Thánh và Vào Đời (12-17 tuổi). Trong các lớp Kinh Thánh học sinh được hướng dẫn đọc và tìm hiểu bản văn Kinh Thánh. Theo ý kiến các cha xứ, nên dùng bản dịch các em sẽ nghe trong phụng vụ thánh lễ – bản dịch sẽ in nay mai! Thế nhưng hiện thời chưa có sách Kinh Thánh theo bản dịch ấy, cũng chưa có sách bài đọc thánh lễ theo bản dịch mới. Chúng con đã liên hệ với Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Phụng Tự và được Ngài cho phép xúc tiến thực hiện ấn bản dùng tạm cho học sinh giáo lý với ghi chú “bản văn đang thử nghiệm”. Trong lúc chờ đợi nhận được các files bản dịch Kinh Thánh, chúng con vẫn tiến hành công việc.
Về việc viết tên riêng cách nào, theo gợi ý của các Bề Trên thì nên dùng thống nhất theo chọn lựa của Ủy Ban Phụng Tự, viết liền theo dạng gần sát các từ Latinh. Thế nhưng theo cái nhìn của người lo về giáo lý cho các em nhỏ, chúng con không thể áp dụng điều ấy cách máy móc và đã đi đến một chọn lựa thực tế:
- Đối với học sinh các lớp Đồng Cỏ Non, Sơ Cấp, Căn Bản, tức là từ 4 đến 11 tuổi, cần phiên âm gạch nối theo bản dịch CGKPV, để khỏi khó khăn cho các em và cho các giáo lý viên. Trong những sách đã in cho các lớp này, chúng con đều giữ như thế.
- Đối với các học sinh cuối cấp hai trở lên, chúng con thấy chọn lựa của Ủy Ban Phụng Tự sát với thực tế của học sinh hơn. Chúng con sử dụng tập chỉ dẫn “Phiên dịch các tên riêng dùng trong Phụng vụ theo nguyên ngữ Latinh” của Ủy Ban Phụng Tự, trong đó có liệt kê các phiên âm do Ủy Ban này đề nghị.
Trong tinh thần làm việc theo quan điểm của tập thể, chúng con đi tìm cho bằng được tập tài liệu làm việc nội bộ ấy của UBPT. Không dễ lắm! Chúng con tự hỏi, nếu ai khác muốn muốn tham khảo thì tìm đâu ra bản liệt kê ấy? Ngoài Ban Giáo Lý Qui Nhơn ra, có nhóm nào khác mở bản liệt kê của UBPT để tham khảo chăng? Nếu có, e rằng không quá ba đốt của một ngón tay… Ngay cả trong các Ủy Ban của HĐGMVN chưa chắc đã mấy ai tham khảo bản liệt kê ấy. Việc tham khảo như thế hoàn toàn gượng gạo và thi?u tính khoa h?c.
Đang khi làm việc với bản liệt kê, chúng con thấy rõ những qui định trong bản liệt kê rất tạm bợ, hầu chắc khi có Bản dịch Kinh Thánh chính thức, một số đáng kể các từ sẽ có dạng khác hẳn với dạng đề trong bản liệt kê. Chữ Môsê được dùng cả trong bản dịch của cha Thuấn và bản dịch CGKPV, hầu như khắp nơi đã quen, bây giờ lại đổi thành Môisen. Dacaria, Dakêu, Nadarét viết liền lại, học sinh sẽ đọc thành Đacaria, Đakêu, Nađarét… chắc hẳn bản dịch chính thức sẽ lấy lại nguyên dạng Latinh mà học sinh đọc chẳng khó khăn gì: Lazarô, Zakêu, Nazarét… Có từ không tìm thấy trong bản liệt kê, ví dụ: Giacôbê con Alphê. Theo qui ướ ở trang 6, khi âm “Ch” hay “C” trong Latinh đọc là “k” thì phiên âm trong Việt ngữ là “k”, thế nhưng suối Cedron lại được phiên âm là “Cêdrôn”… Trong bản liệt kê ấy, những chuyện bất cập như thế còn nhiều lắm… Chúng con chỉ mới làm việc trên những trích đoạn dùng cho các lớp giáo lý Kinh Thánh, đã phát hiện mấy chục chỗ…
- Theo nguyên tắc mới về phiên âm, rồi đây ký hiệu các sách Kinh Thánh có thể sẽ có những thay đổi. Nhưng có nên chăng, khi hằng trăm ngàn quyển Kinh Thánh bản dịch CGKPV đã trải đều khắp nơi hệ thống ký hiệu của bản này? Đàng khác, hiện thời chưa có quy định nào rõ rệt của HĐGMVN, chúng con sử dụng hệ thống của bản CGKPV. Dù sao, chúng con nghĩ rằng cần tôn trọng người sử dụng, không nên gây xáo trộn, vả lại, cũng cần tôn trọng những người đã đi trước.
Một vài minh họa ấy đủ cho thấy nếu không thực hiện một ấn bản Kinh Thánh chính thức, kiểu làm việc chắp vá, đặt cái cày trước con trâu như thế sẽ vô tình làm cho mọi sự càng thêm rối beng…
2. NHỮNG ÍCH LỢI LỚN CỦA MỘT BẢN DỊCH KINH THÁNH CHÍNH THỨC
A. THUẬN LỢI CHO VIỆC HỌC LỜI CHÚA VÀ NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
Những linh kiện cơ bản của máy tính dù khác thương hiệu vẫn luôn tiện dụng cho người tiêu dùng nhờ theo cùng một quy ước (cụ thể như các cổng USB chẳng hạn). Các bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt hiện hành, do sáng kiến các cá nhân hoặc nhóm riêng, không tạo được thuận lợi ấy. Bao lâu một bản dịch chưa mang tính chính thức của HĐGMVN, dù hay đến đâu, vẫn không thể đòi trở thành chuẩn mực cho các bản dịch khác. Chỉ khi nào có một bản dịch chính thức của HĐGMVN cho toàn bộ Kinh Thánh, những cách dùng trong bản này, từ tên gọi và ký hiệu các sách đến cách phiên âm các tên riêng, mới trở thành chuẩn mực cho các bản dịch khác. Rồi từ đó những bản dịch cũ khi tái bản có thể sẽ dần dần được hiệu đính lại theo cùng một quy ước với bản dịch của HĐGMVN. Với sự hiệu đính như thế, các bản dịch khác nhau sẽ đi tới chỗ hòa vào một nhịp chung để tiện dụng cho Dân Chúa, đồng mỗi bản dịch vẫn giữ được toàn vẹn giá trị của nó. Những bản dịch không theo các quy ước chung sẽ bị dân chúng dị ứng.
B. THUẬN LỢI CHO VIỆC PHIÊN DỊCH CÁC TÀI LIỆU CHÍNH THỨC
Một bản dịch chính thức của toàn bộ Kinh Thánh sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho việc phiên dịch các tài liệu.
Có được bản dịch chính thức cho bộ Kinh Thánh rồi, nhiều công việc sẽ trở nên rất nhanh. Chẳng hạn như quyển Các Giờ Kinh Phụng Vụ hiện dùng đã phải mất rất nhiều năm mới có được bản dịch hoàn chỉnh, là vì khi làm, nhóm phiên dịch chưa có sẵn bản dịch Kinh Thánh trọn bộ. Nếu công việc ấy khởi sự khi đã có trọn bản văn Kinh Thánh, với máy vi tính, chỉ trong vòng một tháng, một thư ký thông minh có thể thực hiện được hơn 2 phần 3 công việc, chỉ còn lại các thánh thi, xướng đáp, lời cầu và lời nguyện.
C. TẠO MỘT NỀN TẢNG CHO SỰ HIỆP NHẤT DÂN CHÚA VIỆT NAM
Cũng có những nước không cần một bản dịch Thánh Kinh chính thức. Thế nhưng tại Việt Nam hết sức cần, để mọi người Công Giáo Việt Nam sẽ viết thánh danh Chúa chúng ta theo cùng một cách. Giờ đây, người Công Giáo còn viết rất hỗn độn: Giêsu, Giê-su, Yêsu, Jésus, Jesus, cho nên không thể trách các nhà xuất bản đời viết bằng những cách khác: Giê-xu, Giêxu… Viết thánh danh Chúa cách thống nhất là dấu hiệu giản dị cho thấy chúng ta có cùng một đức tin chân thật và trong sáng…
3. MỘT HƯỚNG KHẢ THI
Cho đến lúc này chưa thấy bộ phận nghiên huấn của Đại Hội Dân Chúa đặt vấn đề đâu là những cái dở của 50 năm qua để rút kinh nghiệm cho 25 năm tới. Thiết tưởng một trong những cái dở thấy rõ chính là sự thiếu vắng một bản dịch Kinh Thánh chính thức đã khiến cho Dân Chúa Việt Nam có nguy cơ bị phân hóa.
Một giám mục đã có lần chia sẻ với chúng con rằng ngay hồi còn là cha sở, ngài đã thưa với các giám mục rằng cần có một bản dịch Kinh Thánh chính thức. Thế rồi ngài đã làm giám mục, hơn ba mươi năm, và nay đã về hưu, nhưng bản dịch chính thức ngài ước mơ ngày xưa vẫn còn mù mịt. Đã có lúc đội ngũ giám mục hầu hết đã già yếu và phải đối đầu với những khó khăn thời cuộc quá lớn, sự quên sót ấy có thể hiểu được. Nay thì số các giám mục trẻ ngày càng đông thêm, có cả những vị là chuyên viên có tiếng, những điều kiện làm việc cũng đã thuận lợi hơn,...
Lẽ nào sức bật từ Thượng Hội Đồng về Lời Chúa không đủ giúp Hội Thánh Viêt Nam đi tới quyết định phải có ngay một bản dịch Kinh Thánh chính thức. Dù là một bản dịch đầy khuyết điểm cũng không sao, cần phải bắt đầu thì mới có thể hoàn thiện dần. Bản dịch New American Bible mãi đến những năm gần đây vẫn còn phát hiện những chỗ dịch sai. Sai và sửa à chuyện thường. Thiết tưởng hiện nay ở trong và ngoài nước không thiếu những người sẵn lòng giúp HĐGMVN thực hiện công việc hết sức khẩn cấp này. Chỉ cần một quyết định chung của các vị hữu trách là xong. Không quá khó để có một ấn bản thử nghiệm vào cuối năm kỷ niệm 2010.
Thật vậy, mấy năm qua Ủy Ban Phụng Tự đã đầu tư nhiều cho việc hiệu đính Sách Bài Đọc Thánh Lễ. Theo chúng con được biết, chỉ còn một số nhỏ các Chúa Nhật thường niên. Kể như công việc sắp xong. Chúng con xin chúc công lao khó nhọc của Đức Cha Chủ Tịch và các thành viên nay đã đạt kết quả tốt.
Cùng với lời chúc mừng ấy, chúng con đệ trình một ý kiến nhỏ là xin trì hoãn việc phát hành lại một thời gian, để thực hiện cho xong luôn toàn bộ Kinh Thánh và sẽ phát hành cùng một lúc cả bộ sách bài đọc và ấn bản Kinh Thánh Việt ngữ chính thức của Hội Thánh Công Giáo.
Có thể rằng trên nguyên tắc, ấn bản Kinh Thánh chính thức không phải là việc của Ủy Ban Phụng Tự mà là của Ủy Ban Kinh Thánh. Tuy nhiên thiết tưởng ích lợi chung của Dân Chúa đang chờ đợi sự hợp tác của hai Ủy Ban để sớm có được một thành quả chung.
Nếu phát hành bộ sách bài đọc trước rồi mới xúc tiến làm ấn bản Kinh Thánh, sợ rằng khi xong bộ Kinh Thánh sẽ thấy độ chênh lệch khá lớn giữa các trích đoạn phụng vụ với bản dịch Kinh Thánh chính thức và như thế sẽ phải tốn biết bao công sức và thời gian để sửa lại [1]. Ấy là giả thiết có người đủ can đảm ngồi mà sửa lại! Và ấy là chưa kể sự lãng phí về tiền bạc.
Với các sách bài đọc, chúng ta đã có được phần chính của Bộ Kinh Thánh. Chỉ cần các thư ký đánh máy giúp sắp xếp các trích đoạn phụng vụ theo thứ tự các chương mỗi sách là có được bản thảo sơ khởi cho bản dịch Kinh Thánh toàn bộ.
Tiếp đến, sẽ nhờ đích danh những vị sẵn lòng giúp vào việc chung, cả trong và ngoài Uỷ Ban Phụng Tự, chịu trách nhiệm về bản dịch của từng sách một. Một vị có thể nhận một vài sách và ngược lại cũng có thể hai ba vị cùng lo một sách. Danh tính (những) vị phụ trách mỗi sách sẽ được ghi rõ trong ấn bản chính thức. Chi tiết này rất quan trọng để các vị phụ trách ý thức trách nhiệm mình hơn trước Dân Chúa và trước HĐGMVN. Những năm qua, lắm bản dịch mang danh nghĩa chính thức nhưng lại ôm theo những sai sót không đáng. Phải chăng một phần cũng vì đó là công việc chung, do một tập thể vô danh chịu trách nhiệm chứ không riêng ai thực sự chịu trách nhiệm cả?
(Những) vị phụ trách mỗi sách sẽ vận dụng các bản dịch hiện có để lấp đầy các khoảng trống (những đoạn không được trích cho phụng vụ) và rồi chăm sóc trau chuốt cho bản dịch tác phẩm mình phụ trách được chính xác và nhất quán - nếu cần, các vị sẽ tự tìm cho mình những cố vấn về văn chương, về các từ Hán Việt... Có thể nhờ các vị phụ trách các sách khác cùng mảng (cùng loại văn) kiểm tra chéo để dễ tiến tới sự đồng bộ về ngôn từ cho mỗi mảng sách.
Bên trên và bên cạnh đó, có một nhóm ba người giúp đọc tất cả những bản văn đã đuợc các vị hiệu đính làm xong và gửi về. Nhóm ba người này sẽ giúp phát hiện những điểm cần điều chỉnh. Các thư ký vi tính cũng có thể giúp đắc lực vào việc này.
Như thế, nếu tập trung làm việc, từ đây tới chỗ hoàn bị bản dịch toàn bộ Kinh Thánh không còn xa. Cuối năm kỷ niệm 2010 chúng ta có thể xong. Chúng ta đã dùng bộ sách bài đọc cũ gần 50 năm rồi, nay trì hoãn việc phát hành bộ sách bài đọc mới một vài năm thì chẳng có gì quá đáng.
4. MẤY ĐIỂM CỤ THỂ
Để bớt gây xáo trộn cho đại chúng giáo dân, chúng con xin thử đề nghị mấy điểm cụ thể:
* Các tên riêng phần Cựu Ước, xin lấy dạng latinh ablatif như HĐGMVN đã quyết định. Việc phiên âm theo gốc Hípri quá phức tạp, gây phiền hà cả cho dân chúng và cả các sinh viên khi dùng các ấn bản ngoại ngữ. Việc này phức tạp đến độ ngay trong ấn bản “Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước Và Tân Ước” của Nhóm phiên dịch CGKPV cũng có những lầm lẫn. [2]
* Các tên riêng phần Tân Ước, xin lấy theo bản dịch CGKPV, trừ chữ z như nói trên, bỏ gạch nối, viết liền lại. Hầu hết các từ ở đây đều đáp ứng quyết định của HĐGMVN: dạng latinh ablatif.
* Tên và ký hiệu các sách Tân Ước, xin lấy theo bản dịch CGKPV, kể cả thự gửi tín hữu Do Thái (Các ngôn ngữ khác đều dùng như bản dịch Nguyễn Thế Thuấn: Thư gửi tín hữu Hípri).
Chúng con chỉ lo một mảng của công việc mục vụ là mục vụ dạy giáo lý. Chúng con không có chuyên môn gì về Kinh Thánh, xin được đứng ngoài những tranh luận về lãnh vực chuyên môn này và chỉ bàn vấn đề trên quan điểm tìm lợi ích cho các linh hồn.
Qui Nhơn, Giao thừa Xuân Kỷ Sửu 2009
Chú thích:
[1] Sau quyển Thánh Vịnh, bản dịch toàn văn bộ Thánh Kinh của nhóm CGKPV đã được tiến hành với dịch các bài đọc Chúa Nhật và Lễ Trọng, rồi đến các bài đọc ngày thường và những phần còn lại. Trong quyển Tân Ước ấn bản ronéo thuở đầu, người ta còn đọc thấy nhiều chữ “Khi ấy” hoặc “Trong những ngày ấy” đã được sách bài đọc thánh lễ thêm vào ở đầu các bài đọc Tin Mừng. Trong những năm nhóm CGKPV làm việc tại Dòng Don Bosco Đà Lạt, con được biết có những anh em thư ký phải vất vả rà soát lại những chi tiết này cũng như phải vất vả thống nhất lại cách dùng từ, bởi lẽ khi dịch cho phụng vụ, mỗi trích đoạn là một đoạn văn độc lập, cho nên cùng một từ nơi thì dịch thế này nơi thì dịch thế khác. Những kinh nghiệm ấy cho thấy việc ghép các trích đoạn dùng trong phụng vụ thành toàn văn bộ Thánh Kinh, không hoàn toàn đơn giản, nhất là nếu chúng ta muốn chọn sắp xếp lại theo cấu trúc bản văn Hy Lạp hoặc Hipri.
[2] Xin xem ấn bản Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh 1999: Mi-kha và Mi-kha-giơ-hu (Tl 17,1-12); A-than-gia và A-than-gia-hu (2Sb 8,26; 21,1-24,7; Er 8,7); A-khát-gia và A-khát-gia-hu (1V 22,40-52; 2V 8,25; 9,16; 9,23; 9,27-291Sn 3,11; 2Sb 20,35; 2Sb 21,2); Giô-ram và Giơ-hô-ram (1V 22,51; 2V 9,16; 9,21; 2Sb 17,8; 21,1-22,11; 2Sm 8,10; 1Sb 3,11; 26,25; 2Sb 22,5; A-mát-gia (2V 12,22; 15,1) và A-mát-gia-hu (2V 14,1-16); A-đô-ni-gia-hu (1V 1,13) và A-đô-ni-gia (1V 1,18); Ut-di-gia (Hs 1,1; Am 1,1; Dcr 14,5) và Ú-di-gia-hu (Is 1,1; 6,1; 7,1). Đây chỉ là một số trường hợp bất nhất người viết tình cờ bắt gặp, có thể còn những trường hợp khác.
Hướng tới kỷ niệm 2010, chúng con xin nêu lên nhu cầu bức thiết của Một bản dịch Kinh Thánh chính thức cho Dân Chúa tại Việt Nam. Xin khởi đi từ những khó xử của một nhóm làm việc tới những ích lợi lớn của một bản dịch Kinh Thánh chính thức, một hướng khả thi và mấy điểm cụ thể.
1. CHIA SẺ NHỮNG ĐIỀU KHÓ XỬ CỦA MỘT NHÓM LÀM VIỆC.
Từ niên khóa 2008-2009, giáo phận Qui Nhơn chọn áp dụng CTGLPT theo tuổi, lấy phiên bản mới của BGL-NT cập nhật lại thành một phiên bản phù hợp hơn với hoàn cảnh tại giáo phận Qui Nhơn.
Sau những sách cho 8 lớp đầu (4-11 tuổi) đã cập nhật và đưa vào áp dụng, chúng con bắt tay vào sách các lớp Kinh Thánh và Vào Đời (12-17 tuổi). Trong các lớp Kinh Thánh học sinh được hướng dẫn đọc và tìm hiểu bản văn Kinh Thánh. Theo ý kiến các cha xứ, nên dùng bản dịch các em sẽ nghe trong phụng vụ thánh lễ – bản dịch sẽ in nay mai! Thế nhưng hiện thời chưa có sách Kinh Thánh theo bản dịch ấy, cũng chưa có sách bài đọc thánh lễ theo bản dịch mới. Chúng con đã liên hệ với Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Phụng Tự và được Ngài cho phép xúc tiến thực hiện ấn bản dùng tạm cho học sinh giáo lý với ghi chú “bản văn đang thử nghiệm”. Trong lúc chờ đợi nhận được các files bản dịch Kinh Thánh, chúng con vẫn tiến hành công việc.
Về việc viết tên riêng cách nào, theo gợi ý của các Bề Trên thì nên dùng thống nhất theo chọn lựa của Ủy Ban Phụng Tự, viết liền theo dạng gần sát các từ Latinh. Thế nhưng theo cái nhìn của người lo về giáo lý cho các em nhỏ, chúng con không thể áp dụng điều ấy cách máy móc và đã đi đến một chọn lựa thực tế:
- Đối với học sinh các lớp Đồng Cỏ Non, Sơ Cấp, Căn Bản, tức là từ 4 đến 11 tuổi, cần phiên âm gạch nối theo bản dịch CGKPV, để khỏi khó khăn cho các em và cho các giáo lý viên. Trong những sách đã in cho các lớp này, chúng con đều giữ như thế.
- Đối với các học sinh cuối cấp hai trở lên, chúng con thấy chọn lựa của Ủy Ban Phụng Tự sát với thực tế của học sinh hơn. Chúng con sử dụng tập chỉ dẫn “Phiên dịch các tên riêng dùng trong Phụng vụ theo nguyên ngữ Latinh” của Ủy Ban Phụng Tự, trong đó có liệt kê các phiên âm do Ủy Ban này đề nghị.
Trong tinh thần làm việc theo quan điểm của tập thể, chúng con đi tìm cho bằng được tập tài liệu làm việc nội bộ ấy của UBPT. Không dễ lắm! Chúng con tự hỏi, nếu ai khác muốn muốn tham khảo thì tìm đâu ra bản liệt kê ấy? Ngoài Ban Giáo Lý Qui Nhơn ra, có nhóm nào khác mở bản liệt kê của UBPT để tham khảo chăng? Nếu có, e rằng không quá ba đốt của một ngón tay… Ngay cả trong các Ủy Ban của HĐGMVN chưa chắc đã mấy ai tham khảo bản liệt kê ấy. Việc tham khảo như thế hoàn toàn gượng gạo và thi?u tính khoa h?c.
Đang khi làm việc với bản liệt kê, chúng con thấy rõ những qui định trong bản liệt kê rất tạm bợ, hầu chắc khi có Bản dịch Kinh Thánh chính thức, một số đáng kể các từ sẽ có dạng khác hẳn với dạng đề trong bản liệt kê. Chữ Môsê được dùng cả trong bản dịch của cha Thuấn và bản dịch CGKPV, hầu như khắp nơi đã quen, bây giờ lại đổi thành Môisen. Dacaria, Dakêu, Nadarét viết liền lại, học sinh sẽ đọc thành Đacaria, Đakêu, Nađarét… chắc hẳn bản dịch chính thức sẽ lấy lại nguyên dạng Latinh mà học sinh đọc chẳng khó khăn gì: Lazarô, Zakêu, Nazarét… Có từ không tìm thấy trong bản liệt kê, ví dụ: Giacôbê con Alphê. Theo qui ướ ở trang 6, khi âm “Ch” hay “C” trong Latinh đọc là “k” thì phiên âm trong Việt ngữ là “k”, thế nhưng suối Cedron lại được phiên âm là “Cêdrôn”… Trong bản liệt kê ấy, những chuyện bất cập như thế còn nhiều lắm… Chúng con chỉ mới làm việc trên những trích đoạn dùng cho các lớp giáo lý Kinh Thánh, đã phát hiện mấy chục chỗ…
- Theo nguyên tắc mới về phiên âm, rồi đây ký hiệu các sách Kinh Thánh có thể sẽ có những thay đổi. Nhưng có nên chăng, khi hằng trăm ngàn quyển Kinh Thánh bản dịch CGKPV đã trải đều khắp nơi hệ thống ký hiệu của bản này? Đàng khác, hiện thời chưa có quy định nào rõ rệt của HĐGMVN, chúng con sử dụng hệ thống của bản CGKPV. Dù sao, chúng con nghĩ rằng cần tôn trọng người sử dụng, không nên gây xáo trộn, vả lại, cũng cần tôn trọng những người đã đi trước.
Một vài minh họa ấy đủ cho thấy nếu không thực hiện một ấn bản Kinh Thánh chính thức, kiểu làm việc chắp vá, đặt cái cày trước con trâu như thế sẽ vô tình làm cho mọi sự càng thêm rối beng…
2. NHỮNG ÍCH LỢI LỚN CỦA MỘT BẢN DỊCH KINH THÁNH CHÍNH THỨC
A. THUẬN LỢI CHO VIỆC HỌC LỜI CHÚA VÀ NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
Những linh kiện cơ bản của máy tính dù khác thương hiệu vẫn luôn tiện dụng cho người tiêu dùng nhờ theo cùng một quy ước (cụ thể như các cổng USB chẳng hạn). Các bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt hiện hành, do sáng kiến các cá nhân hoặc nhóm riêng, không tạo được thuận lợi ấy. Bao lâu một bản dịch chưa mang tính chính thức của HĐGMVN, dù hay đến đâu, vẫn không thể đòi trở thành chuẩn mực cho các bản dịch khác. Chỉ khi nào có một bản dịch chính thức của HĐGMVN cho toàn bộ Kinh Thánh, những cách dùng trong bản này, từ tên gọi và ký hiệu các sách đến cách phiên âm các tên riêng, mới trở thành chuẩn mực cho các bản dịch khác. Rồi từ đó những bản dịch cũ khi tái bản có thể sẽ dần dần được hiệu đính lại theo cùng một quy ước với bản dịch của HĐGMVN. Với sự hiệu đính như thế, các bản dịch khác nhau sẽ đi tới chỗ hòa vào một nhịp chung để tiện dụng cho Dân Chúa, đồng mỗi bản dịch vẫn giữ được toàn vẹn giá trị của nó. Những bản dịch không theo các quy ước chung sẽ bị dân chúng dị ứng.
B. THUẬN LỢI CHO VIỆC PHIÊN DỊCH CÁC TÀI LIỆU CHÍNH THỨC
Một bản dịch chính thức của toàn bộ Kinh Thánh sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho việc phiên dịch các tài liệu.
Có được bản dịch chính thức cho bộ Kinh Thánh rồi, nhiều công việc sẽ trở nên rất nhanh. Chẳng hạn như quyển Các Giờ Kinh Phụng Vụ hiện dùng đã phải mất rất nhiều năm mới có được bản dịch hoàn chỉnh, là vì khi làm, nhóm phiên dịch chưa có sẵn bản dịch Kinh Thánh trọn bộ. Nếu công việc ấy khởi sự khi đã có trọn bản văn Kinh Thánh, với máy vi tính, chỉ trong vòng một tháng, một thư ký thông minh có thể thực hiện được hơn 2 phần 3 công việc, chỉ còn lại các thánh thi, xướng đáp, lời cầu và lời nguyện.
C. TẠO MỘT NỀN TẢNG CHO SỰ HIỆP NHẤT DÂN CHÚA VIỆT NAM
Cũng có những nước không cần một bản dịch Thánh Kinh chính thức. Thế nhưng tại Việt Nam hết sức cần, để mọi người Công Giáo Việt Nam sẽ viết thánh danh Chúa chúng ta theo cùng một cách. Giờ đây, người Công Giáo còn viết rất hỗn độn: Giêsu, Giê-su, Yêsu, Jésus, Jesus, cho nên không thể trách các nhà xuất bản đời viết bằng những cách khác: Giê-xu, Giêxu… Viết thánh danh Chúa cách thống nhất là dấu hiệu giản dị cho thấy chúng ta có cùng một đức tin chân thật và trong sáng…
3. MỘT HƯỚNG KHẢ THI
Cho đến lúc này chưa thấy bộ phận nghiên huấn của Đại Hội Dân Chúa đặt vấn đề đâu là những cái dở của 50 năm qua để rút kinh nghiệm cho 25 năm tới. Thiết tưởng một trong những cái dở thấy rõ chính là sự thiếu vắng một bản dịch Kinh Thánh chính thức đã khiến cho Dân Chúa Việt Nam có nguy cơ bị phân hóa.
Một giám mục đã có lần chia sẻ với chúng con rằng ngay hồi còn là cha sở, ngài đã thưa với các giám mục rằng cần có một bản dịch Kinh Thánh chính thức. Thế rồi ngài đã làm giám mục, hơn ba mươi năm, và nay đã về hưu, nhưng bản dịch chính thức ngài ước mơ ngày xưa vẫn còn mù mịt. Đã có lúc đội ngũ giám mục hầu hết đã già yếu và phải đối đầu với những khó khăn thời cuộc quá lớn, sự quên sót ấy có thể hiểu được. Nay thì số các giám mục trẻ ngày càng đông thêm, có cả những vị là chuyên viên có tiếng, những điều kiện làm việc cũng đã thuận lợi hơn,...
Lẽ nào sức bật từ Thượng Hội Đồng về Lời Chúa không đủ giúp Hội Thánh Viêt Nam đi tới quyết định phải có ngay một bản dịch Kinh Thánh chính thức. Dù là một bản dịch đầy khuyết điểm cũng không sao, cần phải bắt đầu thì mới có thể hoàn thiện dần. Bản dịch New American Bible mãi đến những năm gần đây vẫn còn phát hiện những chỗ dịch sai. Sai và sửa à chuyện thường. Thiết tưởng hiện nay ở trong và ngoài nước không thiếu những người sẵn lòng giúp HĐGMVN thực hiện công việc hết sức khẩn cấp này. Chỉ cần một quyết định chung của các vị hữu trách là xong. Không quá khó để có một ấn bản thử nghiệm vào cuối năm kỷ niệm 2010.
Thật vậy, mấy năm qua Ủy Ban Phụng Tự đã đầu tư nhiều cho việc hiệu đính Sách Bài Đọc Thánh Lễ. Theo chúng con được biết, chỉ còn một số nhỏ các Chúa Nhật thường niên. Kể như công việc sắp xong. Chúng con xin chúc công lao khó nhọc của Đức Cha Chủ Tịch và các thành viên nay đã đạt kết quả tốt.
Cùng với lời chúc mừng ấy, chúng con đệ trình một ý kiến nhỏ là xin trì hoãn việc phát hành lại một thời gian, để thực hiện cho xong luôn toàn bộ Kinh Thánh và sẽ phát hành cùng một lúc cả bộ sách bài đọc và ấn bản Kinh Thánh Việt ngữ chính thức của Hội Thánh Công Giáo.
Có thể rằng trên nguyên tắc, ấn bản Kinh Thánh chính thức không phải là việc của Ủy Ban Phụng Tự mà là của Ủy Ban Kinh Thánh. Tuy nhiên thiết tưởng ích lợi chung của Dân Chúa đang chờ đợi sự hợp tác của hai Ủy Ban để sớm có được một thành quả chung.
Nếu phát hành bộ sách bài đọc trước rồi mới xúc tiến làm ấn bản Kinh Thánh, sợ rằng khi xong bộ Kinh Thánh sẽ thấy độ chênh lệch khá lớn giữa các trích đoạn phụng vụ với bản dịch Kinh Thánh chính thức và như thế sẽ phải tốn biết bao công sức và thời gian để sửa lại [1]. Ấy là giả thiết có người đủ can đảm ngồi mà sửa lại! Và ấy là chưa kể sự lãng phí về tiền bạc.
Với các sách bài đọc, chúng ta đã có được phần chính của Bộ Kinh Thánh. Chỉ cần các thư ký đánh máy giúp sắp xếp các trích đoạn phụng vụ theo thứ tự các chương mỗi sách là có được bản thảo sơ khởi cho bản dịch Kinh Thánh toàn bộ.
Tiếp đến, sẽ nhờ đích danh những vị sẵn lòng giúp vào việc chung, cả trong và ngoài Uỷ Ban Phụng Tự, chịu trách nhiệm về bản dịch của từng sách một. Một vị có thể nhận một vài sách và ngược lại cũng có thể hai ba vị cùng lo một sách. Danh tính (những) vị phụ trách mỗi sách sẽ được ghi rõ trong ấn bản chính thức. Chi tiết này rất quan trọng để các vị phụ trách ý thức trách nhiệm mình hơn trước Dân Chúa và trước HĐGMVN. Những năm qua, lắm bản dịch mang danh nghĩa chính thức nhưng lại ôm theo những sai sót không đáng. Phải chăng một phần cũng vì đó là công việc chung, do một tập thể vô danh chịu trách nhiệm chứ không riêng ai thực sự chịu trách nhiệm cả?
(Những) vị phụ trách mỗi sách sẽ vận dụng các bản dịch hiện có để lấp đầy các khoảng trống (những đoạn không được trích cho phụng vụ) và rồi chăm sóc trau chuốt cho bản dịch tác phẩm mình phụ trách được chính xác và nhất quán - nếu cần, các vị sẽ tự tìm cho mình những cố vấn về văn chương, về các từ Hán Việt... Có thể nhờ các vị phụ trách các sách khác cùng mảng (cùng loại văn) kiểm tra chéo để dễ tiến tới sự đồng bộ về ngôn từ cho mỗi mảng sách.
Bên trên và bên cạnh đó, có một nhóm ba người giúp đọc tất cả những bản văn đã đuợc các vị hiệu đính làm xong và gửi về. Nhóm ba người này sẽ giúp phát hiện những điểm cần điều chỉnh. Các thư ký vi tính cũng có thể giúp đắc lực vào việc này.
Như thế, nếu tập trung làm việc, từ đây tới chỗ hoàn bị bản dịch toàn bộ Kinh Thánh không còn xa. Cuối năm kỷ niệm 2010 chúng ta có thể xong. Chúng ta đã dùng bộ sách bài đọc cũ gần 50 năm rồi, nay trì hoãn việc phát hành bộ sách bài đọc mới một vài năm thì chẳng có gì quá đáng.
4. MẤY ĐIỂM CỤ THỂ
Để bớt gây xáo trộn cho đại chúng giáo dân, chúng con xin thử đề nghị mấy điểm cụ thể:
* Các tên riêng phần Cựu Ước, xin lấy dạng latinh ablatif như HĐGMVN đã quyết định. Việc phiên âm theo gốc Hípri quá phức tạp, gây phiền hà cả cho dân chúng và cả các sinh viên khi dùng các ấn bản ngoại ngữ. Việc này phức tạp đến độ ngay trong ấn bản “Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước Và Tân Ước” của Nhóm phiên dịch CGKPV cũng có những lầm lẫn. [2]
* Các tên riêng phần Tân Ước, xin lấy theo bản dịch CGKPV, trừ chữ z như nói trên, bỏ gạch nối, viết liền lại. Hầu hết các từ ở đây đều đáp ứng quyết định của HĐGMVN: dạng latinh ablatif.
* Tên và ký hiệu các sách Tân Ước, xin lấy theo bản dịch CGKPV, kể cả thự gửi tín hữu Do Thái (Các ngôn ngữ khác đều dùng như bản dịch Nguyễn Thế Thuấn: Thư gửi tín hữu Hípri).
Chúng con chỉ lo một mảng của công việc mục vụ là mục vụ dạy giáo lý. Chúng con không có chuyên môn gì về Kinh Thánh, xin được đứng ngoài những tranh luận về lãnh vực chuyên môn này và chỉ bàn vấn đề trên quan điểm tìm lợi ích cho các linh hồn.
Qui Nhơn, Giao thừa Xuân Kỷ Sửu 2009
Chú thích:
[1] Sau quyển Thánh Vịnh, bản dịch toàn văn bộ Thánh Kinh của nhóm CGKPV đã được tiến hành với dịch các bài đọc Chúa Nhật và Lễ Trọng, rồi đến các bài đọc ngày thường và những phần còn lại. Trong quyển Tân Ước ấn bản ronéo thuở đầu, người ta còn đọc thấy nhiều chữ “Khi ấy” hoặc “Trong những ngày ấy” đã được sách bài đọc thánh lễ thêm vào ở đầu các bài đọc Tin Mừng. Trong những năm nhóm CGKPV làm việc tại Dòng Don Bosco Đà Lạt, con được biết có những anh em thư ký phải vất vả rà soát lại những chi tiết này cũng như phải vất vả thống nhất lại cách dùng từ, bởi lẽ khi dịch cho phụng vụ, mỗi trích đoạn là một đoạn văn độc lập, cho nên cùng một từ nơi thì dịch thế này nơi thì dịch thế khác. Những kinh nghiệm ấy cho thấy việc ghép các trích đoạn dùng trong phụng vụ thành toàn văn bộ Thánh Kinh, không hoàn toàn đơn giản, nhất là nếu chúng ta muốn chọn sắp xếp lại theo cấu trúc bản văn Hy Lạp hoặc Hipri.
[2] Xin xem ấn bản Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh 1999: Mi-kha và Mi-kha-giơ-hu (Tl 17,1-12); A-than-gia và A-than-gia-hu (2Sb 8,26; 21,1-24,7; Er 8,7); A-khát-gia và A-khát-gia-hu (1V 22,40-52; 2V 8,25; 9,16; 9,23; 9,27-291Sn 3,11; 2Sb 20,35; 2Sb 21,2); Giô-ram và Giơ-hô-ram (1V 22,51; 2V 9,16; 9,21; 2Sb 17,8; 21,1-22,11; 2Sm 8,10; 1Sb 3,11; 26,25; 2Sb 22,5; A-mát-gia (2V 12,22; 15,1) và A-mát-gia-hu (2V 14,1-16); A-đô-ni-gia-hu (1V 1,13) và A-đô-ni-gia (1V 1,18); Ut-di-gia (Hs 1,1; Am 1,1; Dcr 14,5) và Ú-di-gia-hu (Is 1,1; 6,1; 7,1). Đây chỉ là một số trường hợp bất nhất người viết tình cờ bắt gặp, có thể còn những trường hợp khác.