Hoa Thịnh Ðốn: Vào ngày thứ Hai 10/2 trong Hội Nghị Thừa Tác Vụ Xã Hội hàng năm được tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn, một tham dự viên tự hỏi " Nếu có chiều hướng đi lên nào .. hay những gì tích cực mà tôi có thể nói cho mọi người" về khủng hoảng bệnh Siđa.


Các thuyết trình viên trong buổi hội thảo đã đưa ra những tin tức tốt và xấu về bệnh liệt kháng HIV/AIDS và những nỗ lực dành cho việc này.

Vào nửa buổi đầu hội thảo trình bày tình trạng HIV/AIDS ngày nay trên toàn thế giới . Mỗi một thống kê được đưa ra đo lường sự thiệt hại của nó: tuổi thọ, tỉ lệ tử vong, sự lan truyền nhiễm bệnh, chi phí an táng, phần mộ sẵn có ...

Theo các Dịch vụ Cứu Tế Công Giáo, có hơn 70% những người nhiễm vi khuẫn HIV trên thế giới sống tại miền sa mạc Sahara Phi Châu, mặc dầu vùng này chỉ có 10% dân số trên thế giới. Khoảng 11000 ngưòi bị nhiễm bệnh liệt kháng hàng ngày, tức là cứ trung bình trong 8 giây có 1 người bị mắc bệnh. Trong nhiều cộng đồng có hơn 1/3 dân cư bị nhiễm.

Theo ông Ishmael Muvengi, điều hợp viên chiến dịch tại Phi Châu cho tổ chức Dịch Vụ Cứu Tế Công Giáo (CRS) cho biết ảnh hưởng của bệnh liệt kháng Siđa tại Phi Châu lan tràn và ảnh hưởng lẫn nhau. Ông cũng là giám đốc Chiến Dịch Công Giáo về Phát Triển Nhân Bản, và đồng chủ tịch cho đơn vị đặc biệt Caritas Quốc Tề về HIV/AIDS.

HIV/AIDS dã tiêu diệt và làm bất ổn cho các đơn vị căn bản gia đình, tạo nên toàn bộ các em cô nhi của "thế hệ đã mất" và gia tăng số gái mãi dâm, trẻ em vô gia cư và bỏ học nửa chừng.

Nó âm ỉ bóp chết sự phát triển kinh tế, làm tê liệt nền kỹ nghệ, các vụ mùa và đòi hỏi sự phân phối tài nguyên hàng loạt, và kích động cũng như xúi giục sự vi phạm nhân quyền và lạm dụng tính dục. Số phận cư dân bị gạt ra ngoài xã hội và bị bôi nhọ, nghèo đói đã lan tràn và tăng thêm.

Ông Muvengi trình bày khi số tử vong leo thang, "đất nghĩa trang trở nên khan hiếm, chi phí cao vọt đến nỗi người nghèo không thể mua được những phần mộ". Cho nên họ chôn những người chết tại những nghĩa trang bất hợp phát và làm ô nhiễm tới nước uống.


Theo Linh Mục Vitillo, thông tin lệch lạc cũng lan tràn. Cha nói rằng nhiều người Phi Châu không biết vi khuẩn HIV lan truyền, được ngăn ngừa và chữa trị như thế nào; xử dụng thuốc men không đúng; và nhiều người không nhận thức là những người mắc vi khuẩn HIV vẫn còn trông khoẻ mạnh, các điều này đã dẫn đến sự truyền lan căn bệnh thêm hơn nữa.

Ngèo túng, đói kém và hạn hán cũng được kể là một thiệt hại cho lục địa này. Theo tường trình của CRS khoảng 45% dân Phi Châu sống trong nghèo đói và còn nhiều người hơn nữa sống trong tình trạng hết sức túng quẫn, phải tới 300 triệu người, số đó cũng kể tới những người sống trên đất Hoa Kỳ. Hơn 14 triệu dân tại Miền Nam Phi Châu bị thiếu dinh dưỡng, và ông Muvengi thêm rằng trong vùng đang giữa cơn hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 100 năm qua".

Theo Cha Vitillo cho biết, trái lại cũng còn có những tin tức tốt giữa những hình ảnh u buồn. Chi phí chữa trị một người mắc bệnh HIV/AIDS đã giảm từ 12000 Mỹ Kim xuống còn 300 Mỹ Kim, và những trị liệu và phân phát thuốc đã trở nên sẵn có nhiều hơn tại Phi Châu.

Giảm nơ cũng cho phép nước Uganda chi phí 70 triệu Mỹ Kim chống bệnh Siđa và sự giảm nợ nhiều hơn cũng sẽ xoá giảm nhiều khó khăn hơn nữa.

Trong bài phúc trình trước Quốc Hội, Tổng Thống Bush đã yêu cầu Quốc Hội dành ra 15 tỉ Mỹ Kim trong dự án 5 năm tới bao gồm thêm ngân khoảng 10 tỉ Mỹ Kim "hầu xoay ngược cơn thủy triều chống bệnh Siđa tại những quốc gia khổ sở nhất tại Phi Châu và Caribbean".

Ông Ishmael Muvengi đã nói với các cử tọa tham dự "Ðể đương đầu với cuộc khủng hoảng trầm trọng và khẩn cấp khắp nơi, tối nay tôi đề nghị một Dự án Khẩn Cấp nhằm cứu tế bệnh Siđa. Dự án bao hàm tòan diện này sẽ ngăn ngừa 7 triệu người mới nhiễm bệnh Siđa, chữa trị ít nhất 2 triệu người với những y dược kéo dài thêm sự sống và cung cấp chăm lo y tế cho hàng triệu người đã chịu đựng từ bệnh Siđa và cho các trẻ em mồ côi vì bệnh Siđa".


Ông Muvengi đã trình bày trong cuộc phỏng vân với Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ về những thử thách để đưa những con số này thành hiện thực.

Ông đã hỏi "Món tiền nào cần cho cuộc nghiên cứu? Khi nào thì số tiền ấy đến? Xem ra thì có vẻ đến muộn hơn là đến sớm... chúng tôi càng đợi lâu bao nhiêu, vấn đề càng nan giải và cuối cùng chúng ta càng phải trả giá đắt bấy nhiêu."

Ông thêm rằng "Ngân khoảng mới sẽ là bao nhiêu? Những gì cần đến là có nhiều tài nguyên hơn, chứ không phải chuyển dời tài nguyên".

Tuy nhiên, số tiền Ông Bush thỉnh cầu "đã thay đổi bản chất tranh luận toàn thế giới"

"Chúng ta cần vai trò lãnh đạo" của Giáo Hội Công Giáo để cho những giúp đỡ như thế được tới tay người cần đến".

Những người Công Giáo với đời sống đức tin tích cự "nên vận động" những đại diện của mình trên vấn đề như thế. "Nhiều người không nghĩ là họ có ảnh hưởng trên người khác hơn là ngồi chờ đợi cứ 2 tới 4 năm để biểu quyết"

Ông Muvengi đề nghị đến những phương pháp như bắt đầu từ nơi giáo xứ mình, liên lạc với một người đồng chí hướng tại giáo phận bên Phi Châu, bảo trợ cho một người, lên tiếng trong các tổ chức kinh doanh quốc tế, Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tài Trợ Quốc Tế, trong các công ty chung cổ phần ...... Như thế sẽ đạt đến những việc làm tuyệt diệu.