TÂM SỰ CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO MĂNG NON
32 BIS NGUYỄN THỊ DIỆU – 1
Thưa Quý vị, tôi đến từ thế giới bên kia, tên tôi là Măng Non, tên chính thức theo chứng minh nhân dân nhà nước cấp, nhưng tôi vẫn thích cái tên “Jardin d’enfant” có nghĩa là Vườn Trẻ, vốn là tên Mẹ tôi đặt khi tôi vừa sinh ra. Tôi sống ở số 32bis Trương Minh Ký, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, nay là 32bis Nguyễn Thị Diệu. Tôi sinh năm 1958 và qua đời năm 1997, như nạn nhân của một vụ thanh toán có tính toán trước sau.
Tôi hãnh diện về cái tên “Jardin d’enfant”, không phải vì tiếng Tây, nhưng vì Mẹ tôi là bà đầm thương trẻ em Việt. Mà nó đâu có gì “quý tộc”, chỉ là vườn cho trẻ em chơi thôi mà, đâu có đẹp như tên của các ngôi sao, như tên các trường to lớn, đạt tiêu chuẩn Quốc gia. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong một làng nghèo, chỗ của người dân lao động nên Mẹ tôi đặt cho tôi cái tên “cúng cơm” này cho phù hợp với số phận các trẻ nhỏ đến với tôi. Vâng, trẻ em nhà nghèo thì gần gũi với nơi có thể tung tăng chạy nhảy hơn là một Trường có cổng khang trang, có chỗ cho xe hơi ra vào. “Vườn trẻ”, nơi trẻ đến chơi mà học, học mà chơi. Đọc đến đây chắc quý vị cho là tôi xuyên tạc sự thật. Xin thưa, không sai tí nào, quý vị có thể kiểm chứng thông tin này qua những vị cao tuổi trước đây sống ở Quận 3 vào những năm 1975.
Tôi tâm niệm: mình sinh ra, sống là để cống hiến cho các mầm non của đất nước, đặc biệt của các trẻ em nghèo, xấu số. Thời gian, sức khỏe, khả năng của tôi là thuộc về các em. Tôi không có quyền hoang phí cơ hội và khả năng mà Mẹ tôi ban tặng cho tôi. Có thể nói, tuổi thơ và thời thanh thiếu niên là quãng thời gian đẹp nhất trong đời tôi. Đẹp không phải vì tôi có nhiều hoài bão và mộng mơ, nhưng vì đã sống gắn bó, cưu mang, che chở cho biết bao mảnh đời bất hạnh, nghèo khổ.
Sáng sáng, tôi hân hoan chào đón các trẻ em đến với tôi. Dù em đen đủi, quần áo lem luốc, tôi luôn mở rộng vòng tay. Những ngày đầu đến trường, các em không ngần ngại hòa tấu cho tôi nghe tiếng gào thét, chen lẫn tiếng khóc rên rỉ, thút thít gần xa. Các bàn tay nhỏ xíu, có khi còn vướng thức ăn hay bụi bặm, cứ thế thản nhiên mân mê lấy mình tôi. Rồi cả những giọt nước mắt nóng hổi cũng rơi rớt trên bàn chân tôi. Những lúc ấy tôi thầm cầu mong cho ngày mau hết để bọn chúng gặp lại mẹ cha.
Thời gian trôi qua, trẻ nhỏ trở thành một phần không thể thiếu trong đời tôi. Ngày ngày, tôi nghe tiếng em hát, em cười. Tôi say sưa nhìn em múa, em nắn đất sét với đủ loại trái cây. Thú thật, có lần tôi không thể hiểu được em đang vẽ quả gì, nắn quả gì. Giống như quả cam. Nhưng màu tím, giống trái ớt nhưng lại màu nâu. Mù tịt ! Phải nghiêng đầu hỏi nhỏ vào tai em, khi ấy tôi mới thấy mình thật ngớ ngẫn. Trẻ em có lý lẽ riêng của nó. Tất cả là hồn nhiên và không thể xóa nhòa trong ký ức tôi, dầu hơn 40 năm trôi qua.
Mỗi kỳ hè là thời gian buồn bã nhất trong đời tôi. Đối với phụ huynh, 2 tuần, một tháng là quá xá. Họ không thể canh các chú em lâu hơn. Nghịch ngợm và chạy nhảy ! Nhưng với tôi, nó là cả thế kỷ. Các Nữ tu biết thế, nên không bỏ tôi một mình. Kỳ hè là lúc họ may đồ mới cho tôi, gắn lên áo tôi những bông hoa mới. Cắt lại mái tóc cho tôi. Chưa hết họ an ủi tôi rằng, phải có thời gian để trẻ chơi đùa, gắn bó với các anh em, cha mẹ. Rằng tôi cũng phải nghỉ ngơi, thư giản và bổ sức để tiếp tục sứ mạng cao quý của mình.
Thấm thoát biết bao năm đã trôi qua, tôi chứng kiến biết bao trẻ đã đến trong bộ mặt bánh bao chiều và ra trường trong bộ đồ xúng xính cử nhân bé xíu với khuôn mặt rạng rỡ. Thú thật tôi không thể cầm lòng mỗi lần tiễn các em đi. Dẫu biết rằng, em ra đi thì có lợi cho em và cũng có lợi cho tôi. Nhờ thế, tôi mới là nơi nương tựa và lớn lên trong của hàng trăm em, hàng ngàn em nhỏ. Em lớn lên không chỉ về tri thức, nhưng cả về tâm hồn. Em sẽ ghi khắc trong lòng hình ảnh các “người thầy” với chiếc khăn trắng che đầu. Khắc vào mãnh giấy trắng tâm hồn mình gương sáng về tình yêu, sự hy sinh quãng đại, lòng vị tha mà em đã “nuốt lấy” trong những năm đầu đời. Thế mà, có ai đó đã bảo rằng “tôi vô dụng và nguy hiểm” nếu tiếp tục nằm trong tay các ma soeur. Phải tẩy sạch bộ não của nó. Còn không thì giết nó đi ! Ôi, những ngày đen tối sắp đến. Tôi hồi hộp, lo âu chờ tin dữ…
32 BIS NGUYỄN THỊ DIỆU – 1
Thưa Quý vị, tôi đến từ thế giới bên kia, tên tôi là Măng Non, tên chính thức theo chứng minh nhân dân nhà nước cấp, nhưng tôi vẫn thích cái tên “Jardin d’enfant” có nghĩa là Vườn Trẻ, vốn là tên Mẹ tôi đặt khi tôi vừa sinh ra. Tôi sống ở số 32bis Trương Minh Ký, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, nay là 32bis Nguyễn Thị Diệu. Tôi sinh năm 1958 và qua đời năm 1997, như nạn nhân của một vụ thanh toán có tính toán trước sau.
Tôi hãnh diện về cái tên “Jardin d’enfant”, không phải vì tiếng Tây, nhưng vì Mẹ tôi là bà đầm thương trẻ em Việt. Mà nó đâu có gì “quý tộc”, chỉ là vườn cho trẻ em chơi thôi mà, đâu có đẹp như tên của các ngôi sao, như tên các trường to lớn, đạt tiêu chuẩn Quốc gia. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong một làng nghèo, chỗ của người dân lao động nên Mẹ tôi đặt cho tôi cái tên “cúng cơm” này cho phù hợp với số phận các trẻ nhỏ đến với tôi. Vâng, trẻ em nhà nghèo thì gần gũi với nơi có thể tung tăng chạy nhảy hơn là một Trường có cổng khang trang, có chỗ cho xe hơi ra vào. “Vườn trẻ”, nơi trẻ đến chơi mà học, học mà chơi. Đọc đến đây chắc quý vị cho là tôi xuyên tạc sự thật. Xin thưa, không sai tí nào, quý vị có thể kiểm chứng thông tin này qua những vị cao tuổi trước đây sống ở Quận 3 vào những năm 1975.
Tôi tâm niệm: mình sinh ra, sống là để cống hiến cho các mầm non của đất nước, đặc biệt của các trẻ em nghèo, xấu số. Thời gian, sức khỏe, khả năng của tôi là thuộc về các em. Tôi không có quyền hoang phí cơ hội và khả năng mà Mẹ tôi ban tặng cho tôi. Có thể nói, tuổi thơ và thời thanh thiếu niên là quãng thời gian đẹp nhất trong đời tôi. Đẹp không phải vì tôi có nhiều hoài bão và mộng mơ, nhưng vì đã sống gắn bó, cưu mang, che chở cho biết bao mảnh đời bất hạnh, nghèo khổ.
Sáng sáng, tôi hân hoan chào đón các trẻ em đến với tôi. Dù em đen đủi, quần áo lem luốc, tôi luôn mở rộng vòng tay. Những ngày đầu đến trường, các em không ngần ngại hòa tấu cho tôi nghe tiếng gào thét, chen lẫn tiếng khóc rên rỉ, thút thít gần xa. Các bàn tay nhỏ xíu, có khi còn vướng thức ăn hay bụi bặm, cứ thế thản nhiên mân mê lấy mình tôi. Rồi cả những giọt nước mắt nóng hổi cũng rơi rớt trên bàn chân tôi. Những lúc ấy tôi thầm cầu mong cho ngày mau hết để bọn chúng gặp lại mẹ cha.
Thời gian trôi qua, trẻ nhỏ trở thành một phần không thể thiếu trong đời tôi. Ngày ngày, tôi nghe tiếng em hát, em cười. Tôi say sưa nhìn em múa, em nắn đất sét với đủ loại trái cây. Thú thật, có lần tôi không thể hiểu được em đang vẽ quả gì, nắn quả gì. Giống như quả cam. Nhưng màu tím, giống trái ớt nhưng lại màu nâu. Mù tịt ! Phải nghiêng đầu hỏi nhỏ vào tai em, khi ấy tôi mới thấy mình thật ngớ ngẫn. Trẻ em có lý lẽ riêng của nó. Tất cả là hồn nhiên và không thể xóa nhòa trong ký ức tôi, dầu hơn 40 năm trôi qua.
Mỗi kỳ hè là thời gian buồn bã nhất trong đời tôi. Đối với phụ huynh, 2 tuần, một tháng là quá xá. Họ không thể canh các chú em lâu hơn. Nghịch ngợm và chạy nhảy ! Nhưng với tôi, nó là cả thế kỷ. Các Nữ tu biết thế, nên không bỏ tôi một mình. Kỳ hè là lúc họ may đồ mới cho tôi, gắn lên áo tôi những bông hoa mới. Cắt lại mái tóc cho tôi. Chưa hết họ an ủi tôi rằng, phải có thời gian để trẻ chơi đùa, gắn bó với các anh em, cha mẹ. Rằng tôi cũng phải nghỉ ngơi, thư giản và bổ sức để tiếp tục sứ mạng cao quý của mình.
Thấm thoát biết bao năm đã trôi qua, tôi chứng kiến biết bao trẻ đã đến trong bộ mặt bánh bao chiều và ra trường trong bộ đồ xúng xính cử nhân bé xíu với khuôn mặt rạng rỡ. Thú thật tôi không thể cầm lòng mỗi lần tiễn các em đi. Dẫu biết rằng, em ra đi thì có lợi cho em và cũng có lợi cho tôi. Nhờ thế, tôi mới là nơi nương tựa và lớn lên trong của hàng trăm em, hàng ngàn em nhỏ. Em lớn lên không chỉ về tri thức, nhưng cả về tâm hồn. Em sẽ ghi khắc trong lòng hình ảnh các “người thầy” với chiếc khăn trắng che đầu. Khắc vào mãnh giấy trắng tâm hồn mình gương sáng về tình yêu, sự hy sinh quãng đại, lòng vị tha mà em đã “nuốt lấy” trong những năm đầu đời. Thế mà, có ai đó đã bảo rằng “tôi vô dụng và nguy hiểm” nếu tiếp tục nằm trong tay các ma soeur. Phải tẩy sạch bộ não của nó. Còn không thì giết nó đi ! Ôi, những ngày đen tối sắp đến. Tôi hồi hộp, lo âu chờ tin dữ…