CON CÁM ƠN CHA,
VÌ CHA LÀ LINH-MỤC.
1. NHƯ MỘT LỜI NHẮC NHỞ.
Nhận lời giảng lễ tạ ơn cho Cha mớì hôm nay làm tôi nhớ lại hơn 4 năm trước đây vào ngày Chúa nhật, 18-4-2004, tôi đại diện Liên Đoàn Công-Giáo Việt-Nam tại Hoa-Kỳ đến dâng lễ tại Giáo xứ Đức Mẹ Lộ-Đức ở Houston, Texas để cám ơn cha sở và giáo dân của giáo xứ nầy đã rộng rãi công đức cho qũy xây cất Nguyện Đường Đức Mẹ La-Vang tại Hoa-Thịnh-Đốn. Sau khi dâng lễ xong tôi cùng với đứa cháu đi xuống cuối nhà thờ để có dịp chào thăm và cám ơn anh chị em giáo dân thì một thiếu phụ tiến đến, nắm tay tôi và nói: “Con cám ơn Cha, vì Cha là linh-mục. Cha cứ là linh mục như vậy mãi nghe, Cha”.
Thiếu phụ này tôi chưa hề quen biết đã cám ơn tôi, vì tôi là linh mục. Hôm đó, một thoáng nghĩ trong đầu tôi: Linh mục được cám ơn vì đã rửa tội, đã làm phép cưới, đã đi kẻ liệt, đã xức dầu, đã làm phép nhà, đã dàn xếp một vụ bất hoà cho một cặp vợ chồng lục đục, đã làm nghi thức an táng cho người chết vv.., nhưng họa hoằn như hôm nay tôi mới được cám ơn vì mình là linh mục. Năm đó (2004), sau 32 năm làm linh mục, lần đầu tiên tôi mới gặp và được nghe một người giáo dân cám ơn vì tôi đã đáp lại ơn gọi làm linh mục.
Rồi cũng từ đó thỉnh thoảng tôi nhớ lại lời “Cha cứ là linh mục như vậy mãi, đừng bỏ cuộc nghe, Cha” như một nhắc nhở của Chúa nhắn cho riêng mình. Cho đến nay, đã sống 36 năm trong thiên chức linh mục cũng giống như những cặp vợ chồng chung sống 36 năm trong cuộc đời làm đôi. Thời gian đầu thì tíu ta tíu tít tạ ơn Chúa đã ban cho mình một người phối ngẫu tuyệt vời, dễ thương, nhưng sau một thời gian chung sống, thay vì tíu tít tạ ơn lại quay ra phàn nàn kêu trách Chúa, sao Chúa lại gởi cho con một người bạn đường như một thánh gía qúa nặng. Phần tôi chưa bao giờ phàn nàn về ơn gọi và lý tưởng linh mục của mình, nhưng thỉnh thoảng tôi tự đặt ra cho mình câu hỏi TẠI SAO CHÚA CHỌN TÔI LÀM LINH MỤC và cũng tự tìm cách trả lời nhờ cuốn sách mang tựa đề “NHỮNG MẢNH VỤN TÂM TÌNH CỦA NỀN TU ĐỨC THỜI ĐẠI MỚI” do cha Phạm Quốc Hưng, CSsR biên soạn.
2. LÀM LINH MỤC HAY LÀ LINH MỤC.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Cha mới JB. Bennet Trần-Thiên-Bình vừa mới được thụ-phong linh-mục sáng hôm qua, 26-4-2008 tại nhà thờ chính toà GP. St. Paul & Minneapolis dưới sự đặt tay của Đức TGM. Harry Flynn. Hôm nay là cơ hội tốt, tôi mượn lại lời cám ơn của một nữ giáo dân trên đây, và xin mạn phép thay mặt qúy vị và anh chị em nói lời chúc mừng và gởi một thao thức, một ước nguyện tới người anh em tôi trong thiên chức linh mục: “Chúng tôi cám ơn Cha Trần Thiên-Bình vì Cha là linh mục. Xin Cha cứ là linh mục như vậy mãi, đừng bỏ cuộc nghe, Cha!”. Xin Cha cứ LÀ Linh mục, đừng LÀM Linh-mục. LÀ Linh mục thì Linh mục liên tục và suốt đời... còn LÀM linh mục thì có lúc LÀM có lúc KHÔNG. Cầu chúc Cha Bình khi nào cũng LÀ linh Mục thánh thiện như ngày hôm nay và suốt đời. Về điểm này, ĐGH Bênêdictô XVI trong chuyến tông du Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ từ 15-20/4/08 vừa qua đã có dịp nhấn mạnh: “Điều quan trọng là cần có những linh mục tốt, thánh thiện hơn là số lượng linh mục đông”.
3. TÌNH CHÚA QUANG PHÒNG
Trọng kính qúy qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Cha JB. Trần-Thiên-Bình trở nên linh-mục hôm nay, đối với tôi qủa là một sự quan phòng đặc biệt của Chúa và là một kỷ niệm khó quên.
Năm 1979 tôi gặp cậu bé JB. Bennet Trần Thiên-Bình vượt biên với cô mình là bà Nguyễn Thị Giang tại trại tiếp-cư Kaitax East Hongkong. Thỉnh thoảng cậu bé Bình làm chú giúp lễ cho tôi. Tôi vào Mỹ tháng Tư, 1980 và sau đó mẹ con và cô cháu bà Nguyễn Thị Giang cũng vào Mỹ, định cư tại vùng Orange County, Cali. Năm 1981 cô Giang của Bình gọi điện thoại cho tôi: “Cha ơi, cha có cách chi giúp cháu Bình được không, vì con thì hay đau yếu, sợ không đủ điều kiện dìu dắt nổi cháu ăn học thành tài theo như nguyện ước của cha mẹ cháu trước khi cô cháu rời Việt-Nam”. Tôi trả lời chị Giang, “nghe chị nói vậy thì biết vậy, cứ từ từ rồi tính”. Sau đó tôi gọi điện thoại hỏi ý kiến Bác Nguyễn Xuân Trường có cách gì giúp Bình được không. Hai bác đồng ý đón Bình vào nhà và hứa sẽ tận tình giúp đỡ. Tôi nghĩ thế là từ nay Bình đã có chỗ tựa. Cuối mùa thu năm ấy, Bác Trường và tôi ra tận phi trường Grand Rapids đón một cậu bé lùn tịt, đầu đội chiếc bêrê đen, kiểu Tàu Hongkong, mang chiếc quần Jean màu xám sậm, tay cầm một xách tay nhỏ đựng quần áo, từ trong phi-cơ bước ra và đem về nhà. Và cũng từ đó bé Bình trở thành đứa con trai út trong gia đình bác Trường và các anh các chị trong nhà cưng Binh như đứa em ruột. Bình tiếp tục được hai bác Trường săn sóc cưng chiều, nuôi cho ăn học từ cấp tiểu học, lên trung học rồi xong đại học. Tốt nghiệp đại học, Bình tìm được việc làm tốt và hợp khả-năng nên tiến thân rất nhanh trên đường nghiệp vụ. Bình đã từng là Business-Manager cho một chi nhánh của một ngân hàng lớn. Thỉnh thoảng gặp Bình, tôi thường nhắc Bình hãy coi hai Bác Trường như cha mẹ của mình, tuy hai bác không có công sinh nhưng có công dưỡng, cho nên con cố gắng: “gần thì rày viếng mai thăm, xa thì thỉng thoảng một năm vài lần”. Khi nào Binh cũng thưa: “Dạ, thưa cha, con đã!”
4. CHIA SẺ NIỀM VUI:
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Cách đây khoảng hơn 6 năm (2002) tôi nhận được điện thoại của Bình báo cho tôi một tin vui: Bình sẽ vào đại chủng viện Giáo phận St. Paul & Minneapolis để làm linh mục. Tôi ngạc nhiên và vui mừng. Ngạc nhiên vì một thanh niên điển trai, với chừng ấy tuổi đời, căng đầy sức sống, đang có việc làm tốt, có luơng cao thì chắc có nhiều cô ngắm nghé, tình nguyện nâng khăn sửa túi, nay dứt được bụi trần để đi tu. Tôi vui mừng, vì tuy Bình không phải là con thiêng liêng của tôi, nhưng là đứa con của giáo xứ Đức Mẹ Lavang tại Grand Rapids, Michigan, sẽ đi tu làm linh mục thì giáo xứ cũng hãnh diện, và lấy làm vinh dự. Kể từ năm 2000, giáo xứ Đức Mẹ Lavang tại Grand Rapids đặt ra một chiến dịch cầu nguyện cho mỗi gia đình, mỗi dòng họ có một ơn gọi tu trì mới, thánh thiện, và ước mơ của giáo xứ là kể từ năm 2000 đến năm 2008-2012 sẽ có một chủng sinh xuất thân từ giáo xứ sẽ được thọ phong linh-mục hay một nữ tu khấn trọn. Nay giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực. Chúng tôi cảm tạ Chúa, chúc mừng và cám ơn Cha Bình vì Cha là linh mục.
Những ngưòi có niềm vui to lớn nhất phải kể đến là bà cố và anh chị em của cha mới, bên cạnh đó là hai bác Nguyễn Xuân Trường đã dìu dắt Cha Bình từ lúc còn tấm bé cho đến lúc thành thân, thành nhân hôm nay. Hai bác Trường đây là song thân của một khoa-học-gia Mỹ gốc Việt trẻ tuổi nhất năm 1983, tốt nghiệp Ph.D. vật lý lúc mới 24 tuổì đầu. Hai bác Trường chủ trương đầu-tư trí-thức cho quốc- gia nên nhận bảo-trợ và làm cha mẹ nuôi cho nhiều thanh thiếu niên Việt-Nam tị nạn đến Mỹ, không nơi nương tựa thì căn nhà của bai bác Trường là tổ ấm tình thương, trong số đó có 2 người con thiêng liêng và một đứa cháu ruột của tôi. Trong lúc chủ-trương đầu-tư trí thức cho quốc-gia thì gia đình hai Bác Trường lại trở nên vườn ươm ơn gọi linh-mục cho Giáo Hội. Cha Bình đây là đứa con nuôi thứ hai của hai bác Trường làm linh mục. Người con nuôi đầu tiên của hai Bác Trường chịu chức linh mục năm 4-6-1994 là Lm Giuse Hoàng San Khánh, cháu gọi tôi bằng chú ruột, hiện đang là Chưởng Ấn tại Giáo Phận Honolulu ở Hawai. Ngoài ra trong gia-đình hai Bác Trường cũng có một người cháu ruột linh mục là Cha Philipphê Nguyễn Đình Sự, được hai bác Trường mang theo sang Mỹ năm 1975, chịu chức linh mục ngày 13-6-1987, hiện là cha sở một giáo xứ lớn nhất tại Giáo-phận Grand Rapids, Michigan.
5. CHÚA CHỌN TÔI LÀM LINH MỤC CHỈ VÌ TÔI YẾU ĐUỐI”.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Đây là tư tưởng trong chuơng đầu do một vị Phó Giám đốc chủng viện chia sẻ với các chủng sinh, những đồ-đệ thân-tín của Ngài, sẽ là những linh mục tương lai. Tác giả của câu nói ấy cứ nhắc đi nhắc lại: Phêrô, Mai-đệ-Liên, Âu-Cơ-Tinh, các Tông đồ. .. là những con người yếu đuối, nên Chúa đã chọn. “Chúa chọn tôi làm linh mục chỉ vì tôi yếu đuối”. Câu nói ấy của Cha Phó Giám Đốc chủng viện được Cha Quốc Hưng nhắc đến trong cuốn sách vừa kể qủa đúng cho cá nhân của tôi. 36 năm qua là một chứng nghiệm hùng hồn, bởi vì có nhiều lúc thất bại không cưỡng được, thay vì thành tâm nhìn nhận mình yếu đuối, chỗi dậy bước đi, tôi đã quay ra hạch hỏi và đổ lỗi cho Chúa: “Tại sao Chúa lại chọn con, để con ra nông nỗi nầy?” Sự yếu đuối trở thành bản tính thứ hai gắn liền với con người linh mục của tôi. Nhiều phen tôi đã lỗi phạm điều tôi biết là không nên làm và bỏ không làm những điều đáng ra tôi phải thực hiện theo kinh nghiệm của Thánh Phaolô. Thế mà Chúa vẫn tiếp tục tha thứ và nâng đỡ tôi trong những yếu hèn, hoan lạc với tôi trong những thành công lớn nhỏ. Chỉ vì con yếu đuối nên Chúa đã chọn con. Ôi sao huyền nhiệm và khó hiểu qúa về tình thương của Chúa dành cho một con người mỏng giòn và yếu đuối như con, mong biến con nên món qùa tặng cho thế giới. Liệu thế giới có tiếp ục đ ón nhận con như một món qùa tặng Chúa trao ban không?
6. “LINH MỤC LÀ MÓN QÙA QÚY CHÚA TRAO TẶNG NHÂN LOẠI, NHƯNG TRUNG THÀNH VỚI THIÊN CHỨC VÀ ƠN GỌI LINH MỤC LÀ MÓN QÙA NHÂN LOẠI DÂNG TẶNG LẠI THƯỢNG ĐẾ”.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Tư tưởng nầy của một nhà tu đức tân thời ở nơi chương hai của cuốn sách trích dẫn trên đây hẵn đã làm cha mới giật mình. Vế đầu của tư tưởng nầy thật đúng cho cá nhân cha Bình. Quả tình Chúa đã trao ban thiên chức linh mục cho nhân loại qua Cha Bình như một qùa tặng nhưng không. Còn chuyện “trung thành với thiên chức và ơn gọi linh mục để biến đời mình thành món qùa dâng tặng lại Thượng đế” trong tâm tình tạ ơn thì hiển nhiên Cha Bình sẽ rất lo sợ và xin qúy vị và anh chị em cầu xin cùng Chúa ban cho Ngài ơn trung thành với ơn gọi linh, khởi sự từ ngày hôm qua. Xin cho cha Bình ơn khiêm hạ để tình thương Chúa mãi mãi hiện diện trong Cha.
Ở đây tôi nhớ tới lời hứa của Chúa: “Nầy Ta hằng ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Xưa nay ai cũng hiểu câu nói ấy ám chỉ việc Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Nhưng nếu một ngày kia, Giáo Hội không còn ơn gọi làm linh mục nữa, liệu Chúa Giêsu có còn tiếp tục hiện điện trong Bí Tích Thánh Thể nữa không?
Đứng trước liệt qúy vị và anh chị em Chúa hôm nay, tôi có qúa tham vọng không khi nêu lên đề nghị nầy? Ngày 22-4-08 vừa qua ĐGH đương kim chúc lành cho sáng kiến của Thánh Bộ Linh Mục và Tu Sĩ khi Thánh Bộ nầy phát động phong trào MẸ THIÊNG LIÊNG và CHẤU THÁNH THỂ CẦU NGUYỆN CHO SỰ THÁNH THIỆN CỦA LINH MỤC. Qúy vị và anh chị em chưa phải là ông bà cố thực sự, nhưng có dám và vui lòng nhận làm ông bà cố thiêng liêng cho một số chủng sinh, linh mục và hy sinh mỗi tuần một nửa tiếng hay một tiếng đến nhà thờ Chầu Thánh Thể cầu cho các linh mục được thánh thiện? Thời đại nầy, hơn bao giờ hết, cần nhiều linh mục thánh để biến đổi thế giới như lời khẳng định của ĐGH mà tôi có dịp nhắc đến trên đây.
7. “KHỞI ĐI BẰNG YÊU THƯƠNG, KẾT THÚC TRONG YÊU THƯƠNG, NHƯNG CAO ĐIỂM CỦA YÊU THƯƠNG LÀ SỰ HIỆN DIỆN”.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Đây là tư tưởng trong phần cuối của cuốn sách nói trên. Qúy ân nhân, qúy thân nhân nội ngoại và qúy bằng hữu thân sơ đã thương tình mà đến với cha mới trong thánh đường St. Adalbert nầy, tham dự thánh lễ tạ ơn với người con cưng của Chúa, của Giáo Hội, của giáo xứ và của gia đình họ Trần sáng sớm hôm nay. Cá nhân cha mới cảm thấy Chúa đã quan phòng sắp xếp và đã thương tuyển chọn để lãnh nhận hồng ân trọng đại là trở nên linh mục Chúa qua việc đặt tay của Đức Tổng Harry Flynn, Giám Mục Giáo Phận St. Paul & Minneapolis ngày hôm qua. Bởi vậy cá nhân cha mới cậy nhờ và tha thiết xin qúy ân nhân và thân hữu vui lòng đến, cùng hiện diện và chung lời cảm tạ ơn Chúa với Ngài trong thánh lễ tạ ơn nầy. Tân linh mục Trần Thiên-Bình luôn luôn quan niệm và xác tín rằng qúy vị đến được cũng là thương, không đến được cũng là thương, nhưng cao điểm của yêu thương là sự hiện diện. Chính vì lý do ấy mà tôi mạn phép thay Ngài thân thưa với liệt qúy vị mấy lời tâm tư nầy. Có thể vì một lý do nào đó, một số trong qúy vị đó đã dự tính sẽ đến, nhưng vào phút chót đã không đến được, nhưng ngay từ giây phút nầy đã thực sự hiện diện với cha mới trong tâm tình cảm tạ on Chúa “ở đây và bây giờ”. Đây là một biểu lộ trong sự hiệp thông thiêng liêng cao qúy. Sự hiện diện của mỗi qúy vị và anh chị em trong dịp dâng lễ tạ ơn của cha Bình hôm nay thiệt là trân trọng và cao qúy. Đối với cha mới và gia đình, đây là món qùa tuyệt hảo nhất, bởi đây là cao điểm của yêu thương, lột tả hết được tình thương mến của liệt qúy vị và anh chị em Chúa trong gia đình giáo xứ St. Adalbert nầy, muốn nâng đỡ tân linh mục tiếp tục kiên vững trong ơn gọi làm linh mục thánh thiện suốt đời như món qùa thế giới dâng tặng lại cho Chúa.
8. MUỐN CON LÀ LINH MỤC THÌ BỐ MẸ PHẢI LÀ LINH MỤC TRƯỚC.
Trọng kính qúy cha, kính thưa qúy vị
thưa anh chị em và cách riêng kính thưa bà cố,
Thật là một thiếu sót to lớn và rất bất công, nếu tôi không nhắc đến ở đây điểm nầy. Cha Bình trở thành linh mục hôm nay là bông hoa, là nụ kết thành trái từ cây cổ thụ là ông cố John Bennett. Rất tiếc thân phụ của Cha Bình không còn nữa để chứng kiến được những hy sinh to lớn trong kiên nhẫn, những đe dọa liên tục trong vai trò tông đồ giáo dân vào hoàn cảnh VN sau năm 1975 để giữ vững giuờng mối cho một họ đạo bé nhỏ nay trở thành một giáo xứ tương đối có tầm vóc thuộc Tổng Giáo Phận Saigòn. Bên cạnh cây to bóng cả trong sứ vụ tông đô giáo dân ấy, bà cố là hậu phương lớn cho ông cố. Bà cố là người liên tục giữ vai trò trưởng Hội Đạo Binh Đức Mẹ trong nhiều năm kể từ sau năm 1975 cho đến ngày rời giáo xứ thân yêu để sang Mỹ đoàn tụ với con cháu, nhưng lòng trí khi nào cũng gắn liền với giáo xứ mẹ ở Việt-Nam. Những hy sinh to lớn ấy của ông bà Cố đã chung đúc nên linh mục JB. Trần Thiên-Bình hôm nay.
Chúng tôi cầu nguyện cách riêng cho ông cố JB. Bennet và chúng tôi đặc biệt cám ơn bà cố vì bà cố là mẹ của linh mục Trần Thiên-Bình. Không có ông bà cố thì Giáo Hội, Giáo Phận, Giáo xứ và dòng họ Trần không có đuợc linh-mục JB. Bennet Bình hôm nay. Bên cạnh ông bà cố là những người có công sanh và nuôi dưỡng đức tin, thì hai bác Nguyễn Xuân Trường là những người có công dưỡng dục cho cha Bình trở nên linh mục hôm nay. Hai Bác xứng đáng là “ông bà cố nuôi” với tất cả niềm trân trọng, tri ân của những người đã nhờ hai Bác mà thành đạt trong ơn gọi linh mục như Cha Sự, Cha Khánh và cha Bình đây.
9. TÂM HUYẾT ĐÀN ANH GỞI LẠI CHO ĐÀN EM.
Thưa cha Bình thân yêu! Tuổi đời của Cha là 37. Tuổi linh mục của tôi là 36. Đây là tâm huyết của một linh mục đàn anh đi trước cha trong 36 năm kinh nghiệm, xin gởi tặng Cha những món qùa xé lẻ không trọn gói nầy:
1. Trong đời sống mục vụ và rao giảng, xin Cha cầu nguyện nhiều rồi suy nghĩ kỹ những điều Cha muốn nói thì Cha sẽ nói được những điều Cha suy nghĩ.
2. Hãy bám kỹ vào Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sống của đời linh mục và là chìa khóa mở vào các ngóc ngách của đời mục vụ.
3. Hãy dâng kính Mẹ Maria mỗi ngày một chuỗi Mân côi.
4. Hãy yêu thương giói trẻ thì giới trẻ sẽ mang bố mẹ chúng đến làm việc tông đồ cho Cha.
5. Trung thành với các giờ kinh phụng vụ, nguyện gẫm ban sáng và xét mình ban tối (bằng cách trả lời 2 câu hỏi: Hôm nay tôi đã làm điều gì đúng và hôm nay tôi đã làm điêu gì sai?)
6. Nếu có yếu đuối hãy khiêm hạ nhìn nhận mình bất toàn rồi chỗi dậy từ sự yếu đuối, bắt đầu lại từ đầu.
Đây là những đúc kết được viết ra từ kinh nghiệm mục vụ để giúp tôi, giúp cha trung thành với ơn gọi Linh mục như một món qùa chúng ta dâng tặng lại cho Chúa trong tâm tình biết ơn.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em.
Chúng ta cùng hiệp ý tạ ơn Chúa và tiếp tục cầu nguyện cho cha JB. Trần Thiên Bình được “là linh mục như vậy mãi, đừng bỏ cuộc” như lời chúc nguyện của một nữ tín hữu nhắc nhở tôi ngày 18-4-2004.
Đến muôn đời xin cảm tạ Chúa và cám ơn liệt qúy vị và anh chị em hết thảy.
Muôn vàn trân trọng,
Giảng lễ tạ ơn của cha JB. Bennet Trần-Thiên-Bình, ngày 27-4-2008 tại giáo xứ St. Aldalbert, MN.
VÌ CHA LÀ LINH-MỤC.
1. NHƯ MỘT LỜI NHẮC NHỞ.
Nhận lời giảng lễ tạ ơn cho Cha mớì hôm nay làm tôi nhớ lại hơn 4 năm trước đây vào ngày Chúa nhật, 18-4-2004, tôi đại diện Liên Đoàn Công-Giáo Việt-Nam tại Hoa-Kỳ đến dâng lễ tại Giáo xứ Đức Mẹ Lộ-Đức ở Houston, Texas để cám ơn cha sở và giáo dân của giáo xứ nầy đã rộng rãi công đức cho qũy xây cất Nguyện Đường Đức Mẹ La-Vang tại Hoa-Thịnh-Đốn. Sau khi dâng lễ xong tôi cùng với đứa cháu đi xuống cuối nhà thờ để có dịp chào thăm và cám ơn anh chị em giáo dân thì một thiếu phụ tiến đến, nắm tay tôi và nói: “Con cám ơn Cha, vì Cha là linh-mục. Cha cứ là linh mục như vậy mãi nghe, Cha”.
Thiếu phụ này tôi chưa hề quen biết đã cám ơn tôi, vì tôi là linh mục. Hôm đó, một thoáng nghĩ trong đầu tôi: Linh mục được cám ơn vì đã rửa tội, đã làm phép cưới, đã đi kẻ liệt, đã xức dầu, đã làm phép nhà, đã dàn xếp một vụ bất hoà cho một cặp vợ chồng lục đục, đã làm nghi thức an táng cho người chết vv.., nhưng họa hoằn như hôm nay tôi mới được cám ơn vì mình là linh mục. Năm đó (2004), sau 32 năm làm linh mục, lần đầu tiên tôi mới gặp và được nghe một người giáo dân cám ơn vì tôi đã đáp lại ơn gọi làm linh mục.
Rồi cũng từ đó thỉnh thoảng tôi nhớ lại lời “Cha cứ là linh mục như vậy mãi, đừng bỏ cuộc nghe, Cha” như một nhắc nhở của Chúa nhắn cho riêng mình. Cho đến nay, đã sống 36 năm trong thiên chức linh mục cũng giống như những cặp vợ chồng chung sống 36 năm trong cuộc đời làm đôi. Thời gian đầu thì tíu ta tíu tít tạ ơn Chúa đã ban cho mình một người phối ngẫu tuyệt vời, dễ thương, nhưng sau một thời gian chung sống, thay vì tíu tít tạ ơn lại quay ra phàn nàn kêu trách Chúa, sao Chúa lại gởi cho con một người bạn đường như một thánh gía qúa nặng. Phần tôi chưa bao giờ phàn nàn về ơn gọi và lý tưởng linh mục của mình, nhưng thỉnh thoảng tôi tự đặt ra cho mình câu hỏi TẠI SAO CHÚA CHỌN TÔI LÀM LINH MỤC và cũng tự tìm cách trả lời nhờ cuốn sách mang tựa đề “NHỮNG MẢNH VỤN TÂM TÌNH CỦA NỀN TU ĐỨC THỜI ĐẠI MỚI” do cha Phạm Quốc Hưng, CSsR biên soạn.
2. LÀM LINH MỤC HAY LÀ LINH MỤC.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Cha mới JB. Bennet Trần-Thiên-Bình vừa mới được thụ-phong linh-mục sáng hôm qua, 26-4-2008 tại nhà thờ chính toà GP. St. Paul & Minneapolis dưới sự đặt tay của Đức TGM. Harry Flynn. Hôm nay là cơ hội tốt, tôi mượn lại lời cám ơn của một nữ giáo dân trên đây, và xin mạn phép thay mặt qúy vị và anh chị em nói lời chúc mừng và gởi một thao thức, một ước nguyện tới người anh em tôi trong thiên chức linh mục: “Chúng tôi cám ơn Cha Trần Thiên-Bình vì Cha là linh mục. Xin Cha cứ là linh mục như vậy mãi, đừng bỏ cuộc nghe, Cha!”. Xin Cha cứ LÀ Linh mục, đừng LÀM Linh-mục. LÀ Linh mục thì Linh mục liên tục và suốt đời... còn LÀM linh mục thì có lúc LÀM có lúc KHÔNG. Cầu chúc Cha Bình khi nào cũng LÀ linh Mục thánh thiện như ngày hôm nay và suốt đời. Về điểm này, ĐGH Bênêdictô XVI trong chuyến tông du Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ từ 15-20/4/08 vừa qua đã có dịp nhấn mạnh: “Điều quan trọng là cần có những linh mục tốt, thánh thiện hơn là số lượng linh mục đông”.
3. TÌNH CHÚA QUANG PHÒNG
Trọng kính qúy qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Cha JB. Trần-Thiên-Bình trở nên linh-mục hôm nay, đối với tôi qủa là một sự quan phòng đặc biệt của Chúa và là một kỷ niệm khó quên.
Năm 1979 tôi gặp cậu bé JB. Bennet Trần Thiên-Bình vượt biên với cô mình là bà Nguyễn Thị Giang tại trại tiếp-cư Kaitax East Hongkong. Thỉnh thoảng cậu bé Bình làm chú giúp lễ cho tôi. Tôi vào Mỹ tháng Tư, 1980 và sau đó mẹ con và cô cháu bà Nguyễn Thị Giang cũng vào Mỹ, định cư tại vùng Orange County, Cali. Năm 1981 cô Giang của Bình gọi điện thoại cho tôi: “Cha ơi, cha có cách chi giúp cháu Bình được không, vì con thì hay đau yếu, sợ không đủ điều kiện dìu dắt nổi cháu ăn học thành tài theo như nguyện ước của cha mẹ cháu trước khi cô cháu rời Việt-Nam”. Tôi trả lời chị Giang, “nghe chị nói vậy thì biết vậy, cứ từ từ rồi tính”. Sau đó tôi gọi điện thoại hỏi ý kiến Bác Nguyễn Xuân Trường có cách gì giúp Bình được không. Hai bác đồng ý đón Bình vào nhà và hứa sẽ tận tình giúp đỡ. Tôi nghĩ thế là từ nay Bình đã có chỗ tựa. Cuối mùa thu năm ấy, Bác Trường và tôi ra tận phi trường Grand Rapids đón một cậu bé lùn tịt, đầu đội chiếc bêrê đen, kiểu Tàu Hongkong, mang chiếc quần Jean màu xám sậm, tay cầm một xách tay nhỏ đựng quần áo, từ trong phi-cơ bước ra và đem về nhà. Và cũng từ đó bé Bình trở thành đứa con trai út trong gia đình bác Trường và các anh các chị trong nhà cưng Binh như đứa em ruột. Bình tiếp tục được hai bác Trường săn sóc cưng chiều, nuôi cho ăn học từ cấp tiểu học, lên trung học rồi xong đại học. Tốt nghiệp đại học, Bình tìm được việc làm tốt và hợp khả-năng nên tiến thân rất nhanh trên đường nghiệp vụ. Bình đã từng là Business-Manager cho một chi nhánh của một ngân hàng lớn. Thỉnh thoảng gặp Bình, tôi thường nhắc Bình hãy coi hai Bác Trường như cha mẹ của mình, tuy hai bác không có công sinh nhưng có công dưỡng, cho nên con cố gắng: “gần thì rày viếng mai thăm, xa thì thỉng thoảng một năm vài lần”. Khi nào Binh cũng thưa: “Dạ, thưa cha, con đã!”
4. CHIA SẺ NIỀM VUI:
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Cách đây khoảng hơn 6 năm (2002) tôi nhận được điện thoại của Bình báo cho tôi một tin vui: Bình sẽ vào đại chủng viện Giáo phận St. Paul & Minneapolis để làm linh mục. Tôi ngạc nhiên và vui mừng. Ngạc nhiên vì một thanh niên điển trai, với chừng ấy tuổi đời, căng đầy sức sống, đang có việc làm tốt, có luơng cao thì chắc có nhiều cô ngắm nghé, tình nguyện nâng khăn sửa túi, nay dứt được bụi trần để đi tu. Tôi vui mừng, vì tuy Bình không phải là con thiêng liêng của tôi, nhưng là đứa con của giáo xứ Đức Mẹ Lavang tại Grand Rapids, Michigan, sẽ đi tu làm linh mục thì giáo xứ cũng hãnh diện, và lấy làm vinh dự. Kể từ năm 2000, giáo xứ Đức Mẹ Lavang tại Grand Rapids đặt ra một chiến dịch cầu nguyện cho mỗi gia đình, mỗi dòng họ có một ơn gọi tu trì mới, thánh thiện, và ước mơ của giáo xứ là kể từ năm 2000 đến năm 2008-2012 sẽ có một chủng sinh xuất thân từ giáo xứ sẽ được thọ phong linh-mục hay một nữ tu khấn trọn. Nay giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực. Chúng tôi cảm tạ Chúa, chúc mừng và cám ơn Cha Bình vì Cha là linh mục.
Những ngưòi có niềm vui to lớn nhất phải kể đến là bà cố và anh chị em của cha mới, bên cạnh đó là hai bác Nguyễn Xuân Trường đã dìu dắt Cha Bình từ lúc còn tấm bé cho đến lúc thành thân, thành nhân hôm nay. Hai bác Trường đây là song thân của một khoa-học-gia Mỹ gốc Việt trẻ tuổi nhất năm 1983, tốt nghiệp Ph.D. vật lý lúc mới 24 tuổì đầu. Hai bác Trường chủ trương đầu-tư trí-thức cho quốc- gia nên nhận bảo-trợ và làm cha mẹ nuôi cho nhiều thanh thiếu niên Việt-Nam tị nạn đến Mỹ, không nơi nương tựa thì căn nhà của bai bác Trường là tổ ấm tình thương, trong số đó có 2 người con thiêng liêng và một đứa cháu ruột của tôi. Trong lúc chủ-trương đầu-tư trí thức cho quốc-gia thì gia đình hai Bác Trường lại trở nên vườn ươm ơn gọi linh-mục cho Giáo Hội. Cha Bình đây là đứa con nuôi thứ hai của hai bác Trường làm linh mục. Người con nuôi đầu tiên của hai Bác Trường chịu chức linh mục năm 4-6-1994 là Lm Giuse Hoàng San Khánh, cháu gọi tôi bằng chú ruột, hiện đang là Chưởng Ấn tại Giáo Phận Honolulu ở Hawai. Ngoài ra trong gia-đình hai Bác Trường cũng có một người cháu ruột linh mục là Cha Philipphê Nguyễn Đình Sự, được hai bác Trường mang theo sang Mỹ năm 1975, chịu chức linh mục ngày 13-6-1987, hiện là cha sở một giáo xứ lớn nhất tại Giáo-phận Grand Rapids, Michigan.
5. CHÚA CHỌN TÔI LÀM LINH MỤC CHỈ VÌ TÔI YẾU ĐUỐI”.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Đây là tư tưởng trong chuơng đầu do một vị Phó Giám đốc chủng viện chia sẻ với các chủng sinh, những đồ-đệ thân-tín của Ngài, sẽ là những linh mục tương lai. Tác giả của câu nói ấy cứ nhắc đi nhắc lại: Phêrô, Mai-đệ-Liên, Âu-Cơ-Tinh, các Tông đồ. .. là những con người yếu đuối, nên Chúa đã chọn. “Chúa chọn tôi làm linh mục chỉ vì tôi yếu đuối”. Câu nói ấy của Cha Phó Giám Đốc chủng viện được Cha Quốc Hưng nhắc đến trong cuốn sách vừa kể qủa đúng cho cá nhân của tôi. 36 năm qua là một chứng nghiệm hùng hồn, bởi vì có nhiều lúc thất bại không cưỡng được, thay vì thành tâm nhìn nhận mình yếu đuối, chỗi dậy bước đi, tôi đã quay ra hạch hỏi và đổ lỗi cho Chúa: “Tại sao Chúa lại chọn con, để con ra nông nỗi nầy?” Sự yếu đuối trở thành bản tính thứ hai gắn liền với con người linh mục của tôi. Nhiều phen tôi đã lỗi phạm điều tôi biết là không nên làm và bỏ không làm những điều đáng ra tôi phải thực hiện theo kinh nghiệm của Thánh Phaolô. Thế mà Chúa vẫn tiếp tục tha thứ và nâng đỡ tôi trong những yếu hèn, hoan lạc với tôi trong những thành công lớn nhỏ. Chỉ vì con yếu đuối nên Chúa đã chọn con. Ôi sao huyền nhiệm và khó hiểu qúa về tình thương của Chúa dành cho một con người mỏng giòn và yếu đuối như con, mong biến con nên món qùa tặng cho thế giới. Liệu thế giới có tiếp ục đ ón nhận con như một món qùa tặng Chúa trao ban không?
6. “LINH MỤC LÀ MÓN QÙA QÚY CHÚA TRAO TẶNG NHÂN LOẠI, NHƯNG TRUNG THÀNH VỚI THIÊN CHỨC VÀ ƠN GỌI LINH MỤC LÀ MÓN QÙA NHÂN LOẠI DÂNG TẶNG LẠI THƯỢNG ĐẾ”.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Tư tưởng nầy của một nhà tu đức tân thời ở nơi chương hai của cuốn sách trích dẫn trên đây hẵn đã làm cha mới giật mình. Vế đầu của tư tưởng nầy thật đúng cho cá nhân cha Bình. Quả tình Chúa đã trao ban thiên chức linh mục cho nhân loại qua Cha Bình như một qùa tặng nhưng không. Còn chuyện “trung thành với thiên chức và ơn gọi linh mục để biến đời mình thành món qùa dâng tặng lại Thượng đế” trong tâm tình tạ ơn thì hiển nhiên Cha Bình sẽ rất lo sợ và xin qúy vị và anh chị em cầu xin cùng Chúa ban cho Ngài ơn trung thành với ơn gọi linh, khởi sự từ ngày hôm qua. Xin cho cha Bình ơn khiêm hạ để tình thương Chúa mãi mãi hiện diện trong Cha.
Ở đây tôi nhớ tới lời hứa của Chúa: “Nầy Ta hằng ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Xưa nay ai cũng hiểu câu nói ấy ám chỉ việc Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Nhưng nếu một ngày kia, Giáo Hội không còn ơn gọi làm linh mục nữa, liệu Chúa Giêsu có còn tiếp tục hiện điện trong Bí Tích Thánh Thể nữa không?
Đứng trước liệt qúy vị và anh chị em Chúa hôm nay, tôi có qúa tham vọng không khi nêu lên đề nghị nầy? Ngày 22-4-08 vừa qua ĐGH đương kim chúc lành cho sáng kiến của Thánh Bộ Linh Mục và Tu Sĩ khi Thánh Bộ nầy phát động phong trào MẸ THIÊNG LIÊNG và CHẤU THÁNH THỂ CẦU NGUYỆN CHO SỰ THÁNH THIỆN CỦA LINH MỤC. Qúy vị và anh chị em chưa phải là ông bà cố thực sự, nhưng có dám và vui lòng nhận làm ông bà cố thiêng liêng cho một số chủng sinh, linh mục và hy sinh mỗi tuần một nửa tiếng hay một tiếng đến nhà thờ Chầu Thánh Thể cầu cho các linh mục được thánh thiện? Thời đại nầy, hơn bao giờ hết, cần nhiều linh mục thánh để biến đổi thế giới như lời khẳng định của ĐGH mà tôi có dịp nhắc đến trên đây.
7. “KHỞI ĐI BẰNG YÊU THƯƠNG, KẾT THÚC TRONG YÊU THƯƠNG, NHƯNG CAO ĐIỂM CỦA YÊU THƯƠNG LÀ SỰ HIỆN DIỆN”.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em,
Đây là tư tưởng trong phần cuối của cuốn sách nói trên. Qúy ân nhân, qúy thân nhân nội ngoại và qúy bằng hữu thân sơ đã thương tình mà đến với cha mới trong thánh đường St. Adalbert nầy, tham dự thánh lễ tạ ơn với người con cưng của Chúa, của Giáo Hội, của giáo xứ và của gia đình họ Trần sáng sớm hôm nay. Cá nhân cha mới cảm thấy Chúa đã quan phòng sắp xếp và đã thương tuyển chọn để lãnh nhận hồng ân trọng đại là trở nên linh mục Chúa qua việc đặt tay của Đức Tổng Harry Flynn, Giám Mục Giáo Phận St. Paul & Minneapolis ngày hôm qua. Bởi vậy cá nhân cha mới cậy nhờ và tha thiết xin qúy ân nhân và thân hữu vui lòng đến, cùng hiện diện và chung lời cảm tạ ơn Chúa với Ngài trong thánh lễ tạ ơn nầy. Tân linh mục Trần Thiên-Bình luôn luôn quan niệm và xác tín rằng qúy vị đến được cũng là thương, không đến được cũng là thương, nhưng cao điểm của yêu thương là sự hiện diện. Chính vì lý do ấy mà tôi mạn phép thay Ngài thân thưa với liệt qúy vị mấy lời tâm tư nầy. Có thể vì một lý do nào đó, một số trong qúy vị đó đã dự tính sẽ đến, nhưng vào phút chót đã không đến được, nhưng ngay từ giây phút nầy đã thực sự hiện diện với cha mới trong tâm tình cảm tạ on Chúa “ở đây và bây giờ”. Đây là một biểu lộ trong sự hiệp thông thiêng liêng cao qúy. Sự hiện diện của mỗi qúy vị và anh chị em trong dịp dâng lễ tạ ơn của cha Bình hôm nay thiệt là trân trọng và cao qúy. Đối với cha mới và gia đình, đây là món qùa tuyệt hảo nhất, bởi đây là cao điểm của yêu thương, lột tả hết được tình thương mến của liệt qúy vị và anh chị em Chúa trong gia đình giáo xứ St. Adalbert nầy, muốn nâng đỡ tân linh mục tiếp tục kiên vững trong ơn gọi làm linh mục thánh thiện suốt đời như món qùa thế giới dâng tặng lại cho Chúa.
8. MUỐN CON LÀ LINH MỤC THÌ BỐ MẸ PHẢI LÀ LINH MỤC TRƯỚC.
Trọng kính qúy cha, kính thưa qúy vị
thưa anh chị em và cách riêng kính thưa bà cố,
Thật là một thiếu sót to lớn và rất bất công, nếu tôi không nhắc đến ở đây điểm nầy. Cha Bình trở thành linh mục hôm nay là bông hoa, là nụ kết thành trái từ cây cổ thụ là ông cố John Bennett. Rất tiếc thân phụ của Cha Bình không còn nữa để chứng kiến được những hy sinh to lớn trong kiên nhẫn, những đe dọa liên tục trong vai trò tông đồ giáo dân vào hoàn cảnh VN sau năm 1975 để giữ vững giuờng mối cho một họ đạo bé nhỏ nay trở thành một giáo xứ tương đối có tầm vóc thuộc Tổng Giáo Phận Saigòn. Bên cạnh cây to bóng cả trong sứ vụ tông đô giáo dân ấy, bà cố là hậu phương lớn cho ông cố. Bà cố là người liên tục giữ vai trò trưởng Hội Đạo Binh Đức Mẹ trong nhiều năm kể từ sau năm 1975 cho đến ngày rời giáo xứ thân yêu để sang Mỹ đoàn tụ với con cháu, nhưng lòng trí khi nào cũng gắn liền với giáo xứ mẹ ở Việt-Nam. Những hy sinh to lớn ấy của ông bà Cố đã chung đúc nên linh mục JB. Trần Thiên-Bình hôm nay.
Chúng tôi cầu nguyện cách riêng cho ông cố JB. Bennet và chúng tôi đặc biệt cám ơn bà cố vì bà cố là mẹ của linh mục Trần Thiên-Bình. Không có ông bà cố thì Giáo Hội, Giáo Phận, Giáo xứ và dòng họ Trần không có đuợc linh-mục JB. Bennet Bình hôm nay. Bên cạnh ông bà cố là những người có công sanh và nuôi dưỡng đức tin, thì hai bác Nguyễn Xuân Trường là những người có công dưỡng dục cho cha Bình trở nên linh mục hôm nay. Hai Bác xứng đáng là “ông bà cố nuôi” với tất cả niềm trân trọng, tri ân của những người đã nhờ hai Bác mà thành đạt trong ơn gọi linh mục như Cha Sự, Cha Khánh và cha Bình đây.
9. TÂM HUYẾT ĐÀN ANH GỞI LẠI CHO ĐÀN EM.
Thưa cha Bình thân yêu! Tuổi đời của Cha là 37. Tuổi linh mục của tôi là 36. Đây là tâm huyết của một linh mục đàn anh đi trước cha trong 36 năm kinh nghiệm, xin gởi tặng Cha những món qùa xé lẻ không trọn gói nầy:
1. Trong đời sống mục vụ và rao giảng, xin Cha cầu nguyện nhiều rồi suy nghĩ kỹ những điều Cha muốn nói thì Cha sẽ nói được những điều Cha suy nghĩ.
2. Hãy bám kỹ vào Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sống của đời linh mục và là chìa khóa mở vào các ngóc ngách của đời mục vụ.
3. Hãy dâng kính Mẹ Maria mỗi ngày một chuỗi Mân côi.
4. Hãy yêu thương giói trẻ thì giới trẻ sẽ mang bố mẹ chúng đến làm việc tông đồ cho Cha.
5. Trung thành với các giờ kinh phụng vụ, nguyện gẫm ban sáng và xét mình ban tối (bằng cách trả lời 2 câu hỏi: Hôm nay tôi đã làm điều gì đúng và hôm nay tôi đã làm điêu gì sai?)
6. Nếu có yếu đuối hãy khiêm hạ nhìn nhận mình bất toàn rồi chỗi dậy từ sự yếu đuối, bắt đầu lại từ đầu.
Đây là những đúc kết được viết ra từ kinh nghiệm mục vụ để giúp tôi, giúp cha trung thành với ơn gọi Linh mục như một món qùa chúng ta dâng tặng lại cho Chúa trong tâm tình biết ơn.
Trọng kính qúy cha,
Kính thưa qúy vị và thưa anh chị em.
Chúng ta cùng hiệp ý tạ ơn Chúa và tiếp tục cầu nguyện cho cha JB. Trần Thiên Bình được “là linh mục như vậy mãi, đừng bỏ cuộc” như lời chúc nguyện của một nữ tín hữu nhắc nhở tôi ngày 18-4-2004.
Đến muôn đời xin cảm tạ Chúa và cám ơn liệt qúy vị và anh chị em hết thảy.
Muôn vàn trân trọng,
Giảng lễ tạ ơn của cha JB. Bennet Trần-Thiên-Bình, ngày 27-4-2008 tại giáo xứ St. Aldalbert, MN.