Bầu khí gia đình trên tàu được coi như là thiết yếu
Việc chăm sóc mục vụ không dừng lai trên mép nước.
Trong những năm gần đây Toà Thánh, qua Hội đồng Giáo hoàng về Di dân và Du mục, đã phát động những việc tông đồ đổi mới cho người trên biển, vì thường họ ít tới được một giáo xứ.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đài Phát thanh Vatican, Giacomo Martino, giám đốc quốc gia Cơ quan giám mục Ý về Chăm sóc mục vụ Cảng và Biển thuộc Cơ sở người Di dân, giải thích tại sao Tin Mừng có thể được rao giảng giữa các thủy thủ.
Đó là một môi trường hết sức đặc biệt, dựa trên các truyền thống, qui luật và cùng một loạt những kỷ luật mà một linh mục tuyên úy phải biết và giữ theo, ngõ hầu tiếp xúc với dân biển và sống địa vị mình như thủy thủ, Martino nói.
Hỏi: Như vậy, việc tông đồ dưới biển, có cần sự chăm sóc mục vụ đặc biệt hay không?
Martino: Chắc vậy, bởi vì những điều kiện sống của người trên tàu rất khác biệt với những điều kiện sống của người trên đất, đặc biệt vì không thể tiếp xúc trục tiếp với gia đình và cộng đồng giáo hội của mình. Hoặc là có một Nhà thờ trên tàu hoặc là người thủy thủ có thể ở trong tình trạng 8 tới 12 tháng không tới nhà thờ được.
Những ngừi thủy thủ ở trên tàu nhiều tháng như vậy, có những nhu cầu gì?
Martino: Nhu cầu thứ nhất là xây dựng , bằng cách nào đó, một bầu khí gia đình, bởi vì tự bản tính con người có tính cộng đồng và hướng về gia đình. Như vậy có nhu cầu cung cấp cho thủy thủ đoàn, hoàn toàn được tổ chức từ quan điểm hoạt động, một điểm qui chiếu về giờ rảnh và linh đạo của chính họ--cũng như sự nâng đỡ tâm lý để xoa dịu sự nản lòng của những người sống xa nhà như thế.
Hỏi: Ngài đã kinh nghiệm thế nào là làm tuyên úy trên tàu. Xin ngài diễn tả lòng đạo của các thủy thủ?
Martino: Một phần, lòng đạo giống như lòng đạo những kẻ khác, nhưng một phần, lại khác. Khác, cách riêng, trên tàu sự đối thoại liên tôn, chủ nghĩa đại kết, là những cố gắng đã được khắc phục.
Trong cái nhìn của họ về sự đời đời, trong sự hy sinh của họ, trong những khi xa nhà, dân biển luôn luôn kêu tới Chúa, cầu tới lòng đạo và linh đạo, bất chấp họ thuộc tín ngưỡng nào.
Có rất nhiều người Công giáo trên các tàu, nhưng dầu những người không Công giáo cũng đòi phải có một tuyên úy. Họ coi sự hiện diện của linh mục như một người tinh thần.
Hỏi: Nói cách khác, biển đem họ gần Chúa hơn?
Martino: Thỉnh thoảng, lòng sốt sắng của họ nẩy sinh trong những lúc khốn khó, trong những lúc yêu nhiều, ví dụ, khi biển động mạnh. Đó là một sự sốt sắng cực kỳ thâm sâu. Người thủy thủ là một con người thiêng liêng mạnh, họ dành ra thì giờ để cầu nguyện, bất kể tôn giáo của họ là gì.
Hỏi: Nói tóm, một tuyên úy tàu là gì?
Martino: Tuyên úy tàu là một linh mục đã chọn con đường biển, tự mình sẵn sàng phục vụ những nhóm nhỏ, có lẽ bị lãng quên này núp mình dưới sự bao phủ của những con tàu lớn. Ngài là một linh mục có can đảm bỏ đi một chút sự sống mình và con tim mình trên những chiếc tàu lớn, để liên kết với những người này.
Việc chăm sóc mục vụ không dừng lai trên mép nước.
Trong những năm gần đây Toà Thánh, qua Hội đồng Giáo hoàng về Di dân và Du mục, đã phát động những việc tông đồ đổi mới cho người trên biển, vì thường họ ít tới được một giáo xứ.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đài Phát thanh Vatican, Giacomo Martino, giám đốc quốc gia Cơ quan giám mục Ý về Chăm sóc mục vụ Cảng và Biển thuộc Cơ sở người Di dân, giải thích tại sao Tin Mừng có thể được rao giảng giữa các thủy thủ.
Đó là một môi trường hết sức đặc biệt, dựa trên các truyền thống, qui luật và cùng một loạt những kỷ luật mà một linh mục tuyên úy phải biết và giữ theo, ngõ hầu tiếp xúc với dân biển và sống địa vị mình như thủy thủ, Martino nói.
Hỏi: Như vậy, việc tông đồ dưới biển, có cần sự chăm sóc mục vụ đặc biệt hay không?
Martino: Chắc vậy, bởi vì những điều kiện sống của người trên tàu rất khác biệt với những điều kiện sống của người trên đất, đặc biệt vì không thể tiếp xúc trục tiếp với gia đình và cộng đồng giáo hội của mình. Hoặc là có một Nhà thờ trên tàu hoặc là người thủy thủ có thể ở trong tình trạng 8 tới 12 tháng không tới nhà thờ được.
Những ngừi thủy thủ ở trên tàu nhiều tháng như vậy, có những nhu cầu gì?
Martino: Nhu cầu thứ nhất là xây dựng , bằng cách nào đó, một bầu khí gia đình, bởi vì tự bản tính con người có tính cộng đồng và hướng về gia đình. Như vậy có nhu cầu cung cấp cho thủy thủ đoàn, hoàn toàn được tổ chức từ quan điểm hoạt động, một điểm qui chiếu về giờ rảnh và linh đạo của chính họ--cũng như sự nâng đỡ tâm lý để xoa dịu sự nản lòng của những người sống xa nhà như thế.
Hỏi: Ngài đã kinh nghiệm thế nào là làm tuyên úy trên tàu. Xin ngài diễn tả lòng đạo của các thủy thủ?
Martino: Một phần, lòng đạo giống như lòng đạo những kẻ khác, nhưng một phần, lại khác. Khác, cách riêng, trên tàu sự đối thoại liên tôn, chủ nghĩa đại kết, là những cố gắng đã được khắc phục.
Trong cái nhìn của họ về sự đời đời, trong sự hy sinh của họ, trong những khi xa nhà, dân biển luôn luôn kêu tới Chúa, cầu tới lòng đạo và linh đạo, bất chấp họ thuộc tín ngưỡng nào.
Có rất nhiều người Công giáo trên các tàu, nhưng dầu những người không Công giáo cũng đòi phải có một tuyên úy. Họ coi sự hiện diện của linh mục như một người tinh thần.
Hỏi: Nói cách khác, biển đem họ gần Chúa hơn?
Martino: Thỉnh thoảng, lòng sốt sắng của họ nẩy sinh trong những lúc khốn khó, trong những lúc yêu nhiều, ví dụ, khi biển động mạnh. Đó là một sự sốt sắng cực kỳ thâm sâu. Người thủy thủ là một con người thiêng liêng mạnh, họ dành ra thì giờ để cầu nguyện, bất kể tôn giáo của họ là gì.
Hỏi: Nói tóm, một tuyên úy tàu là gì?
Martino: Tuyên úy tàu là một linh mục đã chọn con đường biển, tự mình sẵn sàng phục vụ những nhóm nhỏ, có lẽ bị lãng quên này núp mình dưới sự bao phủ của những con tàu lớn. Ngài là một linh mục có can đảm bỏ đi một chút sự sống mình và con tim mình trên những chiếc tàu lớn, để liên kết với những người này.