Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, cách đây khoảng hơn một phần ba thế kỷ, lụa Tân Châu nổi tiếng tại miền Nam. Phụ nữ thường gọi loại lụa này là lụa Mỹ A.
Làng chuyên dệt lụa Mỹ A chạy dài từ Vĩnh Hòa rồi qua Long An và chạy suốt xuống tận thị trấn Tân Châu. Năm mươi hécta đất chuyển để trồng dâu tằm cung cấp nguyên liệu cho làng lụa. Dọc theo tỉnh lộ 952, cây mặc nưa dùng để nhuộm lụa được trồng san sát, nhiều người còn trồng cả xung quanh nhà để khỏi thiếu hụt khi cần dùng. Cây mặc nưa dùng để nhuộm lụa Mỹ A.
Hàng năm khi vào mùa khô, dân làng lụa bắt đầu vào vụ sản xuất, lãnh Mỹ An phơi tràn ra cả đường lộ, thậm chí ra tận ngoài đồng, xa ngút tầm mắt một màu đen óng ả.
"Để làm ra một cây lụa Mỹ A tốn rất nhiều công sức," ông Nguyễn Văn Long, người thợ thuộc thế hệ lão làng ở làng lụa Tân Châu, An Giang cho biết. "Sau khi dệt bằng loại tơ tằm tốt nhất thì phải nhuộm bằng nước đen của trái mặc nưa. Trung bình nhuộm một cây lụa dài 20m phải cần đến 100 kg mặc nưa."
Theo dân trong nghề, giai đoạn nhuộm được xem là công phu nhất. Một cây lụa phải nhúng vào nước đen mặc nưa 80 lần thì mới thấm đều từng sợi lụa, mỗi lần nhúng phải dùng tay vắt kỹ rồi mới đem phơi khô. Lúc phơi cũng phải lựa trời nắng thật tốt để phơi cho được một ngày 4 nắng. Thời gian nhuộm và phơi ròng rã một tháng 10 ngày. Bên cạnh đó còn tốn nhiều chi phí mướn thợ dệt, thợ suốt, thợ nhuộm, thợ móc cửi... vì thế mà lãnh Mỹ A ngày trước được xếp vào hàng cao cấp.
Từ khi vải vóc trên thị trường trở nên đa dạng và phong phú hơn, giá cả lại rẻ, thì lụa Tân Châu từng bước bị mai một. Một quan chức Phòng Kinh tế huyện Tân Châu thừa nhận lụa Mỹ A có chất lượng tốt nhưng chỉ có một màu đen truyền thống và giá cao nên không phù hợp với thời buổi hiện nay và không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Đất đai trồng dâu nuôi tằm nay bị người dân phá bỏ để chuyển sang trồng lúa, trồng màu. Ngay cả những cây mặc nưa ven đường cũng bị đốn bỏ để thay bằng những cây có giá trị kinh tế hơn. Cả làng lụa sầm uất ngày nào giờ chỉ còn một người giữ nghề là ông Nguyễn Văn Long. "Một thời lụa Tân Châu nổi tiếng khắp miền Nam và còn xuất sang Campuchia," ông Long nuối tiếc. "Nhưng bây giờ lụa dệt ra không bán được." Hiện ông chỉ còn dệt để cung cấp cho một mối duy nhất ở Pháp còn thị trường trong nước gần như bế tắc.
Tân Châu cố gắng khôi phục và phát triển lại nghề lụa truyền thống nhưng để làng dệt lụa đứng vững được và tồn tại lâu dài thì chưa có giải pháp hữu hiệu.
Làng chuyên dệt lụa Mỹ A chạy dài từ Vĩnh Hòa rồi qua Long An và chạy suốt xuống tận thị trấn Tân Châu. Năm mươi hécta đất chuyển để trồng dâu tằm cung cấp nguyên liệu cho làng lụa. Dọc theo tỉnh lộ 952, cây mặc nưa dùng để nhuộm lụa được trồng san sát, nhiều người còn trồng cả xung quanh nhà để khỏi thiếu hụt khi cần dùng. Cây mặc nưa dùng để nhuộm lụa Mỹ A.
Hàng năm khi vào mùa khô, dân làng lụa bắt đầu vào vụ sản xuất, lãnh Mỹ An phơi tràn ra cả đường lộ, thậm chí ra tận ngoài đồng, xa ngút tầm mắt một màu đen óng ả.
"Để làm ra một cây lụa Mỹ A tốn rất nhiều công sức," ông Nguyễn Văn Long, người thợ thuộc thế hệ lão làng ở làng lụa Tân Châu, An Giang cho biết. "Sau khi dệt bằng loại tơ tằm tốt nhất thì phải nhuộm bằng nước đen của trái mặc nưa. Trung bình nhuộm một cây lụa dài 20m phải cần đến 100 kg mặc nưa."
Theo dân trong nghề, giai đoạn nhuộm được xem là công phu nhất. Một cây lụa phải nhúng vào nước đen mặc nưa 80 lần thì mới thấm đều từng sợi lụa, mỗi lần nhúng phải dùng tay vắt kỹ rồi mới đem phơi khô. Lúc phơi cũng phải lựa trời nắng thật tốt để phơi cho được một ngày 4 nắng. Thời gian nhuộm và phơi ròng rã một tháng 10 ngày. Bên cạnh đó còn tốn nhiều chi phí mướn thợ dệt, thợ suốt, thợ nhuộm, thợ móc cửi... vì thế mà lãnh Mỹ A ngày trước được xếp vào hàng cao cấp.
Từ khi vải vóc trên thị trường trở nên đa dạng và phong phú hơn, giá cả lại rẻ, thì lụa Tân Châu từng bước bị mai một. Một quan chức Phòng Kinh tế huyện Tân Châu thừa nhận lụa Mỹ A có chất lượng tốt nhưng chỉ có một màu đen truyền thống và giá cao nên không phù hợp với thời buổi hiện nay và không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Đất đai trồng dâu nuôi tằm nay bị người dân phá bỏ để chuyển sang trồng lúa, trồng màu. Ngay cả những cây mặc nưa ven đường cũng bị đốn bỏ để thay bằng những cây có giá trị kinh tế hơn. Cả làng lụa sầm uất ngày nào giờ chỉ còn một người giữ nghề là ông Nguyễn Văn Long. "Một thời lụa Tân Châu nổi tiếng khắp miền Nam và còn xuất sang Campuchia," ông Long nuối tiếc. "Nhưng bây giờ lụa dệt ra không bán được." Hiện ông chỉ còn dệt để cung cấp cho một mối duy nhất ở Pháp còn thị trường trong nước gần như bế tắc.
Tân Châu cố gắng khôi phục và phát triển lại nghề lụa truyền thống nhưng để làng dệt lụa đứng vững được và tồn tại lâu dài thì chưa có giải pháp hữu hiệu.