Đức Hồng Y O’Malley sau năm năm sóng gió
Một số giám mục có thể sẽ tổ chức lễ mừng kỷ niệm.. Một số khác có thể sẽ tổ chức Thánh Lễ công khai. Đức Hồng Y Sean P. O’Malley trái lại đã lẻn ra khỏi thành phố, đến cư ngụ tại một đan viện và cầu nugyện.
Năm năm sau ngày được tấn phong làm Tổng Giám Mục Boston, về nhiều phương diện, ngài vẫn là một khuôn mặt công bất thường nhất: một ông hoàng dưới lớp áo dân nghèo, một nhà lãnh đạo ghét ánh đènsân khấu, một con người e thẹn thích được sống thinh lặng, một con người, bằng phương cách không hề nao núng, giải quyết hết vấn đề này tới vấn đề nọ từng muốn đè bẹp mình, làm cho tổng giáo phận từ thế tuột dốc tự do tới thế gần như vững ổn.
Ngài tới Boston ngày 30 tháng Bẩy năm 2003, giáp mặt lần thứ ba, trong ‘nghiệp dĩ’ giám mục, một giáo phận đang bị xâu xé vì cơn lạm dụng tình dục của một số giáo sĩ. Nhưng nếu hoàn cảnh của hai giáo phận Fall River và Palm Beach có ảm đạm bao nhiêu cũng không thể so sánh với tình trạng hoang tàn của Boston. Thực vậy, nó tệ đến nỗi khi Đức Gioan Phaolô II yêu cầu ngài chuyển tới Boston, Đức Hồng Y O’Malley đã vô vọng kêu cầu Đức Thánh Cha xem sét lại.
Trong cuộc phỏng vấn Thứ Ba vừa qua, ngài cho hay: “Tôi buông thõng máy điện thoại…quả là một cú sốc. Tôi có xin Ngài xem sét lại, nhưng tức khắc nhận ngay được chữ không, đây là điều ngài muốn bạn làm”
Đức Hồng Y dần dần gạch bỏ được hàng loạt những điều bất hạnh tổng giáo phận phải đương đầu mùa hè năm ấy: giáo dân phẫn nộ và lồng lộn vì cơn khủng hoảng lạm dụng, két sắt nhà thờ rỗng tuếch, bệnh viện thiếu tiền, qũy hưu trí cạn dần, chủng viện mau chóng không người, và 1,000 vụ kiện chờ đợi tổng giáo phận. Ngài tâm sự: “Khi tới đây, tôi thấy sự việc còn tệ hơn là mình sợ. Chúng ở trong một tình trạng thật hết sức, hết sức tệ”.
Ngày nay ngài vẫn phải đối diện với nhiều thách đố to lớn và bị nhiều người chỉ trích. Năm giáo xứ bị đóng cửa hiện vẫn còn bị các người phản đối chiếm giữ. Họ đang đe doạ sẽ đóng cửa các nhà thờ này tại các tòa án giáo hội và dân sự. Vẫn còn hàng tá các vụ kiện để đó, và hiện nay, Đức Hồng Y đang bị luật sư nạn nhân ép, và ngài từ khước, phải công bố danh sách tất cả các linh mục bị tố giác. Ngân qũy cấp dưỡng các linh mục hưu trí đang gặp khó khăn lớn về tài chánh, và một số linh mục vẫn cho rằng ngài quá lãnh lùng xa cách.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề thực sự trầm trọng hơn nữa. Việc tham dự Thánh Lễ xuống thấp một cách chưa từng có. Con số các linh mục giảm rất nhanh, trong đó một số sắp về hưu hay sắp qua đời trong vài năm tới. Ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo đối với chính sách công đang giảm dần. Và ngay trong số những người còn tuân giữ, nhiều giáo huấn chủ yếu của giáo hội trong các lãnh vực như ngừa thai, phong chức phụ nữ, đồng tính luyến ái, ly dị, án tử hình, và phá thai đang bị tranh luận, thử lửa và đôi khi bị làm ngơ. Cuộc nghiên cứu PEW gần đây cho thấy một phần mười người Mỹ là những người trước đây là Công Giáo.
Cha William P. Leahy, chủ tịch Trường Cao Đẳng Boston cho hay: “Vẫn còn nhiều vấn đề to lớn đang đặt ra cho cộng đồng Công Giáo chúng ta: không phải chỉ là tình huống các trường và bệnh viện của ta, nhưng là làm thế nào có được những giáo xứ sinh động trong khi hàng ngũ linh mục ngày một giảm, và cảm thức tha hóa đang mạnh nơi những người vốn đã rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo. Đấy là các thách thức đang đặt ra cho chúng ta. Nhưng khi tôi nhớ lại tình trạng năm năm trước của cộng đồng ta, và tình thế hiện nay, sự việc đã thanh thản hơn, ta đã cảm nhận được hướng đi trên bình diện lãnh đạo tổng giáo phận”.
Đức Hồng Y O’Malley cũng cho rằng theo ngài, các vấn đề của tổng giáo phận “đã được cải thiện rất nhiều. Đây vốn là những thời điểm hết sức thách thức, nhưng theo tôi chúng đang trên đà tiến tới”.
Trong năm năm có mặt tại Boston, Đức Hồng Y đã thực hiện nhiều bước trước đây ít người tưởng tượng được trong cố gắng tái thiết giáo hội nhiều truyện tại Boston. Ngài đã phát mãi cơ sở rộng 64 mẫu Anh tại Brighton cho Trường Cao Đẳng Boston, và dùng tiền bán được để thanh toán các vụ kiện cáo về lạm dụng. Ngài cho đóng cửa một phần năm các giáo xứ, vì nhìn nhận rằng tổng giáo phận không đủ người thờ phượng, không đủ linh mục và không đủ tài khoản để biện minh con số 357 nhà thờ. Ngài cũng đóng cửa nhiều trường đa giáo xứ mà ngài cho là đã trở nên quá nhỏ không thể sống sót được. Ngài thay thế hầu như mọi cấp quản trị cao cấp tại tổng giáo phận, giảm bớt đến một phần tư nhân viên hành chánh và chia nhỏ tám trường trung học Công Giáo, và không thành công trong việc bán một số bệnh viện Công Giáo. Ngài cắt giảm chi tiêu hành chánh từ 51 triệu trước khi ngài tới xuống còn 35 triệu vào năm ngoái, và cắt giảm thiếu hụt hàng năm từ 24 triệu vào năm ngài tới đây xuống còn 2 triệu vào năm ngoái.
Ngài di chuyển từ biệt thự truyền thống của toà tổng giám mục ở Brighton, mà sau đó ngài cho phát mãi, tới một nhà xứ tồi tàn ở South End; ngài đổi chiếc xe của tổng giám mục lấy chiếc Toyota Avalon và tiếp tục mặc bộ áo dòng có mũ mầu nâu và đi dép vốn là biểu hiệu lời khấn khó nghèo ngài từng tuyên hứa làm tu sĩ Capuchin.
Ngài cho hay: “Nếu được phép chọn, tôi thích được sống đơn giản hơn nữa. Tôi thấy vai trò giám mục là mục tử hơn là người danh tiếng. Và tôi cho rằng đó là điều tôi cảm thấy không được thoải mái”.
Có lẽ vì không thoải mái với truyền thông, nên ngài đã cho cải tổ các tờ báo và đài truyền hình của tổng giáo phận và phát động hệ thống e-mail hàng tuần của mình. Ngài là vị hồng y đầu tiên có ‘blog’ riêng, tự đọc cho người ta ghi chép nhật ký hàng tuần về các biến cố địa phương và các cuộc du hành thường xuyên, một thứ cửa sổ hiếm hoi cho thấy cuộc sống của một vị hồng y tổng giám mục trong thời hiện đại.
Ngài cũng yêu cầu các cơ quan do ngài kiểm soát, hơn 40, phải công bố tài chánh công khai hàng năm, một cố gắng đã bị ‘dịch phá’ bằng nhiều đình hoãn hàng năm, và hình như không thành công lắm ở cấp giáo xứ, nhưng việc ấy được nhiều nhóm kiểm soát cấp quốc gia khen ngợi bởi nó tiến khá xa trên bình diện khai báo so với các giáo phận khác.
Ngài chịu nhiều thất bại và bị nhiều tranh cãi vô kể, mà một số là những tranh chấp không thể tránh được đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ, nhưng một số khác là do phán đoán sai của tổng giáo phận. Quyết định năm 2005 của ngài cấm các trẻ em cấp vườn trẻ không được vào một ngôi trường ngài sắp đóng cửa được coi như điểm thấp trong tài lãnh đạo của ngài.
Ngài cũng bị chỉ trích đã quá chậm chạp trong việc loại bỏ một giám đốc bệnh viện bị tố cáo xách nhiễu. Cố gắng lớn của ngài trong việc ảnh hưởng tới chính sách công, một cố gắng hết sức để ngăn cản rồi hạn chế hôn nhân đồng tính đã hoàn toàn thất bại.
Ngài phải xin lỗi vì một câu trong bài giảng xếp loại phong trào phụ nữ vào danh sách các căn bệnh xã hội, và ngài đã công khai đảo ngược thói quen cả đời chỉ rửa chân cho nam giới vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài từ khước không tham dự buổi lạc quyên của các cơ quan từ thiện Công Giáo đã dành danh dự cho viên thị trưởng phò các nhóm phá thai của Boston là Thomas M. Merimo, và ngài ra lệnh cho các cơ quan từ thiện Công Giáo phải ngưng không được cung cấp các dịch vụ nhận con nuôi thay vì tiếp tục uốn mình theo luật lệ tiểu bang cấm không được loại các cặp ‘vợ chồng’ đồng tính ra khỏi danh sách xin làm cha mẹ nuôi.
Đức Hồng Y tỏ ra biết đáp ứng các lời chỉ trích, ít nhất cũng trong một số trường hợp.
Nữ Tu Janet Eisner, chủ tịch Trường Cao Đẳng Emmanuel, và là đồng chủ tọa ủy ban giáo dân giúp tái thẩm định các quyết định đóng cửa giáo xứ, cho hay: “Ngài không sợ lắng nghe”.
Trên hết, ngài tập trung năng lực vào việc dẫn tổng giáo phận ra khỏi cơn khủng hoảng lạm dụng từng khiến cho vị tiền nhiệm ngài là đức Hồng Y Bernard F. Law phải từ chức. Đức Hồng Y Law vốn trở thành chiếc cột thu lôi để người ta chỉ trích về việc giáo hội không chịu loại các linh mục lạm dụng ra khỏi thừa tác vụ.
Đức Hồng Y O’Malley đã gặp gỡ khoảng 200 nạn nhân bị lạm dụng và gia đình họ, và đã chi gần 6 triệu dollars điều trị và thuốc thng cho họ. Ngài đã thanh toán 750 vụ kiện, phí tổn lên đến 100 triệu dollars. Ngài giám sát khoảng 250,000 hồ sơ tôi phạm của linh mục, phó tế, nhà giáo dục và thiện nguyện viên và giúp cho 293,000 trẻ em và 176,000 người lớn tham dự các buổi huấn luyện phòng ngừa khỏi bị lạm dụng.
Đáng chú ý hơn cả, ngài đã sắp xếp được cuộc gặp gỡ chưa từng có tại Washington giữa Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và năm nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục, một giây phút quan trọng trong lịch sử cuộc khủng hoảng lạm dụng này.
Đức Hồng Y O’Malley được nhiều người khen ngợi vì hành động giải quyết nhanh chóng các trường hợp lạm dụng và thành công của ngài trong việc kéo được sự chú ý của Đức Giáo Hoàng đối với vần đề này, tuy nhiên các người ủng hộ nạn nhân vẫn còn nhiều chỉ trích.
David Clohessy, giám đốc toàn quốc Hệ Thống Những Người Sống Sót các cuộc Lạm Dụng của Linh Mục, phát biểu: “Ngài hiểu và đánh giá sâu sắc biểu tượng và rõ ràng cố gắng trong những ngày đầu để tạo ra một hình ảnh tích cực, nhưng khi đến chỗ cao xu gặp đường lớn, thì hầu như ngài chẳng khác bất cứ đồng nghiệp nào khác của ngài cả”.
Đôi lúc, ngài tỏ ra không mấy vui với vai trò tổng giám mục Boston. Năm 2004, khi một giáo dân bất mãn đối với việc dự tính đóng cửa giáo xứ đã đối chất với ngài ở địa điểm đón tiếp, ngài khó chịu đến độ đã yêu cầu được hộ tống ra ngoài nhà thờ. Ít tháng sau, trong một thư công khai về việc đóng cửa các giáo xứ, ngài gần như muốn chết, khi viết rằng: “Đôi lúc tôi cầu xin Chúa gọi tôi về nhà và để người khác kết thúc công việc này”. Và sau khi bị chỉ trích công khai vì nhận xét của ngài về phong trào phụ nữ trong một bài giảng, ngài viết trên tờ báo Công Giáo “The Pilot” của tổng giáo phận như sau: “Làm tổng giám mục Boston cũng giống như sống trong chậu cá được làm bằng kính khuếch đại”.
Tuy nhiên, theo lời ngài, “Chắc chắn trong năm năm qua, có những giờ phút đen tối. Nhưng tôi không mất niềm tin hay ý muốn phục vụ dân Chúa”.
Những ai thường xuyên gặp ngài cho hay dù ngài vẫn còn trầm lặng, nhưng nay đã bớt đi những khoảnh khắc hoàn toàn im lặng nhiều rồi, những khoảnh khắc nhiều người coi là hết sức căng thẳng lúc ban đầu. Menino chẳng hạn cho hay: “Hiện nay, bạn nghe được mười câu ngài nói, không còn năm câu nữa. Ngài vốn là người rất trầm lặng, nhưng những lời ít ỏi của ngài luôn có một ý nghĩa nào đó”.
Và ngài luôn bừng lên sự sống tại tòa giảng. Ngài coi việc rao giảng là ưu tiên số một, theo gương thánh Phanxicô của ngài, và ngài tỏ ra là một nhà giảng thuyết say sưa với đủ nghệ thuật kể truyện, hết sức quen thuộc với văn chương và văn hóa, và một cảm thức không hề sai lầm về lúc cần phải khôi hài.
Đức Hồng Y O'Malley quen nói rằng ngài không thể hiểu tại sao người Công Giáo lại có thể bỏ phiếu cho Đảng Dân Chủ, nhưng hiện nay ngài thường điện thoại mỗi tháng hai lần cho Menino, họ mới gặp nhau dùng bữa sáng vào tuần rồi, và viếng thăm TNS Edward M. Kennedy, một cột thu lôi để những người Công Giáo bảo thủ chỉ trích, tại bệnh viện vào tháng trước.
Đáng chú ý hơn nữa, ngài đã chào đón vào đoàn chiên Công Giáo trở lại nhà kinh doanh Jack Connors Jr, một lãnh tụ công dân nổi danh và giầu có từng bị toà giám mục khai trừ khi công khai chỉ trích cách quản trị của Đức Hồng Y Law. Connors cho hay: “Không còn thắc mắc gì nữa, khi tôi được giới thiệu với ngài lần đầu tiên, ba nhà thông thái vẫn còn ở đó, và họ đâu có ký tên bất cứ cuộc hội hè nào do tôi tổ chức”. Ông ta cố ý châm biếm nhắc đến bộ ba các viên chức có từ thời Đức Hồng Y Law và vẫn ở lại với Đức Hồng Y O’Malley cả mấy năm sau.
Cuộc hòa giải trên cho ta dấu chỉ Đức HY O’Malley sẵn sàng làm việc với những tay trung gian quyền lực Công Giáo tại Boston từng ra xa cáchtrong thời gian có cuộc khủng hoảng lạm dụng. Ngày nay, Connors so sánh Đức Hồng Y O’Malley với Chúa Giêsu, và cam kết sẽ quyên góp 80 triệu cho các trường Công Giáo ở Dorchester và Brockton.
Menino cũng đã từ chỉ trích ‘trở lại’ làm người ủng hộ. Viên thị trưởng này, trước đây vì phẫn nộ đối với vụ lộn xộn xẩy ra cho Trường Dâng Con Vào Đền Thờ, đã công khai nhục mạ đức hồng y bằng cách tổ chức lễ phát thưởng cho các học sinh trường này tại Faneuil Hall sau khi tổng giáo phận hủy bỏ không tổ chức lễ ấy ở trường. Ngày nay, giống nhiều nhà quan sát khác, Menino tin rằng Đức HY O’Malley là nạn nhân lời khuyên dở của những viên chức điếc của giáo hội, và chỉ nói cách đơn giản “ngài bị cháy. Lúc đầu, tôi rất quan tâm tới việc ngài làm: ngài chả gọi cho ai, và người chung quanh ngài nghĩ họ có thể làm được điều gì đó vì họ là giáo hội. Nhưng khi bước vào việc, ngài đã khá hơn người ta tưởng. Ngài sẵn sàng lắng nghe hơn, chịu ngồi xuống với nhiều nhóm khác nhau trong thành phố, và sẵn sàng cho người khác hay ngài sẽ làm gì trước khi bắt tay làm việc ấy. Không phải lúc nào chúng tôi cũng nhất trí, nhưng chúng tôi chịu nói truyện với nhau – đây là tôn giáo của tôi, đó là tôn giáo của ngài, và chúng tôi đều muốn cho thành phố tiến triển”.
Theo Michael Paulson, Boston Globe August 3, 2008
Một số giám mục có thể sẽ tổ chức lễ mừng kỷ niệm.. Một số khác có thể sẽ tổ chức Thánh Lễ công khai. Đức Hồng Y Sean P. O’Malley trái lại đã lẻn ra khỏi thành phố, đến cư ngụ tại một đan viện và cầu nugyện.
Đức HY O'Malley |
Ngài tới Boston ngày 30 tháng Bẩy năm 2003, giáp mặt lần thứ ba, trong ‘nghiệp dĩ’ giám mục, một giáo phận đang bị xâu xé vì cơn lạm dụng tình dục của một số giáo sĩ. Nhưng nếu hoàn cảnh của hai giáo phận Fall River và Palm Beach có ảm đạm bao nhiêu cũng không thể so sánh với tình trạng hoang tàn của Boston. Thực vậy, nó tệ đến nỗi khi Đức Gioan Phaolô II yêu cầu ngài chuyển tới Boston, Đức Hồng Y O’Malley đã vô vọng kêu cầu Đức Thánh Cha xem sét lại.
Trong cuộc phỏng vấn Thứ Ba vừa qua, ngài cho hay: “Tôi buông thõng máy điện thoại…quả là một cú sốc. Tôi có xin Ngài xem sét lại, nhưng tức khắc nhận ngay được chữ không, đây là điều ngài muốn bạn làm”
Đức Hồng Y dần dần gạch bỏ được hàng loạt những điều bất hạnh tổng giáo phận phải đương đầu mùa hè năm ấy: giáo dân phẫn nộ và lồng lộn vì cơn khủng hoảng lạm dụng, két sắt nhà thờ rỗng tuếch, bệnh viện thiếu tiền, qũy hưu trí cạn dần, chủng viện mau chóng không người, và 1,000 vụ kiện chờ đợi tổng giáo phận. Ngài tâm sự: “Khi tới đây, tôi thấy sự việc còn tệ hơn là mình sợ. Chúng ở trong một tình trạng thật hết sức, hết sức tệ”.
Ngày nay ngài vẫn phải đối diện với nhiều thách đố to lớn và bị nhiều người chỉ trích. Năm giáo xứ bị đóng cửa hiện vẫn còn bị các người phản đối chiếm giữ. Họ đang đe doạ sẽ đóng cửa các nhà thờ này tại các tòa án giáo hội và dân sự. Vẫn còn hàng tá các vụ kiện để đó, và hiện nay, Đức Hồng Y đang bị luật sư nạn nhân ép, và ngài từ khước, phải công bố danh sách tất cả các linh mục bị tố giác. Ngân qũy cấp dưỡng các linh mục hưu trí đang gặp khó khăn lớn về tài chánh, và một số linh mục vẫn cho rằng ngài quá lãnh lùng xa cách.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề thực sự trầm trọng hơn nữa. Việc tham dự Thánh Lễ xuống thấp một cách chưa từng có. Con số các linh mục giảm rất nhanh, trong đó một số sắp về hưu hay sắp qua đời trong vài năm tới. Ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo đối với chính sách công đang giảm dần. Và ngay trong số những người còn tuân giữ, nhiều giáo huấn chủ yếu của giáo hội trong các lãnh vực như ngừa thai, phong chức phụ nữ, đồng tính luyến ái, ly dị, án tử hình, và phá thai đang bị tranh luận, thử lửa và đôi khi bị làm ngơ. Cuộc nghiên cứu PEW gần đây cho thấy một phần mười người Mỹ là những người trước đây là Công Giáo.
Cha William P. Leahy, chủ tịch Trường Cao Đẳng Boston cho hay: “Vẫn còn nhiều vấn đề to lớn đang đặt ra cho cộng đồng Công Giáo chúng ta: không phải chỉ là tình huống các trường và bệnh viện của ta, nhưng là làm thế nào có được những giáo xứ sinh động trong khi hàng ngũ linh mục ngày một giảm, và cảm thức tha hóa đang mạnh nơi những người vốn đã rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo. Đấy là các thách thức đang đặt ra cho chúng ta. Nhưng khi tôi nhớ lại tình trạng năm năm trước của cộng đồng ta, và tình thế hiện nay, sự việc đã thanh thản hơn, ta đã cảm nhận được hướng đi trên bình diện lãnh đạo tổng giáo phận”.
Đức Hồng Y O’Malley cũng cho rằng theo ngài, các vấn đề của tổng giáo phận “đã được cải thiện rất nhiều. Đây vốn là những thời điểm hết sức thách thức, nhưng theo tôi chúng đang trên đà tiến tới”.
Trong năm năm có mặt tại Boston, Đức Hồng Y đã thực hiện nhiều bước trước đây ít người tưởng tượng được trong cố gắng tái thiết giáo hội nhiều truyện tại Boston. Ngài đã phát mãi cơ sở rộng 64 mẫu Anh tại Brighton cho Trường Cao Đẳng Boston, và dùng tiền bán được để thanh toán các vụ kiện cáo về lạm dụng. Ngài cho đóng cửa một phần năm các giáo xứ, vì nhìn nhận rằng tổng giáo phận không đủ người thờ phượng, không đủ linh mục và không đủ tài khoản để biện minh con số 357 nhà thờ. Ngài cũng đóng cửa nhiều trường đa giáo xứ mà ngài cho là đã trở nên quá nhỏ không thể sống sót được. Ngài thay thế hầu như mọi cấp quản trị cao cấp tại tổng giáo phận, giảm bớt đến một phần tư nhân viên hành chánh và chia nhỏ tám trường trung học Công Giáo, và không thành công trong việc bán một số bệnh viện Công Giáo. Ngài cắt giảm chi tiêu hành chánh từ 51 triệu trước khi ngài tới xuống còn 35 triệu vào năm ngoái, và cắt giảm thiếu hụt hàng năm từ 24 triệu vào năm ngài tới đây xuống còn 2 triệu vào năm ngoái.
Ngài di chuyển từ biệt thự truyền thống của toà tổng giám mục ở Brighton, mà sau đó ngài cho phát mãi, tới một nhà xứ tồi tàn ở South End; ngài đổi chiếc xe của tổng giám mục lấy chiếc Toyota Avalon và tiếp tục mặc bộ áo dòng có mũ mầu nâu và đi dép vốn là biểu hiệu lời khấn khó nghèo ngài từng tuyên hứa làm tu sĩ Capuchin.
Ngài cho hay: “Nếu được phép chọn, tôi thích được sống đơn giản hơn nữa. Tôi thấy vai trò giám mục là mục tử hơn là người danh tiếng. Và tôi cho rằng đó là điều tôi cảm thấy không được thoải mái”.
Có lẽ vì không thoải mái với truyền thông, nên ngài đã cho cải tổ các tờ báo và đài truyền hình của tổng giáo phận và phát động hệ thống e-mail hàng tuần của mình. Ngài là vị hồng y đầu tiên có ‘blog’ riêng, tự đọc cho người ta ghi chép nhật ký hàng tuần về các biến cố địa phương và các cuộc du hành thường xuyên, một thứ cửa sổ hiếm hoi cho thấy cuộc sống của một vị hồng y tổng giám mục trong thời hiện đại.
Ngài cũng yêu cầu các cơ quan do ngài kiểm soát, hơn 40, phải công bố tài chánh công khai hàng năm, một cố gắng đã bị ‘dịch phá’ bằng nhiều đình hoãn hàng năm, và hình như không thành công lắm ở cấp giáo xứ, nhưng việc ấy được nhiều nhóm kiểm soát cấp quốc gia khen ngợi bởi nó tiến khá xa trên bình diện khai báo so với các giáo phận khác.
Ngài chịu nhiều thất bại và bị nhiều tranh cãi vô kể, mà một số là những tranh chấp không thể tránh được đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ, nhưng một số khác là do phán đoán sai của tổng giáo phận. Quyết định năm 2005 của ngài cấm các trẻ em cấp vườn trẻ không được vào một ngôi trường ngài sắp đóng cửa được coi như điểm thấp trong tài lãnh đạo của ngài.
Ngài cũng bị chỉ trích đã quá chậm chạp trong việc loại bỏ một giám đốc bệnh viện bị tố cáo xách nhiễu. Cố gắng lớn của ngài trong việc ảnh hưởng tới chính sách công, một cố gắng hết sức để ngăn cản rồi hạn chế hôn nhân đồng tính đã hoàn toàn thất bại.
Ngài phải xin lỗi vì một câu trong bài giảng xếp loại phong trào phụ nữ vào danh sách các căn bệnh xã hội, và ngài đã công khai đảo ngược thói quen cả đời chỉ rửa chân cho nam giới vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài từ khước không tham dự buổi lạc quyên của các cơ quan từ thiện Công Giáo đã dành danh dự cho viên thị trưởng phò các nhóm phá thai của Boston là Thomas M. Merimo, và ngài ra lệnh cho các cơ quan từ thiện Công Giáo phải ngưng không được cung cấp các dịch vụ nhận con nuôi thay vì tiếp tục uốn mình theo luật lệ tiểu bang cấm không được loại các cặp ‘vợ chồng’ đồng tính ra khỏi danh sách xin làm cha mẹ nuôi.
Đức Hồng Y tỏ ra biết đáp ứng các lời chỉ trích, ít nhất cũng trong một số trường hợp.
Nữ Tu Janet Eisner, chủ tịch Trường Cao Đẳng Emmanuel, và là đồng chủ tọa ủy ban giáo dân giúp tái thẩm định các quyết định đóng cửa giáo xứ, cho hay: “Ngài không sợ lắng nghe”.
Trên hết, ngài tập trung năng lực vào việc dẫn tổng giáo phận ra khỏi cơn khủng hoảng lạm dụng từng khiến cho vị tiền nhiệm ngài là đức Hồng Y Bernard F. Law phải từ chức. Đức Hồng Y Law vốn trở thành chiếc cột thu lôi để người ta chỉ trích về việc giáo hội không chịu loại các linh mục lạm dụng ra khỏi thừa tác vụ.
Đức Hồng Y O’Malley đã gặp gỡ khoảng 200 nạn nhân bị lạm dụng và gia đình họ, và đã chi gần 6 triệu dollars điều trị và thuốc thng cho họ. Ngài đã thanh toán 750 vụ kiện, phí tổn lên đến 100 triệu dollars. Ngài giám sát khoảng 250,000 hồ sơ tôi phạm của linh mục, phó tế, nhà giáo dục và thiện nguyện viên và giúp cho 293,000 trẻ em và 176,000 người lớn tham dự các buổi huấn luyện phòng ngừa khỏi bị lạm dụng.
Đáng chú ý hơn cả, ngài đã sắp xếp được cuộc gặp gỡ chưa từng có tại Washington giữa Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và năm nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục, một giây phút quan trọng trong lịch sử cuộc khủng hoảng lạm dụng này.
Đức Hồng Y O’Malley được nhiều người khen ngợi vì hành động giải quyết nhanh chóng các trường hợp lạm dụng và thành công của ngài trong việc kéo được sự chú ý của Đức Giáo Hoàng đối với vần đề này, tuy nhiên các người ủng hộ nạn nhân vẫn còn nhiều chỉ trích.
David Clohessy, giám đốc toàn quốc Hệ Thống Những Người Sống Sót các cuộc Lạm Dụng của Linh Mục, phát biểu: “Ngài hiểu và đánh giá sâu sắc biểu tượng và rõ ràng cố gắng trong những ngày đầu để tạo ra một hình ảnh tích cực, nhưng khi đến chỗ cao xu gặp đường lớn, thì hầu như ngài chẳng khác bất cứ đồng nghiệp nào khác của ngài cả”.
Đôi lúc, ngài tỏ ra không mấy vui với vai trò tổng giám mục Boston. Năm 2004, khi một giáo dân bất mãn đối với việc dự tính đóng cửa giáo xứ đã đối chất với ngài ở địa điểm đón tiếp, ngài khó chịu đến độ đã yêu cầu được hộ tống ra ngoài nhà thờ. Ít tháng sau, trong một thư công khai về việc đóng cửa các giáo xứ, ngài gần như muốn chết, khi viết rằng: “Đôi lúc tôi cầu xin Chúa gọi tôi về nhà và để người khác kết thúc công việc này”. Và sau khi bị chỉ trích công khai vì nhận xét của ngài về phong trào phụ nữ trong một bài giảng, ngài viết trên tờ báo Công Giáo “The Pilot” của tổng giáo phận như sau: “Làm tổng giám mục Boston cũng giống như sống trong chậu cá được làm bằng kính khuếch đại”.
Tuy nhiên, theo lời ngài, “Chắc chắn trong năm năm qua, có những giờ phút đen tối. Nhưng tôi không mất niềm tin hay ý muốn phục vụ dân Chúa”.
Những ai thường xuyên gặp ngài cho hay dù ngài vẫn còn trầm lặng, nhưng nay đã bớt đi những khoảnh khắc hoàn toàn im lặng nhiều rồi, những khoảnh khắc nhiều người coi là hết sức căng thẳng lúc ban đầu. Menino chẳng hạn cho hay: “Hiện nay, bạn nghe được mười câu ngài nói, không còn năm câu nữa. Ngài vốn là người rất trầm lặng, nhưng những lời ít ỏi của ngài luôn có một ý nghĩa nào đó”.
Và ngài luôn bừng lên sự sống tại tòa giảng. Ngài coi việc rao giảng là ưu tiên số một, theo gương thánh Phanxicô của ngài, và ngài tỏ ra là một nhà giảng thuyết say sưa với đủ nghệ thuật kể truyện, hết sức quen thuộc với văn chương và văn hóa, và một cảm thức không hề sai lầm về lúc cần phải khôi hài.
Đức Hồng Y O'Malley quen nói rằng ngài không thể hiểu tại sao người Công Giáo lại có thể bỏ phiếu cho Đảng Dân Chủ, nhưng hiện nay ngài thường điện thoại mỗi tháng hai lần cho Menino, họ mới gặp nhau dùng bữa sáng vào tuần rồi, và viếng thăm TNS Edward M. Kennedy, một cột thu lôi để những người Công Giáo bảo thủ chỉ trích, tại bệnh viện vào tháng trước.
Đáng chú ý hơn nữa, ngài đã chào đón vào đoàn chiên Công Giáo trở lại nhà kinh doanh Jack Connors Jr, một lãnh tụ công dân nổi danh và giầu có từng bị toà giám mục khai trừ khi công khai chỉ trích cách quản trị của Đức Hồng Y Law. Connors cho hay: “Không còn thắc mắc gì nữa, khi tôi được giới thiệu với ngài lần đầu tiên, ba nhà thông thái vẫn còn ở đó, và họ đâu có ký tên bất cứ cuộc hội hè nào do tôi tổ chức”. Ông ta cố ý châm biếm nhắc đến bộ ba các viên chức có từ thời Đức Hồng Y Law và vẫn ở lại với Đức Hồng Y O’Malley cả mấy năm sau.
Cuộc hòa giải trên cho ta dấu chỉ Đức HY O’Malley sẵn sàng làm việc với những tay trung gian quyền lực Công Giáo tại Boston từng ra xa cáchtrong thời gian có cuộc khủng hoảng lạm dụng. Ngày nay, Connors so sánh Đức Hồng Y O’Malley với Chúa Giêsu, và cam kết sẽ quyên góp 80 triệu cho các trường Công Giáo ở Dorchester và Brockton.
Menino cũng đã từ chỉ trích ‘trở lại’ làm người ủng hộ. Viên thị trưởng này, trước đây vì phẫn nộ đối với vụ lộn xộn xẩy ra cho Trường Dâng Con Vào Đền Thờ, đã công khai nhục mạ đức hồng y bằng cách tổ chức lễ phát thưởng cho các học sinh trường này tại Faneuil Hall sau khi tổng giáo phận hủy bỏ không tổ chức lễ ấy ở trường. Ngày nay, giống nhiều nhà quan sát khác, Menino tin rằng Đức HY O’Malley là nạn nhân lời khuyên dở của những viên chức điếc của giáo hội, và chỉ nói cách đơn giản “ngài bị cháy. Lúc đầu, tôi rất quan tâm tới việc ngài làm: ngài chả gọi cho ai, và người chung quanh ngài nghĩ họ có thể làm được điều gì đó vì họ là giáo hội. Nhưng khi bước vào việc, ngài đã khá hơn người ta tưởng. Ngài sẵn sàng lắng nghe hơn, chịu ngồi xuống với nhiều nhóm khác nhau trong thành phố, và sẵn sàng cho người khác hay ngài sẽ làm gì trước khi bắt tay làm việc ấy. Không phải lúc nào chúng tôi cũng nhất trí, nhưng chúng tôi chịu nói truyện với nhau – đây là tôn giáo của tôi, đó là tôn giáo của ngài, và chúng tôi đều muốn cho thành phố tiến triển”.
Theo Michael Paulson, Boston Globe August 3, 2008