WASHINGTON (ZENIT) – Sứ điệp nhân Ngày Lao động hằng năm của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi tín hữu dùng Giáo huấn Xã Hội của Công Giáo để soi dẫn họ khi họ bỏ phiếu vào tháng Mười Một tới. “Truyền Thống Công Giáo Hoa Kỳ” cử hành Ngày Lao Động vào ngày 01 tháng Chín và kêu gọi “canh tân mạnh mẽ như chúng ta tìm kiếm để cùng nhau xây dựng một xã hội cho chính mình, vươn tới người nghèo và người dễ bị tổn thương, mang đến hy vọng đích thực cho tất cả mọi người”.
Đức Giám Mục William Murphy của Rockville Centre, New York, Chủ tịch Ủy Ban Phát triển Công lý và Con người của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã công bố sứ điệp, trong đó nêu bật sự cần thiết của các công nhân, sự bất bình đẳng về kinh tế và trách nhiệm của mọi công dân nhằm giúp cải thiện các điều kiện làm việc.
Nói đến cuộc bầu cử toàn quốc sắp tới, sứ điệp nhắc nhở người Công Giáo sử dụng Giáo huấn xã hội và luân lý của Giáo Hội để đánh giá các vấn đề bình đẳng kinh tế, đời sống và phẩm giá con người.
Đức Giám Mục Murphy đã trích dẫn tài liệu “Đào luyện Lương Tâm để Thành Công Dân Chân Chính” của các giám mục Hoa Kỳ và nhấn mạnh đến sự cần thiết đào luyện một lương tâm đúng đắn và là nền tảng để bỏ phiếu cho các cương lĩnh nào tôn trọng sự sống và phẩm giá con người nhất.
Sứ điệp có đoạn viết: “Một lương tâm có hiểu biết vượt ra ngoài cảm xúc cá nhân và tính cá thể phổ biến. Một lương tâm có hiểu biết xem xét các ứng viên và các vấn đề từ viễn tượng của sự sống và phẩm giá con người, giá trị đích thực của mỗi con người, giá trị đích thực của xã hội, lợi ích chung của toàn thể chúng ta ở quốc gia này cũng như trên toàn thế giới”. Sứ điệp nhắc nhở thêm: “Làm thế nào có thể có được điều đó? Đừng quên rằng sự sống con người là điều tốt đẹp cao trọng nhất trên thế gian này. Đừng bao giờ quên rằng phẩm giá con người là một loại hàng hoá có thể tiêu hủy đi nhưng nó thuộc về mọi người mà không có ngoại lệ”.
Sứ điệp cũng nói đến tiếng nói của người Công Giáo đối với xã hội và đối với cuộc bâu cử: “Mỗi ngày chúng ta phò sự sống. Mỗi ngày chúng ta đấu tranh cho phẩm giá con người. Tiếng nói của chúng ta và lá phiếu của chúng ta sẽ định hướng xã hội bằng cách mang những sự thật không lay chuyển này vào mỗi đề xuất và chương trình một cách tường tận, mỗi đề án và kế hoạch của ứng viên một cách cặn kẽ”.
Đức Giám Mục William Murphy của Rockville Centre, New York, Chủ tịch Ủy Ban Phát triển Công lý và Con người của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã công bố sứ điệp, trong đó nêu bật sự cần thiết của các công nhân, sự bất bình đẳng về kinh tế và trách nhiệm của mọi công dân nhằm giúp cải thiện các điều kiện làm việc.
Nói đến cuộc bầu cử toàn quốc sắp tới, sứ điệp nhắc nhở người Công Giáo sử dụng Giáo huấn xã hội và luân lý của Giáo Hội để đánh giá các vấn đề bình đẳng kinh tế, đời sống và phẩm giá con người.
Đức Giám Mục Murphy đã trích dẫn tài liệu “Đào luyện Lương Tâm để Thành Công Dân Chân Chính” của các giám mục Hoa Kỳ và nhấn mạnh đến sự cần thiết đào luyện một lương tâm đúng đắn và là nền tảng để bỏ phiếu cho các cương lĩnh nào tôn trọng sự sống và phẩm giá con người nhất.
Sứ điệp có đoạn viết: “Một lương tâm có hiểu biết vượt ra ngoài cảm xúc cá nhân và tính cá thể phổ biến. Một lương tâm có hiểu biết xem xét các ứng viên và các vấn đề từ viễn tượng của sự sống và phẩm giá con người, giá trị đích thực của mỗi con người, giá trị đích thực của xã hội, lợi ích chung của toàn thể chúng ta ở quốc gia này cũng như trên toàn thế giới”. Sứ điệp nhắc nhở thêm: “Làm thế nào có thể có được điều đó? Đừng quên rằng sự sống con người là điều tốt đẹp cao trọng nhất trên thế gian này. Đừng bao giờ quên rằng phẩm giá con người là một loại hàng hoá có thể tiêu hủy đi nhưng nó thuộc về mọi người mà không có ngoại lệ”.
Sứ điệp cũng nói đến tiếng nói của người Công Giáo đối với xã hội và đối với cuộc bâu cử: “Mỗi ngày chúng ta phò sự sống. Mỗi ngày chúng ta đấu tranh cho phẩm giá con người. Tiếng nói của chúng ta và lá phiếu của chúng ta sẽ định hướng xã hội bằng cách mang những sự thật không lay chuyển này vào mỗi đề xuất và chương trình một cách tường tận, mỗi đề án và kế hoạch của ứng viên một cách cặn kẽ”.