Các nhà lãnh đạo thế giới lên án việc sát hại Bà Bhutto

Bà Bhutto với Cựu Tổng Thống Bush Cha (Hình của AP)
AP.- Từ Moscow đến Washington, rồi đến New Delhi và các điểm trung chuyển, sự thất vọng và lên án liên tiếp được tuôn đổ ra trước tin Bà Bhutto - lãnh tụ của phe đối lập - đã bị ám sát, cùng với sự lo ngại về tình hình ổn định tại vùng bất ổn này. Các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới đã lên tiếng ca ngợi sự dũng cảm và cam kết cải cách tình hình dân chủ tại Pakistan của Bà Bhutto.

Tại Ấn Độ, quốc gia đã từng có ba cuộc chiến chống lại Pakistan, Thủ Tướng Manmohan Singh nói: "Bà Bhutto là người không thể thay thế được, và Bà rất nổi bật vì những cố gắng muốn cải thiện các mối quan hệ giữa hai quốc gia vốn rất ư là kình địch nhau, và được trang bị bởi vũ khí nguyên tử này."

Thủ Tướng Singh nói: "Tôi thật sự sửng sốt và kinh sợ khi hay tin về sự ám sát tàn ác này. Qua cái chết của Bà, khu tiểu lục địa này đã mất đi một vị lãnh đạo tài ba - người không mỏi mệt cho các hoạt động dân chủ và hòa giải tại quốc gia của mình."

Tổng Thống Afganistan, Hamid Karzai, người đã gặp Bà Bhutto cũng vào sáng thứ năm này tại Islamabad nói:

"Tôi cực kỳ đau đớn khi hay tin về vụ ám sát một người Chị đầy lòng quả cảm của chúng ta, một người con gái anh dũng của thế giới Hồi Giáo. Bà đã hy sinh cuộc sống của mình vì đất nước Pakistan và vì khu vực này. Sáng nay, qua cuộc gặp gỡ với Bà, tôi nhận thấy được lòng yêu nước và mong muốn khát khao của Bà về nền hòa binh tại Afganistan, vì sự phồn vinh của cả Afganistan lẫn Pakistan."

Trong lá thư gởi cho Tổng Thống Pakistan, Ông Pervez Musharraf, Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy đã gọi vụ tấn công chính là một "hành động ghê tởm" và nói "khủng bố và sự bạo động không có chổ trong cuộc thương thuyết dân chủ và trong cuộc chiến chống lại những ý tưởng và chương trình hành động." Ông cũng lên tiếng kêu gọi phải có cuộc bầu cử đúng như đã trù liệu vào ngày 8 tháng 1 tới.

Tổng Trưởng Ngoại Giao của Pháp Quốc là Ông Bernard Kouchner - người đã biết khá rõ về Bà Bhutto, nói: "Tôi sẽ ghi nhớ những kỷ niệm có được với Bà, và kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy hổ trợ cho Pakistan và nền dân chủ rất mong manh của đất nước này."

Trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc sáng nay, Tổng Thống Bush yêu cầu những kẻ thực hiện việc ám sát này phải được đem ra trước công lý.

Tổng Thống Bush nói: "Hoa Kỳ mạnh mẽ lên án hành động hèn nhát này, vốn được thực hiện bởi những tay cực đoan sát máu, những người đang tìm cách coi thường đến nền dân chủ tại đất nước Pakistan."

Tổng Thống Bush cũng bày tỏ sự thương tiếc sâu sắc đến với gia đình của Bà Bhutto và gia đình của những nạn nhân khác trong vụ ám sát này, cũng như sự đau buồn đến cho cả dân tộc Pakistan.

Vị Tổng Thư Ký của Liên Hiệp Quốc là Ông Ban Ki-moon cũng lên tiếng kêu gọi những kẻ thủ phạm phải được đem ra công lý và rằng: "tất cả mọi người dân Pakistan phải cùng làm việc với nhau vì nền hòa bình và sự đoàn kết dân tộc của quốc gia."

Phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican, Linh Mục Federico Lombardi cho biết: "Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 được lập tức thông báo về hung tin này, và Ngài cảm thấy rất thất vọng và đau buồn vì đã mất đi những dấu chỉ hòa bình trong một vùng luôn bị xào da náo thịt này."

Tại Anh Quốc là nơi mà Bà Bhutto đã sống lưu vong và học tại trường Đại Học Oxford, Thủ Tướng Anh Gordon Brown nói:

"Bà Bhutto đã hy sinh tất cả trong mọi nổ lực hòng đạt được sự dân chủ cho Pakistan, và rồi cuối cùng Bà đã bị những kẻ hèn nhát sát hại vì chúng e sợ đến nền dân chủ. Bọn khủng bố phải bị cấm ngay khi chúng đang tìm cách giết hại đi nền dân chủ đang có tại Pakistan, và sự tàn bạo này chỉ cũng cố một cách mạnh mẽ thêm rằng các tên khủng bố này rồi cũng sẽ không thể nào chiến thắng nổi tại Pakistan, hay tại bất kỳ đâu trên khắp thế giới."

Trưởng Chính Sách Ngoại Giao của Cộng Đồng Châu Âu Ông Javier Solana nói: "Cuộc tấn công rõ ràng nhắm vào sự bất ổn tại Pakistan. Tôi kêu gọi tất cả mọi người dân Pakistan hãy kiềm chế bạo động."

Thủ Tướng của Ý Quốc là Ông Romano Prodi nói: "Lòng tôi ngập tràn nổi buồn đau," và đã gọi Bà Bhutto là "một người phụ nữ dám can đảm tham chiến chỉ với một loại vũ khí duy nhất cho đến cùng đó là cuộc thương thảo chánh trị và đối thoại ôn hòa."

Ông nói: "Con đường khó khăn để tiến tới nền hòa bình và dân chủ trong vùng đó phải được tiếp tục, và sự hy sinh của Bà Bhutto sẽ là một minh chứng can trường và rõ ràng nhất cho những ai muốn đầu hàng với bọn khủng bố."

Tổng Thống của Chilê - người phụ nữ đầu tiên tại quốc gia này và là vị Nữ Tổng Thống thứ hai của vùng Mỹ Châu La Tinh, Bà Michelle Bachelet, trong bài diễn văn đọc tại phía nam Santiago đã "thành thật bày tỏ lòng kính trọng của Bà đến với Bà Bhutto - một người phụ nữ - người đã chiến đấu đến cùng cho một quốc gia Pakistan vẹn toàn hơn."

Nữ Thủ Tướng Đức Bà Angela Merkel nói: "Hành động tấn công khủng bố hèn nhát này là nhắm tới sự bình ổn và tiến trình dân chủ tại Pakistan."

Tùy viên đặc trách chương trình hợp tác quốc tế chống lại khủng bố của Nga Sô là Ông Anatoly Safonov từ Moscow nói: "Tình hình vốn đã bất ổn tại Pakistan, nay lại khiến cho trở nên trầm trọng hơn bằng hành động khủng bố tàn bạo này."

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Nga Sô Mikkail Kamynin lên tiếng tố cáo hành động ám sát này. Hãng tin RIA-Novosti báo cáo cho biết, Ông Kamynin nói: "Chúng tôi hy vọng rằng nhà lãnh đạo Pakistan sẽ thành công trong việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm sự an ninh trong vùng cũng như tại quốc gia này."

Tổng Trưởng Ngoại Giao của Thụy Điển là Ông Carl Bildt nói: "Tôi cảm thấy làm kinh tởm khi nhận được tin Bà Bhutto bị sát hại, và tôi coi đó là một hành động đầy thú tính. Tôi đặc biệt lo ngại cho những hậu quả sắp tới xảy ra cho đất nước Pakistan."

Tổng Thống Do Thái là Ông Shimon Peres đã gọi Bà Bhutto "đã không sợ hãi gì cả và đã phục vụ cho quốc gia của Bà với lòng kiêu hãnh."

Hung tin này đã khiến cho các nhà lãnh đạo thế giới, nhất là Hoa Kỳ - Anh - Pháp - Đức và Canada quan ngại vì bọn khủng bố có thể dành quyền kiểm soát kho nguyên tử, vốn rất mong manh dưới sự cầm quyền của Tổng Thống Pervez Musharraf, vì thú thực al-Qaida chỉ lợi dụng Ông Tổng Thống này, để từ đó bành trướng chế độ cực đoan Hồi Giáo ra khắp cả thế giới.

Quân đội Hoa Kỳ - hiện đang đóng tại Irắc và Afganistan, cũng như tại khắp các doanh trại ở Hoa Kỳ, nhất là các sĩ quan chuyên ngành tình báo và hoạt động chiến lược - đã được đặt trong tình trạng báo động trước thảm họa và nguy cơ về lò nguyên tử hạt nhân, vốn chẳng may được lọt vào tay của các bọn khủng bố và những nhóm Hồi Giáo quá khích đang ẩn náu và hoạt động tại Pakistan!

Chúng ta hãy cùng nhau hiệp ý cầu nguyện cho vong linh của Bà Bhutto, của những người vô tội, và của nền hòa bình lâu dài tại Pakistan, dẫu biết rằng bọn khủng bố của chế độ Cộng Sản Hà Nội cũng đang tìm cách bóp nghẹt nền dân chủ trong nước bằng việc bù nhìn để cho "Ông Cố Nội" Trung Cộng của Đảng đè đầu, cưởi cổ, trong khi lại ra sức thị uy, và uy hiếp những người dân lành Hà Nội trong cuộc chiến đòi lại Tòa Khâm Sứ, vốn bị bọn Cộng Sản dã man đánh cướp!