VATICAN 31/1/2003 (ZENIT.org).-Vatican tiếp tục chiến tranh chống chiến tranh : sau khi rõ những lập trường cùa Đức Gioan Phaolô II (cách riêng khi ngài đọc những bài diễn văn trước ngoại giao đoàn ngày 13 janvier), sau khi rõ những lập trường nhắc đi nhắc lại của những người thân cận nhất của ngài, Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano hay Đức Cha Jean-Louis Tauran, bộ trưởng Ngoại giao của ngài, thì báo L'Osservatore có nhiệm vụ đấu tranh, trong số báo tiếng Ý ngày 1/2, và tranh luận chống sự đe doạ chiến tranh tại Iraq, và quan niệm về chiến tranh phòng ngừa.


Nhật báo của Vatican công khai công kích Bộ Trưởng Quốc phòng chính phủ Ý Berlusconi trong báo phát hành ngày thứ bảy.

"Định nghĩa chiến tranh phòng ngừa như là một hành vi khôn ngoan có nghĩa không có hay là không biết thực thi sự khôn ngoan phải cần tới mức độ nào", LOsservatore Romano than phiền.

L'OR trưng diễn văn của Đức Gioan Phaolo II với Quốc hội Ý,ngày 14/11/2002 vừa qua (x. ZF021114): "Nước Ý và các Quốc gia khác, là những nước có khuôn lịch sử trong đức tin kitô hữu gần như được chuẩn bị bên trong mở ra cho nhân loại những con đường mói hoà bình, tuy biết mối nguy của những đe dọa hiện nay, nhưng cũng không nên để mình bị giam hảm trong một logic đối đầu không có lối thoát".

Trong một bài khác, cũng ngày 1/2 này, L'OR lên đề: "Hoa kỳ cho Saddam Hussein một thời gian ngắn để phá hủy những khí gới bị cấm". Bài báo loan báo trong một phụ đề: "Một dân tộc đã bị lã đi dưới một cuộc cấm vận lâu dài, sống dưới sự đe dọa làm kiệt sức của chiến tranh ".

Nhật báo tố cáo: "Những phương tiện truyền thông quốc tế ... thường quên tập trung sự chú ý trên nạn nhân chính chiến tranh: người dân".

Bị thử thách do một cuộc cấm vận lâu dài và bị quấy nhiễu do một chế độ độc tài, dân Iraq từ nhiều tháng sống dưới sự đe dọa kiệt sức của một vụ xung đột, trong một sự chờ đợi càng thêm xót xa bởi những tin tức tấn công quân sự xắp xảy ra và kéo dài vô tận".
Trong bài diễn văn của ngài đọc trước Ngoại giao đoàn, ngày 13/1 trước đó (x. ZF030113), Ðức Giáo Hoàng nói "Không chiến tranh!" : "Nó không phải là một điều tất nhiên. Nó luôn là một thất bại cho nhân loại.

Quyền quốc tế, sự đối thoại trung thực, tình liên đới giữa các Quốc gia, việc thực hành rất cao thượng ngành ngoại giao, là những phương tiện xứng với con người và các nước để giải quyết những khác biệt của mình. Tôi nói sự này đang khi nghỉ tới những kẻ còn đặt lòng tin của mình vào khí giới nguyên tử và vào quá nhiều những xung đột còn cầm giữ làm con tin nhiều anh em trong nhân loại (. . .) Và nói gì về những đe dọa một chiến tranh có thể giáng xuống trên dân Irak, đất nước các ngôn sứ, dân đã mệt lã qua hơn 12 năm cấm vận? Chiến tranh không bao giờ là một phương tiện như một phương tiện nào khác mà người ta có thể chọn lựa để giải quyết những bất hòa giữa các nước. Như bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Quốc tế Nhân quyền nhắc lại, người ta không thể giải quyết bằng chiến tranh, cho dầu để bảo đảm công ích, trừ khi tới mức cùng và theo những điều kiện rất thẳng nhặt, không coi thường những hậu quả đối với dân sự trong lúc và sau những cuộc hành quân".