Chúa Nhật VI Mùa Phục Sinh/A
Ðức Giêsu tỏ mình ra cho ai yêu mến Người
(Ga 14,15-21)
Ðức Giêsu tỏ mình ra cho những ai yêu mến Người. Ðó là câu kết của bài Tin Mừng ngày Chúa Nhật hôm nay mà chúng ta vừa nghe. «Ai yêu mến Thầy thì Thầy sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ mình ra cho người ấy!» (Ga 14,21). Ðây chính là trọng tâm đức tin Kitô giáo của chúng ta.
Trong cuốn tiểu thuyết thời danh «Cô gái của Hoàng Tử tí hon» của tác giả Antoine de St. Exupéry, có một câu nòng cốt rất được biết đến, một điều bí mật mà con cáo đã tâm sự với chú Hoàng Tử, là: «Với con tim, người ta nhìn thấy rõ hơn. Vì đôi mắt không thể nhìn thấy được điều chính yếu!»
Sự thật của câu nói đó mỗi người trong chúng ta đều đã hơn một lần cảm nhận được. Ai muốn tìm hiểu một người từ xa, sẽ dễ bị lầm lẫn. Chỉ ai thật lòng tiếp cận với những người khác, cảm nghiệm được những tư duy và tình cảm, những lo lắng và những hy vọng, điều buồn khổ và niềm vui, cũng như quá khứ và tương lai của họ, thì người đó mới có thể hòa mình một cách thực sự vào cuộc sống của những người khác được. Vì những người thật tình thương yêu nhau, rất dễ lắng nghe nhau và rất dễ thông cảm với nhau. Vâng, khi người ta thích một người nào đó, thì người ta rất dễ cảm thông với người đó hơn. Ðó cũng chính là ý nghĩa của lời Ðức Giêsu đã nói với chúng ta: Người tỏ mình ra cho ai yêu mến Người.
Vì thế, ai muốn nhận biết Ðức Giêsu, cần phải tìm kiếm Người với cả con tim. Vì chỉ với trí năng mà thôi, người ta chỉ có thể thu tập được những chứng tích lịch sử về Người và tổng hợp được những hiểu biết về thần học. Bao lâu chính trái tim mình còn khép kín, con người sẽ không thể hiểu thấu được «Thánh Tâm Chúa Giêsu », sẽ không thể cảm nhận được những gì đã đưa đẩy Con Thiên Chúa đến trong thế gian, những gì đã khiến Người phải suốt ngày lang thang đây đó trên khắp mọi nẻo đường và trái tim Người khi bị treo trên thập giá đã bị đâm nát ra vì ai! Ở đâu người ta chỉ dạy giáo lý, chỉ trau dồi môn khoa học về tôn giáo, chứ không được kèm theo những kinh nghiệm sống đức tin cụ thể của mình với cả con tim, thì ở đó khó lòng truyền bá đức tin cho người khác được.
Ði tìm kiếm con tim với cả con tim. Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là trong vấn đề đức tin, chúng ta tìm cách loại bỏ trí năng ra. Chúng ta không muốn ngụp lặn trong một thứ đạo đức tình cảm ướt át qua thời, một thứ đạo đức hoàn toàn bằng lòng với những cảm xúc thánh thiện thiếu cơ sở lý trí, như những trào lưu tôn giáo tân thời nặng màu sắc tình cảm hiện đang tuyên truyền quảng cáo rầm rộ. Những gì được giới thiệu trong những học thuyết về hiện tượng tái sinh, về chiêm tinh bói toán, về tướng số, v.v… đều không phải là những điều thuộc về đức tin Kitô giáo. Những gì mà người Kitô hữu chúng ta tin kính, không phải là một sở thích lông bông, vô căn cứ, nhưng là Một-ai-đó, tức Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã sống ở giữa chúng ta với đầy đủ xương thịt, hoàn toàn như một phàm nhân, ngoại trừ tội lỗi. Chính Người là Con Một Chúa Cha và đã được sai đến trong trần gian.
Nếu lãnh vực tôn giáo thần thiêng vượt khỏi khả năng hiểu biết nhân loại, thì điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ nhắm mắt đưa chân, tự giao mình cách mù quáng cho một quyền lực vô ngã nào đó, nhưng là đứng đối diện với một Ngôi Vị, với một Thiên Chúa làm người, có một con tim hằng đập những nhịp đập cho chúng ta.
Nhưng đức tin của chúng ta còn cần phải rõ ràng và cụ thể hơn nữa. Vì trong xã hội, Ðức Giêsu còn có những người anh chị em khác sống giữa chúng ta. Và bằng cớ để chứng minh chúng ta yêu mến Thiên Chúa và Ðức Giêsu thực sự hay không, là qua thái độ chúng ta đối với những người anh chị em của Người như thế nào: tốt hay xấu, yêu thương hay hận thù ghen ghét! Vì «nếu ai nói: tôi yêu mến Thiên Chúa, nhưng lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối. Vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì làm sao lại có thể yêu mến Thiên Chúa là Ðấng họ không trông thấy được» (1Ga 4,20).
Nhiều người trên đường tìm kiếm Thiên Chúa đã tự hỏi: Làm thế nào để tôi có thể tìm gặp được Thiên Chúa? Một điều chắc chắn là đa số những con đường dẫn tới Thiên Chúa đều băng qua những anh em đồng loại của chúng ta. Bởi vì, ai có lòng đối với cận nhân mình, ai biết yêu thương đồng loại, thì cánh cửa cũng luôn rộng mở cho cho người đó nơi Ðấng đã trở thành người Anh Cả của cả nhân loại. Vâng, Người tỏ mình ra cho những ai yêu mến Người trong những người anh chị em của Người. Trong lời tiễn biệt trước khi chịu chết, Ðức Giêsu đã nói lên những lời đầy tâm huyết như sau: «Thầy ban cho chúng con một giới răn mới: Chúng con hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương chúng con. Các con hãy thương nhau để thế gian nhận biết rằng chúng con là môn đệ của Thầy!» (Ga 13,34-35; 15,12).
Ðức Giêsu tỏ mình ra cho ai yêu mến Người
(Ga 14,15-21)
Ðức Giêsu tỏ mình ra cho những ai yêu mến Người. Ðó là câu kết của bài Tin Mừng ngày Chúa Nhật hôm nay mà chúng ta vừa nghe. «Ai yêu mến Thầy thì Thầy sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ mình ra cho người ấy!» (Ga 14,21). Ðây chính là trọng tâm đức tin Kitô giáo của chúng ta.
Trong cuốn tiểu thuyết thời danh «Cô gái của Hoàng Tử tí hon» của tác giả Antoine de St. Exupéry, có một câu nòng cốt rất được biết đến, một điều bí mật mà con cáo đã tâm sự với chú Hoàng Tử, là: «Với con tim, người ta nhìn thấy rõ hơn. Vì đôi mắt không thể nhìn thấy được điều chính yếu!»
Sự thật của câu nói đó mỗi người trong chúng ta đều đã hơn một lần cảm nhận được. Ai muốn tìm hiểu một người từ xa, sẽ dễ bị lầm lẫn. Chỉ ai thật lòng tiếp cận với những người khác, cảm nghiệm được những tư duy và tình cảm, những lo lắng và những hy vọng, điều buồn khổ và niềm vui, cũng như quá khứ và tương lai của họ, thì người đó mới có thể hòa mình một cách thực sự vào cuộc sống của những người khác được. Vì những người thật tình thương yêu nhau, rất dễ lắng nghe nhau và rất dễ thông cảm với nhau. Vâng, khi người ta thích một người nào đó, thì người ta rất dễ cảm thông với người đó hơn. Ðó cũng chính là ý nghĩa của lời Ðức Giêsu đã nói với chúng ta: Người tỏ mình ra cho ai yêu mến Người.
Vì thế, ai muốn nhận biết Ðức Giêsu, cần phải tìm kiếm Người với cả con tim. Vì chỉ với trí năng mà thôi, người ta chỉ có thể thu tập được những chứng tích lịch sử về Người và tổng hợp được những hiểu biết về thần học. Bao lâu chính trái tim mình còn khép kín, con người sẽ không thể hiểu thấu được «Thánh Tâm Chúa Giêsu », sẽ không thể cảm nhận được những gì đã đưa đẩy Con Thiên Chúa đến trong thế gian, những gì đã khiến Người phải suốt ngày lang thang đây đó trên khắp mọi nẻo đường và trái tim Người khi bị treo trên thập giá đã bị đâm nát ra vì ai! Ở đâu người ta chỉ dạy giáo lý, chỉ trau dồi môn khoa học về tôn giáo, chứ không được kèm theo những kinh nghiệm sống đức tin cụ thể của mình với cả con tim, thì ở đó khó lòng truyền bá đức tin cho người khác được.
Ði tìm kiếm con tim với cả con tim. Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là trong vấn đề đức tin, chúng ta tìm cách loại bỏ trí năng ra. Chúng ta không muốn ngụp lặn trong một thứ đạo đức tình cảm ướt át qua thời, một thứ đạo đức hoàn toàn bằng lòng với những cảm xúc thánh thiện thiếu cơ sở lý trí, như những trào lưu tôn giáo tân thời nặng màu sắc tình cảm hiện đang tuyên truyền quảng cáo rầm rộ. Những gì được giới thiệu trong những học thuyết về hiện tượng tái sinh, về chiêm tinh bói toán, về tướng số, v.v… đều không phải là những điều thuộc về đức tin Kitô giáo. Những gì mà người Kitô hữu chúng ta tin kính, không phải là một sở thích lông bông, vô căn cứ, nhưng là Một-ai-đó, tức Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã sống ở giữa chúng ta với đầy đủ xương thịt, hoàn toàn như một phàm nhân, ngoại trừ tội lỗi. Chính Người là Con Một Chúa Cha và đã được sai đến trong trần gian.
Nếu lãnh vực tôn giáo thần thiêng vượt khỏi khả năng hiểu biết nhân loại, thì điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ nhắm mắt đưa chân, tự giao mình cách mù quáng cho một quyền lực vô ngã nào đó, nhưng là đứng đối diện với một Ngôi Vị, với một Thiên Chúa làm người, có một con tim hằng đập những nhịp đập cho chúng ta.
Nhưng đức tin của chúng ta còn cần phải rõ ràng và cụ thể hơn nữa. Vì trong xã hội, Ðức Giêsu còn có những người anh chị em khác sống giữa chúng ta. Và bằng cớ để chứng minh chúng ta yêu mến Thiên Chúa và Ðức Giêsu thực sự hay không, là qua thái độ chúng ta đối với những người anh chị em của Người như thế nào: tốt hay xấu, yêu thương hay hận thù ghen ghét! Vì «nếu ai nói: tôi yêu mến Thiên Chúa, nhưng lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối. Vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì làm sao lại có thể yêu mến Thiên Chúa là Ðấng họ không trông thấy được» (1Ga 4,20).
Nhiều người trên đường tìm kiếm Thiên Chúa đã tự hỏi: Làm thế nào để tôi có thể tìm gặp được Thiên Chúa? Một điều chắc chắn là đa số những con đường dẫn tới Thiên Chúa đều băng qua những anh em đồng loại của chúng ta. Bởi vì, ai có lòng đối với cận nhân mình, ai biết yêu thương đồng loại, thì cánh cửa cũng luôn rộng mở cho cho người đó nơi Ðấng đã trở thành người Anh Cả của cả nhân loại. Vâng, Người tỏ mình ra cho những ai yêu mến Người trong những người anh chị em của Người. Trong lời tiễn biệt trước khi chịu chết, Ðức Giêsu đã nói lên những lời đầy tâm huyết như sau: «Thầy ban cho chúng con một giới răn mới: Chúng con hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương chúng con. Các con hãy thương nhau để thế gian nhận biết rằng chúng con là môn đệ của Thầy!» (Ga 13,34-35; 15,12).