THỊ XÃ BẢO LỘC, Lâm Đồng -- Một khu đất do quyền sở hữu của các nữ tu Dòng Thành Phaolô, tỉnh dòng Sài Gòn, đang dùng làm đất canh tác để nuôi dưỡng hàng trăm trẻ em mồ côi và khuyết tật từ bao năm qua, nay chính quyền ngang nhiên cướp bán cho nước ngoài làm sân chơi Golf.
Từ Sai Gòn, nữ tu Êligiabét Lê Thị Thành, người chịu trách nhiệm về nhà đất của tỉnh dòng Phaolô Sài Gòn, vừa cho chúng tôi biết thông tin đau lòng này. Các nữ tu vốn có một đời sống hiền hoà và khiến tốn, chịu thương chị khó cả một đời luôn tìm cách xoa dịu nỗi đau của biết baô kiếp người trong xã hội Việt Nam này, bây giờ không biết nương nhờ ai lên tiếng công khai tố cáo việc làm bất nhân của giới chính quyền địa phương của Thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Sr Thành đang là người đứng tên Sổ Đỏ sở hữu khu đất có diện tích khoảng 5 mẫu nam bộ, toạ lạc tại Xóm 4, Hiệp Nhất, Phường Lộc Phát, Thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay, Sr Thành cùng với các nữ tu của nhà dòng đang tìm mọi cách để giữ lại khu đất canh tác là nguồn sống cho trẻ em mồ côi khuyết tật từ bao năm nay. Xin dư luận quốc tế cùng lên tiếng để lên án vấn đề này, đòi lại công lý và bảo vệ nhân nghĩa cho các nữ tu và các trẻ em tội nghiệp.
Được biết, khu đất mà dòng Phaolô đang sở hữu hiện đang trồng trà và cà phê, các cây trồng đang tươi tốt và cho nguồn thu nhập, nhờ bao công sức và vốn đầu tư của các tổ chức Misereor, Caritas Đức, Secours Catholicque Pháp, và tổ chức của Ý trợ giúp qua trung gian là các nữ tu dòng Phaolô thành Chart.
Sr Thành nói: “Khi nghe tin chính quyền làm như vậy, ai nấy đều bức xúc, không còn tinh thần để làm việc”. Sr Thành nói thêm rằng chính quyền từ Trung ương đến cấp Sở đều công nhận đây là chương trình duy nhất trong nước đã thành công, bởi vì công việc trồng cây và canh tác trên phần đất trên đã đảm bảo môi trường sinh thái tốt và đem lại nguồn thu nuôi dưỡng các trẻ em xấu số.
Việc làm sân Golf có khả thi hay không hoặc có nguy hại như thế nào, xin đọc các bài viết với chủ đề “Khi sân golf lấn ruộng vườn” trong Link sau: http://vnarchitects.ashui.com/index.php?topic=1638.0 Sau đây là bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu ở đại học tổng hợp London:
Ám ảnh sân golf
Mươi năm gần đây, các sân golf ở VN nở rộ. Với trên 60 sân golf đã đi vào hoạt động, các tỉnh vẫn muốn tiếp tục thu hút đầu tư vào các dự án sân golf mới. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên - môi trường, cả nước sẽ có tới 123 sân golf sử dụng trên 38.000ha đất.
Từ Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc cho đến Đà Nẵng, Lâm Đồng, Nha Trang, Phan Rang, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ... đâu đâu cũng có sân golf. Quanh Hà Nội đã và đang xây dựng bảy sân, đồng bằng Bắc bộ sẽ có tới 25 sân, Nam Trung bộ hàng chục sân. Đáng chú ý là phần lớn sân golf ở VN không xây trên các đồi cát ven biển hay đồi dốc cằn cỗi không canh tác được mà tọa lạc trên những khu vực nhiều nước, vẫn canh tác được và có cảnh quan đẹp.
Sân golf nhiều như vậy nhưng phần lớn lỗ vốn, hiện chỉ có vài sân có lãi ở gần TP.HCM. Sân golf thường chỉ đông khách vài ngày trong tuần nhưng phải đầu tư hạ tầng, thuê đất, tưới nước chăm sóc liên tục nên có chi phí tính trên người chơi rất cao. Nếu chỉ xét riêng về kinh doanh môn golf thì hầu hết các sân hiện đang lỗ vốn vì chưa tìm đủ người chơi.
Thống kê mới đây cho biết VN mới có khoảng 5.000 hội viên và 2.000 người chơi thường xuyên. Với năng lực các sân hiện có thì thậm chí hàng chục năm nữa vẫn đủ phục vụ dù hội viên tăng nhanh.
Người chơi ở các sân golf chủ yếu là người nước ngoài, doanh nhân thành đạt và các hội viên được hưởng suất giao tế. Mỗi thẻ hội viên giá từ mười ngàn tới vài chục ngàn đôla Mỹ. Hội phí dù đắt nhưng cũng mới chỉ là một phần bởi chi phí hướng dẫn tập, bộ đồ nghề, tiền trả cho người phục vụ, nhặt bóng rất cao. Mỗi buổi chơi như vậy tốn chừng một tháng lương công chức nên ở VN ít người có đủ tiềm lực kinh tế để theo đuổi môn thể thao này.
Chỉ ba năm trước, các sân golf đều lỗ và kiến nghị Chính phủ giảm thuế, nhưng tại sao gần đây các tỉnh lại sốt sắng duyệt dự án xây mới sân golf?
Đầu tiên là các sân golf đã được sử dụng đất nằm trong các dự án phát triển đô thị mới, dự án đầu tư nước ngoài vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Chi phí thuê đất ở các dự án như vậy khá thấp (1ha đất nông nghiệp ở Long An được đền bù giá 350 triệu đồng). Đặc biệt, ở những nơi cảnh quan đẹp, có nguồn nước dồi dào và hạ tầng giao thông thuận tiện, các chủ sân golf sẽ kết hợp kinh doanh bất động sản, như cắt một phần đất để xây biệt thự, nhà nghỉ, xây các công trình dịch vụ và cho thuê để kinh doanh kết hợp, và bất động sản ở cạnh các sân golf sẽ ngày càng có giá. Sân golf Long Thành là một ví dụ.
Lý do thứ hai là tính thương hiệu của sân golf. Các dự án phát triển bất động sản sẽ gia tăng giá trị nếu có sân golf ở trong. Hội phí giá trị cao thì các suất ngoại giao càng có ý nghĩa. Golf là môn chơi của giới thượng lưu nên đưa golf về địa phương cũng có nghĩa là sẽ có nhiều cơ hội giao lưu cho những người đang muốn vươn lên “đẳng cấp” mới.
Tuy nhiên, vấn đề là số lượng sân golf quá nhiều và danh mục các đề xuất lấy đất trồng lúa xây sân golf ngày càng dài. Nếu động cơ làm sân golf là đầu cơ bao chiếm đất thì việc quản lý sẽ rất khó. Bài học của ximăng lò đứng, gạch tuy nen, nhà máy đường vẫn còn đó. Vấn đề là ai sẽ đảm bảo sự cân đối vĩ mô này trong đầu tư trong tình hình luật pháp đất đai vẫn còn nhiều kẽ hở.
Trích dẫn:
“Trò chơi golf (còn gọi là môn cù) xuất xứ từ Scotland, một xứ sở mưa quanh năm, nhiều đồi dốc và nhiều khu vực đất đai cằn cỗi không canh tác được. Đến thế kỷ 20, môn này trở nên thịnh hành cùng với sự thịnh vượng của các nền kinh tế và nhìn chung là dành cho giới quí tộc và trung lưu lớp trên. Golf được nhân rộng cùng với sự bành trướng của đế quốc Anh và phát triển ở những quốc gia giàu có, đất rộng người thưa như Hoa Kỳ, Úc, Canada...
Giới nhà giàu trên thế giới coi golf là biểu tượng của sự thành đạt. Nhưng sân golf tiềm ẩn nhiều hiểm họa về môi trường do sử dụng nhiều thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và nước sạch.
Việc xây dựng sân golf trên thế giới đã bị các nhà khoa học và môi trường phản đối trên 50 năm nay vì phí phạm và hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. Mỗi sân golf 18 lỗ sử dụng 5.000m3 nước tưới hằng ngày (tương đương lượng nước sử dụng của 8.000-10.000 hộ gia đình), chiếm dụng 30-60ha đất (khoảng 2-4 lần hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội). Vì vậy, xu hướng hiện nay là xây sân golf trên cát sa mạc như ở vùng Vịnh. Bất chấp điều đó, một số nước nghèo như Indonesia, Philippines đã cho mở nhiều sân golf với hi vọng thu hút du lịch và phát triển kinh tế.
Một vườn trà tại Bảo Lộc |
Sr Thành đang là người đứng tên Sổ Đỏ sở hữu khu đất có diện tích khoảng 5 mẫu nam bộ, toạ lạc tại Xóm 4, Hiệp Nhất, Phường Lộc Phát, Thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay, Sr Thành cùng với các nữ tu của nhà dòng đang tìm mọi cách để giữ lại khu đất canh tác là nguồn sống cho trẻ em mồ côi khuyết tật từ bao năm nay. Xin dư luận quốc tế cùng lên tiếng để lên án vấn đề này, đòi lại công lý và bảo vệ nhân nghĩa cho các nữ tu và các trẻ em tội nghiệp.
Được biết, khu đất mà dòng Phaolô đang sở hữu hiện đang trồng trà và cà phê, các cây trồng đang tươi tốt và cho nguồn thu nhập, nhờ bao công sức và vốn đầu tư của các tổ chức Misereor, Caritas Đức, Secours Catholicque Pháp, và tổ chức của Ý trợ giúp qua trung gian là các nữ tu dòng Phaolô thành Chart.
Sr Thành nói: “Khi nghe tin chính quyền làm như vậy, ai nấy đều bức xúc, không còn tinh thần để làm việc”. Sr Thành nói thêm rằng chính quyền từ Trung ương đến cấp Sở đều công nhận đây là chương trình duy nhất trong nước đã thành công, bởi vì công việc trồng cây và canh tác trên phần đất trên đã đảm bảo môi trường sinh thái tốt và đem lại nguồn thu nuôi dưỡng các trẻ em xấu số.
Việc làm sân Golf có khả thi hay không hoặc có nguy hại như thế nào, xin đọc các bài viết với chủ đề “Khi sân golf lấn ruộng vườn” trong Link sau: http://vnarchitects.ashui.com/index.php?topic=1638.0 Sau đây là bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu ở đại học tổng hợp London:
Ám ảnh sân golf
Mươi năm gần đây, các sân golf ở VN nở rộ. Với trên 60 sân golf đã đi vào hoạt động, các tỉnh vẫn muốn tiếp tục thu hút đầu tư vào các dự án sân golf mới. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên - môi trường, cả nước sẽ có tới 123 sân golf sử dụng trên 38.000ha đất.
Từ Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc cho đến Đà Nẵng, Lâm Đồng, Nha Trang, Phan Rang, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ... đâu đâu cũng có sân golf. Quanh Hà Nội đã và đang xây dựng bảy sân, đồng bằng Bắc bộ sẽ có tới 25 sân, Nam Trung bộ hàng chục sân. Đáng chú ý là phần lớn sân golf ở VN không xây trên các đồi cát ven biển hay đồi dốc cằn cỗi không canh tác được mà tọa lạc trên những khu vực nhiều nước, vẫn canh tác được và có cảnh quan đẹp.
Sân golf nhiều như vậy nhưng phần lớn lỗ vốn, hiện chỉ có vài sân có lãi ở gần TP.HCM. Sân golf thường chỉ đông khách vài ngày trong tuần nhưng phải đầu tư hạ tầng, thuê đất, tưới nước chăm sóc liên tục nên có chi phí tính trên người chơi rất cao. Nếu chỉ xét riêng về kinh doanh môn golf thì hầu hết các sân hiện đang lỗ vốn vì chưa tìm đủ người chơi.
Thống kê mới đây cho biết VN mới có khoảng 5.000 hội viên và 2.000 người chơi thường xuyên. Với năng lực các sân hiện có thì thậm chí hàng chục năm nữa vẫn đủ phục vụ dù hội viên tăng nhanh.
Người chơi ở các sân golf chủ yếu là người nước ngoài, doanh nhân thành đạt và các hội viên được hưởng suất giao tế. Mỗi thẻ hội viên giá từ mười ngàn tới vài chục ngàn đôla Mỹ. Hội phí dù đắt nhưng cũng mới chỉ là một phần bởi chi phí hướng dẫn tập, bộ đồ nghề, tiền trả cho người phục vụ, nhặt bóng rất cao. Mỗi buổi chơi như vậy tốn chừng một tháng lương công chức nên ở VN ít người có đủ tiềm lực kinh tế để theo đuổi môn thể thao này.
Chỉ ba năm trước, các sân golf đều lỗ và kiến nghị Chính phủ giảm thuế, nhưng tại sao gần đây các tỉnh lại sốt sắng duyệt dự án xây mới sân golf?
Đầu tiên là các sân golf đã được sử dụng đất nằm trong các dự án phát triển đô thị mới, dự án đầu tư nước ngoài vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Chi phí thuê đất ở các dự án như vậy khá thấp (1ha đất nông nghiệp ở Long An được đền bù giá 350 triệu đồng). Đặc biệt, ở những nơi cảnh quan đẹp, có nguồn nước dồi dào và hạ tầng giao thông thuận tiện, các chủ sân golf sẽ kết hợp kinh doanh bất động sản, như cắt một phần đất để xây biệt thự, nhà nghỉ, xây các công trình dịch vụ và cho thuê để kinh doanh kết hợp, và bất động sản ở cạnh các sân golf sẽ ngày càng có giá. Sân golf Long Thành là một ví dụ.
Lý do thứ hai là tính thương hiệu của sân golf. Các dự án phát triển bất động sản sẽ gia tăng giá trị nếu có sân golf ở trong. Hội phí giá trị cao thì các suất ngoại giao càng có ý nghĩa. Golf là môn chơi của giới thượng lưu nên đưa golf về địa phương cũng có nghĩa là sẽ có nhiều cơ hội giao lưu cho những người đang muốn vươn lên “đẳng cấp” mới.
Tuy nhiên, vấn đề là số lượng sân golf quá nhiều và danh mục các đề xuất lấy đất trồng lúa xây sân golf ngày càng dài. Nếu động cơ làm sân golf là đầu cơ bao chiếm đất thì việc quản lý sẽ rất khó. Bài học của ximăng lò đứng, gạch tuy nen, nhà máy đường vẫn còn đó. Vấn đề là ai sẽ đảm bảo sự cân đối vĩ mô này trong đầu tư trong tình hình luật pháp đất đai vẫn còn nhiều kẽ hở.
Trích dẫn:
“Trò chơi golf (còn gọi là môn cù) xuất xứ từ Scotland, một xứ sở mưa quanh năm, nhiều đồi dốc và nhiều khu vực đất đai cằn cỗi không canh tác được. Đến thế kỷ 20, môn này trở nên thịnh hành cùng với sự thịnh vượng của các nền kinh tế và nhìn chung là dành cho giới quí tộc và trung lưu lớp trên. Golf được nhân rộng cùng với sự bành trướng của đế quốc Anh và phát triển ở những quốc gia giàu có, đất rộng người thưa như Hoa Kỳ, Úc, Canada...
Giới nhà giàu trên thế giới coi golf là biểu tượng của sự thành đạt. Nhưng sân golf tiềm ẩn nhiều hiểm họa về môi trường do sử dụng nhiều thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và nước sạch.
Việc xây dựng sân golf trên thế giới đã bị các nhà khoa học và môi trường phản đối trên 50 năm nay vì phí phạm và hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. Mỗi sân golf 18 lỗ sử dụng 5.000m3 nước tưới hằng ngày (tương đương lượng nước sử dụng của 8.000-10.000 hộ gia đình), chiếm dụng 30-60ha đất (khoảng 2-4 lần hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội). Vì vậy, xu hướng hiện nay là xây sân golf trên cát sa mạc như ở vùng Vịnh. Bất chấp điều đó, một số nước nghèo như Indonesia, Philippines đã cho mở nhiều sân golf với hi vọng thu hút du lịch và phát triển kinh tế.