London (CWNews) – Trong diễn từ đọc tại nhà thờ chính tòa Westminter hôm 3 tháng 4 vừa qua, Cựu thủ tướng Anh Tony Blair kêu gọi hãy đánh giá đức tin tôn giáo cao hơn nữa.
Ông Blair đã gia nhập giáo hội Công giáo sau khi từ chức Thủ tướng nước Anh hồi năm ngoái, nói rằng: “chúng ta không lo hiểm họa nên mới lơ là sức mạnh của tôn giáo.”
“Đức tin tôn giáo, chính trong tự thân, là một điều tốt, và nên được dùng làm sức mạnh thúc đẩy tiến bộ.” Nhưng, theo ông, ảnh hưởng của lãnh đạo tôn giáo rất thường hay bị những kẻ quá khích dùng làm công cụ.
Ông cho biết: Mặc dầu những kẻ khủng bố Hồi giáo đã là những người nổi bật về chuyện lợi dụng đức tin, nhưng “hầu như mọi tôn giáo” đều bị hoen ố bởi chủ nghĩa cực đoan. Ông định nghĩa cực đoan là những kẻ coi đức tin của mình “là phương tiện loại trừ người khác khi người đó không chia sẻ cùng đức tin với mình.”
Ông nói tiếp rằng ngày nay, đức tin tôn giáo cần được che chở một mặt khỏi bị ảnh hưởng của những bọn cực đoan, và mặt khác, khỏi những kẻ thế tục võ trang chiến đấu, là những người muốn loại trừ mọi ảnh hưởng tôn giáo.
Nhìn lại cuộc đời ở chính trường của mình, ông cho biết đã trải qua “nhiều rắc rối” mỗi khi nói về niềm tin của mình. Thế nhưng, ông nhấn mạnh rằng đối với người có niềm tin tôn giáo rõ rệt, “điều không khó hiểu là đức tin sẽ ảnh hưởng tới đời sống chính trị của người đó.”
Ông nói với cử tọa trong thánh đường Westminter rằng mục tiêu của ông khi thành lập Cơ sở Đức tin (Faith Foundation) là muốn dùng sức mạnh của tôn giáo vào các dự án có lợi, đáng kể là công cuộc chống nghèo đói trên toàn thế giới.
Ông Blair đã gia nhập giáo hội Công giáo sau khi từ chức Thủ tướng nước Anh hồi năm ngoái, nói rằng: “chúng ta không lo hiểm họa nên mới lơ là sức mạnh của tôn giáo.”
“Đức tin tôn giáo, chính trong tự thân, là một điều tốt, và nên được dùng làm sức mạnh thúc đẩy tiến bộ.” Nhưng, theo ông, ảnh hưởng của lãnh đạo tôn giáo rất thường hay bị những kẻ quá khích dùng làm công cụ.
Ông cho biết: Mặc dầu những kẻ khủng bố Hồi giáo đã là những người nổi bật về chuyện lợi dụng đức tin, nhưng “hầu như mọi tôn giáo” đều bị hoen ố bởi chủ nghĩa cực đoan. Ông định nghĩa cực đoan là những kẻ coi đức tin của mình “là phương tiện loại trừ người khác khi người đó không chia sẻ cùng đức tin với mình.”
Ông nói tiếp rằng ngày nay, đức tin tôn giáo cần được che chở một mặt khỏi bị ảnh hưởng của những bọn cực đoan, và mặt khác, khỏi những kẻ thế tục võ trang chiến đấu, là những người muốn loại trừ mọi ảnh hưởng tôn giáo.
Nhìn lại cuộc đời ở chính trường của mình, ông cho biết đã trải qua “nhiều rắc rối” mỗi khi nói về niềm tin của mình. Thế nhưng, ông nhấn mạnh rằng đối với người có niềm tin tôn giáo rõ rệt, “điều không khó hiểu là đức tin sẽ ảnh hưởng tới đời sống chính trị của người đó.”
Ông nói với cử tọa trong thánh đường Westminter rằng mục tiêu của ông khi thành lập Cơ sở Đức tin (Faith Foundation) là muốn dùng sức mạnh của tôn giáo vào các dự án có lợi, đáng kể là công cuộc chống nghèo đói trên toàn thế giới.