Scandal Of The Weak
Gương mù, cớ vấp phạm cho những người yếu đuối. Là cớ làm sa ngã cho những người yếu đuối, làm tổn hại về mặt đạo đức đối với những người yếu đuối bằng tư cách đạo đức. Những hoàn cảnh quyết định bổn phận trong đức mến là phải tránh làm cớ sa ngã cho người yếu đuối. Bổn phận này đã được nói rõ ngay từ trong lời dạy dỗ của Thánh Phao-lô, người sẽ không ăn thịt nếu thịt đó đã được dâng cúng cho những ngẫu tượng kẻo làm cớ cho những người anh em yếu đuối hơn sa ngã. Ngài đã căn dặn các Ki-tô hữu tiên khởi không được giải thích một cách duy lý tư cách đạo đức của mình nhưng phải học theo gương của Ngài, kẻo “như vậy, phạm đến anh em và làm thương tổn lương tâm yếu đuối của họ là phạm đến Đức Ki-tô” (1 Cô-rin-tô 8:12). Nghĩa vụ này trong đức mến là mình có thể phải cố kiềm chế một cách đúng luật một giới luật rất quan trọng mà không cần thiết cho sự cứu rỗi để tránh làm cớ vấp phạm nghiêm trọng cho người yếu đuối. Đằng sau nghĩa vụ này là sự uỷ thác của tình yêu vô vị kỷ không chỉ tìm giúp người khác khi cần mà còn bằng sự tự chế ngự bản thân để bảo vệ người khác khỏi sự xâm hại phần hồn

Scandalous
Làm cớ sa ngã. Là sự chỉ trích của giáo hội về một quan điểm được bày tỏ vốn là có thể gây hại phần hồn khi dẫn con người đến chỗ phạm tội hoặc kéo họ ra khỏi những việc lành phúc đức. Sự chỉ trích thường áp dụng đối với việc dạy dỗ không đúng trong trật tự đạo đức.

Scapular
Khăn choàng vai, băng choàng vai, Aó Đức Bà (Sca-pu-la). Là một tấm áo ngoài gồm hai mảnh vải nối với nhau qua vai được mặc bởi các thành viên của một số dòng tu nhất định. Khởi đầu khăn choàng vai (áo sca-pu-la) được dùng như áo khoác làm việc của các thầy tu dòng Biển Đức, sau được một số dòng tu khác sử dụng và hiện được coi là một phần để phân biệt tu phục của tu sỹ. Khăn choàng vai tượng trưng cho ách của Chúa Ki-tô. Áo sca-pu-la được mặc bên trong áo thường, được làm ngắn gọn và mặc bởi những hội viên các dòng ba. Khăn choàng vai dòng Ba khác nhau về kích cỡ và hình thức; màu sắc áo phù hợp với màu sắc của dòng tu. Sau khi phát triển lên, Giáo hội đã phê chuẩn khoảng 18 loại áo dòng sca-pu-la được làm phép. Các áo này có hai mảnh vải nhỏ nối với nhau bằng những sợi dây và được quàng quanh cổ bên dưới áo. Có năm áo dòng nổi tiếng nhất bao gồm Áo Đức Bà của Dòng Đức Mẹ núi Các-men (màu nâu), áo Sca-pu-la cuộc Khổ nạn Chúa Giê-su (mầu đỏ), Áo Đức Bà 7 sự thương khó (màu đen), Áo Đức Bà Vô nhiễm (màu xanh), và áo Sca-pu-la Chúa Ba Ngôi (màu trắng). (Từ nguyên latinh scapulare, Áo sca-pu-la, "Áo vai," từ chữ Latinh scapula, vai.)

Scapular Medal
Ảnh bộ áo Đức Bà. Ảnh bộ Áo Đức Bà là một tấm ảnh được làm phép (giống như huy hiệu) được đeo hoặc mang theo người thay cho một hoặc nhiều Áo Đức bà nhỏ. Ảnh được Đức Thánh Pi-ô X ban phép đeo ảnh thay Áo năm 1910. Một mặt của ảnh có hình Thánh tâm Chúa Giê-su và mặt kia có ảnh Đức Mẹ Ma-ria. Ảnh thay cho bất kỳ những Áo Đức bà nhỏ mà người đó được ban cho. Khi mặc áo Đức Bà cần phải đăng ký nhưng không phải đăng ký khi đeo ảnh thay Áo Đức Bà. Ảnh được làm phép bởi một linh mục có quyền làm phép áo này.

S.C.C.
Thánh Bộ Giáo sỹ

S.C.C.S.
Thánh Bộ Phong Thánh

S.C.D.F.
Thánh Bộ Giáo lý Đức tin

S.C.E.
Thánh Bộ Giám mục

S.E.Ee.Rr.
Thánh bộ Giám mục và Giáo sỹ

S.C.E.O.
Thánh Bộ các Giáo hội Đông phương

S.C.G.E. (S.C.P.F.)
Thánh bộ Rao giảng Phúc âm cho các Dân tộc (Thánh bộ Truyền bá Đức tin)

Schism
Ly giáo, ly khai, đại ly khai. Là sự chủ tâm chia rẽ sự hiệp nhất của Giáo hội Ki-tô giáo. Mặc dầu Thánh Phao-lô đã sử dụng thuật ngữ này để lên án các bè phái ở Cô-rin-tô, những bè phái này không phải là sự ly giáo thật sự, mà là những nhóm nhỏ thiên vị Tông đồ này hoặc Tông đồ khác. Một thế hệ sau đó, Đức Clê-men-tê I đã bài xích sự ly giáo đích thực đầu tiên còn có tư liệu. Lời khuyên của Thánh Phao-lô đối với các tín hữu Cô-rin-tô cũng mô tả chính xác khái niệm này. “Tại sao chúng ta lại xuyên tạc và chia rẽ các thành phần của Chúa Ki-tô,” Ngài hỏi, “và nổi dậy chống lại chính thân thể mình và đi đến chỗ điên rồ như vậy dường như quên rằng chúng ta là những chi thể của nhau hay sao?” Trong khi Giáo hội sơ khai thường bị quấy rầy bởi dị giáo và ly giáo, quan hệ chính xác giữa hai yêu tố chia rẽ đã không được làm rõ cho tới thời kỳ các giáo phụ. Thánh Au-gus-ti-nô đã tuyên bố “Với những học thuyết sai lầm về Thiên Chúa, những người dị giáo làm thương tổn đức tin; bằng sự chia rẽ sai trái, những kẻ ly giáo xa rời tình huynh đệ, mặc dù họ cũng tin những gì chúng ta tin.” Vì thế, lạc giáo theo bản chất có liên quan tới lý trí và đối nghịch với niềm tin tôn giáo, trong khi ly giáo về cơ bản là ý chí và chống lại sự hiệp nhất của tình mến Ki-tô giáo. (Từ nguyên Latinh schisma; từ chữ Hi Lạp skhisma, tách rời, chia rẽ, từ chữ skhizein, xé rách.)

Schismatic
Kẻ ly giáo, kẻ ly khai.Theo luật Giáo hội là người sau khi được rửa tội và trong khi vẫn giữ tên Thánh, ngoan cố từ chối việc tuân phục Đức Giáo hoàng hoặc từ chối liên kết với những người dưới quyền mình. Hai nhân tố, tuân phục Đức Giáo hoàng và liên đới với những người dưới quyền mình, phải được xem xét một cách phân biệt. Hoặc việc chống lại quyền bính của Giáo hoàng, hoặc sự từ chối tham gia vào đời sống và thờ phượng Công giáo là gây ra ly giáo, ngay cả khi không gia nhập vào một tổ chức tôn giáo khác. Giống như lạc giáo, ly giáo được coi là chính thức và có tộI, chỉ khi các nghĩa vụ được thực hiện trọn vẹn.

Schola Cantorum
Trường dạy hát cho các ca sỹ nhà thờ. Là nơi dạy và đào tạo về thánh ca, hoặc là một đội các ca sỹ tập trung lại vì mục đích biểu diễn âm nhạc ở nhà thờ. Thánh Giáo hoàng Hilary (461-68) có lẽ đã mở trường dạy hát đầu tiên cho ca sỹ nhà thờ, nhưng Thánh Giáo hoàng Gregory Cả là người thành lập trường này trên cơ sở lâu dài. Từ Rô-ma, việc thành lập trường này đã lan sang những nơi khác của Giáo hội.


Schola Cantoru, Monastic
Ban đồng ca của các tu sĩ. Là một nhóm các tu sĩ được lựa chọn để hát những phần thánh nhạc phức tạp hơn. Người phụ trách được gọi là người lĩnh xướng.

School
Trường học, trường phái, học phái. Là bất cứ một cơ sở nào dành tâm huyết chủ yếu vào việc truyền đạt kiến thức hoặc phát triển các kỹ năng hoặc những năng khiếu đặc biệt; vì thế gọi là cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng được sử dụng cho một hệ thống tư duy đặc biệt, như trong triết học hoặc thần học, hoặc là một dạng đặc biệt của linh đạo, như trong các dòng tu khác nhau.

S.C.I.
Thánh Bộ lập thư mục Sách cấm.

S.C.I.C.
Thánh Bộ Giáo dục Công giáo

Science Of Faith
Khoa học Đức tin. Là tên gọi khác của thần học. Khoa học này liên quan tới đức tin theo nghĩa khách quan về “điều được tin” và theo nghĩa chủ quan về điều “qua đó người ta tin”. Thần học chấp nhận Kinh Thánh và truyền thống như là luật lệ từ xa của đức tin và những học thuyết của Giáo hội như là luật lệ gần của đức. Nhưng như là một khoa học về đức tin, nó tìm cách dùng lý trí của con người để thiết lập những nền tảng của đức tin, để thâm nhập vào ý nghĩa của những mầu nhiệm đức tin, đề chỉ ra rằng đức tin phù hợp với lý trí và để bảo vệ đức tin trước những kẻ phủ nhận sự thật của Ki-tô giáo.

Sciosophy
Niềm tin dựa vào thực nghiệm. Là bất kỳ niềm tin tôn giáo hoặc gần như tôn giáo đòi hỏi có sự hỗ trợ từ các dữ liệu và thực nghiệm khoa học, chẳng hạn chiêm tinh học.

Scotism
Học thuyết Duns Scotus. Là hệ thống triết học kinh viện được diễn giải bởi triết gia dòng Phanxicô Duns Scotus (1264-1308). Sự khác biệt căn bản giữa Học thuyết Scotus và triết học của Thánh Tô-ma A-qui-nô (1225-74) là trong khi triết học của Thánh Tô-ma đưa tri thức và lý trí vào vị trí đầu tiên trong hệ thống của mình, Scotus đưa (đua) tình yêu và ý chí lên vị trí đứng đầu. Vì thế, trong học thuyết Scotus luật tự nhiên phụ thuộc vào ý chí của Thiên Chúa và không phải vào lý trí thần thánh/siêu phàm. Chính vì vậy, nói một cách tuyệt đối, nó là bất di bất dịch. Hơn nữa, trong hệ thống của học thuyết Scotus, bản chất của vẻ đẹp thiên đường không phải trong thị giác mà là tình yêu của Thiên Chúa. Lập trường của Scotus về một số học thuyết đức tin đã được một số nhà phê bình nghĩ gần giống với tiêu chuẩn kép về chân lý của triết gia Hồi giáo Averroes (1126-98), cụ thể là điều đúng trong thần học có thể lại sai trong triết học.

S.C.P.F.
Thánh bộ truyền bá đức tin

Scr
Kinh Thánh

Scribes
Các Luật sỹ/Kinh sư. Là một tầng lớp những người Do thái có học thức chuyên nghiên cứu và giải thích về luật. Đôi khi họ được nói tới như những luật sỹ hoặc rap-bi (Mát-thêu 23:7). Họ không phải là tư tế. Một số là thành viên của Thượng hội đồng (Mát-thêu 26:57). Vì họ được hiến thân để bảo vệ và duy trì luật lệ nên họ coi Chúa Giê-su như là sự đe doạ cho an toàn của họ. Họ đã thử thách và cài bẫy Người (Mác-cô 2:16) trong nhiều trường hợp và cuối cùng đã tham gia vào âm mưu giết chết Người (Lu-ca 22:1-2). (Từ nguyên Latinh scriba, người viết, nhân viên ký lục, từ chữ scribere, viết.) (Lu-ca 22:1-2)

Scriptorium
Phòng chép sách trong tu viện. Là một phòng trong tu viện dành riêng cho việc sao chép sách và tài liệu, tô màu các bản viết tay và các việc tương tự. Ánh sáng nhân tạo bị cấm vì sợ sẽ làm tổn hại tới các bản viết.

Scriptures
Kinh Thánh

S.C.R.I.S.
Thánh Bộ các Dòng tu và Tu hội đời

Scroll
Cuộn giấy da, sách cuộn. Là một loại sách cổ theo kiểu cuộn ống. Chữ được viết lên giấy cói, da thú, hoặc giấy da, mỗi tấm rộng khoảng 6 inch và dài khoảng 10 inch. Các tấm giấy được khâu lại với nhau và cuộn tròn vào một cái lõi. Người đọc sẽ mở bản viết ra đến lõi và chuyển sang cuộn khác. Thường một cuộn có thể dài hơn một trăm foot. Một số lượng lớn Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước cũng như các tài liệu văn học và khoa học được viết trên các cuộn sách như vậy. Tiêu đề sách đôi khi được viết vào mép ngoài của cuộn sách. (Từ nguyên Anh Trung cổ scrowle; từ chữ Pháp cổ escroe, cuộn da; từ chữ Frankish skroda, miếng, mảnh vụn.)

Scroll (Symbol)
Biểu tượng Sách cuộn. Là một biểu tượng của sự khôn ngoan và là biểu tượng ban đầu của các Thánh Tông đồ. Mặc dù hình những chiếc chìa khoá đặt chéo nhau là đặc thù của Thánh Phê-rô và thanh kiếm là của thánh Phao-lô, nhưng cả hai cũng như những tác giả viết Phúc âm thường được thể hiện với Biểu tượng sách cuộn (một dấu trang trí dạng cuộn). Đây là biểu tượng của chức vụ giảng dạy của các vị. Tiên tri Ê-li-a, người xuất hiện cùng Chúa Giê-su khi trong cuộc biến hình cũng được miêu tả với một biểu tượng Sách cuộn.

Scruple
Bối rối, lo âu, ngại ngùng. Là sự nghi ngờ vô lý về tính luân lý của một hành động đã làm hoặc sẽ làm. Cơ sở của nó là một lương tâm sai lầm kết hợp sự thiếu kiểm soát của sự xúc cảm sợ hãi.

Scrupulosity
Bối rối, ngại ngùng, thận trọng, đắn đo, lo âu. Là thói quen tưởng tượng ra tội lỗi khi nó không tồn tạI, hoặc xem là tội trọng khi đáng ra là tội nhẹ. Để vượt qua sự bối rối lo âu này, người ta cần được hướng dẫn đúng đắn để có một lương tâm đúng, và trong những trường hợp thái quá liệu pháp duy nhất là tuyệt đối vâng lời cha giải tội trong lúc đó.

Scrupulous Conscience
Lương tâm bối rối. Là một lương tâm sai lầm khi lý trí bị lung lay quá mức bởi sự sợ hãi, và nhận định một điều là sai lầm trong khi thực ra điều đó là hợp luật.

Scrutiny
Điều tra, xét kỹ, kiểm tra. Là việc xem xét hoặc nghiên cứu thật chặt chẽ và cẩn thận. Thuật ngữ này được áp dụng đối với cách thức bầu chọn một vị Giáo hoàng qua việc bỏ phiếu kín trong đó cần có sự cẩn trọng hết sức của con người để tránh sai lầm hoặc gian dối. Việc cứu xét chính thức các ứng viên cho các chức thánh cũng được gọi là sự điều tra.

Scs
Thánh

S.C.S.C.D.
Thánh Bộ Bí tích và Phụng tự

S.C.U.F.
Văn phòng Cổ vũ sự Hiệp nhất Ki-tô hữu

S.D.
Tôi tớ của Thiên Chúa

Seal
Con dấu, triện, ấn tín. Là một mẫu thiết kế được đóng vào miếng sáp hoặc vật liệu tương tự. Ban đầu con dấu được sử dụng để bảo mật cho tài liệu, nhưng sau đó nó được gắn vào mặt tài liệu như dấu hiệu về giá trị pháp lý/hợp lệ. Khi quyền bính được chuyển cho người khác, con dấu cũ được huỷ đi và một con dấu mới được làm. Đó là lý do tại sao chiến nhẫn Ngư phủ, hay ấn tín của Giáo hoàng, bị đập vỡ ngay lập tức bởi Đức Hồng y Thị thần khi Đức Giáo hoàng qua đời.

Sealing
Đóng ấn. Là Bí tích thêm sức được xem như là sự hoàn chỉnh của bí tích rửa tội, trong đó người chịu phép nhận đặc tính hoặc dấu ấn không thể tẩy xoá của một chiến binh của Chúa Ki-tô, sẵn sàng chịu đựng gian khổ để gìn giữ và tuyên xưng đức tin của mình.

Seal Of Confession
Ấn tích giải tội, Ấn toà giải tội. Là bổn phận quan trọng về giữ kín hoàn toàn mọi tội lỗi xưng trong bí tích hoà giải và những điều khác do hối nhân nói liên quan tới việc xưng tội. Điều này là một nghĩa vụ ràng buộc trong luật tự nhiên, thần luật của Chúa Ki-tô và trong luật Giáo hội. Luật này ràng buộc cha giải tội và bất cứ người nào khác, đã nghe các tội xưng ra bằng bất cứ cách nào. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được tiết lộ bất kỳ thông tin, trừ phi hối nhân tự do cho phép.

Seal Of Confirmation
Ấn tín Thêm sức. Đây là ấn tín nhằm thiết lập hoặc quyết định một cách không thể huỷ bỏ, trong bí tích thêm sức, khi Giám mục xức dầu với dấu thánh giá trên trán người chịu phép và nói, “hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.” Vì vậy bằng bí tích thêm sức, Ki-tô hữu được rửa tội được đánh dấu vĩnh viễn như là nhân chứng của Chúa Ki-tô và có khả năng gìn giữ, tuyên xưng và nói lên niềm tin ngay cả bằng giá máu của mình.

Second Adam
Adam thứ hai. Là danh hiệu đặt cho Chúa Ki-tô, dựa trên sự giảng dạy của Thánh Phao-lô rằng do tội lỗi xâm nhập vào thế gian bởi sự bất tuân của Adam thứ nhất, ân sủng cũng đã tới nhờ sự tuân phục của một người, là Đức Ki-tô Adam thứ hai (Thư gửi tín hữu Rô-ma 5:12-21).

Secondary Cause
Nguyên nhân Thứ hai, nguyên nhân phụ, nguyên nhân thứ yếu. Là nguyên nhân được sáng tạo hoàn toàn phụ thuộc vào Nguyên nhân Đầu tiên là Thiên Chúa. Đây là một nguyên nhân có thể làm ra một số kết quả nhất định, nhưng không thể làm ra bản thể hoặc sự hiện hữu của kết quả đó.

Second Coming Of Christ
Đức Kitô tái lâm, Đức Kitô phục lâm, Đức Kitô tái giáng, Sự trở lại của Đức Kitô trong ngày sau hết “Bây giờ Thầy đi dọn chỗ cho anh em và sau khi Thầy đã đi và dọn chỗ cho anh em, thầy sẽ trở lại và đem anh em đi cùng với Thầy” (Gio-an 12:3). Lời hứa này Chúa Giê-su với các Tông đồ trong đêm trước ngày chịu nạn, sẽ là đỉnh điểm công cuộc nhập thể và cứu độ của Người. Các thiên thần đã nhắc lại lời hứa này trong dịp Chúa Lên trời. “Chính Đức Giê-su sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” (Công vụ tông đồ 1:11). Không ai biết khi nào Chúa Giê-su sẽ trở lại vào ngày sau hết. Một số tín hữu sốt sắng đã sai lầm khi nghĩ rằng Chúa Giê-su sẽ trở lại trong một thời gian ngắn, có thể trong khi họ còn sống. Tuy nhiên, lời hứa đó là cơ sở niềm cậy trông của người Ki-tô hữu. Như Thánh Phao-lô đã viết trong thư gửi Ti-tô: “Chúng ta phải sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này trong khi chúng ta trông chờ trong hy vọng về ngày hồng phúc, ngày Đức Ki-tô Giê-su là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng Cứu độ chúng ta xuất hiện trong vinh quang.” (Ti-tô 2:13).

Second Crusade
Cuộc thập tự chinh thứ hai. Là cuộc viễn chinh chống lại người Hồi giáo (1147-49) được Giáo hoàng Eugenius III khích lệ và Thánh Bernard chủ trương. Cuộc thập tự chinh này đã bị thất bại.

Second Order
Dòng nhì. Là một thuật ngữ thường dùng để chỉ các dòng tu nữ mà các vị sáng lập các dòng này đã thiết lập một dòng tu nam trước đó, đáng chú ý như Dòng nhì Phan-sinh và dòng nhì Đa-minh.

Second Plank
Tấm ván thứ hai. Là một thuật ngữ dùng để miêu tả Bí tích Hoà giải như là cơ hội thứ hai mà tội nhân có thể bám vào để cứu vớt phần linh hồn của mình, nếu như người ấy làm mất tình bằng hữu với Thiên Chúa sau khi được rửa tội.

Second Vatican Council
Công đồng chung Va-ti-căng II. Là công đồng chung lần thứ 21 của Giáo hội Công giáo, được Đức Giáo hoàng Gio-an XXIII loan báo lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 1 năm 1959. Ngài khai mạc công đồng vào ngày 11 tháng 10 năm 1962 và khóa (phiên) họp đầu tiên kết thúc vào ngày 8 tháng 12 cùng năm. Sau khi Đức Giáo hoàng Gio-an XXIII qua đời, ngày 3 tháng 6 năm 1963, Đức Giáo hoàng Phao-lô VI triệu tập Công đồng họp ba khóa tiếp theo từ ngày 29 tháng 9 đến 4 tháng 12 năm 1963; 14 tháng 9 đến 21 tháng 11 năm 1964; 14 tháng 9 đến 8 tháng 12 năm 1965. Tổng cộng có 2.865 giám mục và giám chức tham dự các buổi làm việc của Công đồng, mặc dù 264 vị không thể tham gia, chủ yếu là từ các nước Cộng sản. Trong số 16 văn kiện được Công đồng phát hành, có bốn Hiến chế - về Mặc khải, Phụng vụ và hai Hiến chế về Giáo hội - là cơ sở của các văn kiện còn lại.

Secret
Điều bí mật, điều bí ẩn, thầm kín. Là sự thật hoặc sự việc, chỉ có một số ít người biết, và được giữ kín đối với những người khác. Những điều bí mật có thể tự nhiên, được hứa hoặc được giao phó. Nghĩa vụ giữ bí mật được ràng buộc bởi luật tự nhiên hoặc luật được mặc khải. (Từ nguyên Latinh secretus, tách rời, bí mật, từ chữ secernere, đặt riêng, tách rời.)

Secretariat For Christian Unity
Văn phòng cổ vũ sự hiệp nhất các Ki-tô hữu. Văn phòng này được Đức Giáo hoàng Gio-an XXIII thiết lập năm 1960 như là một trong những uỷ ban chuẩn bị cho Công đồng Chung Vaticăng II. Văn phòng được Đức Giáo hoàng Phaolô VI tổ chức lại vào năm 1967, và được giao cho mục đích cụ thể là có thẩm quyền và nhiệm vụ cổ vũ sự hiệp nhất các Ki-tô hữu. Văn phòng cũng có nhiệm vụ giải quyết các khía cạnh tôn giáo của Do thái giáo.