Mỗi thời đại, mỗi thế hệ đều có những nan đề riêng. Nhưng chưa bao giờ Việt Nam mình lại có nhiều nan đề như hiện nay. Không chỉ chia sẻ chung các thảm họa ngày càng khốc liệt của một địa cầu hâm nóng, mà tự thân xã hội Việt Nam cũng đang làm tệ hại đi môi trường sống, lại thêm đè nặng bởi cơ chế độc đảng toàn trị cũ kỹ, và đồng thời là những cuộc tranh đất lấn biển từ phương Bắc ngày càng gay gắt. Do vậy, đây là lúc cần tạo ra cơ hội để toàn dân một lòng chung sức giải quyết các nan đề. Và như vậy, đây cũng là lúc toàn dân cần lên tiếng về hướng đi cho cả dân tộc, chứ không phải cứ bị buộc phải học tập các chính sách từ trên đưa xuống.
Mới tuần qua, cựu Phó Tổng Thống Mỹ Al Gore đã lãnh Giải Nobel Hòa Bình tại Oslo, Na Uy, chia sẻ chung với Uy Ban Liên Chính Phủ Về Khí Hậu Biến Đổi của LHQ - Uy Ban này đại diện cho hơn 2,500 nhà khoa học từ 130 quốc gia. Buổi lễ trao giải cùng thời điểm với những ngày đầu tiên của Hội Nghị LHQ Về Biến Đổi Khí Hậu tại Bali, Indonesia.
Bài diễn văn của Al Gore cho thấy quả đất đang tới gần các thảm họa, nếu nhân loại không chung sức để tự cứu: "Do vậy, hôm nay, chúng ta phun ra thêm 70 triệu tấn khí ô nhiễm hâm nóng quả đất vào lớp khí quyển mỏng vây quanh địa cầu chúng ta, nhưng dường đó là một ống cống mở rộng. Và rồi ngày mai, chúng ta lại phun thêm lên một lượng khí thải nhiều hơn một chút, với độ tập trung gom lại bây giờ ngày càng làm nóng thêm từ mặt trời… Thế nên, quả đất lên cơn sốt. Và cơn sốt ngày càng dữ dội. Các chuyên gia nói với chúng ta rằng nó không tự chữa lành được… Ngày 21-9-2007 vừa qua, khi Bắc Bán Cầu nghiêng chệch xa khỏi mặt trời, các khoa học gia phúc trình với nỗi căng thẳng chưa từng có đã báo nguy rằng khối băng Bắc Cực đang 'rơi ra khỏi mỏm.' Một bản nghiên cứu ước tính rằng nó có thể hoàn toàn biến mất trong mùa hè khi chưa đầy 22 năm tới. Một bản nghiên cứu mới, trình ra bởi các nhà nghiên cứu thuộc Hải Quân Hoa Kỳ tuần này, cảnh báo là chuyện đó có thể xảy ra trong 7 năm tới. Bảy năm nữa thôi…" (hết trích dịch)
Nếu chúng ta thấy lời cảnh báo trên của Al Gore khá trừu tượng, có vẻ như là chuyện của các nhà vật lý địa cầu, hay chỉ là các con toán trên giấy mực, nhưng thực ra không chỉ thế. Nó ảnh hưởng cụ thể tới toàn bộ thế giới, và tới từng người nông dân quê mùa ở Việt Nam.
Hãy nghe một cảnh báo khác cụ thể hơn. Rajendra Pachauri, nhà khoa học An Độ nhận giải thay cho Uy Ban LHQ nói trên, đã chỉ ra ảnh hưởng biến đổi khí hậu đối với dân nghèo thế giới, và tiên đoán sẽ có chiến tranh giành nguồn nước và các đợt di dân tập thể: "Anh hưởng biến đổi khí hậu đối với một số các cộng đồng nghèo nhất và yếu đuối nhất trên thế giới có thể thấy là cực kỳ bất ổn… về các mặt như: không có nước sạch, không đủ lương thực, điều kiện sức khỏe bất ổn, tổn thương tài nguyên hệ sinh thái, bất ổn về nơi sinh sống… Di dân, thường là tạm thời và thường là từ nông thông sang các nơi thành thị, là đáp ứng phổ biến đối với các thảm họa như lụt lội và đói kém…" (hết trích dịch)
Đó là viễn ảnh chung toàn cầu. Riêng đối với tài nguyên quê nhà, thảm họa còn là do chính sách và con người tạo ra, cả vô tình và cố ý. Những lời cảnh báo nhiều năm nay đã thấy trên các báo quốc nội rồi.
Như gần đây, trang nhà của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày 5-12-2007 cho biết rằng tỉnh Lâm Đồng gặp nạn ô nhiễm nguồn nước, và riêng với thành phố du lịch Đà Lạt thì là bi thảm với "Tính trung bình, mỗi ngày Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng thải vào hệ thống nước thải chung của thành phố Đà Lạt trên 10m3 nước thải chưa qua xử lý, trong đó có khoảng 5% mang mầm bệnh, gây nguy cơ xấu tới sức khỏe của cộng đồng…" (hết trích)
Hay là báo Nhân Dân ngày 3-12-2007 viết về "Những con sông ngắc ngoải" đã báo động về tình hình "ngày càng ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng sức khỏe con người. Đó là "mặt sau của tăng trưởng kinh tế". Ba lưu vực sông lớn, rất quan trọng của nước ta là hệ thống sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy và sông Đồng Nai. Đây cũng là nơi gắn liền với hai đầu tàu kinh tế lớn của đất nước. Thế nhưng, đi dọc theo dòng chảy của những con sông này, có nhiều điều đáng phải giật mình…"
Màu xanh không còn nữa, vì các dòng sông nhiều nơi đã đen ngòm vì hãng xưởng đổ ra đủ thứ hóa chất hàng ngày. Trong khi "sông Cầu tiếp nhận nước thải của sáu tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và một phần nước thải của Hà Nội… Vừa đến chân đê thôn Châm Khê, xã Phong Khê, đã "phảng phất" một mùi tanh nồng. Nơi đầu nguồn dòng sông, nước một mầu đen đặc. Hai bên bờ, ngồn ngộn những đống rác hình thành từ giấy vụn, dầu nhớt, xút, nhựa, xỉ than, đinh ghim... bốc mùi hôi thối kinh khủng."
Còn sông Đáy thì "Hiện sông Đáy đã bị xâm mặn ở vùng hạ lưu, phần thượng lưu và trung lưu bị ô nhiễm do nguồn nước thải ở vùng dân cư tập trung, khu công nghiệp của các tỉnh Hà Nam, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội… Nếu không có biện pháp gì cứu vãn thì sông Nhuệ, sông Đáy sẽ trở thành những dòng sông chết, nước không thể sử dụng được vào bất kỳ mục đích gì trong khoảng 10 năm tới."
Và tới phía Nam thì, "Sông Đồng Nai chảy qua 12 tỉnh, thành phố, trong đó có 7 thành phố thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, với chức năng quan trọng là cung cấp nước cho sinh hoạt của hàng triệu người dân đang sinh sống ở các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung ở vùng hạ lưu, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, TP Biên Hòa, và Thị xã Thủ Dầu Một. Nhưng nơi đây cũng đang bị khai thác quá tải, nước sông bị ô nhiễm, nhiều chỉ tiêu môi trường vượt chuẩn cho phép, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá..." (hết trích)
Đó là chuyện môi trường. Còn tới xã hội thì quá nhiều chuyện nữa để lo. Đạo đức suy đồi. Tham nhũng quá nhiều vì cơ chế độc đảng, không bị ai kiểm soát. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Rồi tới đàn anh phương Bắc bành trướng mới là điều nhức nhối vô cùng tận. Bởi vì chỉ sơ suất tính sai một số con toán của thế hệ này, sang tới thế hệ sau Việt Nam bỗng có thể trở thành một Tây Tạng thứ nhì. Đừng nghĩ rằng đàn anh chỉ ngừng chân nơi cửa ngõ Trường Sa và Hoàng Sa.
Tất cả những nan đề trên không thể giải quyết nổi, nếu không có sức của toàn dân, cả trong và ngoài nước cùng hợp lực. Và nhà nước cũng phải thấy rất rõ rằng cơ chế độc đảng toàn trị không thể nào mời gọi được toàn lực toàn tâm của dân cả nước. Ngay giây phút này, nếu thật tâm yêu nước và muốn giữ gìn quê nhà cho các thế hệ sau, Đảng CSVN có thể bắt đầu bằng cách mời gọi toàn dân chung sức qua một lộ trình từng bước thoát hiểm.
Thí dụ, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tới bệnh viện thăm cụ Hoàng Minh Chính đang bệnh ngặt, và nói đơn giản là nhà nước cảm ơn về các đóng góp của cụ Chính và những chiến hữu trong tổ chức của cụ. Nghĩa là, mặc nhiên công nhận hiện diện của Đảng Dân Chủ XXI của cụ Chính, trong khi chưa tuyên bố đòi sửa Điều 4 Hiến Pháp. Bước kế tiếp, trả tự do cho tất cả các tù chính trị tức khắc, và nói đơn giản rằng chính phủ tôn trọng mọi khác biệt chính kiến được phát biểu ôn hòa. Sau nữa, mời Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn tổ chức một Ban Dịch Thuật Các Vấn Đề Dân Chủ và Phát Triển, bởi vì không có gì đẹp hơn để một người bị tống giam vì dịch bài về dân chủ lên làm một ban dịch thuật về dân chủ cho một thời kỳ mới. Rồi các việc tương tự. Như thí dụ, Tết này Hà Nội mở một hội nghị thảo luận về chính trị đa phương và mời các nhân sự tổ chức hảỉ ngoaị về dự với tư cách cá nhân. Vì nếu nhà nứơc không thích chữ “đa nguyên đa đảng”, thì có thể sử dụng chữ “đa phương chính kiến,” coi như làm các bứơc thăm dò đoàn kết, và cho phép các đa phương chính kiến này được in ra các “bản tin nội bộ” để lưu hành tự do trên toàn qúôc. Như thế là không vi phạm luật báo chí hiện này, mà vẫn mở một hướng từ từ dân chủ hóa trong khi chờ sửa hiến pháp. Đồng thời gỡ bớt tường lửa, biến các đơn vị an ninh tin học, chuyên về rào tường lửa phải đổi chức năng sang học công nghệ phòng thủ và tấn công tin học... Và rồi nói chuyện với các tổ chức và đảng phái hải ngoại, giải thích rằng tất cả việc dân chủ hóa đều sẽ được thực hiện từng bước để tổng động viên toàn dân sẵn sàng ngăn chận Trung Quốc lấn đất lấn biển… Nếu làm như thế, có ai mà từ chối hợp tác được. Không chỉ người và tiền hải ngoại đổ về ào ạt để xây dựng, mà các siêu cường như Mỹ, Nhật, Liên Au cũng hoan hỉ giúp dân tộc Việt gìn giữ biên cương.
Và cứ từng bước thăm dò như thế, cho tới thời điểm chín mùi thì yêu cầu Quốc Hội sửa Hiến Pháp, và nhẹ nhàng dân chủ hóa. Không phải như thế là đẹp sao, khi các nan đề được hóa giải bằng sức toàn dân như thế. Đẹp tuyệt vời chứ. Mà muôn đời sau dân tộc cũng sẽ còn mang ơn, khi đọc lại trang sử này và nhìn thấy một điểm son quá lớn sau một trang quá đen tối của Trường Sa và Hoàng Sa.
(Nguồn: Vietbao.com, ngày 16.12.2007)
Mới tuần qua, cựu Phó Tổng Thống Mỹ Al Gore đã lãnh Giải Nobel Hòa Bình tại Oslo, Na Uy, chia sẻ chung với Uy Ban Liên Chính Phủ Về Khí Hậu Biến Đổi của LHQ - Uy Ban này đại diện cho hơn 2,500 nhà khoa học từ 130 quốc gia. Buổi lễ trao giải cùng thời điểm với những ngày đầu tiên của Hội Nghị LHQ Về Biến Đổi Khí Hậu tại Bali, Indonesia.
Bài diễn văn của Al Gore cho thấy quả đất đang tới gần các thảm họa, nếu nhân loại không chung sức để tự cứu: "Do vậy, hôm nay, chúng ta phun ra thêm 70 triệu tấn khí ô nhiễm hâm nóng quả đất vào lớp khí quyển mỏng vây quanh địa cầu chúng ta, nhưng dường đó là một ống cống mở rộng. Và rồi ngày mai, chúng ta lại phun thêm lên một lượng khí thải nhiều hơn một chút, với độ tập trung gom lại bây giờ ngày càng làm nóng thêm từ mặt trời… Thế nên, quả đất lên cơn sốt. Và cơn sốt ngày càng dữ dội. Các chuyên gia nói với chúng ta rằng nó không tự chữa lành được… Ngày 21-9-2007 vừa qua, khi Bắc Bán Cầu nghiêng chệch xa khỏi mặt trời, các khoa học gia phúc trình với nỗi căng thẳng chưa từng có đã báo nguy rằng khối băng Bắc Cực đang 'rơi ra khỏi mỏm.' Một bản nghiên cứu ước tính rằng nó có thể hoàn toàn biến mất trong mùa hè khi chưa đầy 22 năm tới. Một bản nghiên cứu mới, trình ra bởi các nhà nghiên cứu thuộc Hải Quân Hoa Kỳ tuần này, cảnh báo là chuyện đó có thể xảy ra trong 7 năm tới. Bảy năm nữa thôi…" (hết trích dịch)
Nếu chúng ta thấy lời cảnh báo trên của Al Gore khá trừu tượng, có vẻ như là chuyện của các nhà vật lý địa cầu, hay chỉ là các con toán trên giấy mực, nhưng thực ra không chỉ thế. Nó ảnh hưởng cụ thể tới toàn bộ thế giới, và tới từng người nông dân quê mùa ở Việt Nam.
Hãy nghe một cảnh báo khác cụ thể hơn. Rajendra Pachauri, nhà khoa học An Độ nhận giải thay cho Uy Ban LHQ nói trên, đã chỉ ra ảnh hưởng biến đổi khí hậu đối với dân nghèo thế giới, và tiên đoán sẽ có chiến tranh giành nguồn nước và các đợt di dân tập thể: "Anh hưởng biến đổi khí hậu đối với một số các cộng đồng nghèo nhất và yếu đuối nhất trên thế giới có thể thấy là cực kỳ bất ổn… về các mặt như: không có nước sạch, không đủ lương thực, điều kiện sức khỏe bất ổn, tổn thương tài nguyên hệ sinh thái, bất ổn về nơi sinh sống… Di dân, thường là tạm thời và thường là từ nông thông sang các nơi thành thị, là đáp ứng phổ biến đối với các thảm họa như lụt lội và đói kém…" (hết trích dịch)
Đó là viễn ảnh chung toàn cầu. Riêng đối với tài nguyên quê nhà, thảm họa còn là do chính sách và con người tạo ra, cả vô tình và cố ý. Những lời cảnh báo nhiều năm nay đã thấy trên các báo quốc nội rồi.
Như gần đây, trang nhà của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày 5-12-2007 cho biết rằng tỉnh Lâm Đồng gặp nạn ô nhiễm nguồn nước, và riêng với thành phố du lịch Đà Lạt thì là bi thảm với "Tính trung bình, mỗi ngày Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng thải vào hệ thống nước thải chung của thành phố Đà Lạt trên 10m3 nước thải chưa qua xử lý, trong đó có khoảng 5% mang mầm bệnh, gây nguy cơ xấu tới sức khỏe của cộng đồng…" (hết trích)
Hay là báo Nhân Dân ngày 3-12-2007 viết về "Những con sông ngắc ngoải" đã báo động về tình hình "ngày càng ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng sức khỏe con người. Đó là "mặt sau của tăng trưởng kinh tế". Ba lưu vực sông lớn, rất quan trọng của nước ta là hệ thống sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy và sông Đồng Nai. Đây cũng là nơi gắn liền với hai đầu tàu kinh tế lớn của đất nước. Thế nhưng, đi dọc theo dòng chảy của những con sông này, có nhiều điều đáng phải giật mình…"
Màu xanh không còn nữa, vì các dòng sông nhiều nơi đã đen ngòm vì hãng xưởng đổ ra đủ thứ hóa chất hàng ngày. Trong khi "sông Cầu tiếp nhận nước thải của sáu tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và một phần nước thải của Hà Nội… Vừa đến chân đê thôn Châm Khê, xã Phong Khê, đã "phảng phất" một mùi tanh nồng. Nơi đầu nguồn dòng sông, nước một mầu đen đặc. Hai bên bờ, ngồn ngộn những đống rác hình thành từ giấy vụn, dầu nhớt, xút, nhựa, xỉ than, đinh ghim... bốc mùi hôi thối kinh khủng."
Còn sông Đáy thì "Hiện sông Đáy đã bị xâm mặn ở vùng hạ lưu, phần thượng lưu và trung lưu bị ô nhiễm do nguồn nước thải ở vùng dân cư tập trung, khu công nghiệp của các tỉnh Hà Nam, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội… Nếu không có biện pháp gì cứu vãn thì sông Nhuệ, sông Đáy sẽ trở thành những dòng sông chết, nước không thể sử dụng được vào bất kỳ mục đích gì trong khoảng 10 năm tới."
Và tới phía Nam thì, "Sông Đồng Nai chảy qua 12 tỉnh, thành phố, trong đó có 7 thành phố thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, với chức năng quan trọng là cung cấp nước cho sinh hoạt của hàng triệu người dân đang sinh sống ở các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung ở vùng hạ lưu, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, TP Biên Hòa, và Thị xã Thủ Dầu Một. Nhưng nơi đây cũng đang bị khai thác quá tải, nước sông bị ô nhiễm, nhiều chỉ tiêu môi trường vượt chuẩn cho phép, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá..." (hết trích)
Đó là chuyện môi trường. Còn tới xã hội thì quá nhiều chuyện nữa để lo. Đạo đức suy đồi. Tham nhũng quá nhiều vì cơ chế độc đảng, không bị ai kiểm soát. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Rồi tới đàn anh phương Bắc bành trướng mới là điều nhức nhối vô cùng tận. Bởi vì chỉ sơ suất tính sai một số con toán của thế hệ này, sang tới thế hệ sau Việt Nam bỗng có thể trở thành một Tây Tạng thứ nhì. Đừng nghĩ rằng đàn anh chỉ ngừng chân nơi cửa ngõ Trường Sa và Hoàng Sa.
Tất cả những nan đề trên không thể giải quyết nổi, nếu không có sức của toàn dân, cả trong và ngoài nước cùng hợp lực. Và nhà nước cũng phải thấy rất rõ rằng cơ chế độc đảng toàn trị không thể nào mời gọi được toàn lực toàn tâm của dân cả nước. Ngay giây phút này, nếu thật tâm yêu nước và muốn giữ gìn quê nhà cho các thế hệ sau, Đảng CSVN có thể bắt đầu bằng cách mời gọi toàn dân chung sức qua một lộ trình từng bước thoát hiểm.
Thí dụ, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tới bệnh viện thăm cụ Hoàng Minh Chính đang bệnh ngặt, và nói đơn giản là nhà nước cảm ơn về các đóng góp của cụ Chính và những chiến hữu trong tổ chức của cụ. Nghĩa là, mặc nhiên công nhận hiện diện của Đảng Dân Chủ XXI của cụ Chính, trong khi chưa tuyên bố đòi sửa Điều 4 Hiến Pháp. Bước kế tiếp, trả tự do cho tất cả các tù chính trị tức khắc, và nói đơn giản rằng chính phủ tôn trọng mọi khác biệt chính kiến được phát biểu ôn hòa. Sau nữa, mời Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn tổ chức một Ban Dịch Thuật Các Vấn Đề Dân Chủ và Phát Triển, bởi vì không có gì đẹp hơn để một người bị tống giam vì dịch bài về dân chủ lên làm một ban dịch thuật về dân chủ cho một thời kỳ mới. Rồi các việc tương tự. Như thí dụ, Tết này Hà Nội mở một hội nghị thảo luận về chính trị đa phương và mời các nhân sự tổ chức hảỉ ngoaị về dự với tư cách cá nhân. Vì nếu nhà nứơc không thích chữ “đa nguyên đa đảng”, thì có thể sử dụng chữ “đa phương chính kiến,” coi như làm các bứơc thăm dò đoàn kết, và cho phép các đa phương chính kiến này được in ra các “bản tin nội bộ” để lưu hành tự do trên toàn qúôc. Như thế là không vi phạm luật báo chí hiện này, mà vẫn mở một hướng từ từ dân chủ hóa trong khi chờ sửa hiến pháp. Đồng thời gỡ bớt tường lửa, biến các đơn vị an ninh tin học, chuyên về rào tường lửa phải đổi chức năng sang học công nghệ phòng thủ và tấn công tin học... Và rồi nói chuyện với các tổ chức và đảng phái hải ngoại, giải thích rằng tất cả việc dân chủ hóa đều sẽ được thực hiện từng bước để tổng động viên toàn dân sẵn sàng ngăn chận Trung Quốc lấn đất lấn biển… Nếu làm như thế, có ai mà từ chối hợp tác được. Không chỉ người và tiền hải ngoại đổ về ào ạt để xây dựng, mà các siêu cường như Mỹ, Nhật, Liên Au cũng hoan hỉ giúp dân tộc Việt gìn giữ biên cương.
Và cứ từng bước thăm dò như thế, cho tới thời điểm chín mùi thì yêu cầu Quốc Hội sửa Hiến Pháp, và nhẹ nhàng dân chủ hóa. Không phải như thế là đẹp sao, khi các nan đề được hóa giải bằng sức toàn dân như thế. Đẹp tuyệt vời chứ. Mà muôn đời sau dân tộc cũng sẽ còn mang ơn, khi đọc lại trang sử này và nhìn thấy một điểm son quá lớn sau một trang quá đen tối của Trường Sa và Hoàng Sa.
(Nguồn: Vietbao.com, ngày 16.12.2007)