CƠN BÃO ĐI QUA - NỖI BUỒN Ở LẠI
Ai ai cũng biết sức mạnh của những cơn bão. Chẳng ai mong nó đến cả nhưng vì sự tuần hoàn mầu nhiệm của thiên nhiên, hàng năm, nó đến rồi lại đi. Bão qua đi nhưng để lại cho con người không ít những nỗi buồn. Không buồn sao được khi bao nhiêu năm ki cóp cho cuộc đời bỗng dưng chúng tan tành theo mây khói chỉ trong chốc lát.
Là dân “thành phố”, được che chở trong một vỏ bọc khá an toàn khi khí trời thay đổi nên hiếm khi nào được chứng kiến “cơn giận” của Ông Trời. Ngày 17 tháng 11 vừa qua, khi nghe các cơ quan khí tượng thủy văn thông báo cơn bão số 10 sẽ “đổ bộ” vào Vũng Tàu lòng tôi có cảm giác là lạ làm sao đấy khi mình đang ở ngay vùng “tâm bão”. Lo thì ít nhưng buồn thì nhiều vì lẽ sau những “cơn giận” của Ông Trời sẽ để lại những hậu quả khôn nguôi.
Nói “cơn giận” của Ông Trời cho vui vậy thôi chứ những biến động của thời tiết chính là do tác động của con người. Chính con người đã ăn ở thế nào đó không phải với “Trời” để rồi phải gánh chịu tất cả những hậu quả do mình gây ra đó thôi.
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” hay ta có thể nói ngược lại “cảnh buồn người có vui đâu bao giờ!”. Cảnh trời mưa bão làm sao mà làm cho lòng con người người ta có thể vui được dẫu rằng người ấy có hạnh phúc, có sung sướng đến dường nào đi chăng nữa.
Là con người, không chỉ chịu ảnh hưỡng những cơn bão do thời tiết gây ra nhưng còn phải gánh chịu những “cơn bão lốc khủng hoảng đời sống gia đình” để lại.
Nhớ đến những cơn bão ấy, lòng bỗng dưng chạnh thương với những con người xấu số, những con người kém may mắn. Lòng chạnh thương ấy lại dâng lên sau giờ cơm tối hôm nay. Trở về căn phòng nhỏ của giáo xứ Bến Đá – Vũng Tàu sau một ngày thăm viếng mệt nhoài. Mệt thì ít mà buồn thì nhiều. Buồn vì những “cơn bão khủng hoảng đời sống gia đình” đang huỷ hoại không biết bao nhiêu mái ấm gia đình.
Một “cơn bão khủng hoảng đời sống gia đình” quá lớn đã quét vào gia đình nhỏ bé, đầm ấm ở xứ biển Bến Đá. Nhìn bề ngoài tưởng chừng như hạnh phúc tràn ngập gia đình nhưng khi vào tìm hiểu thì cõi lòng của từng con người trong gia đình ấy đang quằn quại với quá nhiều nỗi đau. Người bố - người chủ - của gia đình đã ra đi sau một cơn cao huyết áp đột ngột. Anh ra đi để lại cho vợ anh 3 đứa con. 3 đứa con ấy bảo là dại thì cũng chẳng dại mà bảo khôn thì cũng chẳng khôn.
Giá như mà anh, chị cùng các cháu sinh ra và đang sống trong cái thời bao cấp, cái thời nghèo, cái thời chạy ăn từng bữa thì hay biết mấy? Vì sao tôi lại nói như vậy? Vì lẽ anh chị có 3 đứa con, vậy mà đứa con gái tuổi vừa tròn đôi mươi, là cái tuổi đẹp nhất của đời con người và cách riêng của đời con gái vậy mà em tay xách nách mang một thằng cu tí và đau đớn nhất là phải sống trong cái cảnh “bến không chồng”. Nhìn hình ảnh nhỏ nhắn, khuôn mặt ngây dại của em tôi không bao giờ hình dung ra đứa bé chưa đầy 2 tuổi đấy lại là con của em. Sau một hồi thăm hỏi gia đình cho biết là “chồng” em đã ra đi biền biệt, để lại cho em một sinh linh nhỏ bé vắng chồng, thiếu bóng cha!
Đứa con út trong gia đình nhỏ bé ấy nhìn diện mạo liêu xiêu và thiếu sức sống. Hỏi ra thì được biết rằng em đã đi theo chúng bạn học đòi hút sách. Tuổi của em cũng giống như cô chị, lẽ ra là cái tuổi mộng mơ ngày hai buổi cắp sách đến trường để xây dựng cho tương lai. Ấy vậy mà em ngày ngày chỉ ăn bám vào gia đình và bỏ nhà ra đi theo chúng bạn. Thi thoảng tạt ngang nhà một chút cho gọi là có gia đình. Hỏi thăm em tại sao em không chọn một cái nghề nào đó để bước vào đời, em trả lời: “con chưa nghĩ tới!”. Hỏi thăm em rằng em phải tự lập với cuộc sống giả như mẹ em sẽ phải ra đi như cha của em vậy, em cũng trả lời: “con chưa nghĩ tới!”.
Em chưa nghĩ tới cũng đúng thôi vì hiện tại em chỉ nghĩ tới là làm sao đủ thuốc để thoả mãn cơn nghiện đang thâm nhập vào con người của em. Em chưa nghĩ tới cũng đúng thôi vì lối sống an nhàn hưởng thụ đã đi vào trong con người của em tự lúc nào mà em, mẹ em, gia đình em không hề hay biết.
May mắn còn sót lại trong gia đình ấy là người anh cả chí thú làm ăn và vừa gầy dựng gia đình non một tháng! Có lẽ người anh cả là niềm hy vọng, là niềm an ủi còn lại nơi người mẹ đau khổ khi chồng vắn số!
Mẹ và anh giờ đây chỉ biết khóc thầm cho hai đứa em ngây dại vướng vào vòng gian khổ của cuộc đời.
Đứa con gái: bến không chồng!
Đứa con trai: là đệ tử ruột của nàng tiên nâu!
Còn gì đau cho bằng khi đổ mồ hôi sôi nước mắt nuôi con khôn lớn mà chúng lại thành những
người như thế!
Đây không phải là một gia đình bị bão nhưng có quá nhiều gia đình như thế trong xã hội ngày nay.
Vì đâu mà ra nông nỗi này? Vì đó là những cơn bão của cuộc đời, cơn bão của khủng hoảng đời sống gia đình.
Bão do thời tiết, do thiên nhiên gây ra ta không thể nào biết trước được, ta chỉ có cách duy nhất là khắc phục.
“Bão khủng hoảng đời sống gia đình” ta có thể ngăn ngừa, có thể khống chế ấy vậy mà quá ít người lo chăm chút cho sự xuất hiện của nó.
Bi đát hơn ở chỗ là không ngăn ngừa, không khống chế mà khi xảy đến thì chồng đổ lỗi cho vợ, vợ đổ lỗi cho chồng, vợ chồng đổ lỗi cho con cái, con cái đổ lỗi cho cha mẹ. Dù có đổ qua đổ đổ lại đi chăng nữa nhưng không ai có thể trốn tránh được hậu quả thảm thương do “cơn bão khủng hoảng đời sống gia đình để lại”.
Không biết có phải bi quan hay không nhưng nhìn vào cuộc đời, nhìn vào xã hội hiện tại, hình như người ta chỉ đứng nhìn những “cơn bão khủng hoảng gia đình” đến chứ ít có động thái để ngăn ngừa hay khống chế. Có chăng chỉ là những khẩu hiệu, những hô hào mà thôi chứ thực tế thì lại khác. Cứ nhìn vào thực trạng xã hội người ta không thể nào phủ nhận được những hậu quả quá đau đớn do những cơn bão để lại.
Ai ai cũng biết sức mạnh của những cơn bão. Chẳng ai mong nó đến cả nhưng vì sự tuần hoàn mầu nhiệm của thiên nhiên, hàng năm, nó đến rồi lại đi. Bão qua đi nhưng để lại cho con người không ít những nỗi buồn. Không buồn sao được khi bao nhiêu năm ki cóp cho cuộc đời bỗng dưng chúng tan tành theo mây khói chỉ trong chốc lát.
Là dân “thành phố”, được che chở trong một vỏ bọc khá an toàn khi khí trời thay đổi nên hiếm khi nào được chứng kiến “cơn giận” của Ông Trời. Ngày 17 tháng 11 vừa qua, khi nghe các cơ quan khí tượng thủy văn thông báo cơn bão số 10 sẽ “đổ bộ” vào Vũng Tàu lòng tôi có cảm giác là lạ làm sao đấy khi mình đang ở ngay vùng “tâm bão”. Lo thì ít nhưng buồn thì nhiều vì lẽ sau những “cơn giận” của Ông Trời sẽ để lại những hậu quả khôn nguôi.
Nói “cơn giận” của Ông Trời cho vui vậy thôi chứ những biến động của thời tiết chính là do tác động của con người. Chính con người đã ăn ở thế nào đó không phải với “Trời” để rồi phải gánh chịu tất cả những hậu quả do mình gây ra đó thôi.
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” hay ta có thể nói ngược lại “cảnh buồn người có vui đâu bao giờ!”. Cảnh trời mưa bão làm sao mà làm cho lòng con người người ta có thể vui được dẫu rằng người ấy có hạnh phúc, có sung sướng đến dường nào đi chăng nữa.
Là con người, không chỉ chịu ảnh hưỡng những cơn bão do thời tiết gây ra nhưng còn phải gánh chịu những “cơn bão lốc khủng hoảng đời sống gia đình” để lại.
Nhớ đến những cơn bão ấy, lòng bỗng dưng chạnh thương với những con người xấu số, những con người kém may mắn. Lòng chạnh thương ấy lại dâng lên sau giờ cơm tối hôm nay. Trở về căn phòng nhỏ của giáo xứ Bến Đá – Vũng Tàu sau một ngày thăm viếng mệt nhoài. Mệt thì ít mà buồn thì nhiều. Buồn vì những “cơn bão khủng hoảng đời sống gia đình” đang huỷ hoại không biết bao nhiêu mái ấm gia đình.
Một “cơn bão khủng hoảng đời sống gia đình” quá lớn đã quét vào gia đình nhỏ bé, đầm ấm ở xứ biển Bến Đá. Nhìn bề ngoài tưởng chừng như hạnh phúc tràn ngập gia đình nhưng khi vào tìm hiểu thì cõi lòng của từng con người trong gia đình ấy đang quằn quại với quá nhiều nỗi đau. Người bố - người chủ - của gia đình đã ra đi sau một cơn cao huyết áp đột ngột. Anh ra đi để lại cho vợ anh 3 đứa con. 3 đứa con ấy bảo là dại thì cũng chẳng dại mà bảo khôn thì cũng chẳng khôn.
Giá như mà anh, chị cùng các cháu sinh ra và đang sống trong cái thời bao cấp, cái thời nghèo, cái thời chạy ăn từng bữa thì hay biết mấy? Vì sao tôi lại nói như vậy? Vì lẽ anh chị có 3 đứa con, vậy mà đứa con gái tuổi vừa tròn đôi mươi, là cái tuổi đẹp nhất của đời con người và cách riêng của đời con gái vậy mà em tay xách nách mang một thằng cu tí và đau đớn nhất là phải sống trong cái cảnh “bến không chồng”. Nhìn hình ảnh nhỏ nhắn, khuôn mặt ngây dại của em tôi không bao giờ hình dung ra đứa bé chưa đầy 2 tuổi đấy lại là con của em. Sau một hồi thăm hỏi gia đình cho biết là “chồng” em đã ra đi biền biệt, để lại cho em một sinh linh nhỏ bé vắng chồng, thiếu bóng cha!
Đứa con út trong gia đình nhỏ bé ấy nhìn diện mạo liêu xiêu và thiếu sức sống. Hỏi ra thì được biết rằng em đã đi theo chúng bạn học đòi hút sách. Tuổi của em cũng giống như cô chị, lẽ ra là cái tuổi mộng mơ ngày hai buổi cắp sách đến trường để xây dựng cho tương lai. Ấy vậy mà em ngày ngày chỉ ăn bám vào gia đình và bỏ nhà ra đi theo chúng bạn. Thi thoảng tạt ngang nhà một chút cho gọi là có gia đình. Hỏi thăm em tại sao em không chọn một cái nghề nào đó để bước vào đời, em trả lời: “con chưa nghĩ tới!”. Hỏi thăm em rằng em phải tự lập với cuộc sống giả như mẹ em sẽ phải ra đi như cha của em vậy, em cũng trả lời: “con chưa nghĩ tới!”.
Em chưa nghĩ tới cũng đúng thôi vì hiện tại em chỉ nghĩ tới là làm sao đủ thuốc để thoả mãn cơn nghiện đang thâm nhập vào con người của em. Em chưa nghĩ tới cũng đúng thôi vì lối sống an nhàn hưởng thụ đã đi vào trong con người của em tự lúc nào mà em, mẹ em, gia đình em không hề hay biết.
May mắn còn sót lại trong gia đình ấy là người anh cả chí thú làm ăn và vừa gầy dựng gia đình non một tháng! Có lẽ người anh cả là niềm hy vọng, là niềm an ủi còn lại nơi người mẹ đau khổ khi chồng vắn số!
Mẹ và anh giờ đây chỉ biết khóc thầm cho hai đứa em ngây dại vướng vào vòng gian khổ của cuộc đời.
Đứa con gái: bến không chồng!
Đứa con trai: là đệ tử ruột của nàng tiên nâu!
Còn gì đau cho bằng khi đổ mồ hôi sôi nước mắt nuôi con khôn lớn mà chúng lại thành những
người như thế!
Đây không phải là một gia đình bị bão nhưng có quá nhiều gia đình như thế trong xã hội ngày nay.
Vì đâu mà ra nông nỗi này? Vì đó là những cơn bão của cuộc đời, cơn bão của khủng hoảng đời sống gia đình.
Bão do thời tiết, do thiên nhiên gây ra ta không thể nào biết trước được, ta chỉ có cách duy nhất là khắc phục.
“Bão khủng hoảng đời sống gia đình” ta có thể ngăn ngừa, có thể khống chế ấy vậy mà quá ít người lo chăm chút cho sự xuất hiện của nó.
Bi đát hơn ở chỗ là không ngăn ngừa, không khống chế mà khi xảy đến thì chồng đổ lỗi cho vợ, vợ đổ lỗi cho chồng, vợ chồng đổ lỗi cho con cái, con cái đổ lỗi cho cha mẹ. Dù có đổ qua đổ đổ lại đi chăng nữa nhưng không ai có thể trốn tránh được hậu quả thảm thương do “cơn bão khủng hoảng đời sống gia đình để lại”.
Không biết có phải bi quan hay không nhưng nhìn vào cuộc đời, nhìn vào xã hội hiện tại, hình như người ta chỉ đứng nhìn những “cơn bão khủng hoảng gia đình” đến chứ ít có động thái để ngăn ngừa hay khống chế. Có chăng chỉ là những khẩu hiệu, những hô hào mà thôi chứ thực tế thì lại khác. Cứ nhìn vào thực trạng xã hội người ta không thể nào phủ nhận được những hậu quả quá đau đớn do những cơn bão để lại.