ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Chúa Nhật II Mùa Chay: Tại sao đức tin và sự thực hành tôn giáo sút kém, và tại sao đức tin và sự thực hành tôn giáo xem ra không tạo thành, nhất là không phải cho hầu hết mọi người, là điểm qui chiếu trong đời sống?
Tại sao tình trạng buồn chán, sự mỏi mệt, sự tranh đấu cho những kẻ tin khi thực thi các nhiệm vụ của mình? Tại sao giới trẻ không cảm thấy được hấp dẫn tới đức tin? Nói tóm, tại sao sự buồn tẻ và sự thiếu niềm vui này giữa các kẻ tin vào Chúa Kitô? Biến cố hiển dung của Chúa Kitô giúp chúng ta trả lời các câu hỏi này.
Sự hiển dung có ý nghĩa gì cho ba người môn đệ hiện diện? Cho tới bây giờ các ông chỉ biết Chúa Giêsu bề ngoài: Người không phải là một người khác với những kẻ khác; các ông biết Người đến từ đâu, biết những tập quán, âm sắc của Người. Bây giờ các ông thấy một Giêsu khác, Giêsu thật, một Giêsu không thể thấy được với những con mắt sự sống thường ngày, dưới ánh sáng bình thường của mặt trời; điều mà bây giờ các ông biết về Người là hậu quả của một sự mạc khải thình lình, của một sự thay đổi, của một ân huệ.
Bởi vì những sự việc cũng thay đổi đối với chúng ta, cũng như đã thay đổi cho ba môn đệ trên núi Tabor; một điều gì cần xảy đến trong những cuộc đời chúng ta tương tự như điều xảy đến khi một chàng trai và một thiếu nữ phải lòng nhau. Khi phải lòng với một kẻ nào, là người yêu, trước đây là một trong số nhiều người, hay có lẽ là một người xa lạ, thình lình lại trở thành một kẻ duy nhất, người duy nhất trong thế giới làm chúng ta quan tâm. Mọi sự khác bị bỏ lại đàng sau và trở thành một thứ hậu cảnh trung lập. Người ta không thể nghĩ tới cái gì khác. Một sự hiển dung thật xuất hiện. Người yêu xem ra như một hào quang sáng ngời. Mọi sự thuộc về cô ấy đều đẹp, cả những khuyết điểm. Người ta cảm thấy mình không xứng đáng với cô. Tình yêu thật phát sinh tính khiêm nhượng.
Một cái gì cụ thể cũng thay đổi trong chính những tập quán con người. Tôi biết những người trẻ mà cha mẹ không thể kéo chúng khỏi giường mỗi buổi sáng để đi học; hay là sao lãng việc học hành và không thể đổ đạt. Sau đó, một khi chúng phải lòng người nào và đi vào một tương quan nghiêm chỉnh, chúng nhảy xuống khỏi giường trong buổi mai, chúng nôn nóng cho hết buổi học, nếu chúng có một việc làm, chúng giữ khăng khăng sự đó. Cái gì đã xảy ra? chẳng có gì cả, đó đúng là điều mà trước đây chúng bị cưỡng ép làm, bây giờ chúng làm vì một sự hấp dẫn. Một sự lôi cuốn cho phép người ta làm những sự sức mạnh không thể bắt người ta làm; điều đó đặt cánh trên chân người ta. “Mỗi người,” thi sĩ Ovid nói, “bị đối tượng của sở thích mình lôi kéo.”
Một cái gì thuộc loại phải xảy ra một lần trong cuộc sống chúng ta là thật cho chúng ta, là những Kitô hữu xác tín, và vui mừng khôn xiết vì được như vậy. Có người nói, “Những người nam trẻ và người nữ trẻ được thấy và được tiếp xúc!”
Tôi trả lời: Chúng ta thấy và cũng tiếp xúc Chúa Giêsu, nhưng với những con mắt khác và những bàn tay khác—những con mắt và những bàn tay tâm hồn, đức tin. Người đã sống lại và sống động. Đối với những đã trải qua và biết Người, Người là một hữu thể cụ thể, không phải là cái gì trừu tượng.
Thật vậy, với Chúa Giêsu những sự việc tiến hành còn tốt hơn. Trong tình yêu nhân bản chúng ta tự lừa dối mình, chúng ta gán những ân huệ cho người yêu mà họ không có và với thời gian chúng ta thường bị bắt buộc thay đổi lòng trí chúng ta về họ. Trong trường hợp Chúa Giêsu, người ta càng biết Người và càng ở chung với Người, thì người ta càng khám phá những lý do mới để yêu mến Người và được củng cố trong sự lựa chọn của mình.
Điều này không có nghĩa là với Chúa Kitô chúng ta cũng phải đợi “cú sét” cổ điển tình yêu. Nếu một người nam trẻ hay một người nữ trẻ ở trong nhà luôn mà không thấy ai, thì không gì sẽ xảy ra trong đời sống của anh hay của chị. Muốn yêu ai anh chị phải tiếp xúc với người ta!
Nếu người ta xác tín, hay là đơn giản bắt đầu nghĩ rằng điều tốt và đáng giá là biết Chúa Giêsu Kitô trong cách khác này, là hiển dung, bấy giờ người ta phải ở với Người, đọc những tác phẩm của Người. Sách Tin Mừng là thơ tình yêu của Người! Chính ở đó Người mạc khải chính mình, ở đó Người: biến hình” chính mình. Nhà của Người là Giáo Hội: Chính ở đó người ta gặp Người.
Tại sao tình trạng buồn chán, sự mỏi mệt, sự tranh đấu cho những kẻ tin khi thực thi các nhiệm vụ của mình? Tại sao giới trẻ không cảm thấy được hấp dẫn tới đức tin? Nói tóm, tại sao sự buồn tẻ và sự thiếu niềm vui này giữa các kẻ tin vào Chúa Kitô? Biến cố hiển dung của Chúa Kitô giúp chúng ta trả lời các câu hỏi này.
Sự hiển dung có ý nghĩa gì cho ba người môn đệ hiện diện? Cho tới bây giờ các ông chỉ biết Chúa Giêsu bề ngoài: Người không phải là một người khác với những kẻ khác; các ông biết Người đến từ đâu, biết những tập quán, âm sắc của Người. Bây giờ các ông thấy một Giêsu khác, Giêsu thật, một Giêsu không thể thấy được với những con mắt sự sống thường ngày, dưới ánh sáng bình thường của mặt trời; điều mà bây giờ các ông biết về Người là hậu quả của một sự mạc khải thình lình, của một sự thay đổi, của một ân huệ.
Bởi vì những sự việc cũng thay đổi đối với chúng ta, cũng như đã thay đổi cho ba môn đệ trên núi Tabor; một điều gì cần xảy đến trong những cuộc đời chúng ta tương tự như điều xảy đến khi một chàng trai và một thiếu nữ phải lòng nhau. Khi phải lòng với một kẻ nào, là người yêu, trước đây là một trong số nhiều người, hay có lẽ là một người xa lạ, thình lình lại trở thành một kẻ duy nhất, người duy nhất trong thế giới làm chúng ta quan tâm. Mọi sự khác bị bỏ lại đàng sau và trở thành một thứ hậu cảnh trung lập. Người ta không thể nghĩ tới cái gì khác. Một sự hiển dung thật xuất hiện. Người yêu xem ra như một hào quang sáng ngời. Mọi sự thuộc về cô ấy đều đẹp, cả những khuyết điểm. Người ta cảm thấy mình không xứng đáng với cô. Tình yêu thật phát sinh tính khiêm nhượng.
Một cái gì cụ thể cũng thay đổi trong chính những tập quán con người. Tôi biết những người trẻ mà cha mẹ không thể kéo chúng khỏi giường mỗi buổi sáng để đi học; hay là sao lãng việc học hành và không thể đổ đạt. Sau đó, một khi chúng phải lòng người nào và đi vào một tương quan nghiêm chỉnh, chúng nhảy xuống khỏi giường trong buổi mai, chúng nôn nóng cho hết buổi học, nếu chúng có một việc làm, chúng giữ khăng khăng sự đó. Cái gì đã xảy ra? chẳng có gì cả, đó đúng là điều mà trước đây chúng bị cưỡng ép làm, bây giờ chúng làm vì một sự hấp dẫn. Một sự lôi cuốn cho phép người ta làm những sự sức mạnh không thể bắt người ta làm; điều đó đặt cánh trên chân người ta. “Mỗi người,” thi sĩ Ovid nói, “bị đối tượng của sở thích mình lôi kéo.”
Một cái gì thuộc loại phải xảy ra một lần trong cuộc sống chúng ta là thật cho chúng ta, là những Kitô hữu xác tín, và vui mừng khôn xiết vì được như vậy. Có người nói, “Những người nam trẻ và người nữ trẻ được thấy và được tiếp xúc!”
Tôi trả lời: Chúng ta thấy và cũng tiếp xúc Chúa Giêsu, nhưng với những con mắt khác và những bàn tay khác—những con mắt và những bàn tay tâm hồn, đức tin. Người đã sống lại và sống động. Đối với những đã trải qua và biết Người, Người là một hữu thể cụ thể, không phải là cái gì trừu tượng.
Thật vậy, với Chúa Giêsu những sự việc tiến hành còn tốt hơn. Trong tình yêu nhân bản chúng ta tự lừa dối mình, chúng ta gán những ân huệ cho người yêu mà họ không có và với thời gian chúng ta thường bị bắt buộc thay đổi lòng trí chúng ta về họ. Trong trường hợp Chúa Giêsu, người ta càng biết Người và càng ở chung với Người, thì người ta càng khám phá những lý do mới để yêu mến Người và được củng cố trong sự lựa chọn của mình.
Điều này không có nghĩa là với Chúa Kitô chúng ta cũng phải đợi “cú sét” cổ điển tình yêu. Nếu một người nam trẻ hay một người nữ trẻ ở trong nhà luôn mà không thấy ai, thì không gì sẽ xảy ra trong đời sống của anh hay của chị. Muốn yêu ai anh chị phải tiếp xúc với người ta!
Nếu người ta xác tín, hay là đơn giản bắt đầu nghĩ rằng điều tốt và đáng giá là biết Chúa Giêsu Kitô trong cách khác này, là hiển dung, bấy giờ người ta phải ở với Người, đọc những tác phẩm của Người. Sách Tin Mừng là thơ tình yêu của Người! Chính ở đó Người mạc khải chính mình, ở đó Người: biến hình” chính mình. Nhà của Người là Giáo Hội: Chính ở đó người ta gặp Người.