Dân biểu tình, báo chí VN im lặng
Các báo đều im hơi lặng tiếng
Một ngày sau khi đợt biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa - Trường Sa lần hai nổ ra tại TP HCM và Hà Nội, báo chí trong nước vẫn hoàn toàn im lặng.
Các báo lớn xuất bản tại Việt Nam hôm thứ Hai đa phần đi đầu bằng các dòng tin về vụ lở núi tại công trường thủy điện Bản Vẽ, Nghệ An hôm Chủ nhật.
Một số báo tiếp tục đưa tin về việc buộc người dân sử dụng mũ bảo hiểm bắt đầu từ 15/12.
Thế nhưng sự kiện 'nóng' là các cuộc biểu tình thu hút hàng trăm người tham gia lại không hề xuất hiện, ngay cả trên những báo mạng được nhiều người đọc như VnExpress, VietnamNet hay Tuổi Trẻ Online.
Khi cuộc biểu tình lần đầu xảy ra hôm 9/12, các báo đã có những dòng tin dè dặt phản ánh việc này.
Tuy nhiên cơ quan quản lý báo chí đã nhanh chóng can thiệp, khiến cho có tờ báo như Tuổi Trẻ đã phải gỡ bỏ tin bài nói về cuộc biểu tình.
Cũng có tin trang VietnamNet bị phạt 30 triệu đồng vì đã đăng tin bài phản đối động thái của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa.
Tràn ngập các blog
Trong khi đó, thông tin về các cuộc biểu tình được tung ra ồ ạt trên các trang blog cá nhân.
Một số trang cũng thay avatar bằng các hình cờ đỏ sao vàng, hay hình người biểu tình phản đối Trung Quốc.
Nhiều trang blog "đậm đặc" hình ảnh chụp được tại các nơi diễn ra biểu tình, với các dòng bình luận sôi nổi.
Blogger Osin viết: "Biểu tình không chỉ là một quyền được minh định trong Hiến pháp, biểu tình còn là dấu hiệu của một xã hội 'dân chủ, văn minh'."
"Biểu tình, trong điều kiện chống một hành vi ngoại xâm lại còn là 'cơ hội ngàn vàng' để chính phủ có được thiện cảm và sự ủng hộ của người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Hai cuộc biểu tình tại hai thành phố lớn nhất nước diễn ra một cách hòa bình, không có xung đột ngoại trừ việc mà một số blogger mô tả là "bị mời về trụ sở công an làm việc" hoặc "bị nhắc nhở".
Đoàn thanh niên biểu tình hôm Chủ nhật 16/12 đã không tiếp cận được tòa đại sứ Trung Quốc vì bị ngăn đường và phải diễu hành tại trung tâm Hà Nội.
Các báo đều im hơi lặng tiếng
Một ngày sau khi đợt biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa - Trường Sa lần hai nổ ra tại TP HCM và Hà Nội, báo chí trong nước vẫn hoàn toàn im lặng.
Các báo lớn xuất bản tại Việt Nam hôm thứ Hai đa phần đi đầu bằng các dòng tin về vụ lở núi tại công trường thủy điện Bản Vẽ, Nghệ An hôm Chủ nhật.
Một số báo tiếp tục đưa tin về việc buộc người dân sử dụng mũ bảo hiểm bắt đầu từ 15/12.
Thế nhưng sự kiện 'nóng' là các cuộc biểu tình thu hút hàng trăm người tham gia lại không hề xuất hiện, ngay cả trên những báo mạng được nhiều người đọc như VnExpress, VietnamNet hay Tuổi Trẻ Online.
Khi cuộc biểu tình lần đầu xảy ra hôm 9/12, các báo đã có những dòng tin dè dặt phản ánh việc này.
Tuy nhiên cơ quan quản lý báo chí đã nhanh chóng can thiệp, khiến cho có tờ báo như Tuổi Trẻ đã phải gỡ bỏ tin bài nói về cuộc biểu tình.
Cũng có tin trang VietnamNet bị phạt 30 triệu đồng vì đã đăng tin bài phản đối động thái của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa.
Tràn ngập các blog
Trong khi đó, thông tin về các cuộc biểu tình được tung ra ồ ạt trên các trang blog cá nhân.
Một số trang cũng thay avatar bằng các hình cờ đỏ sao vàng, hay hình người biểu tình phản đối Trung Quốc.
Nhiều trang blog "đậm đặc" hình ảnh chụp được tại các nơi diễn ra biểu tình, với các dòng bình luận sôi nổi.
Blogger Osin viết: "Biểu tình không chỉ là một quyền được minh định trong Hiến pháp, biểu tình còn là dấu hiệu của một xã hội 'dân chủ, văn minh'."
"Biểu tình, trong điều kiện chống một hành vi ngoại xâm lại còn là 'cơ hội ngàn vàng' để chính phủ có được thiện cảm và sự ủng hộ của người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Hai cuộc biểu tình tại hai thành phố lớn nhất nước diễn ra một cách hòa bình, không có xung đột ngoại trừ việc mà một số blogger mô tả là "bị mời về trụ sở công an làm việc" hoặc "bị nhắc nhở".
Đoàn thanh niên biểu tình hôm Chủ nhật 16/12 đã không tiếp cận được tòa đại sứ Trung Quốc vì bị ngăn đường và phải diễu hành tại trung tâm Hà Nội.